Thuyết Minh Về Thanh Hóa ❤️️17 Bài Giới Thiệu Thanh Hóa Hay
Có thể bạn quan tâm
Thuyết Minh Về Thanh Hóa ❤️️27+ Bài Giới Thiệu Thanh Hóa Hay ✅ Tuyển Tập Văn Mẫu Đặc Sắc Viết Về Thắng Cảnh Và Di Tích Của Vùng Đất Xứ Thanh.
NỘI DUNG BÀI VIẾT
- Thuyết Minh Về Tỉnh Thanh Hoá – Mẫu 1
- Giới Thiệu Về Thành Phố Thanh Hóa – Mẫu 2
- Thuyết Minh Về Quê Hương Thanh Hoá – Mẫu 3
- Giới Thiệu Về Du Lịch Thanh Hóa – Mẫu 4
- Thuyết Minh Về Di Tích Lịch Sử Ở Thanh Hóa – Mẫu 5
- Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Thanh Hóa – Mẫu 6
- Giới Thiệu Về Biển Sầm Sơn Thanh Hóa – Mẫu 7
- Thuyết Minh Về Sầm Sơn Thanh Hóa Hay Nhất – Mẫu 8
- Thuyết Minh Về Cầu Hàm Rồng Thanh Hóa – Mẫu 9
- Thuyết Minh Về Lam Kinh Thanh Hóa – Mẫu 10
- Thuyết Minh Về Đền Sòng Thanh Hóa – Mẫu 11
- Thuyết Minh Về Đền Bà Triệu Thanh Hóa – Mẫu 12
- Thuyết Minh Về Thành Nhà Hồ Ở Thanh Hóa – Mẫu 13
- Giới Thiệu Về Ẩm Thực Thanh Hóa – Mẫu 14
- Thuyết Minh Về Bánh Gai Thanh Hóa – Mẫu 15
- Giới Thiệu Về Nem Chua Thanh Hóa – Mẫu 16
- Bài Giới Thiệu Về Thanh Hoá Bằng Tiếng Anh – Mẫu 17
Thuyết Minh Về Tỉnh Thanh Hoá – Mẫu 1
Để thuyết minh về tỉnh Thanh Hóa, bên cạnh phương pháp viết bài, các em học sinh cần có những thông tin đầy đủ và chính xác về vùng đất này. Tham khảo bài thuyết minh về Thanh Hóa dưới đây:
Thanh Hoá ở Bắc Trung Bộ, điểm cực Bắc của Thanh Hoá cách thủ đô Hà Nội 150 km. Phía Tây Thanh Hóa giáp nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, với chiều dài đường biên giới 192 km chạy qua những vùng núi cao hiểm trở. Phía Bắc giáp tỉnh Ninh Bình, Hòa Bình và Sơn La với chiều dài địa giới 175 km. Phía Nam giáp tỉnh Nghệ An với đường địa giới dài hơn 160km và phía Đông là biển Đông với đường bờ biển dài 102km.
Suốt chiều dài của lịch sử Tổ quốc, Thanh Hóa là một địa phương tương đối ổn định về mặt địa giới hành chính. Vùng đất này là địa bàn sinh tụ của 7 tộc người anh em: Kinh, Mường, Thái, Dao, Mông, Thổ và Khơ Mú mà mỗi tộc người mang một sắc thái riêng, tạo nên bức tranh lung linh đa sắc mầu của văn hóa xứ Thanh. Với vị trí địa lý đặc biệt, nơi hội tụ đầy đủ tiềm năng của ba vùng kinh tế: miền núi, trung du, đồng bằng ven biển, nguồn tài nguyên phong phú bao gồm tài nguyên đất, tài nguyên rừng, tài nguyên khoáng sản. Vùng đất này là hình ảnh thu nhỏ của nước Việt Nam.
Với vị trí địa lý độc đáo, hệ thống sông ngòi lắm thác nhiều ghềnh, biển cả bao la và núi non hùng vĩ, từ buổi bình minh của lịch sử dân tộc, xứ Thanh đã là địa bàn sinh sống của con người. Sơ kỳ thời đại đá cũ, cách ngày nay vài chục vạn năm, qua kết quả khai quật và nghiên cứu di chỉ núi Đọ và với địa chỉ khảo cổ học hang Con Moong (Thạch Thành) – một địa điểm duy nhất được biết đến nay ở Việt Nam chứa đựng cả 3 nền văn hóa khảo cổ có các bước phát triển liên tục; Văn hóa Sơn Vi- Văn hóa Hòa Bình – Văn hóa Bắc Sơn; Văn hóa Đông Sơn đã một lần nữa minh chứng cho tính lâu đời, phát triển liên tục của vùng đất lịch sử này.
Nằm ở phía Bắc trung bộ, Thanh Hoá là mảnh đất địa linh nhân kiệt, có truyền thống văn hoá lâu đời, phong phú và đa dạng. Qua quá trình vật lộn với thiên nhiên để sinh tồn và phát triển, người xứ Thanh đã tạo cho mình sắc thái văn hóa riêng biệt, thể hiện qua một khối lượng di sản hết sức phong phú và đa dạng.
Đó là hệ thống các làng nghề truyền thống nổi tiếng của người Kinh, Mường, Dao, Thái, Thổ… đến những truyền thuyết, giai thoại văn hóa dân gian, dân ca, dân vũ và hệ thống những trò diễn ra đời từ rất sớm và ngày càng hoàn thiện như trò Chiềng, trò Chụt (Yên Định) Pồn Poông, dân ca Đông Anh, Xường, Rạng, Bọ Mẹng của người Mường… cùng hàng trăm lễ hội diễn ra quanh năm trên khắp địa bàn Thanh Hóa.Tất cả đã làm phong phú thêm đời sống tinh thần của nhân dân Thanh Hóa.
Thanh Hoá cũng là vùng đất truyền thống đấu tranh anh dũng kiên cường, nơi phát tích của nhiều triều đại phong kiến Việt Nam. Vùng đất đã gắn liền với quá trình tồn vong, hưng thịnh của quốc gia, dân tộc. Người xứ Thanh xưa và nay đã viết nên nhiều trang sử hào hùng của dân tộc, được lưu danh bởi các tên tuổi như: Triệu Thị Trinh, Lê Hoàn, Lê Lợi, Dương Đình Nghệ, Ngô Quyền… và các vương triều trong lịch sử dân tộc như vương triều Lê (tiền Lê, hậu Lê), Hồ, Nguyễn.
Không những vậy vùng đất “địa linh” này còn sản sinh ra những dòng Chúa nổi danh. Chúa Trịnh với 249 năm có mặt trên chính trường Đại Việt đã song hành cùng vua Lê dựng đặt kỷ cương phép nước, chúa Nguyễn bắt đầu từ Nguyễn Hoàng đã có công mở cõi về phía Nam, ổn định đồ bản và giữ vững chủ quyền dân tộc suốt các thế kỷ XVII, XVIII, để rồi các vua Nguyễn tiếp nối, thống nhất đất nước.
Không chỉ là quê cha đất tổ của “Tam vương nhị chúa”, Xứ Thanh còn là vùng đất hiếu học. Trong dòng chảy của lịch sử khoa bảng nước nhà, vùng đất này đã có 1627 các nhà khoa bảng, trong đó có 240 tiến sĩ, với nhiều tên tuổi được lưu danh muôn thuở trên các lĩnh vực văn hóa, sử học, quân sự, ngoại giao nổi tiếng như: Khương Công Phụ, Lê Văn Hưu, Đào Duy Từ…
Đặc biệt trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, người dân xứ Thanh đã không ngại gian khổ, đã làm tròn vai trò hậu phương lớn, cùng với cả nước làm nên trận Điện Biên Phủ chấn động địa cầu; một Hàm Rồng vang dội chiến công và đại thắng mùa xuân 1975.
Càng đi sâu khám phá vùng đất cũng như con người xứ Thanh, chúng ta càng ngỡ ngàng trước vẻ đẹp và sức sống diệu kỳ của một Việt Nam thu nhỏ- nơi hội tụ hồn thiêng sông núi, nơi mạch ngầm truyền thống vẫn đang bền bỉ chảy không ngừng.
Mời bạn tham khảo 🌠 Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ở Địa Phương Em 🌠 22 Bài Mẫu Hay
Giới Thiệu Về Thành Phố Thanh Hóa – Mẫu 2
Tham khảo bài thuyết minh giới thiệu về thành phố Thanh Hóa và cùng tìm hiểu về trung tâm của vùng đất xứ Thanh với những đặc trưng riêng có.
Theo dòng chảy lịch sử với 215 năm hình thành và phát triển, TP. Thanh Hoá trong lịch sử gắn liền với nhiều tên gọi như Trấn lị Thanh Hoá thời Nguyễn (1804 – 1884), Đô thị Thanh Hoá (1899), Thành phố Thanh Hoá (1929).
Thành phố Thanh Hóa là đô thị trẻ, nằm hai bên bờ sông Mã, có vị trí, cảnh quan sinh thái rất thuận lợi, khí hậu khá ôn hòa. Nằm ở cực Bắc Miền Trung, cách Thủ đô Hà Nội 150 km về phía Bắc, cách Thành phố Hồ Chí Minh 1.560km về phía Nam. Nơi đây nằm trong vùng ảnh hưởng của những tác động từ vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, ở vị trí cửa ngõ nối liền Bắc Bộ với Trung Bộ, có hệ thống giao thông thuận lợi. Nhờ đó, thành phố Thanh Hóa đã trở thành trung tâm chính trị – kinh tế – văn hóa của tỉnh Thanh Hóa, đồng thời ở vào vị thế thuận lợi trong việc giao thương với tất cả các tỉnh trong nước.
Thành phố Thanh Hoá có địa hình bằng phẳng với tổng diện tích 147 km², nằm ở trung tâm đồng bằng Thanh Hóa, đồng bằng rộng nhất trong các đồng bằng duyên hải miền Trung, có nhiều núi đất, núi đá nằm rải rác với những cánh đồng rộng – hẹp, nông – sâu. Có những vùng đất đai rộng lớn thuận lợi cho việc nuôi trồng thuỷ sản và phát triển các khu công nghiệp, dịch vụ kinh tế biển.
