Thuyết Minh Về Tác Giả Nguyễn Dữ ❤️️ 10 Bài Văn Mẫu Hay

Thuyết Minh Về Tác Giả Nguyễn Dữ ❤️️ 21+ Bài Văn Mẫu Hay ✅ Tuyển Tập Văn Mẫu Đặc Sắc Giới Thiệu Về Tác Giả Nguyễn Dữ Hay Nhất.

NỘI DUNG BÀI VIẾT

Toggle
  • Dàn Ý Thuyết Minh Về Tác Giả Nguyễn Dữ
  • Thuyết Minh Về Tác Giả Nguyễn Dữ Ngắn – Bài 1
  • Thuyết Minh Về Tác Giả Nguyễn Dữ Hay – Bài 2
  • Bài Thuyết Minh Về Tác Giả Nguyễn Dữ Chi Tiết – Bài 3
  • Viết Bài Văn Thuyết Minh Về Tác Giả Nguyễn Dữ Đặc Sắc – Bài 4
  • Thuyết Minh Về Tác Giả Nguyễn Dữ Và Chuyện Người Con Gái Nam Xương Ngắn Gọn – Bài 5
  • Thuyết Minh Về Tác Giả Nguyễn Dữ Và Chuyện Người Con Gái Nam Xương Hay Nhất – Bài 6
  • Bài Thuyết Minh Về Tác Giả Nguyễn Dữ Và Tác Phẩm Truyền Kì Mạn Lục Ấn Tượng – Bài 7
  • Thuyết Minh Về Tác Giả Nguyễn Dữ Và Tác Phẩm Chuyện Chức Phán Xử Đền Tản Viên Văn Mẫu – Bài 8
  • Thuyết Minh Về Tác Giả Nguyễn Dữ Lớp 9 Đạt Điểm Cao – Bài 9
  • Bài Văn Thuyết Minh Về Tác Giả Nguyễn Dữ Lớp 10 Chọn Lọc – Bài 10

Dàn Ý Thuyết Minh Về Tác Giả Nguyễn Dữ

Dàn ý thuyết minh về tác giả Nguyễn Dữ là tài liệu tham khảo giúp các em học sinh phân tích yêu cầu của đề và định hướng làm bài. Tham khảo mẫu dàn ý chi tiết dưới đây:

I. Mở bài: Giới thiệu sơ lược về tác giả Nguyễn Dữ

II. Thân bài:

– Giới thiệu chi tiết về tác giả Nguyễn Dữ

  • Cuộc đời.
  • Sự nghiệp văn chương.

– Giới thiệu về tác phẩm Truyền Kỳ Mạn Lục

  • Thể loại.
  • Hoàn cảnh sáng tác.
  • Giá trị nội dung.
  • Giá trị nghệ thuật.

– Đánh giá về vị trí của Nguyễn Dữ trong nền văn học Việt Nam.

III. Kết bài: Khẳng định lại vị trí của Nguyễn Dữ cũng như là ý nghĩa của các tác phẩm của ông.

Thuyết Minh Về Tác Giả Nguyễn Dữ Ngắn – Bài 1

Đón đọc bài văn thuyết minh về tác giả Nguyễn Dữ ngắn gọn với những gợi ý thú vị giúp các em học sinh hoàn thành tốt bài viết của mình.

Nguyễn Dữ là 1 văn sĩ, người xã Đỗ Tùng, huyện Trường Tân, nay thuộc Thanh Miện, Hải Dương. Ông là con trai cả Nguyễn Tường Phiêu, Tiến sĩ khoa Bính Thìn, niên hiệu Hồng Đức thứ 27 (1496), được trao chức Thừa chánh sứ, sau khi mất được tặng phong Thượng thư. Chưa rõ Nguyễn Dữ sinh và mất năm nào, chỉ biết ông sống đồng thời với Nguyễn Bỉnh Khiêm, và bạn học là Phùng Khắc Khoan, tức là vào khoảng thế kỷ XVI và để lại tập truyện chữ Hán nổi tiếng viết trong thời gian ở ẩn – Truyền kỳ mạn lục.

Truyền kỳ mạn lục là tác phẩm duy nhất của Nguyễn Dữ. Sách gồm 20 truyện, chia làm 4 quyển, được viết theo thể loại truyền kỳ. Cốt truyện chủ yếu lấy từ những câu chuyện lưu truyền trong dân gian, nhiều trường hợp xuất phát từ truyền thuyết về các vị thần mà đền thờ hiện vẫn còn.

Lúc nhỏ Nguyễn Dữ chăm học, đọc rộng, nhớ nhiều, từng ôm ấp lý tưởng lấy văn chương nối nghiệp nhà. Sau khi đậu Hương tiến, Nguyễn Dữ thi Hội nhiều lần, đạt trúng trường và từng giữ chức vụ Tri huyện Thanh Tuyền nhưng mới được một năm thì ông xin từ quan về nuôi dưỡng mẹ già. Trải qua mấy năm dư không đặt chân đến những nơi đô hội, ông miệt mài “ghi chép” để gửi gắm ý tưởng của mình và đã hoàn thành tác phẩm “thiên cổ kỳ bút” Truyền kỳ mạn lục.

Nguyễn Dữ sinh và mất năm nào chưa rõ, nhưng căn cứ vào tác phẩm cùng bài Tựa Truyền kỳ mạn lục của Hà Thiện Hán viết năm Vĩnh Định thứ nhất (1547) và những ghi chép của Lê Quý Đôn trong mục Tài phẩm sách Kiến văn tiểu lục có thể biết ông là người cùng thời với Nguyễn Bỉnh Khiêm, có thể lớn tuổi hơn Trạng Trình chút ít. Giữa Nguyễn Dữ và Nguyễn Bỉnh Khiêm tin chắc có những ảnh hưởng qua lại về tư tưởng, học thuật… nhưng e rằng Nguyễn Dữ không thể là học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm như Vũ Phương Đề đã ghi.

Đối với nhà Mạc, thái độ Nguyễn Dữ dứt khoát hơn Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ông không làm quan với nhà Mạc mà chọn con đường ở ẩn và ông đã sống cuộc sống lâm tuyền suốt quãng đời còn lại. Truyền kỳ mạn lục được hoàn thành ngay từ những năm đầu của thời kỳ này, ước đoán vào khoảng giữa hai thập kỷ 20-30 của thế kỷ XV.