Thành phố Thanh Hóa có núi Hàm Rồng chạy từ làng Dương Xá phường Thiệu Dương, men theo hữu ngạn sông Mã về đến chân cầu Hàm Rồng. Núi Hàm Rồng vừa dài vừa uốn lượn, đến khúc cuối thì phình to ra như một cái đầu có miệng khổng lồ, vì thế, dân gian đặt tên là núi Hàm Rồng.
Núi Hàm Rồng nằm án ngữ cửa ngõ phía Bắc thành phố, theo tương truyền, núi Hàm Rồng có 99 đỉnh. Đặc điểm địa hình độc đáo đã vô tình tạo nên một cứ điểm phòng không vững chắc góp phần tạo ra huyền thoại về chiếc cầu Hàm Rồng không thể bị đánh sập trong chiến tranh chống Mỹ cứu nước. Ngoài ra, trong thành phố cũng có núi Mật Sơn là núi sót thấp nằm trên địa phận phường Đông Vệ.
Với vị trí là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội của xứ Thanh, TP. Thanh Hóa hôm nay đang được quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng, nhiều công trình hiện đại, khang trang đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới và hướng tới đô thị xanh, thông minh. Vào buổi tối khu vực Quảng trường Lam Sơn đã được “khoác” lên mình một chiếc “áo mới” với những màu sắc lấp lánh sặc sỡ, rất ấn tượng. Đây cũng là điểm đến hấp dẫn, điểm hẹn lý tưởng cho du khách đến với TP. Thanh Hóa.
TP. Thanh Hóa hiện nay có những sắc màu và âm thanh mới mẻ. Một thành phố tươi trẻ năng động trên đà phát triển, là địa điểm du lịch hấp dẫn của nhiều du khách trong và ngoài nước. Có những cung bậc cảm xúc thật khó tả mỗi khi ai đã từng đặt chân đến TP. Thanh Hóa, ít nhiều gì cũng sẽ có những ấn tượng và kỉ niệm sâu sắc để lại trong lòng khi xa nơi này.
Cùng với văn mẫu thuyết minh về Thanh Hóa, đọc nhiều hơn ☀️ Thuyết Minh Về Di Tích Lịch Sử ☀️ 17 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Thuyết Minh Về Quê Hương Thanh Hoá – Mẫu 3
Bài văn thuyết minh về quê hương Thanh Hoá sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho bạn đọc và các em học sinh.
Thanh Hoá nằm ở cực Bắc Miền Trung, cách Thủ đô Hà Nội 150 km về phía Nam, cách Thành phố Hồ Chí Minh 1.560km. Phía Bắc giáp với ba tỉnh Sơn La, Hoà Bình và Ninh Bình, phía Nam giáp tỉnh Nghệ An, phía Tây giáp tỉnh Hủa Phăn (nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào), phía Đông là Vịnh Bắc Bộ.
Thanh Hóa có bề dày lịch sử hào hùng và truyền thống văn hoá độc đáo. Vào sơ kỳ thời đại đá cũ, bằng sự phát hiện và khai quật khảo cổ các di chỉ Núi Đọ, Núi Quan Yên, Núi Nuông đã khẳng định Thanh Hóa là nơi sinh sống của người nguyên thuỷ, đặc biệt hang Con Mong là nơi chứng kiến các giai đoạn phát triển liên tục của con người từ hậu kỳ đá cũ sang thời đại đá mới. Quá trình chinh phục đồng bằng trên đất Thanh Hóa của cư dân đồ đá mới đã để lại một nền văn hoá Đa Bút, là một nền văn hoá khảo cổ tiến bộ cùng thời trong khu vực cách đây 6.000 năm.
Sang đầu thời đại kim khí, thuộc thời đại đồ đồng, qua các bước phát triển với các giai đoạn trước văn hoá Đông Sơn, Thanh Hóa đã trải qua một tiến trình phát triển với các giai đoạn văn hoá: Cồn Chân Tiên, Đông Khối – Quỳ Chữ tương đương với các văn hoá Phùng Nguyên – Đồng Dậu – Gò Mun ở lưu vực sông Hồng. Đó là quá trình chuẩn bị mọi mặt để đến văn minh Văn Lang cách đây hơn 2.000 năm lịch sử, văn hoá Đông Sơn ở Thanh Hóa đã toả sáng rực rỡ trong đất nước của các Vua Hùng.
Suốt mấy ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, Thanh Hóa đã xuất hiện nhiều anh hùng dân tộc, danh nhân tiêu biểu như: Bà Triệu, Lê Hoàn, Lê Lợi, Khương Công Phụ, Lê Văn Hưu, Lê Thánh Tông, Đào Duy Từ, … Cùng với những trang lịch sử oai hùng, Thanh Hóa có 1.535 di tích, trong đó có 134 di tích được xếp hạng quốc gia, 412 di tích đã xếp hạng cấp tỉnh với các di tích nổi tiếng như Núi Đọ, Đông Sơn, khu di tích Bà Triệu, Lê Hoàn, thành Nhà Hồ, Lam Kinh, Ba Đình, Hàm Rồng … càng khẳng định xứ Thanh là một vùng “Địa linh nhân kiệt”.
Thanh Hoá là tỉnh có tiềm năng lớn về du lịch, là một trong những trọng điểm du lịch quốc gia. Với hàng nghìn di tích lịch sử gắn với quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam và các danh lam thắng cảnh kỳ thú như bãi tắm biển Sầm Sơn, khu nghỉ mát Hải Tiến (Hoằng Hoá), Hải Hoà (Tĩnh Gia), vườn quốc gia Bến En (Như Thanh), động Từ Thức (Nga Sơn), suối cá “thần” Cẩm Lương (Cẩm Thuỷ), sân chim Tiến Nông (Triệu Sơn)… Lợi thế về địa lý, giao thông và với lòng hiếu khách của con người xứ Thanh, Thanh Hoá sẽ là điểm đến rất hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước. Phát triển du lịch là một trong những chương trình trọng tâm của tỉnh trong thời gian tới.
Một Thanh Hóa quật cường trong lịch sử kháng chiến chống ngoại xâm với hình ảnh hiên ngang cưỡi voi xung trận của nữ tướng anh hùng Triệu Thị Trinh, với hào khí vang dội của nghĩa quân Lam Sơn, với những Ba Đình, Mã Cao, Hùng Lĩnh, Hàm Rồng – Sông Mã. Một Thanh Hoá cổ kính với những công trình kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu gắn liền với sự thịnh vượng và suy vong của các triều đại phong kiến Việt Nam.
Một Thanh Hóa duyên dáng, đằm thắm mà khoẻ khoắn và căng tràn sức sống với điệu hò sông Mã, hát múa Đông Anh, múa Xuân Phả, chèo chải. Một Thanh Hoá tự tin, năng động, hoà nhịp cùng sự chuyển mình của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá với những nhà máy, khu công nghiệp, khu chế xuất đang từng ngày “thay da đổi thịt”.
Đó là những hình ảnh đa chiều, đa diện, những thanh âm, những nhịp sống sôi động của mảnh đất Thanh Hoá “địa linh nhân kiệt” – mảnh đất đang vươn lên hội lưu cùng thời đại bằng sự kết tinh, lắng đọng của quá khứ, sức sống mãnh liệt của hiện tại và tương lai.
Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất
Giới Thiệu Về Du Lịch Thanh Hóa – Mẫu 4
Với đề văn thuyết minh giới thiệu về du lịch Thanh Hóa, các em học sinh có thể tham khảo bài viết mẫu dưới đây để đạt kết quả cao cho bài viết trên lớp.
Nằm ở khu vực Bắc Trung Bộ, cách Thủ đô Hà Nội 150km về phía nam, Thanh Hóa là vùng đất có tiềm năng du lịch tự nhiên và nhân văn phong phú, đặc sắc. Những năm gần đây, du lịch Thanh Hóa ngày càng phát triển, trở thành điểm đến thân thiện và hấp dẫn du khách.
Với đường bờ biển dài 102km, Thanh Hóa có nhiều bãi tắm đẹp như Sầm Sơn (TX. Sầm Sơn), Hải Tiến (huyện Hoằng Hóa), Hải Hòa (huyện Tĩnh Gia), trong đó tiêu biểu nhất phải kể đến biển Sầm Sơn nằm cách TP. Thanh Hóa 16km về phía đông nam. Đây là một trong những khu du lịch nghỉ mát nổi tiếng của Việt Nam, được người Pháp khai thác từ những năm đầu thế kỷ 20.
Chạy dài gần 6km từ cửa Lạch Hới đến chân núi Trường Lệ, Sầm Sơn có bãi cát thoai thoải, sóng mạnh, nước trong xanh và nồng độ muối vừa phải, rất tốt cho sức khoẻ con người. Ngoài bãi tắm đẹp, thiên nhiên còn ưu ái ban tặng cho Sầm Sơn nhiều danh lam thắng cảnh độc đáo như hòn Trống Mái, đền Ðộc Cước, núi Cô Tiên…
Bên cạnh tài nguyên biển, Thanh Hóa còn có tài nguyên rừng phong phú với các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên, nơi lưu trữ và bảo vệ nguồn gen động thực vật quý hiếm. Điển hình trong số đó là vườn quốc gia Bến En thuộc huyện Như Xuân và Như Thanh, cách thành phố Thanh Hóa 36km về phía tây nam. Với tổng diện tích gần 15.000ha, Bến En không chỉ bao gồm quần thể núi, rừng, sông, hồ đa dạng, đặc biệt là hồ sông Mực rộng gần 4.000ha với hơn 20 hòn đảo lớn nhỏ mà còn có nhiều hang động nhũ đá lung linh huyền ảo.
Vườn quốc gia Bến En là nơi cư trú của 1.460 loài động vật và 1.417 loài thực vật, trong đó có nhiều loài quý hiếm như: sói đỏ, phượng hoàng đất, gấu ngựa, báo lửa…; lim xanh, lát hoa, chò chỉ, trai lý, bù hương… Đây cũng là địa điểm lý tưởng để du khách tham gia các hoạt động dã ngoại, cắm trại, câu cá, bắt cua… hay thăm các bản làng của người Mường, Thái.