Truyền kỳ mạn lục tuy có vẻ là những chuyện cũ nhưng lại phản ánh sâu sắc hiện thực thế kỷ XVI. Trên thực tế thì đằng sau thái độ có phần dè dặt khiêm tốn, Nguyễn Dữ rất tự hào về tác phẩm của mình, qua đó ông bộc lộ tâm tư, thể hiện hoài bão; ông đã phát biểu nhận thức, bày tỏ quan điểm của mình về những vấn đề lớn của xã hội, của con người trong khi chế độ phong kiến đang suy thoái.

Đọc thêm văn mẫu ❤️️Thuyết Minh Về Tác Giả Trương Hán Siêu ❤️️12 Bài Văn Hay

Thuyết Minh Về Tác Giả Nguyễn Dữ Hay – Bài 2

Tham khảo bài văn thuyết minh về tác giả Nguyễn Dữ hay thể hiện qua từng câu văn, cách dùng từ ngữ sinh động và sáng tạo.

Nguyễn Dữ, tác giả truyện Truyền Kỳ Mạn Lục nổi tiếng sống ở thế kỷ XVI, xuất thân trong gia đình cha đậu tiến sĩ cuối đời Hồng Đức, quê làng Đỗ Tùng, huyện Gia Phúc, nay là Đỗ Lâm, Tứ Lộc, Hải Dương. Nguyễn Dữ là học trò Nguyễn Bỉnh Khiêm, đỗ cử nhân, có làm tri huyện một thới gian rồi thôi quan về nhà sống ẩn dật, phụng dưỡng mẹ già và viết sách.

Nhắc đến Nguyễn Dữ là nhắc đến một trong những nhà văn nổi tiếng của thế kỉ thứ 15. Một trong những nhà văn đã góp phần làm giàu thêm kho tàng văn học đồ sộ của nước nhà với thể loại truyện truyền kì. Mà tiêu biểu trong đó phải kể đến là “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” và “Chuyện người con gái Nam Xương”. Tác phẩm của ông không chỉ thể hiện tài năng, kiến thức uyên bác mà còn chất chứa những hoài bão nguyện vọng thầm kín về khát vọng hạnh phúc, sự công bằng trong cuộc sống.

Nguyễn Dữ hiện năm sinh năm mất vẫn chưa rõ, là con trai cả của Nguyễn Tường Phiêu quê ở làng Đỗ Tùng, huyện Gia Phúc xưa nay là Đỗ Lâm huyện Tứ Lộc tỉnh Hải Dương. Sinh thời ông xuất thân trong một gia đình có nền tảng nho giáo cha đậu tiến sĩ khoa Bính Thìn vào năm 1496. Ông được xem như một trong những người cùng thời với Nguyễn Bỉnh Khiêm và là bạn học của Phùng Khắc Khoan.

Tác phẩm Truyện Kì mạn lục được đánh giá là một thiên cổ kỳ bút. Bao gồm có 20 truyện có ảnh hưởng vô cùng lớn trong đời sống văn học nước nhà đương thời cũng như các thế kỉ sau này. Truyện kù mạn lục được viết bằng tản văn, xen lẫn đó là những biền văn và thơ ca. Ở cuối mỗi truyện sẽ đi kèm với lời bình của tác giả hoặc những người có cùng quan điểm với tác giả.

Hầu hết các câu chuyện thường xảy ra từ thời Lý, Trần, Hồ…. Nó dựa trên cốt truyện lấy từ những sự việc lưu truyền trong dân gian, có những sự việc xuất phát từ truyền thuyết về các vị thần mà đền thờ hiện vẫn còn. Sở dĩ tác phẩm có tên là Truyện kì mạn lục ( Sao chép tản mạn những truyện lạ) vì tác giả muốn thể hiện thái độ khiêm tốn của một người ghi chép những truyện cũ.

Với trí tưởng tượng phong phú và một bút pháp nghệ thuật vô cùng linh hoạt tác giả đã đưa người đọc vào một thế giới huyền bí vừa có thật vừa có ảo nhưng xuyên qua những sự ly kì thêu dệt đó vẫn thể hiện rõ một thế giới thật với nhan nhản những kẻ quyền thế độc ác, đồi bại.

Căn cứ vào tính chất của các truyện thì Truyện kì mạn lục không phải một công trình sưu tập như những tác phẩm Lĩnh nam chích quái mà là một sáng tác văn học với ý nghĩa vô cùng cụ thể. Nó đánh dấu bước phát triển vô cùng quan trọng sự phát triển của thể loại tự sự hình tượng trong văn học.

Có thể nói mỗi câu chuyện trong Truyền Kì mạn lục của Nguyễn Dữ đều thể hiện một quan điểm chính trị một triết lí nhân sinh, một ý tưởng đạo đức sâu sắc. Nó không chỉ là những mong muốn của tác giả mà còn là nỗi lòng của người dân mong muốn sự công bình, sự bác ái,… mang giá trị nhân văn sâu sắc.

Tham Khảo Bài 🌹 Thuyết Minh Về Văn Miếu Trấn Biên ❤️️15 Bài Văn Hay Nhất

Bài Thuyết Minh Về Tác Giả Nguyễn Dữ Chi Tiết – Bài 3

Bài thuyết minh về tác giả Nguyễn Dữ chi tiết được scr.vn chọn lọc và chia sẻ đến bạn đọc sau đây.

Số phận và cuộc đời của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa là đề tài phổ biến và quen thuộc cho so các văn nghệ sĩ. Mỗi tác giả một phong cách, một cách thể hiện khác nhau và số phận của những người phụ nữ cũng được diễn đạt thể hiện trong nhiều hoàn cảnh khía cạnh khác nhau của cuộc đời nhưng tựu chung lại vẫn là cuộc đời bất hạnh của họ như ca dao xưa vẫn thường nói:

“Thân em như trái bần trôi

Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu”

Tác giả Nguyễn Dữ cũng vậy, tên tuổi của ông đã gắn liền với tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” – một áng văn hay của nền văn học trung đại Việt Nam đi sâu vào lòng người.

Nguyễn Dữ hay còn gọi là Nguyễn tự chưa rõ năm sinh năm mất quê ở huyện Trường Tôn nay là huyện Thanh Miện tỉnh Hải Dương. Ông là con của Nguyễn Tướng Phiên học trò của Tuyết Giang phu tử Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ông sống ở thế kỷ thứ 16, là thời kỳ triều đình nhà Lê bắt đầu khủng hoảng, các tập đoàn phong kiến Lê, Mạc, Trịnh tranh giành quyền binh gây ra các cuộc nội chiến kéo dài.

Nguyễn Dữ là người học rộng tài cao thi đỗ làm quan nhưng chỉ làm quan có một năm rồi từ quan về ở ẩn nuôi mẹ già và viết sách giữ trọn nhân cách thanh cao. Một trong các tác phẩm chính của ông là “Truyền kì mạn lục”. Thật sự Nguyễn Dữ chính là người có trí thức có tâm huyết từng ấp ủ lí tưởng làm quan giúp đời, là nhà văn tiêu biểu của nền văn học trung đại có những đóng góp không nhỏ cho nền văn học nước nhà.

Đi cùng với tên tuổi của Nguyễn Dữ chính là tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương”. Người phụ nữ trong xã hội phong kiến là đề tài của truyện. Đây là Truyện ngắn thứ 16/20 của “Truyền Kì mạn lục” dựa trên cốt truyện “Vợ chàng Trương” nhưng Nguyễn Dữ đã có sự sáng tạo rất lớn tạo nên sự li kì hấp dẫn và giàu ý nghĩa của truyện.

Tác phẩm mang đậm giá trị hiện thực. Truyện đã phản ánh xã hội phong kiến bất công đương thời chế độ nam quyền hà khắc chiến tranh phi nghĩa cùng các hủ tục lạc hậu đã gieo rắc bao nhiêu đau khổ bất hạnh cho con người mà đặc biệt là người phụ nữ. Tác phẩm đã kể về cuộc đời số phận đau khổ bất hạnh oan nghiệt của Vũ Nương một người con gái đẹp người đẹp nết một người vợ thủy chung một người mẹ đảm đang một nàng dâu hiếu thảo nhưng cuối cùng đã phải chọn cái chết để minh oan cho phẩm giá trong sạch của mình.

Tác phẩm là lời tố cáo gay gắt với xã hội phong kiến ấy, bên cạnh đó tác phẩm còn mang đậm giá trị nhân đạo. Truyện ngắn đề cao ca ngợi và trân trọng vẻ đẹp của con người đặc biệt là người phụ nữ dưới xã hội phong kiến thông qua hình ảnh nhân vật Vũ Nương. Tác phẩm còn bày tỏ niềm cảm thương chân thành sâu sắc trước số phận éo le bất hạnh của người phụ nữ.

Năm tháng dần trôi đã xuất hiện nhiều tác giả cũng nhiều như các tác phẩm mới nhưng Nguyễn Dữ cùng Chuyện người con gái Nam Xương vẫn sẽ sống mãi trong lòng bạn đọc.

Tham khảo bài ✅Thuyết Minh Về Tác Giả Nguyễn Trãi Lớp 10✅ Hay nhất

Viết Bài Văn Thuyết Minh Về Tác Giả Nguyễn Dữ Đặc Sắc – Bài 4

Nếu các em học sinh đang băn khoăn với đề bài “Viết bài văn thuyết minh về tác giả Nguyễn Dữ đặc sắc” thì có thể tham khảo bài văn mẫu gợi ý dưới đây.

Trong kho tàng văn học Việt Nam, đặc biệt là nền văn học trung đại thế kỷ XVI, “dấu chân” ghi bước đột phá và độc đáo nhất không thể không kể đến Nguyễn Dữ. Tên tuổi của ông gắn liền với dấu ấn của bộ truyện “Truyền kì mạn lục (TKML)” – được coi là áng thiên cổ kì bút. Và trong số đó là tác phẩm “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” (CCPSDTV) đã đề cao tinh thần khảng khái, cương trực, dám đấu tranh chống lại cái ác và trừ hại cho dân của Ngô Tử Văn. Đồng thời thể hiện niềm tin công lí: “chính nghĩa nhất định thắng gian tà”.

Nguyễn Dữ là con trai của Nguyễn Trường Phiêu, tiến sĩ khoa Bính Thìn, niên hiệu Hồng Đức thứ 27. Sinh ra và lớn lên tại vùng đất Thanh Miện, Hải Dương, dòng dõi khoa hoạn, vốn ôm ấp lí tưởng lãnh đạo, đã đi thi và ra làm quan. Thời thế ép buộc, vì sự bất mãn với thời cuộc, ông lại về ẩn dật tại Thanh Hóa.

Từ đó “trải mấy mươi sương, chân không bước đến thị thành”, ông đã viết tập truyện chữ Hán nổi tiếng trong cuộc sống lâm tuyền suốt quãng đời còn lại là TKML. Có thể nói, Nguyễn Dữ là tác giả nổi tiếng của nền văn học trung đại Việt Nam lúc bấy giờ.

TKML của Nguyễn Dữ được đánh giá là “thiên cổ kì bút”. Truyện được viết bằng chữ Hán gồm 20 truyện, ra đời vào nửa đầu thế kỉ 16, lúc xã hội phong kiến Việt Nam rơi vào suy thoái, khủng hoảng, nhân dân bất bình với tầng lớp thống trị.

Trong TKML, Nguyễn Dữ xây dựng các nhân vật, các sự việc một cách hoang đường, kì ảo. Bằng trí tưởng tượng phong phú và bằng một bút pháp linh hoạt, ông đã đưa người đọc vào thế giới huyền bí vừa có thần, vừa có người, vừa thật, vừa hư được thêu dệt ra một cách ly kỳ nhưng vẫn hiện rõ thế giới thực của cuộc đời mà ở đó có những kẻ quyền thế, độc ác, hung tàn. Một trong số những truyện đó là CCPSDTV.

Trong CCPSDTV, tác giả đã vạch trần bộ mặt gian tà của không ít kẻ đương quyền “quen dùng chước dối lừa, trò thám ngược”. Truyện phê phán hồn ma tên tướng giặc giả mạo. Lúc sống cũng như khi y đã chết, y đều hung ác, xảo quyệt nên đã bị Diêm Vương – đại diện cho công lý trừng trị thích đáng.

Ngòi bút của Nguyễn Dữ không chỉ lên án một số quan lại mà còn tố cáo mạnh mẽ hiện thực: “rễ ác mọc lan, khó lòng lay động” mà bênh vực cho kẻ gian tà. Trong câu nói của Tử Văn: “Sao mà nhiều thần quá vậy” cũng cho ta thấy một hiện thực của xã hội phong kiến lúc bấy giờ, Xã hội có nhiều kẻ hữu danh vô thực, lợi dụng địa vị, quyền thế làm điều bất chính. Kết thúc câu chuyện là một cái kết có hậu, thể hiện đúng truyền thống nhân đạo của dân tộc ta: “Chính nghĩa nhất định sẽ thắng gian tà”.