Ai đã từng nghe câu chuyện về đàn cá thần ở mảnh đất xứ Thanh chắc hẳn đều muốn một lần đến thăm hang cá Cẩm Lương thuộc xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy, cách thành phố Thanh Hóa gần 80km về phía tây bắc. Ở đây có đàn cá giốc (thuộc loại cá chép) đông tới hàng ngàn con bơi lội tung tăng dưới lòng con suối dài khoảng 150m, rộng 3m. Người dân địa phương coi đây là đàn cá “thần”, không bao giờ đánh bắt mà tự nguyện bảo vệ đàn cá với mong ước cuộc sống ấm no, sung túc.
Thanh Hóa cũng được biết đến như là vùng đất “địa linh nhân kiệt” với bề dày lịch sử hào hùng và truyền thống văn hóa đặc sắc. Nhiều di tích lịch sử, văn hóa đã được Thanh Hóa bảo tồn, phát triển, đáp ứng nhu cầu tham quan, tín ngưỡng của nhân dân địa phương và du khách. Nhắc đến xứ Thanh, du khách gần xa thường nghĩ ngay đến địa danh Hàm Rồng – sông Mã (phường Hàm Rồng, TP. Thanh Hóa), nơi ghi dấu nhiều chiến công hiển hách của quân và dân Thanh Hóa trong những năm tháng ác liệt của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ.
Núi Hàm Rồng là mỏm núi cuối cùng của dãy núi chạy dài bên hữu ngạn sông Mã từ làng Dương Xá (xã Thiệu Dương, huyện Thiệu Hóa) đến chân cầu Hàm Rồng. Núi có dáng hình uyển chuyển như 9 thân rồng nhấp nhô uốn lượn, bao quanh những đồi thông ngút ngàn và thung lũng thơ mộng. Hiện nay, Hàm Rồng đang được quy hoạch xây dựng thành khu du lịch văn hóa với các công trình tiêu biểu như: làng cổ Đông Sơn, núi Cánh Tiên, núi Ngọc, động Tiên Sơn, hang Mắt Rồng, đền thờ Trần Khát Chân, đền thờ Lê Uy, chùa Tăng Phúc…
Được xây dựng trên vùng đất Lam Sơn, quê hương của anh hùng dân tộc Lê Lợi, nơi phát tích cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, thành điện Lam Kinh nay thuộc thị trấn Lam Sơn và xã Xuân Lam (huyện Thọ Xuân), xã Kiên Thọ (huyện Ngọc Lặc), cách thành phố Thanh Hóa hơn 50km về phía tây. Hiện nay, khu di tích lịch sử Lam Kinh có tổng diện tích bảo tồn khoảng 200ha với các công trình kiến trúc tiêu biểu như: chính điện Lam Kinh, Thái miếu, sân rồng, các lăng mộ Vua Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông, Lê Thánh Tông, Lê Hiến Tông, Lê Túc Tông, Hoàng Thái Hậu Ngô Thị Ngọc Giao… Ngoài ra, tại khu di tích còn lưu giữ nhiều di vật, cổ vật có giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học.
Đến Thanh Hóa, du khách đừng nên bỏ qua dịp tham quan Di sản Văn hóa thế giới Thành nhà Hồ nằm giữa vùng đồng bằng lưu vực sông Mã và sông Bưởi, thuộc địa phận huyện Vĩnh Lộc, cách thành phố Thanh Hóa khoảng 45km về hướng tây. Với tổng diện tích 5.234ha, Thành nhà Hồ bao gồm các công trình kiến trúc chính là thành Nội, Hào thành, La thành và Đàn tế Nam Giao. Đây là kinh đô của nước Việt Nam từ năm 1398 đến 1407 do Hồ Quý Ly – lúc bấy giờ là tể tướng dưới triều đại nhà Trần – cho xây dựng vào năm 1397.
Nhờ kỹ thuật dựng thành độc đáo và sử dụng các nguyên vật liệu bền vững, đặc biệt là các khối đá lớn nên cảnh quan và quy mô kiến trúc Thành nhà Hồ theo suốt chiều dài lịch sử vẫn được bảo tồn gần như nguyên vẹn cả trên mặt đất và trong lòng đất. Đây được coi là tòa thành đá duy nhất còn lại ở Đông Nam Á và là một trong số rất ít còn lại trên thế giới.
Với tiềm năng du lịch phong phú, đa dạng, Thanh Hóa có điều kiện để phát triển nhiều loại hình du lịch như du lịch biển, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa – lịch sử…, từng bước khẳng định vị thế của du lịch xứ Thanh trong khu vực Bắc Trung bộ và cả nước.
Tiếp theo văn mẫu thuyết minh về Thanh Hóa, đừng bỏ qua 🔥 Thuyết Minh Về Nghệ An 🔥 19 Bài Giới Thiệu Nghệ An Hay
Thuyết Minh Về Di Tích Lịch Sử Ở Thanh Hóa – Mẫu 5
Bài văn thuyết minh về di tích lịch sử ở Thanh Hóa dưới đây sẽ giới thiệu đến bạn đọc hang động Từ Thức, một trong những di tích gắn liền với câu chuyện truyền thuyết kỳ ảo “Từ Thức gặp tiên”.
Là một trong những hang động được đánh giá đẹp nhất xứ Thanh và được xếp hạng Di tích quốc gia năm 1992, động Từ Thức gắn với truyền thuyết Từ Thức gặp tiên khiến nhiều du khách luôn mong muốn được tận mắt chiêm ngưỡng cảnh đẹp được gọi là “chốn tiên cảnh” có thật này. Đây chính là nơi ghi dấu ấn về chứng tích cuộc tình duyên chốn tiên cảnh trong truyền thuyết.
Động Từ Thức nằm trong lòng một ngọn núi thuộc dãy Tam Điệp, tiếp giáp giữa huyện Kim Sơn (Ninh Bình) và huyện Nga Sơn (Thanh Hóa). Hang động này gắn liền với nhân vật Từ Thức được hư cấu gặp được tiên trong truyện dã sử Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ.
Theo sử cũ chép, Từ Thức là một nhân vật lịch sử có thật sinh sống dưới thời đại Trần, niên hiệu Quang Thái (1388-1398) dưới triều vua Trần Thuận Tông, thế kỷ XIV, ông quê ở Hòa Châu (tức Thanh Hóa bây giờ). Ông xuất thân từ con quan nên được bổ nhiệm làm một chức quan nhỏ ở một địa hạt thuộc xứ Kinh Bắc (nay thuộc huyện Tiên Du, Bắc Ninh). Ông nổi danh là người thông minh, hạm học, làm quan song luôn có lòng thương dân. Ông thường dành lương bỗng của mình mua thóc gạo phát chẩn cho dân những năm đói kém nhất mùa.
Tương truyền, Từ Thức vốn thích ngao du sơn thủy, thưởng ngoạn phong cảnh và làm thơ. Tháng 2 năm Bính Tỵ (1396), một hôm khi Từ Thức đến vãn cảnh chùa dự hội xem hoa, Từ thức thấy một thiếu nữ tuổi chừng mười sáu, mười bảy, nhan sắc xinh đẹp, nhỡ tay vịn gãy một cành hoa mẫu đơn, nên bị các chú tiểu nhà chùa giữ lại để phạt vạ, trông thấy cảnh đó với tấm lòng nhân hậu, hiệp nghĩa, chàng liền cởi áo gấm mặc ngoài, chuộc cho thiếu nữ. Sau đó, Từ Thức từ quan về quê để vui thú non nước.
Một hôm, trông ra cửa biển Thần Phù, chàng thấy có áng mây ngũ sắc kết thành hình hoa sen. Từ Thức một mình chèo thuyền ra phía ấy. Ðến chân một dãy núi cao ngất, chạy sát mặt biển, Từ Thức buộc thuyền lên bờ và trèo lên một mỏm đá cao, trông thấy một cái hang bên sườn núi và bước vào bên trong một hang động đây chính là hang thứ sáu trong ba mươi sáu động núi Phi Lai. Khi bước vào, chàng say đắm trước cảnh tiên bồng và biết được đây chính là nơi ở của nàng Giáng Hương- người con gái đánh gãy cành hoa mẫu đơn trong chùa ngày nọ. Nàng Giáng Hương mang ơn của Từ Thức nên đem lòng cảm kích, từ đó, chàng Từ Thức sánh duyên cùng nàng Giáng Hương.
Từ Thức ở được chừng một năm, có ý nhớ nhà, nói với Giáng Hương rằng: “Tôi đi xa nhà đã lâu, lắm lúc nhớ quê cũ, muốn về thăm một chút”. Giáng Hương khuyên rằng: “Thiếp không phải vì tình lưu luyến hẹp hòi mà ngăn trở ý định của chàng, chỉ vì ở trần gian tháng ngày ngắn ngủi, sợ chàng có về đến nhà, cũng không thấy còn như trước nữa”. Sau đó, sai người lấy một cỗ xe để tiễn đưa chàng. Giáng Hương viết một phong thư dán kín đưa cho chồng, dặn đến nhà hãy mở ra xem. Từ Thức tạm biệt Giáng Hương, rồi lên xe, chỉ chớp mắt đã về đến làng cũ. Phong cảnh khác hẳn xưa, chỉ còn hai bên khe núi là vẫn nguyên như trước.
Chàng đem họ tên mình hỏi thăm các cụ già trong làng thì có một cụ trả lời: “Hồi nhỏ, tôi cũng có nghe nói hình như cụ tổ bốn đời nhà tôi họ tên cũng như thế, nhưng lạc vào hang núi cách đây đã ngót hai trăm năm rồi”. Từ Thức buồn rầu, muốn lại ngồi lên xe tiên để đi, thì xe đã hóa thành chim loan bay đi mất rồi. Mở bức thư của Giáng Hương ra xem, chàng chỉ thấy có dòng chữ: “Ở nơi tiên cảnh, cùng nhau kết bạn, nay duyên xưa đã hết, không còn mong hội ngộ”. Chàng Từ Thức nhớ thương mối tình chốn tiên cảnh, đau lòng, rồi khoác áo lông, đội nón nhẹ, một mình đi vào núi Hoành Sơn, không thấy trở về nữa.