CCPSDTV đã sử dụng yếu tố kì ảo dày đặc, xen lẫn thế giới thực ảo đã tăng tính li kì, hấp dẫn của chuyện. Không chỉ vật, chuyện còn giàu kịch tính bởi cách dẫn người, dẫn việc cụ thể đến cả họ tên, quê quán và thời gian, địa điểm diễn ra sự việc làm tăng tính xác thực, làm chuyện tăng thêm ý nghĩa xã hội sâu sắc.

Câu chuyện CCPSDTV đề cao nhân vật Ngô Tử Văn – đại diện cho tầng lớp trí thức nước Việt giàu tinh thần dân tộc, chuộng chính nghĩa, dũng cảm, cương trực, dám đấu tranh chống lại cái ác trừ hại cho dân. Truyện còn thể hiện niềm tin vào công lý, chính nghĩa nhất định sẽ thắng gian tà.

Xem thêm ❤️️Thuyết Minh Về Tác Giả Nguyễn Trãi ❤️️ Cuộc Đời Và Sự Nghiệp

Thuyết Minh Về Tác Giả Nguyễn Dữ Và Chuyện Người Con Gái Nam Xương Ngắn Gọn – Bài 5

Cùng đón đọc bài văn mẫu Thuyết minh về tác giả Nguyễn Dữ và Chuyện người con gái Nam Xương ngắn gọn dưới đây, đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích để các em có thể ôn tập thật tốt cho kì thi của mình.

Nguyễn Dữ quê ở huyện Thanh Miện thuộc tỉnh Hải Dương là một trong những học trò giỏi của Trạng Trình – Nguyễn Bỉnh Khiêm. Sống trong xã hội loạn lạc, chế độ phong kiến thối nát, sau một năm làm quan, ông trở về quê nuôi mẹ già, đóng cửa viết sách.

Ông để lại một số thư và cuốn Truyền kì mạn lục viết bằng chữ Hán. Đây là cuốn văn xuôi cổ gồm 20 truyện, mang yếu tố hoang đường, cốt truyện lưu truyền trong dân gian. Phần lớn là nhân vật phụ nữ tài sắc mà bất hạnh, một ít là trí thức phong kiến sống gần gũi với nhân dân, 19 trong 20 truyện có lời bình. Truyền kì mạn lục là áng văn xuôi cổ giàu giá trị nhân đạo và có tính nhân dân, sâu sắc.

Chuyện người con gái Nam Xương là một truyện hay trong Truyền kì mạn lục, một tác phẩm văn xuôi bằng chữ Hán ở Việt Nam thế kỉ XVI. Truyện được Nguyễn Dữ viết trên cơ sở một truyện dân gian Việt Nam, cốt truyện và nhân vật gắn liền với một không gian cụ thể, một chứng tích cụ thể để phản ánh một vấn đề bức thiết của xã hội đương thời, đó là thân phận con người nói chung, người phụ nữ nói riêng trong xã hội phong kiến.

Câu chuyện chỉ là một vụ ghen tuông bình thường trong một gia đình cũng bình thường như trăm nghìn gia đình khác, nhưng có ý nghĩa tố cáo xã hội vô cùng sâu sắc. Một người phụ nữ nết na lấy phải một anh chồng hay ghen lại độc đoán. Và chỉ vì một chuyện bông đùa với con khi xa chồng, vì chồng nàng quá tin lời con trẻ, nghĩ oan cho nàng, tàn nhẫn đối với nàng khiến nàng phải tìm cái chết trên bến Hoàng Giang.

Nỗi oan tày đình của nàng đã vượt ra ngoài phạm vi gia đình, là một trong muôn vàn oan khốc trong xã hội vùi dập thân phận con người, nhất là người phụ nữ. Sống trong xã hội phong kiến đầy rẫy oan trái, bất công, quyền sống con người không được đảm bảo, người phụ nữ với số phận bèo dạt, mây trôi, có thể gặp bao nhiêu tai họa giáng xuống đầu mình vào bất cứ lúc nào vì những nguyên cớ vu vơ không thể tưởng tượng được.

Rõ ràng xã hội phong kiến suy tàn đã sinh ra những Trương Sinh đầu óc nam quyền độc đoán, đã là nguyên nhân sâu xa của những đau khổ của người phụ nữ. Vì vậy, khi sống ở thuỷ cung, nàng đã có lúc định trở về quê cũ. Nhưng tại lễ giải oan, mặc dù nặng lòng với quê hương, lỗi lầm xưa của chồng nàng cũng đã tha thứ, nhưng nàng vẫn dứt áo ra đi, đành phải sống ở cõi chết: “Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa”.

Chi tiết mang tính chất truyền kì này đã nói lên thái độ phủ định của Vũ Nương, của người phụ nữ đương thời đối với “nhân gian”, đối với xã hội phong kiến thối nát vì ở đó họ không tìm thấy niềm vui, không tìm thấy hạnh phúc.

Chuyện người con gái Nam Xương, Nguyễn Dữ đã lấy cốt truyện trong dân gian. Nhưng rõ ràng với tấm lòng yêu thương con người sâu nặng, bằng bút pháp kể chuyện giá dặn, với tình tiết lúc thì chân thật đời thường, lúc thì kì ảo hoang đường, ông đã xây dựng được hình tượng nhân vật vô cùng sống động, mang ý nghĩa xã hội cao. Do đó tác phẩm của ông đã giáo dục chúng ta lòng yêu thương con người sâu sắc, lòng quyết tâm sống chiến đấu vì quyền sống và hạnh phúc con người.

Đọc Thêm Bài 💦 Thuyết Minh Về Sông Bạch Đằng ❤️️ Hay nhất

Thuyết Minh Về Tác Giả Nguyễn Dữ Và Chuyện Người Con Gái Nam Xương Hay Nhất – Bài 6

Thêm một bài văn mẫu Thuyết minh về tác giả Nguyễn Dữ và Chuyện người con gái Nam Xương hay nhất mà các em học sinh không nên bỏ lỡ.

Tác giả Nguyễn Dữ hiện chưa rõ năm sinh năm mất, sống vào khoảng thế kỉ XVI, là người huyện Trường Tân, nay là huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương.