Động Từ Thức dài khoảng 200 m, rộng hàng nghìn m2, vòm hang chỗ cao nhất chừng 40 m. Khung cảnh bên trong và xung quanh động vẫn còn giữ được nét hoang sơ và thơ mộng. Động nằm trên sườn một ngọn núi đá nhỏ, xung quanh là cánh đồng lúa xanh ngút ngàn. Động được thiên nhiên ban tặng cho nhiều nhũ đá, người dân địa phương đã tưởng tượng ra những câu chuyện thần tiên như kho vàng, núi bạc, quần tiên tụ hội… gắn với từng mảng thạch nhũ khiến nhiều du khách thêm mê hoặc, cuốn hút. Dưới ánh điện màu càng làm cho hang núi thêm lung linh huyền ảo.
Khu động chính gồm có 2 phần: phần ngoài khá rộng, bên trên là mái trần hình vòng cung giống như một chiếc bát khổng lồ úp xuống. Bên dưới mái vòng cung là một nhũ đá mang hình dáng của trái đào tiên – vì vậy mà động trước đây có tên gọi là “Bích Đào”.
Nền đá bên dưới khá phẳng và nhẵn, đặc biệt vẫn còn lưu lại vết tích của đền thờ Từ Thức. Gần đó, những đụn nhũ thạch lấp lánh nhiều màu sắc: Nhũ thạch màu xanh chảy từ trên xuống với những hình tròn xếp chồng lên nhau được gọi là “kho tiền”; Nhũ thạch màu vàng giống như từng thỏi đá óng ánh màu hoàng kim được gọi là “kho vàng”; Nhũ thạch nhỏ hơn và có màu trắng toát được gọi là “kho muối”; còn nhũ thạch màu nâu bạc với những hòn đá mịn và gắn chặt vào nhau được gọi là “kho gạo”.
Các hình ảnh bằng đá thiên tạo như “mâm xôi”, “thủ lợn”, “bàn cờ tiên” giống một bàn đá bằng phẳng có đầy đủ các quân cờ, đường kẻ, “phường bát âm” là những nhũ đá, vách đá nhô ra, gõ vào tạo nên thứ âm thanh thú vị. Đi sâu vào bên trong ta gặp vũng nước trong vắt, mát rượi, đầy những hòn cuội trắng xinh. Kế bên là “ao bèo” (bằng đá) với những lớp “bèo” cũng bằng đá, bồng bềnh điểm những chùm hoa trắng, lục.
Sâu hơn bên trong động là một ngã rẽ, tương truyền đó là đường lên cõi tiên của Từ Thức. Ở đây, ta sẽ thấy hình ảnh chàng Từ Thức đang nằm vắt tay suy ngẫm, bên cạnh đó là cảnh chàng bay lên trời. Trên đường là quán nghỉ chân bằng đá và những mắc treo áo và mũ – tất nhiên đều bằng đá. Cạnh đó là một ngã rẽ bí ẩn khác, theo hình xoáy ốc, được cho là “đường xuống Âm Phủ”. Năm 1960, một đoàn thám hiểm ngoại quốc đã xuống thăm khu vực “Âm Phủ” này đã phát hiện một dòng nước chảy xiết thông ra cửa Thần Phù. Điều thú vị là nếu ai thả một quả bưởi xuống ngách hang này, hôm sau sẽ thấy quả bưởi ấy lững lờ trôi ra cửa Thần Phù, ra sông Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình.
Với tâm niệm, niềm tin cũng như trí tưởng tượng của người Việt bao thế hệ, mỗi tảng đá, nhũ đá vôi trong hang động lại được gắn với những “mảnh” truyền thuyết về chàng Từ Thức gặp Tiên. Động Từ Thức được chia thành các cảnh lớn như: Từ Thức gặp Tiên, Từ Thức ở trên trời, Từ Thức về quê. Nhiều tảng đá có hình thù như những linh vật: con rồng biểu tượng cho “con lạc cháu rồng”, “trứng rồng lại nở ra rồng”; con rùa, con cóc, con voi,… Nhiều nhũ đá lại tựa như những bông hoa mẫu đơn, bông hoa quỳnh. Đặc biệt hoa mẫu đơn thì nhiều hơn cả vì trong truyền thuyết đây cũng là loài hoa làm nên cơ duyên chàng Từ Thức gặp Tiên.
Truyền thuyết Từ Thức lên tiên và đặc biệt là cảnh trí kỳ thú của động Bích Đào (nay là Động Từ Thức) đã từng là nơi hấp dẫn đối với nhiều tao nhân, mặc khách, nhiều nhân sĩ, hiền nhân: Nguyễn Trung Nhạn, Lê Quý Đôn, Nguyễn Thượng Hiền, Huỳnh Thúc Kháng… Ở đây, ngay khi mới bước vào cửa động, chúng ta đã được chiêm ngưỡng bài thơ chữ Hán của Lê Quý Đôn khắc trên một phiến đá. Đã mấy trăm năm nhưng nét chữ vẫn còn sắc như mới khắc.
Hơn sáu thế kỷ trôi qua, nhưng vẫn còn đó những vết tích của cuộc tình duyên: đó là buồng tắm của Giáng Hương, là thư phòng của Từ Thức, là những trái đào tiên, là vầng trăng và cả đôi chim thạch nhũ. Cảnh động huyền ảo, vừa phảng phất ý vị của chốn bồng lai tiên cảnh, vừa thấm đẫm cái tình của mối nhân duyên thơ mộng. Động Từ Thức là một trong số rất ít những chứng tích còn lại về cõi thần tiên trên nhân thế. Du khách đến “chốn tiên cảnh” trong truyền thuyết sẽ có những trải nghiệm thú vị.
Chia sẻ thêm cùng bạn 🍀 Thuyết Minh Về Sóc Trăng 🍀 15 Bài Giới Thiệu Sóc Trăng Hay
Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Thanh Hóa – Mẫu 6
Viết bài thuyết minh về danh lam thắng cảnh Thanh Hóa là niềm tự hào của mỗi người đối với những cảnh đẹp trên đất nước ta. Tham khảo bài thuyết minh về danh lam thắng cảnh ở Thanh Hóa giới thiệu khu du lịch Bến En Thanh Hóa dưới đây.
Khu du lịch Bến En Thanh Hóa cách thành phố Thanh Hóa 46km về phía Tây Nam, là một điểm đến vô cùng lý tưởng với bất kỳ ai yêu thích nét hoang sơ của tự nhiên và chiêm ngưỡng vô vàn loại động vật quý hiếm. Khu du lịch Bến En Thanh Hóa thuộc xã Hải Vân, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa. Tuy nhiên, có một điều đặc biệt là nơi đây nằm trải dài giữa hai huyện Như Thanh và Như Xuân, cách trung tâm thành phố Thanh Hóa khoảng 45km theo hướng Tây Nam.
Vườn quốc gia Bến En thành lập vào năm 1992 với diện tích khoảng 15.000ha, trong đó chủ yếu là rừng nguyên sinh với hệ sinh thái động thực vật vô cùng đa dạng, phong phú. Nơi đây còn được bao quanh bởi những con sông, nổi bật là sông Mực rộng hơn 4.000ha, bốn mùa mặt hồ luôn tĩnh lặng, xanh biếc, tạo nên một khung cảnh sơn thủy hữu tình, khiến bạn có cảm giác như lạc vào chốn thần tiên.
Vườn Quốc gia Bến En là khu quần thể sinh thái đặc biệt khi hội tụ đầy đủ nét đẹp thiên nhiên: cây cối, động vật, sông nước, núi đồi, hang động… Trong đó nổi bật nhất phải kể đến là dòng sông hiền hòa bao quanh khu sinh thái Bến En, có tên là sông Mực. Nước sông ở đây rất trong xanh và êm dịu. Khi đi xuồng, thuyền, tàu, bạn sẽ được thoải mái tận hưởng không khí trong lành dễ chịu, tắm nắng thư giãn, thăm thú cảnh thiên nhiên hai bên bờ tuyệt mĩ.
Bên cạnh đó là rất nhiều hoạt động sôi nổi diễn ra trên sông. Nếu bạn thích khám phá và trải nghiệm thì có thể lựa chọn sử dụng phao bơi và đồ lặn để khám phá dưới đáy sông. Dòng nước ở đây hoàn toàn trong sạch, êm dịu với những gợn nước nhẹ, đảm bảo an toàn do đó hoạt động này thực sự thú vị và được khách du lịch rất ủng hộ. Vào những ngày thu mát mẻ, ở sông Mực có tổ chức những lễ hội chèo thuyền và bơi lội. Mặt sông tĩnh lặng lại trở nên sôi động bởi những hoạt động vui vẻ, bổ ích có sự góp mặt của người địa phương và cả những khách du lịch, khách nước ngoài.
Là nơi sinh sống và tồn tại của những loài động vật quý hiếm nhất, vườn quốc gia Bến En Thanh Hóa là môi trường sống đa dạng giúp điều hòa hệ sinh thái. Bạn có lẽ sẽ rất ngạc nhiên khi nghe thấy tiếng hú của những con vượn rừng hay thích thú khi một chú khỉ nhảy lướt qua ngay trước mặt mình. Là nơi bảo tồn của những loài động vật quý hiếm như khỉ mắt đỏ, phượng hoàng đất, voọc má trắng. Sự đa dạng của vườn quốc gia Bến En thể hiện ở đây có tới 462 loài cây cùng 125 họ thực vật nổi bật với cây lim xanh nổi tiếng ở Việt Nam có cây tuổi đời lên đến vài trăm năm với đường kính thân đạt gần 3m.
Ngoài ra còn có các loại cây quý hiếm khác như: chò chỉ, bù hương, sến mật, vàng tâm, lim, xẹt, lát hoa, trai lý…Đặc biệt, rừng Bến En còn có trên 300 loài cây dược liệu. Khu du lịch Bến En Thanh Hóa không chỉ là một địa điểm đẹp để thăm quan và thư giãn cùng thiên nhiên, du lịch Bến En còn là cơ hội để chúng ta cùng có thể nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, lưu giữ và bảo tồn những loài động – thực vật quý hiếm và quan trọng đối với cuộc sống con người.
Khu du lịch Bến En Thanh Hóa rộng gần 15.000ha ẩn chứa nhiều điều bí ẩn thách thức khách du lịch khám phá. Một trong những nét đẹp thu hút nhiều tò mò đó là hang Ngọc. Sở dĩ hang động này có tên Ngọc bởi ở giữa hang có một khối đá lấp lánh chất liệu từ thạch nhũ từ thời xa xưa.
Theo truyền thuyết dân gian, khi tắm nước suối chảy dọc hang Ngọc, bạn sẽ được gột rửa hết tội lỗi và bụi trần. Điều này chưa bao giờ được kiểm chứng nhưng những người dân địa phương vẫn luôn tôn thờ và truyền tai nhau những tín ngưỡng dân gian cao đẹp như vậy. Hầu hết du khách ghé thăm nơi đây đều muốn được một lần được trải nghiệm cảm giác thanh tịnh đó, và hòa lòng mình vào dòng suối trong vắt chảy nhẹ nhàng qua hang Ngọc.
Bạn có thể đến thăm Viện bảo tàng, nằm ngay bên cổng chào ở khu du lịch Bến En, Viện bảo tàng lưu giữ những cổ vật, những di tích lịch sử được để lại từ lâu. Khu bảo tàng Bến En được xây dựng rất rộng rãi và hiện đại, với hệ thống cửa sổ bốn phía thoáng mát, bao quanh là những rặng đào hồng và cảnh nhìn trực tiếp ra phía sông Mực.
Ở khu du lịch Bến En Thanh Hóa, người dân nơi đây có nét văn hóa uống rượu cần bằng mũi, bắt cá bên sông Mực và những lễ hội khác… Với tinh thần hiếu khách và tốt bụng, người dân địa phương rất chào đón khách du lịch và khuyến khích cùng tham gia nấu những món đặc sản của quê hương họ như món canh chua được nấu từ cá mè, canh đắng nấu từ gan lợn và loại lá đắng đặc biệt của Bến En, món cá nướng trực tiếp bên bờ sông..
Để có những trải nghiệm thiết thực nhất về vườn quốc gia Bến En, bạn nên tham gia những hoạt động để hiểu rõ về vùng đó như trực tiếp nói chuyện và nấu nướng cùng người dân địa phương. Những lễ hội nổi bật của người dân nơi đây thường diễn ra vào ban đêm và được tổ chức trực tiếp ở nơi bản làng của họ. Các hoạt động diễn ra thường bao gồm múa sạp quanh ngọn lửa, hay kể chuyện ngâm thơ cùng người dân bản làng…
Khu du lịch Bến En Thanh Hóa được mệnh danh là “Hạ Long trên cạn xứ Thanh”. Nếu bạn đang tìm kiếm một điểm đến cho chuyến dã ngoại ngoài trời để hòa mình vào thiên nhiên và tận hưởng bầu không khí trong lành thì đây là một lựa chọn không thể hoàn hảo hơn.
Chia sẻ cơ hội 🌟 Nạp Thẻ Ngay Miễn Phí 🌟 Tặng Card Nạp Tiền Ngay Free Mới
Giới Thiệu Về Biển Sầm Sơn Thanh Hóa – Mẫu 7
Bài viết thuyết minh giới thiệu về biển Sầm Sơn Thanh Hóa sẽ đưa bạn đọc khám phá một trong những danh lam thắng cảnh nổi bật nhất của vùng đất xứ Thanh xinh đẹp.
Bãi biển Sầm Sơn thuộc thị xã Sầm Sơn, Tỉnh Thanh Hóa. Từ đầu thế kỷ 20, Sầm Sơn đã nổi tiếng là một trong những địa điểm du lịch nghỉ dưỡng nổi tiếng nhất Việt Nam và được người Pháp nhận xét “Sầm Sơn là địa điểm nghỉ dưỡng lý tưởng nhất Đông Dương” thời bấy giờ.
Bãi biển Sầm Sơn cách Thành Phố Thanh Hóa 16 km về phía Đông, chạy dài 6km từ cửa Lạch Hới đến chân núi Trường Lệ. Bãi cát thoai thoải, sóng biển nhẹ nhàng, nồng độ muối vừa phải rất thích hợp cho việc tắm biển. Bên cạnh đó, thiên nhiên còn ban tặng cho Sầm Sơn nhiều danh lam – thắng cảnh nổi tiếng càng khiến cho Sầm Sơn được nhiều người biết đến.
Biển Sầm Sơn được ví như một bức tranh nhiều màu sắc, mỗi thời khắc trong ngày đều mang một vẻ đẹp khác nhau. Khi bình minh lên, phía chân trời một một màu hồng rực rỡ, từng đoàn thuyền đầy tôm cá của ngư dân trở về sau một đêm đánh bắt ngoài khơi. Những làn da bánh mật cùng nụ cười hạnh phúc cùng của các ngư dân khi trở về. Và tiếng chào hàng rôm rả tại chợ hải sản bên bờ, những thúng tôm cá còn tươi rói vừa mới được đánh bắt về trong đêm. Thời khắc mặt trời dần lên cao, biển Sầm Sơn lóng lánh một màu vàng ruộm, được chiếu sáng bởi ánh mặt trời.
Chiều tà là thời khắc biển Sầm Sơn đông người tắm biển, thời tiết mát mẻ, làn nước trong xanh như vỗ về biển cả. Hoàng hôn buông xuống, một hình tròn đỏ rực lửng lơ trên biển như một bức tranh thiên nhiên lãng mạn. Đêm xuống, Biển Sầm Sơn lại được soi sáng bởi ánh trăng. Từng đợt sóng vỗ về êm dịu, rặng dừa lay nhẹ nhàng khiến cho không khí càng trở nên thơ mộng và tĩnh lặng.
Chỉ cần trải nghiệm một ngày ở Sầm Sơn Thanh Hóa chắc chắn bạn sẽ yêu nơi đây đến nhường nào. Nói đến du lịch biển thì mùa hè chính là thời điểm lý tưởng nhất để trải nghiệm việc tắm biển, chơi những bộ môn thể thao trên biển. Thời gian giao động từ tháng 5 cho đến tháng 8, thời tiết mát mẻ, nước biển trong xanh mát lành. Tuy nhiên, mùa hè cũng là mùa cao điểm của du lịch Sầm Sơn nên số lượng du khách đổ về rất đông vì vậy giá cả dịch vụ cũng tăng theo. Chính vì vậy bạn nên sắp xếp thời gian phù hợp để có thể trải nghiệm một kỳ nghỉ thật trọn vẹn.
Cũng là một trong các địa điểm tham quan nổi tiếng tại Sầm Sơn, hòn Trống Mái được tạo nên bởi nhiều khối đá vôi với hình thù độc đáo. Địa danh này gắn liền với sự tích về một cặp vợ chồng và cũng là biểu tượng cho sự chung thủy, khát khao hạnh phúc và được sống trong tình yêu. Hòn Trống Mái gồm có 3 tảng đá lớn, một tảng lớn nằm ở dưới, bên trên là hai tảng đá nhỏ hơn đứng đối diện nhau, với hình thù giống với một cặp gà trống mái.
Sở hữu vị thế độc đáo với bờ biển dài quyến rũ cùng cảnh sắc sơn thủy hữu tình hiếm có, cách đây hơn 110 năm, người Pháp đã sớm ưu ái gọi Sầm Sơn là “viên ngọc biển của Đông Dương”. Trong tương lai gần, miền biển đầy tiềm năng này còn hội tụ ngàn điều hấp dẫn hơn thế để khám phá.
Bên cạnh văn mẫu thuyết minh về Thanh Hóa, gợi ý cho bạn 🌳 Thuyết Minh Về Bãi Biển Sầm Sơn 🌳 15 Bài Giới Thiệu Hay
Thuyết Minh Về Sầm Sơn Thanh Hóa Hay Nhất – Mẫu 8
Để viết bài văn thuyết minh về Sầm Sơn Thanh Hóa hay nhất, các em học sinh có thể sử dụng kết hợp nhiều phương thức biểu đạt để giúp cho ý văn thêm sinh động. Tham khảo văn mẫu thuyết minh về Sầm Sơn- Thanh Hóa dưới đây:
Cuộc sống là những chuỗi ngày vất vả và cực nhọc. Con người phải gói mình lại trong căn phòng chặt hẹp và âm tối với một đống công việc để mưu tính, lo toan cho cuộc sống. Trong giờ phút căng thẳng ấy, trong những tháng ngày chật vật, bộn bề, con người càng khao khát được tự do, được trở về với tuổi thơ hồn nhiên và vô tư lự, mong muốn được trở về với mẹ thiên nhiên để quăng đi những gánh lo toan cực nhọc kia, để tâm trạng được rơi vào trạng thái thư giãn.
Nếu bãi biển Mỹ Khê ở tỉnh Quảng Ngãi, bãi biển du lịch nổi tiếng ở thành phố Nha Trang, bãi Sao ở quần đảo Phú Quốc là những bãi biển thu hút hàng nghìn khắp du lịch đến tham quan, nghỉ dưỡng thì bãi biển Sầm Sơn ở tỉnh Thanh Hóa lại là một sự lựa chọn hoàn hảo cho những ai muốn dành trọn một ngày để “quẳng đi gánh lo”, vô tư như trở về chính tuổi thơ của mình.
Hè đến, mặt trời lại càng trở nên gay gắt. Trong cái nắng chói chang đó, con người lại tìm đến cho mình một khu nghỉ dưỡng ven biển để được đắm mình trong dòng nước trong lành của biển cả, hít thở bầu không khí trong sạch của thiên nhiên và hồi tưởng lại những kỷ niệm xưa cũ sau mỗi mùa hè qua đi. Sầm Sơn là một trong những bãi biển đẹp nhất của khu vực Bắc Trung Bộ và là bãi biển thu hút nhiều khách du lịch đến tham quan mỗi khi hè về ở Việt Nam.