Thời ông sống, triều đình nhà Lê đã bắt đầu khủng hoảng suy thoái, các tập đoàn phong kiến tranh giành quyền lực gây ra liên tiếp các cuộc nội chiến kéo dài. Có giả thiết cho rằng ông là học trò của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Cha ông là tiến sĩ đời Lê Thánh Tông, bản thân ông cũng là người học rộng, tài cao nhưng giống như nhiều trí thức đương thời, ông chỉ làm quan một năm rồi xin về quê ẩn dật. Ông có tác phẩm tiếng Hán nổi tiếng Truyền kì mạn lục (Ghi chép tản mạn những điều kì lạ vẫn được lưu truyền), một tác phẩm thể hiện quan niệm sống và tấm lòng của ông trước cuộc đời.

“Chuyện người con gái Nam Xương” là tác phẩm được rút trong tập truyện Truyền kì mạn lục của tác giả. Đây là một trong hai mươi truyện của tập sách này. Tác phẩm ghi lại cuộc đời thảm thương của Vũ Nương, quê ở Nam Xương (thuộc tỉnh Hà Nam) ngày nay.

Vũ Thị Thiết – người con gái quê ở Nam Xương thuỳ mị, nết na, tư dung tốt đẹp. Chàng Trương Sinh mến vì đức hạnh xin mẹ đem trăm lạng vàng cưới về. Chẳng bao lâu Trương Sinh phải đi lính. Nàng đang có mang, xa chàng vừa đầy tuần thì sinh ra đứa con trai đặt tên là Đản, nửa năm sau, mẹ chàng vì già yếu và nhớ thương con mà lâm bệnh. Vũ Nương hết lòng săn sóc, cơm cháo thuốc men, mẹ chồng qua đời, nàng lo ma chay tế lễ như đối với cha mẹ mình.

Qua năm sau, giặc đã chịu lui, Trương Sinh trở về. Con trai đã vừa học nói nhưng chỉ vì câu nói ngây thơ của đứa con đã dẫn đến Trương Sinh hiểu lầm rằng vợ mình đã thay lòng đổi dạ. Trương Sinh nhiếc mắng, đuổi nàng đi. Nàng thanh minh cho mình, rồi hàng xóm bênh vực nhưng không được. Trước cảnh đau buồn đó Vũ Nương đã nhảy xuống sông Hoàng Giang tự vẫn. Nàng chết rồi, một hôm Trương Sinh ngồi buồn dưới ngọn đèn khuya chợt đứa con nói: “Cha Đản lại đến kìa” rồi chỉ cái bóng trên tường. Bấy giờ Trương Sinh mới tỉnh ngộ, biết vợ mình chết oan.

Chuyện người con gái Nam Xương nói lên sự xót thương với những người phụ nữ tài sắc, đức hạnh mà chết oan trong bi kịch gia đình. Vũ Nương là một phụ nữ đảm đang, hiếu thảo, một mình nuôi dạy con thơ, phụng dưỡng mẹ già. Cái chết của Vũ Nương có giá trị tố cáo hiện thực sâu sắc, lên án chiến tranh phong kiến đã làm cho hạnh phúc lứa đôi phải li biệt, người vợ trẻ sống vất vả, cô đơn, lên án lễ giáo phong kiến khắt khe với lệ gia trưởng độc đoán, gây nên bi kịch gia đình, làm tan vỡ hạnh phúc. Vì lẽ đó, Chuyện người con gái Nam Xương có giá trị nhân đạo sâu sắc.

Với nghệ thuật điêu luyện, bố cục chặt chẽ, chi tiết hoang đường, li kỳ, hấp dẫn, dùng chi tiết gợi mở, thắt nút cởi nút câu chuyện tài tình, giải quyết câu chuyện nhanh chóng, bất ngờ,… Chuyện người con gái Nam Xương đã khẳng định được nét đẹp tâm hồn truyền thống của người phụ nữ Việt Nam, đồng thời thể hiện niềm cảm thương cho số phận nhỏ nhoi, đầy tính chất bi kịch của họ dưới chế độ phong kiến.

Đây là một áng văn hay, thành công về mặt dựng truyện, dựng nhân vật, kết hợp cả tự sự, trữ tình và bi kịch. Tuy mang yếu tố hoang đường, nhưng chuyện “Người con gái Nam Xương” lại có giá trị nhân đạo sâu sắc.

Bài Thuyết Minh Về Tác Giả Nguyễn Dữ Và Tác Phẩm Truyền Kì Mạn Lục Ấn Tượng – Bài 7

Bài thuyết minh về tác giả Nguyễn Dữ và tác phẩm Truyền Kì Mạn Lục được nhiều bạn đọc quan tâm và chia sẻ trên các diễn đàn văn học nổi tiếng.

Văn hóa của dân tộc ta bị ảnh hưởng rất nhiều từ nền Nho học của Trung Quốc. Vậy nên văn học thời kì trung đại thường mang dấu ấn khá đậm nét của văn học Trung Hoa. Văn học thời kì này thường mang chút yếu tố kì ảo, huyền bí. Trong các tác phẩm, tác giả nổi tiếng ở thời kì này, ta không thể không kể đến Nguyễn Dữ cùng “Truyền kì mạn lục” của ông.

Nói về Nguyễn Dữ, người ta thường nhắc về một thi sĩ ở ẩn với những hiểu biết sâu rộng về cuộc đời. Ông sống vào thế kỉ XVI, hiện thời chưa xác định rõ được năm sinh năm mất, chỉ biết ông sống ở thời Hậu Lê. Quê quán của ông thuộc xã Đỗ Tùng, huyện Trường Tân, nay là huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương.

Tương truyền, ông là học trò của Tuyết Giang Phu Tử Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ông là người có tài cao, trí lớn, học rộng hiểu nhiều, đã từng đỗ đạt và làm quan dưới triều Lê. Thế nhưng, nội chiến phân tranh liên miên giữa nhà Mạc, Lê, Trịnh đã khiến ông chán nản. Vậy nên, chỉ sau một năm làm quan, ông đã cáo quan về ở ẩn cùng mẹ già và viết sách, sống ẩn dật như nhiều trí thức đương thời khác.

Cuộc đời làm quan của ông tuy ngắn ngủi, nhưng với tầm hiểu biết của mình, ông đã để lại cho hậu thế những tác phẩm mang đầy tư tưởng lớn lao. Ông viết sách rất nhiều vào những năm sau khi cáo quan, thế nhưng tác phẩm để lại ấn tượng sâu sắc nhất của ông chính là “Truyền kì mạn lục”. Tác phẩm đồ sộ với tư tưởng lớn này của ông đã giúp ông ghi lại dấu ấn của mình vào nền thi ca trung đại Việt Nam.

Nói về tác phẩm “Truyền kì mạn lục” có nhiều ý kiến, nhưng đa số đều cho rằng đó là một “thiên cổ kì bút” của tác giả Nguyễn Dữ mà qua đó ta thấy được quan điểm sống và tấm lòng của ông với cuộc đời.

“Truyền kì mạn lục” (ghi chép tản mạn những chuyện kì lạ được lưu truyền) là một tập truyện gồm hai mươi tác phẩm được viết bằng chữ Hán, được viết vào đầu thế kỉ XVI. Nếu như “truyền kì” chỉ là những áng văn xuôi trung đại ghi lại những câu chuyện mang đầy tính hoang đường, quỷ dị, nơi mà yếu tố tâm linh, con người giao thoa với nhau, thì ở “truyền kì mạn lục”, Nguyễn Dữ đã phát triển áng văn này lên một tầm cao mới.

Cốt truyện trong những câu chuỵện ở “Truyền kì mạn lục” vẫn là những câu chuyện tương truyền trong dân gian nhưng nó đã được Nguyễn Dữ khéo léo lồng vào trong đó hiện thực của xã hội phong kiến thời bấy giờ. Những câu chuyện này thường lấy chủ đề là người phụ nữ yếu đuối hoặc là những người trí thức đương thời bất mãn với cuộc sống hiện tại. Tất cả họ muốn thoát ly khỏi sự đày ải để đến với một cuộc sống mới, tốt đẹp hơn.

Qua từng tác phẩm, chúng ta thấy được số phận nhỏ bé, hẩm hiu trong xã hội, những bi kịch tình yêu của những người phụ nữ khao khát tình yêu, khao khát hạnh phúc gia đình. Thế nhưng họ lại bị những thế lực tàn bạo, những lễ giáo nghiệt ngã xô đẩy vào bước đường cùng của xã hội. Bên cạnh đó, Nguyễn Dữ cũng khai thác những nhân vật trí thức, có tâm huyết nhưng bất mãn với cuộc đời đồng thời cũng lồng vào trong đó tinh thần yêu nước, niềm tự hào văn hóa dân tộc, nhân tài đất Việt, ca ngợi lòng thủy chung, đạo đức và sự nhân hậu.

“Truyền kì mạn lục” cũng mang ý nghĩa hiện thực và nhân đạo rất rõ ràng. Hiện thực ở chỗ nó phản ánh thực tại của xã hội phong kiến đang dần đẩy con người vào trong những bước đường cùng đau khổ, vạch trần, phê phán những tệ trạng tồn tại trong đó. Còn ý nghĩa nhân đạo ở đây chính là tấm lòng thương cảm, đồng cảm sâu sắc của tác giả gửi đến thông qua từng lời nói của nhân vật, thương xót số phận con người trong xã hội cũ.

Tóm lại, Nguyễn Dữ – con người tài năng, học rộng hiểu nhiều đã để lại cho đời một tác phẩm “thiên cổ kì bút” cực kì xuất sắc “Truyền kì mạn lục”. Ông xứng đáng là một người học trò xuất sắc của trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Đọc nhiều hơn dành cho bạn ☀️ Thuyết Minh Về Di Tích Lịch Sử ☀️ 17 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Thuyết Minh Về Tác Giả Nguyễn Dữ Và Tác Phẩm Chuyện Chức Phán Xử Đền Tản Viên Văn Mẫu – Bài 8

Bài thuyết minh về tác giả Nguyễn Dữ và tác phẩm Chuyện Chức Phán Xử Đền Tản Viên văn mẫu sẽ gợi ý cho các em thêm nhiều ý văn đặc sắc để hoàn thiện bài văn thật tốt.

Nguyễn Dữ là một tác giả tài năng của văn học trung đại Việt Nam. Sống vào khoảng thế kỉ XVI, quê ở Thanh Miện, Hải Dương. Là người vốn chăm học và thông minh, ôm ấp mộng lớn từ nhỏ. Từng làm quan dưới thời Mạc và thời Lê nhưng do chán nản trước thời cuộc đảo điên, xã hội bất công trái ngang mà cuối cùng chọn cuộc sống ẩn dật tại Thanh Hoá. Ông để lại cho văn học nước nhà một tác phẩm xuất sắc và giàu giá trị đó là Truyền kì mạn lục.

Nguyễn Dữ đã dựng lên một “Truyền kì mạn lục” xứng đáng là một “thiên cổ kì bút” trong nền văn học trung đại Việt Nam. Trong các tác phẩm xuất sắc nhất nằm trong “Truyền kì mạn lục”, người ta thường nhắc tới “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”.

Câu chuyện xoay quanh nhân vật Ngô Tử Văn, là một người ngay thẳng, chính trực nhưng nóng nảy. Khi chứng kiến một ngôi đền thờ Thổ công vốn là một Ngự sử đời Lý Nam Đế bị một hồn ma họ Thôi chiếm giữ, ông đã ra tay phóng hóa đốt đền. Nhưng tên tướng họ Thôi kia đã dâng sớ tấu bày với Diêm Vương, dọa chàng Tử Văn phải dựng lại đền cho hắn. Nhưng với tính tình ngay thẳng của mình, chàng đã cự tuyệt và bị bắt xuống Minh ti hỏi tội.

Được Thổ công bày cách từ trước nên tại Minh Ti điện, chàng đã vạch trần tội danh của kẻ gian tà khiến hắn bị bắt, bỏ ngục Cửu U, còn chàng được trở lại dương gian. Thấy Tử Văn tính ngay thẳng, cương trực, Thổ công đã tiến cử chàng chức Phán sự đền Tản Viên, chàng vui vẻ nhận lời và “không bệnh mà mất”. Sau này, chàng đi mây về gió, làm phận sự giúp ích cho đời.

Chỉ qua nhân vật Tử Văn, chúng ta thấy được tư tưởng mà tác giả muốn gửi gắm trong truyện. Bằng những lời giới thiệu về tên tuổi, tự, danh hiệu, tính tình,… con người Tử Văn hiện lên rõ ràng và phẩm chất của chàng càng được bộc lộ rõ qua hành động đốt đền. Hồn ma họ Thôi nổi lòng tà, thậm chí định qua mắt cả Diêm Vương. Thế nhưng, hắn vẫn bị vạch trần, bắt tội.