Nằm cách thành phố Thanh Hóa khoảng 17km về hướng Đông và cách trung tâm thủ đô Hà Nội chừng 170km, bãi biển Sầm Sơn được khai thác từ khá sớm và được người Pháp đánh giá là ” địa danh nghỉ dưỡng lý tưởng nhất Đông Dương” nhờ vào vị trí địa lý, độ dốc, độ mặn của nước biển, sóng biển,…
Sầm Sơn là một địa điểm du lịch vô cùng nổi tiếng và cũng là bộ mặt tự hào của Việt Nam với cảnh quan thiên nhiên vô cùng tuyệt mỹ và những khu du lịch từ du lịch tự nhiên, du lịch nhân văn, du lịch sinh thái đến cả hình thức du lịch tâm linh với những câu chuyện thần thoại, huyền ảo vào vô cùng xúc động của xứ người Thanh Hóa.
Bãi biển chạy dài gần 6km từ chân núi Trường Lệ ra đến cửa Lạch Hới. Năm 1907, người Pháp đã cho xây dựng làng núi Sầm Sơn thành một khu nghỉ dưỡng với bờ biển trong xanh dành cho các quan chức người Pháp và mãi đến năm 1960. Nhất là từ năm 1980 đến nay, Sầm Sơn đã trở thành khu nghỉ mát cho rất nhiều khách thập phương đến tham quan. Le Breton – một học giả người Pháp đã có lời nhận xét về Sầm Sơn: ”Đây là bãi tắm tốt nhất để phục hồi sức khỏe “.
Lời nhận xét khá là chuẩn xác. Đối với mỗi vị khách du lịch đến nghỉ mát, Sầm Sơn quả thật là một sự lựa chọn tuyệt vời với dòng nước mát trong xanh, không khí trong lành, bãi cát trắng mịn trải dài. Được thả mình trong thế giới vô tận của thiên nhiên, có tiếng sóng vỗ về, có tiếng rì rào của những rặng dừa, những cây phi lao đung đưa trong gió thoảng và cả ánh nắng mặt trời vừa gay gắt vừa chan hòa. Tất cả tạo nên một bức tranh thiên nhiên vô cùng tuyệt sắc. Người đời thường nói ” Nhất thi-nhất họa “. Trong tranh có chất thi sĩ và trong thơ có chất của họa sĩ. Sầm Sơn chính là như vậy. Nhất thi-nhất họa. Vô cùng tuyệt mỹ.
Được thành lập vào ngày 18 tháng 12 năm 1981, bãi biển Sầm Sơn đã chính thức đi vào hoạt động với vai trò là một khu nghỉ dưỡng gắn bó với thiên nhiên dành cho những ai muốn được thư giản, được trở về với mẹ thiên nhiên và đắm chìm trong những suy nghĩ trầm lặng mỗi khi về đêm. Với bãi cát trắng trải dài, với làn nước tươi mát, với cảnh thiên nhiên núi non hùng vĩ và thơ mộng, không có những bãi đá ngầm, tiếng sóng vỗ nhẹ nhàng, êm ả, con người có thể ra xa bờ đến vài trăm mét mà vẫn cảm thấy an toàn, Sầm Sơn đã thu hút đông đảo khách du lịch đến tham quan ngay từ khi được thành lập.
Để đến với vùng đất “Địa linh nhân kiệt” này, du khách có thể đi bằng máy bay, xe khách, xe máy. Thời gian thích hợp để có được một mùa hè tuyệt vời tại Sầm Sơn có lẽ là vào khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 7 nhưng vào thời điểm này sẽ có rất nhiều du khách đến đây nghỉ mát nên đôi lúc sẽ có sự bất tiện dành cho việc chiêm ngưỡng thiên nhiên và đối với những ai muốn tận hưởng một không gian yên bình, ít người thì khoảng thời gian từ tháng 2 đến tháng 4 là lý tưởng nhất.
Tuy nhiên vào thời điểm này, thời tiết ở Sầm Sơn se se lạnh nên khó cho việc được thỏa mãn ước nguyện được đắm mình trong làn nước xanh ngắt của du khách. Dù vậy, Sầm Sơn vẫn luôn thu hút sự chú ý của đông đảo du khách đến nghỉ mát. Đến với Sầm Sơn, du khách sẽ được đắm chìm trong dòng chảy của thời gian bởi nếu chú ý quan sát, khách du lịch sẽ thấy được một bức tranh biển Sầm Sơn từ lúc mặt trời mọc đến lúc hoàng hôn thấm đậm hương vị của một nhà thơ.
Buổi sáng, khi mặt trời vừa ló rạng, màu đỏ ửng của mặt trời vẫn còn xuất hiện ở phía chân trời thì hình ảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi lại trở về với một chiếc thuyền đầy những nguồn hải sản thơm ngon mà chỉ Sầm Sơn mới có. Hình ảnh ấy làm ta nhớ đến bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của nhà thơ Huy Cận:
“Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng,Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng,Vẫy bạc đuôi vàng lóe rạng đông,Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng.Câu hát căng buồm cùng gió khơi,Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.Mặt trời đội biển nhô màu mới,Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.”
Sau đó là cảnh họp chợ huyên náo trên bờ biển với nhiều loại hải sản tươi tốt và đa dạng. Đến khi chiều về, bờ biển lại trở nên đông đúc hàng người đến tắm để rồi từ đó khi màn đêm buông xuống, ánh đèn tắt đi, biển cả như lặng dần, chỉ còn nghe tiếng sóng vỗ rì rào như tiếng hát ru trong đêm trái ngược hoàn toàn với con đường Hồ Xuân Hương trải dài bước chân người qua lại và ánh đèn rực rỡ.
Tại nơi đây, khách du lịch không chỉ được ở cùng với bãi biển bao la mà còn được chiêm ngưỡng những địa điểm du lịch gắn liền với Sầm Sơn hứa hẹn đông đảo du khách đều muốn đến một lần. Đó là Hòn Trống Mái nằm ở dãy núi Trường Lệ, thị xã Sầm Sơn. Sở dĩ nơi đây có tên như vậy là vì có hai hòn đá như hai chú chim quay mỏ vào nhau. Đứng tại nơi đây, du khách có thể nghe thấy tiếng vỗ của sóng, tiếng rì rào của những rặng cây và là một gian tuyệt vời để có những bức ảnh đẹp.
Hòn Trống Mái được gắn liền với truyền thuyết về mối tình thủy chung hay ngay chính ngọn núi Trường Lệ in bóng bãi biển Sầm Sơn đã thu hút du khách bởi truyền thuyết về người đàn bà nguyện làm lá chắn sóng để dân làng không chịu ảnh hưởng của biển, vô cùng cảm động. Dãy núi Trường Lệ bây giờ cao lớn, uốn lượn nhẹ nhàng như thân hình của người phụ nữ quyến rũ. Đền Độc Cước (hay còn gọi là Đền Thượng) được xây dựng cách đây 700 năm thờ vị thần có công trong sự nghiệp giữ nước và bảo vệ người dân chài ra biển đến Đền Cô Tiên, Động Từ Thức,…
Những địa điểm du lịch này như là một phần để đóng góp vào sự phát triển và sự thu hút của bãi biển Sầm Sơn. Ngoài ra, đến với Sầm Sơn , khách du lịch sẽ được thưởng thức những món ăn hải sản vô cùng thấm đậm mùi biển của con người xứ Thanh Hóa vô cùng tuyệt vời với mực ống, tôm he, cua gạch,.. đến những loài cá như cá Nục, cá Thu,… Đặc biệt là gỏi cá và lẩu rắn biển là món ăn đặc sản và được nhiều khách du lịch ưa chuộng mỗi khi đến đây.
Bãi biển Sầm Sơn là một lựa chọn hoàn toàn tuyệt vời cho mùa hè. Mỗi vị khách đến nơi đây đều phải trầm trồ bởi vẻ đẹp và nguồn hải sản phong phú mà mẹ thiên nhiên đã ban tặng cho con người xứ Thanh Hóa. Đến Sầm Sơn một lần, bạn sẽ không bao giờ quên!
Có thể bạn sẽ thích 🌼 Thuyết Minh Về Quảng Trị🌼 15 Bài Giới Thiệu Quảng Trị
Thuyết Minh Về Cầu Hàm Rồng Thanh Hóa – Mẫu 9
Bài văn thuyết minh về cầu Hàm Rồng Thanh Hóa đã tái hiện sinh động không gian và cảnh quan của một trong những di tích lịch sử với giá trị ý nghĩa sâu sắc.
Du khách đi bằng đường bộ từ Nam ra Bắc, từ Bắc vào Nam không thể không đi qua Hàm Rồng. Hàm Rồng nằm ở cửa ngõ phía Bắc tỉnh lị Thanh Hóa, là yết hầu cua con đường huyết mạch một thời đánh Mĩ, niềm tự hào của dân tộc trong một giai đoạn lịch sử oanh liệt.
Hàm Rồng trở thành bất tử với những chiến công oanh liệt và cảnh trí nên thơ. Nhưng hai chữ Hàm Rồng (tên chữ là Long Hàm hay Long Đại) vốn là tên riêng của một ngọn núi hình đầu rồng với cái thân uốn lượn như một con rồng từ làng Ràng (Dương Xá) theo dọc sông Mã lên phía bờ Nam.
Trên núi Rồng, còn có động Long Quang, hang ăn thông sang bên kia như hai mắt rồng, được rọi là hang Mắt Rồng (cho nên còn có tên gọi là núi Mắt Rồng). Truyền thuyết kể lại, con rồng đang vờn hạt ngọc ở phía bên kia sông bỗng bị trúng mũi tên độc vào mắt phải nên gục ở bên sông. Mắt phải có lỗ ăn thông lên trên, mùa mưa nước chảy xuống màu đỏ, ấy là nước mắt rồng. Ở dưới động Long Quang, có mỏm đá nhô lên, hàm trên há rộng, hàm dưới ngập trong nước như đàng trút nước, nên có tên chữ là Long Hạm, gọi nôm na là Hàm Rồng.