Qua đây, có thể thấy rằng Nguyễn Dữ đang muốn nói rằng thời đại của ông với đầy rẫy những tệ phong, cái xấu, cái tà đang nổi lên ngày một nhiều. Thế nhưng cái tà sẽ không bao giờ thắng được chính, tức khắc sẽ bị tiêu diệt. Tên hộ Thôi đại diện cho cái xấu bị tiêu diệt còn chàng Tử Văn chính trực được thăng quan, tiếp tục giúp đời.

Đọc tác phẩm, ta cũng thấy được ý nghĩa hiện thực và nhân đạo mà Nguyễn Dữ muốn gửi gắm. Đó là hiện thực về một xã hội đang bị những điều xấu xa thao túng. Nhưng con người “kẻ sĩ” phải luôn có bản lĩnh, cương trực thì tất sẽ giành được chiến thắng. “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” cũng được viết theo lối văn xuôi kết hợp yếu tố kì ảo. Đồng thời nó cũng được kết hợp các biện pháp nghệ thuật khác, làm câu chuyện trở nên hấp dẫn, tình tiết câu chuyện công phu, tỉ mỉ, khắc họa rõ nét nhân vật.

Truyện đề cao những con người giàu tinh thần dũng cảm, dám đứng lên đấu tranh chống lại bất công, đòi lại công bằng cho chính nghĩa. Dạy cho ta bài học về sự bản lĩnh trong cuộc sống, phải mạnh mẽ, cứng cỏi, giữ chính kiến đương đầu với khó khăn thử thách, chính nghĩa ắt sẽ thắng gian tà, xảo quyệt. Chuyện chức phán sự đền Tản Viên cho thấy tài năng trong nghệ thuật của tác giả trong việc đưa người đọc đến với thế giới li kì, huyền bí của ma quỷ thần tiên. Với những tình tiết vô cùng bất ngờ và khéo léo dẫn dắt tạo nên một tác phẩm giàu giá trị nghệ thuật hàm chứa tư tưởng lớn lao.

Có thể bạn sẽ cần 🌼 Thuyết Minh Về Thành Cổ Loa 🌼 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Thuyết Minh Về Tác Giả Nguyễn Dữ Lớp 9 Đạt Điểm Cao – Bài 9

Bài thuyết minh về tác giả Nguyễn Dữ lớp 9 đạt điểm cao sau đây đã để lại nhiều ấn tượng cho các bạn đọc, cùng tham khảo ngay nhé!

Nguyễn Dữ là nhà văn tiêu biểu của văn học Việt Nam nửa đầu thế kỉ XVI. Đây là thời kì xã hội phong kiến Việt Nam có nhiều biến động và khủng hoảng. Giống như nhiều trí thức khác của thời đại mình, Nguyễn Dữ chán nản và bi phẫn trước thời cuộc. Vì thế, sau khi đỗ Hương Cống, ông chỉ làm quan một năm rồi cáo quan về ở ẩn.

Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ là tác phẩm tiêu biểu cho thể loại truyền kì ở Việt Nam. Tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương là một trong 20 tác phẩm của Truyền kì mạn lục. Qua cuộc đời của Vũ Nương, Nguyễn Dữ tố cáo cuộc chiến tranh phi nghĩa đã làm tan vỡ hạnh phúc lứa đôi, đồng thời thể hiện sự cảm thông sâu sắc với khát vọng hạnh phúc cũng như bi kịch của người phụ nữ trong xã hội xưa.

Tác phẩm cũng là sự suy ngẫm, day dứt trước sự mong manh của hạnh phúc trong kiếp người đầy bất trắc. Tác phẩm cho thấy nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật già dặn. Sự đan xen thực ảo một cách nghệ thuật, mang tính thẩm mĩ cao. Chuyện người con gái Nam Xương là một truyện ngắn đặc sắc cả về nội dung lẫn nghệ thuật trong tác phẩm Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ. Truyện đã thể hiện được sự phối hợp hài hòa giữa chất hiện thực với những nét nghệ thuật đặc trưng của thể loại truyền kì.

Giá trị nội dung của tác phẩm được thể hiện ở hai khía cạnh: Hiện thực và nhân đạo. Hiện thực thứ nhất trong tác phẩm là số phận bi kịch của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến thông qua hình tượng nhân vật Vũ Nương. Vốn là người con gái xuất thân từ tầng lớp bình dân nhưng thùy mị, nết na; tư dung tốt đẹp. Khi chồng đi lính, Vũ Nương một mình vừa chăm sóc, thuốc thang ma chay cho mẹ chồng vừa nuôi con, đảm đang, tận tình, chu đáo. Để rồi khi chàng Trương trở về, chỉ vì câu nói ngây thơ của bé Đản mà Trương Sinh đã nghi ngờ lòng thủy chung của vợ.

Hiện thực thứ hai được phản ánh là xã hội phong kiến với những biểu hiện bất công vô lý. Đó là một xã hội dung túng cho quan niệm trọng nam khinh nữ, để cho Trương Sinh – một kẻ thất học, vũ phu ngang nhiên chà đạp lên giá trị nhân phẩm của người vợ hiền thục nết na. Hành động ghen tuông của Trương Sinh là hệ quả của một loại tính cách – sản phẩm của xã hội đương thời.

Giá trị nhân đạo thể hiện ở các khía cạnh: ngợi ca, tôn trọng vẻ đẹp của người phụ nữ thông qua hình tượng nhân vật Vũ Nương. Xuất thân từ tầng lớp bình dân nhưng ở Vũ Nương đã hội tụ đầy đủ những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam, theo quan điểm Nho giáo (tam tòng, tứ đức).

Nguyễn Dữ đã dành cho nhân vật một thái độ yêu mến, trân trọng, từ đó khắc họa thành công hình tượng nhân vật người phụ nữ với đầy đủ những phẩm chất đẹp. Câu chuyện còn đề cao triết lí nhân nghĩa ở hiền gặp lành qua phần kết thúc có hậu giống như rất nhiều những câu chuyện cổ tích Việt Nam.

Với đặc trưng riêng của thể loại truyện truyền kì, Nguyễn Dữ đã sáng tạo thêm phần cuối của câu chuyện. Vũ Nương đã không chết, hay nói đúng hơn, nàng được sống ở cõi khác bình yên và tốt đẹp hơn đó là chốn thủy cung. Qua đó có thể thấy rõ ước mơ của người xưa (cũng là của tác giả) về một xã hội công bằng, tốt đẹp mà ở đó con người sống và đối xử với nhau bằng lòng nhân ái, ở đó nhân phẩm của con người được tôn trọng. Oan thì phải được giải, người hiền lành lương thiện như Vũ Nương phải được hưởng hạnh phúc.

Bên cạnh giá trị nội dung, tác phẩm còn được đánh giá cao ở phương diện nghệ thuật. Đây là một tác phẩm được viết theo lối truyện truyền kì, tính chất truyền kỳ được thể hiện qua kết cấu hai phần: Vũ Nương ở trần gian, Vũ Nương ở thủy cung. Với kết cấu hai phần này, tác giả đã khắc họa được một cách hoàn thiện vẻ đẹp hình tượng nhân vật Vũ Nương.

Ngoài ra còn phải kể đến nghệ thuật xây dựng tình huống bất ngờ, độc đáo nhưng hợp lý tạo tính kịch trong câu chuyện mà yếu tố thắt nút và gỡ nút của tấm kịch ấy chỉ là câu nói của một đứa trẻ lên ba với chi tiết cái bóng.

Tác phẩm thực sự là áng văn mẫu mực tiêu biểu cho Truyền kì của Nguyễn Dữ, sống mãi trong lòng người đọc bởi chất hiện thực sinh động và tấm lòng nhân đạo tha thiết của tác giả.

Gợi Ý Thêm Bài ⏩ Thuyết Minh Về Đền Hùng ❤️️

Bài Văn Thuyết Minh Về Tác Giả Nguyễn Dữ Lớp 10 Chọn Lọc – Bài 10

Tham khảo bài văn thuyết minh về tác giả Nguyễn Dữ lớp 10 chọn lọc dưới đây, nó sẽ giúp các em học sinh có thêm cho mình những ý tưởng hay để thực hiện bài viết.

Nguyễn Dữ là người xã Đỗ Tùng, huyện Trường Tân nay là xã Phạm Kha, huyện Thanh Miện, Hải Dương. Chưa rõ Nguyễn Dữ sinh và mất năm nào. Tương truyền ông là học trò của Tuyết Giang Phu Tử Nguyễn Bỉnh Khiêm và bạn học của Phùng Khắc Khoan, tức là vào khoảng thế kỷ 16. Ông là con trai cả Tiến sĩ Nguyễn Tường Phiêu – khoa Bính Thìn, niên hiệu Hồng Đức thứ 27 (1496), được trao chức Thừa chánh sứ, sau khi mất được tặng phong Thượng thư.

Lúc nhỏ Nguyễn Dữ chăm học, đọc rộng, nhớ nhiều, từng ôm ấp lý tưởng lấy văn chương nối nghiệp nhà. Sau khi đậu Hương tiến (cử nhân), Nguyễn Dữ thi Hội nhiều lần, đạt trúng trường và từng giữ chức vụ Tri huyện Thanh Tuyền nhưng mới được một năm thì ông xin từ quan về nuôi dưỡng mẹ già. Trải mấy năm dư không đặt chân đến những nơi đô hội, ông miệt mài “ghi chép” để gửi gắm ý tưởng của mình và đã hoàn thành tập truyện chữ Hán nổi tiếng viết trong thời gian ở ẩn: Truyền kỳ mạn lục.

Truyền kỳ mạn lục, một tác phẩm được đánh giá là “thiên cổ kỳ bút”. Nó cũng là tác phẩm có ảnh hưởng rất lớn trong đời sống văn học nước nhà đương thời cũng như các thế kỷ tiếp sau.

Là một tác phẩm được viết bằng tản văn, xen lẫn biền văn và thơ ca, cuối mỗi truyện thường có lời bình của tác giả, hoặc của một người cùng quan điểm với tác giả. Hầu hết các nhân vật, các sự việc kỳ lạ xảy ra ở đời Lý, đời Trần, đời Hồ hoặc đời Lê sơ từ Nghệ An trở ra Bắc. Cốt truyện chủ yếu lấy từ những câu chuyện lưu truyền trong dân gian, nhiều trường hợp xuất phát từ truyền thuyết về các vị thần mà đền thờ hiện vẫn còn.

Căn cứ vào tính chất của các truyện thì thấy Truyền kỳ mạn lục không phải là một công trình sưu tập như Lĩnh Nam chích quái, Thiên Nam vân lục… mà là một sáng tác văn học với ý nghĩa đầy đủ của từ này. Đó là một tập truyện phóng tác, đánh dấu bước phát triển quan trọng của thể loại tự sự hình tượng trong văn học chữ Hán. Và nguyên nhân chính của sự xuất hiện một tác phẩm có ý nghĩa thể loại này là nhu cầu phản ánh của văn học.

Truyền kỳ mạn lục chính là thi phẩm phản ánh sâu sắc hiện thực thế kỷ XVI. Trên thực tế thì đằng sau thái độ có phần dè dặt khiêm tốn, Nguyễn Dữ rất tự hào về tác phẩm của mình, qua đó ông bộc lộ tâm tư, thể hiện hoài bão. Ông đã phát biểu nhận thức, bày tỏ quan điểm của mình về những vấn đề lớn của xã hội, của con người trong khi chế độ phong kiến đang suy thoái.

Tuy nhiên, bên cạnh sự tung hoành của cái xấu cái ác, tác giả Truyền kỳ mạn lục vẫn nhìn thấy những phẩm cách lương thiện, trung thực, những tâm hồn thanh cao, những tình người tình yêu của nhân dân, của cái thiện vĩnh hằng và Nguyễn Dữ đã mô tả nó thật đẹp đẽ, mỹ lệ.

Trong 20 truyện Nguyễn Dữ viết, truyện nào cũng thể hiện một quan điểm chính trị, một thái độ nhân sinh, một ý tưởng đạo đức của ông. Đó là những mong muốn của Nguyễn Dữ về một xã hội mọi người được sống yên bình trong nền đức trị, trong sự công bằng, trong tình cảm yêu thương nhân ái giữa con người với con người… Giá trị lớn của tác phẩm Truyền kỳ mạn lục chính là ở những nội dung nhân văn sâu sắc.

Tặng bạn bộ📌Thẻ Cào Viettel Miễn Phí📌100k, 200k

Từ khóa » Thuyết Minh Nguyễn Dữ Và Truyền Kì Mạn Lục