Bên kia sông, có hòn núi Ngọc, tên chữ là Hỏa Châu Phong hay còn gọi là núi Nít, ngọn núi này tròn trăn, các lớp đã chen dày tua tủa như ngọn lửa từ trong lòng đất bốc lên, bởi vậy mà gọi là Hỏa Châu Phong.
“Chín mươi chín ngọn bên đôngCòn hòn núi Nít bên sông chưa về”.
Chung quanh núi Rồng có nhiều ngọn núi trông rất ngoạn mục như Ngũ Hoa Phong có hình năm đóa hoa sen chung một gốc, mọc lên từ đầm lầy, có hang Tiên với các nhũ đá mang nhiều vẻ kì thú: hình rồng hút nước, hình các vị tiên.., có ngọn Phù Thi Sơn trông xa như một người đàn bà thắt trên mình một dải lụa xanh nằm gối đầu vào thân rồng. Rồi núi mẹ, núi con như hình hai quả trứng, có núi Tả Ao, vũng Tao Ta có nước trong vắt quanh năm. Rồi núi Con Mèo, núi Cánh Tiên đều có hình thù như tên gọi.
Với cảnh trí nên thơ như vậy, Hàm Rồng là nơi dừng chân của bao tao nhân mặc khách: Lí Thường Kiệt, Phạm Sư Mạnh, Lê Quát, Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Ngô Thi Sĩ, Nguyễn Thượng Hiền, Tản Đà,… Ở động Long Quang vẫn còn một số bài thơ khắc trên vách đá. Hàm Rồng không những có cảnh đẹp thiên nhiên mà còn có bề đày lịch sử hàng trăm thế kỉ, đó là khu di tích núi Đọ (cách Hàm Rồng 4km về phía Bắc) tiêu biểu cho thời đại đá cụ Và từ núi Đọ đi xuống phía Đông Nam, cách Hàm Rồng 1 km là khu di chi Đông Sơn, tiêu biểu cho nền văn hóa dân tộc thời kì đồng thau.
Hàm Rồng còn là nơi ghi dấu nhiều chiến tích lịch sử. Tại đây, vào thế kỉ XIII, Chu Nguyên Lương – một nhà nho – đã hưởng ứng khí thế Diên Hồng, chiêu tập dân làng và học trò của mình thành đội quân, lập nên chiến công oanh liệt ở Vạn Kiếp.
Đặc biệt, trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, quân và dân Hàm Rồng đã viết nên trang sử hào hùng. Với quyết tâm cắt đứt mạch máu giao thông quan trọng này của ta, Bộ Quốc phòng Mĩ đã trực tiếp chi đạo phương án đánh phá Hàm Rồng, chúng đã huy dộng 121 đợt không kích với 2.924 lượt máy bay đánh phá 1.096 trận, ném 71.600 tấn bom phá với 11.526 quả, 99 bom nổ chậm, bắn 600 tên lửa, 2.840 quả rốckét, 2.178 quả đạn pháo kích, hàng trăm tấn bom bi và thủy lôi. Tính bình quân mỗi người dân ở đây phải chịu đựng 5 tấn bom đạn của địch.
Chỉ riêng trong trận đánh đầu tiên ngày 3, 4 tháng 4 năm 1965 đã diễn ra vô cùng ác liệt. Địch đã Xuất kích 174 lần, 453 lượt máy bay, ném 350 quả bom từ 500-1000 kg, bắn hàng trăm quả tên lửa. Nhưng cũng trong hai ngày này, quân và dân Hàm Rồng đã chiến đấu ngoan cường, bắn rơi 47 máy bay, bắt sống nhiều giặc lái. Và trong hai lần chống, chiến tranh phá hoại, Hàm Rồng đã hạ 116 máy bay, bắt sống nhiều giặc lái, trong đó có 2 pháo đài bay B52, giữ vững cầu, lập nên một kỉ lục bảo vệ cầu chưa từng có trong lịch sử thế giới, đem lại niềm tự hào cho dân tộc, bạn bè khắp thế giới khâm phục, ngợi ca.
Cũng trên mảnh đất rực lửa anh hùng này, đã sản sinh nhiều tập thể anh hùng và những chiến sĩ anh hùng: Đại đội 4 pháo cao xạ, Đồn công an nhân dân Hàm Rồng, Phân đội 3 công an nhân dần vũ trang, Đại đội dân quân tiểu khu Nam Ngạn, Nhà máy điện 4-4, Đội cầu phà 19-5, các anh hùng Ngô Thị Tuyển, Đỗ Chanh, Lê Kim Hồng…
Hàm Rồng, nơi tụ hội những vẻ đẹp kì thú của thiên nhiên, mảnh đất có bề dày lịch sử, tiêu biểu cho nền văn hóa dân tộc, và truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước ngoan cường, mãi mãi là niềm kiêu hãnh, tự hào của nhân dân cả nước và là điểm du lịch hấp dẫn của du khách gần xa.
Tìm hiểu hướng dẫn 🔥 Kiếm Thẻ Cào Miễn Phí 🔥 Kiếm Tiền Online Kiếm Thẻ Cào
Thuyết Minh Về Lam Kinh Thanh Hóa – Mẫu 10
Bài thuyết minh về Lam Kinh Thanh Hóa sẽ đưa bạn đọc khám phá một trong những danh lam thắng cảnh nổi tiếng nhất của địa phương này. Đón đọc trọn vẹn những ý văn hay thuyết minh về danh lam thắng cảnh Lam Kinh Thanh Hoá dưới đây:
Thanh Hoá là một vùng đất “địa linh nhân kiệt”, nơi đây đã sản sinh ra bao người con ưu tú của dân tộc như: Bà Triệu, Lê Lợi, Lê Thánh Tông… Không chỉ được biết đến là vùng đất giàu văn hoá, nhân kiệt mà nơi đây còn nổi tiếng với nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, có thể kể đến như Hàm Rồng, bãi biển Sầm Sơn,… Khu di tích lịch sử Lam Kinh cũng là một trong những địa điểm thu hút khách du lịch nơi đây.
Từ trung tâm thành phố Thanh Hoá, mất khoảng hơn một giờ đi xe theo hướng Tây Bắc là có thể đến Lam Kinh. Khu di tích lịch sử thuộc thị trấn Lam Sơn, Thọ Xuân. Phía Bắc của thành điện hướng về sông Chu, phía Tây là núi Hàm Rồng, phái bên trái thành là rừng Phú Lâm và núi Hương hướng về bên phải . Nơi đây có tổng diện tích hơn 30 ha, bao gồm nhiều đền miếu, lăng tẩm,…
Thành điện Lam Kinh được xây dựng theo quyết định của vua Lê Thái Tổ. Hơn 10 năm sau thắng lợi của nghĩa quân Lam Sơn, nhà vua đóng đô tại kinh thành Thăng Long và đưa ra những quyết sách để phát triển, xây dựng quê hương, trong đó có quyết định xây kinh thành Lam Kinh trên đất Lam Sơn. Thành điện Lam Kinh còn có một trên gọi khác, đó là Tây Kinh. Vào năm 1962, khu di tích này được nhà nước công nhận là di tích lịch sử quốc gia. Cách đây 7 năm, Lam Kinh được công nhận lên là khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt.
Cổng vào của hoàng thành rộng hơn 6 mét, hai phía cổng được xây dựng hai bức tường thành dài, dày và chắc chắn có hình cánh cung với ý nghĩa bảo vệ bên trong thành. Vào trong thành khoảng hơn 10 mét là gặp một con sông nhỏ có chiếc cầu Tiên Loan Kiều bắc ngang. Đi qua cầu rồi tiến vào sâu sẽ gặp một chiếc giếng xanh mát, đẹp mắt được lát các bậc đá lên xuống. Ngọ Môn của thành điện Lam Kinh có 3 cửa ra vào, cửa chính giữa rộng nhất với gần 4 mét, các cửa khác có chiều rộng nhỏ hơn, khoảng gần 2,8 mét.
Các cột giữa của Ngọ môn rất lớn, được xem như những người hùng vững chãi nâng đỡ thành điện. Có hai chú nghê được làm từ đá đặt trước cổng Ngọ môn với nhiệm vụ canh gác. Sân rồng của Ngọ Môn có tổng diện tích gần 3.600 mét vuông. Có 3 toà điện lớn trong khu chính điện được bố trí theo hình chữ công. Các toà điện có tên gọi lần lượt là điện Diên Khánh, điện Sùng Hiếu và điện Quang Đức.
Trong thành điện Lam Kinh có nhiều lăng tẩm, đền miếu,…tiêu biểu nhất phải kể đến Vĩnh Lăng, đây là lăng của vua Lê Thái Tổ, được xây dựng tại vị trí có thế “hổ phục, rồng chầu” rất đẹp. Vĩnh Lăng có hình lập phương, được bài trí đơn giản nhưng không kém phần trang trọng, tôn nghiêm. Bia Vĩnh Lăng nằm ở phía Tây Nam của thành điện, được làm từ đá trầm tích biển. Nhà bia Vĩnh Lăng được trang trí rất tinh xảo, phù hợp với các nội dung về công lao, sự nghiệp của nhà vua được ghi trên văn bia. Ngoài Vĩnh Lăng, còn có thể kế đến các lăng mộ độc đáo khác như Chiêu Lăng, Kính Lăng, Hựu Lăng,……
Hàng năm, khu di tích thành điện Lam Kinh được sự quan tâm của nhiều vị khách du lịch đến tham quan và viếng điện. Nơi đây thu hút khách không chỉ từ những kiến trúc độc đáo, quy mô, đậm chất phương Đông mà còn hấp dẫn bởi những câu chuyện văn hoá truyền thuyết đầy huyền bí như câu chuyện về cây lim hiến thân hay cây ổi biết cười, chuyện tình của cây Đa Thị…. Đến đây, các vị khách cũng được thoả sức khám phá và thu thập thêm nhiều thông tin hữu ích, ngắm nhìn các di vật cổ như Đế móng cầu Bạch, ấm chén thời Lê, đầu đao Kim nóc,…..
Lịch sử trải qua hàng ngàn năm với bao thăng trầm, biến đổi, nhưng những dấu tích của khu thành điện Lam Kinh vẫn còn đó, mãi là chứng nhân của một thời kì đầy hào hùng, thịnh trị của dân tộc. Tìm về với thành điện Lam Kinh Thánh Hoá em như được sống lại lịch sử dân tộc, được về với cội nguồn xa xưa của đất Việt quê hương.
Không chỉ có văn mẫu thuyết minh về Thanh Hóa, gửi đến bạn 🍃 Thuyết Minh Về Tây Ninh 🍃 15 Bài Giới Thiệu Tây Ninh Hay
Thuyết Minh Về Đền Sòng Thanh Hóa – Mẫu 11
Tham khảo phương pháp thuyết minh về đền Sòng Thanh Hóa với sự kết hợp khéo léo, sinh động các phương thức biểu đạt trong bài văn sau đây:
Nhắc đến lễ hội đền Sòng, dân gian từ xưa đã truyền nhau câu ca:
“Nhất vui là hội Phủ DầyVui thì vui vậy chẳng tày Sòng Sơn”.
Đền Sòng, nơi bà Chúa Liễu Hạnh hiển thánh, là chốn linh thiêng của đạo Mẫu và lễ hội đền Sòng cũng là ngày hội lớn của những tín đồ đạo Mẫu, cũng như du khách thập phương khắp trong Nam, ngoài Bắc…
Khách du lịch theo đường Quốc lộ từ Hà Nội vào Thanh Hoá qua Dốc Xây hết địa phận Ninh Bình đi tiếp 3 km là đến Đền Sòng Sơn- một ngôi đền nổi tiêng” thiêng nhất Xứ Thanh” gắn liền với văn hoá tâm linh Thánh Mẫu Liễu Hạnh.
Đền Sòng Sơn được xây dựng vào thời Cảnh Hưng triều vua Lê Hiển Tông( 1740- 1786) là nơi thờ Nữ Thần Vân Hương- Bà Chúa Liễu Hạnh hay Thánh mẫu Liễu Hạnh. Đền Sòng mặt hướng về phía Tây Bắc, trước đền có một hồ nước tự nhiên hình bán nguyệt quanh năm xanh trong đó là Hồ cá Thần, tương truyền rằng hàng năm cứ đến cự Tháng giêng, Hai có một đàn cá toàn thân màu đỏ lũ lượt kéo về bơi lội trong hồ, nhưng khi hết Lễ hội Đền Sòng ( từ ngày 1 đến ngày 26 tháng 2 AL) thì đàn cá tự nhiên không thấy nữa. Nhân dân quanh vùng nói rằng đó là các Nàng tiên trên thượng giới hoá phép về hầu Tiên chúa Thánh Mâu Liễu Hạnh…
Từ hồ cá Thần có hai con suối nhỏ chảy lượn quanh khiến cho ngôi đền như ngự trên một hòn đảo nhỏ bồng bềnh giữa mây trời non nước. Phía trước đền có chiếc cầu bằng đá do Bà Hoàng Thái hậu nhà Lê phát tâm công quả xây dựng từ năm thứ 33 triều Cảnh Hưng ( 1772 ). Cầu được bắc qua con suối trong veo chảy quanh đền làm tăng thêm vẻ ngoạn mục của ngôi đền. Hai suối nước lượn quanh co uốn khúc về phía Đông hợp lưu cùng chín dòng nước phun lên từ lòng đất tạo thành chín giếng nước tự nhiên không bao giờ vơi cạn.
Nhân dân dựng nên ngôi đền cạnh chín cái giếng tự nhiên đó và quen gọi là đền Chín Giếng để thờ Cô Chín- cũng là một tiên nữ được vua cha Ngọc Hoàng cho theo hầu Thánh mẫu Liễu Hạnh. Đền Chín Giếng là một công trìnhnằm trong quần thể của di tích Đền Sòng Sơn; cách đền Sòng 1Km về phía Đôngdu khách sau khivãn cảnh dâng hương Đền Sòng bao giờ cũng cũng đến dâng hương vãn cảnh Đền Chín Giếng.
Bước qua cổng Tam Quan ,sau khi thắp hương trước tượng Phật bà Quan âm Bồ tát; du khách vào dâng hương cung Đệ Tam, là cung thờ Hội đồng Thánh Quan, trong đó thờ các ông Hoàng và các Cô đệ tử , nổi bật là ông Hoàng Bơ (Ba), Ông Hoàng Bảy. Tại cung này phối thờ cả Đức Thánh Trần Hưng Đạo Vương. Qua cung đệ tam du khách vào dâng hương cung Đệ Nhị; Nơi đây thờ Ngọc Hoàng ( Vua Cha của Thánh Mẫu Liễu Hạnh ) và các Quan. Trên các cột và xà ngang trong Đền được trang trí 26 cuốn thư, hoành phi, câu đối suy tôn , ca ngợi công đức và sự linh thiêng của Thánh Mẫu Liễu Hạnh.
Qua cung Đệ Nhị là cung Đệ Nhất , đây là cung thâm nghiêm, ít khi được mở cửa trừ những ngày lễ rước Thánh Mẫu hàng năm vào tháng Hai âm lịch. Gian chính có tượng thờ Thánh Mẫu, trong trang phục màu đỏ lộng lẫy, dáng ngồi uy nghi mà khoan dung độ lượng. Hai bên là hai đệ tử thân tín: Quế Nương, Nhị Nương, vốn là hai tiên nữ được Ngọc Hoàng Vua cha cho theo hầu tiên chúa Liễu Hạnh giáng trần lần thứ 3; Quế Nương trong trang phục màu hồng, Nhị Nương trong trang phục màu xan; Hai gian bên có tượng thờ Mẫu Thoải( Thần nước)và Mẫu Thượng Ngàn (Thần Núi rừng ).
Từ nhiều đời nay nhân dân tìm đến với Liễu Hạnh là tìm đến với đạo Mẫu. Liễu Hạnh công chúa là biểu tượng của ước mơ giải phóng phụ nữ. Câu đối ở đền Ngọc Hồ (Hà Nội) – một trong những nơi thờ Thánh Mẫu đã phần nào đã nói lên Thánh Mẫu Liễu Hạnh luôn chiếm vị trí quan trọng trong tâm thức của người Việt nam nói chung và người Thanh hoá nói riêng.
“Chẳng thiêng cũng bụt chùa nhà, gái Thanh Hóa nữ thần có mộtĐẹp nhất là tiên hạ giới, cõi nam thiên bất tử hòa tư”.
Chính hội đền Sòng diễn ra vào ngày 22-2 âm lịch, với các nghi thức tế lễ được cắt đặt chặt chẽ. Xưa kia, việc dâng lễ và thực hiện các nghi thức cúng bái sẽ do phụ nữ đảm nhiệm. Họ được gọi là Bà Đồng, vốn là những người sống độc thân từ hồi còn trẻ, tự nguyện coi giữ đền và tự nguyện hầu Mẫu, hầu Thánh. Ngày nay, việc cúng tế có sự tham gia của các bản hội địa phương và cả các bản hội của các tỉnh, thành phố như Nam Định, Hà Nội, Hải Dương…
Một trong những nghi thức quan trọng nhất của lễ hội đền Sòng là rước Thánh Mẫu. Người xưa cho rằng, để Thánh Mẫu có thể quan sát cảnh vật, đất đai, sông núi nơi Mẫu ngự nên tượng Thánh Mẫu sẽ được rước từ chính tẩm qua cung Đệ nhị, Đệ tam và rước quanh đền. Những người tham gia đoàn rước là những Bà Đồng khiêng bàn thờ đặt lễ vật và đồ tế khí; 16 cô gái đồng trinh trong trang phục sặc sỡ đi giật lùi trước kiệu Thánh Mẫu và 16 cô gái đồng trinh đi phía sau kiệu cầm tán che. Đoàn rước Thánh Mẫu kết thúc sau khi tượng Thánh Mẫu, lễ vật, đồ tế khí đã được đưa vào an vị trong chính tẩm để bắt đầu cho cuộc tế nữ quan kéo dài tới nửa ngày.
Phần hội trong lễ hội đền Sòng xưa kia hết sức phong phú, với các trò múa rồng, múa sư tử, đánh cờ, đánh vật, đánh đu, leo dây… Nhiều trò trong số đó đã không còn được duy trì trong lễ hội đền Sòng hiện nay; song phần hội cũng không vì thế mà kém phần thú vị, khi đây là nơi để thanh niên trai tráng trong vùng khoe tài đánh vật, luyện võ hay hát đối chầu văn…
Đền Sòng Sơn có lịch sử gần 300 năm, qua nắng gió, thời gian, bom đạn chiến tranh tàn phá và sự huỷ hoại vô thức của con người . Đến năm 1998 được trùng tu tôn tạ gần như nguyên vẹn dáng uy nghi và linh thiêng thủa xưa.
Tham khảo văn mẫu 🔥 Thuyết Minh Về Đền Trần Thái Bình 🔥 12 Bài Hay Nhất
Thuyết Minh Về Đền Bà Triệu Thanh Hóa – Mẫu 12
Bài thuyết minh về đền Bà Triệu Thanh Hóa sẽ là tư liệu văn mẫu hay giúp các em học sinh hoàn thành tốt bài viết của mình.
Đền Bà Triệu ở Thanh Hóa thuộc khu di tích lịch sử Bà Triệu, tọa lạc trên ngọn núi Gai, thuộc địa phận làng Phú Điền, huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa, ngôi đền được lập dưới thời vua Lý Nam Đế nhằm tưởng nhớ đến công ơn của vị nữ anh hùng bất khuất Triệu Thị Trinh. Đền Bà Triệu là một di tích lịch sử nổi tiếng, gần với nhiều địa điểm du lịch Thanh Hóa như: động Tiên Sơn, cầu Hàm Rồng, thành nhà Hồ… Ngôi đền linh thiêng trải qua thời gian đã nhuốm màu phong sương, cổ kính, tuy nhiên, đây vẫn là điểm dừng chân lý tưởng để chiêm bái, vãn cảnh và khám phá kiến trúc độc đáo.
Đền thờ Bà Triệu, hay còn có tên gọi khác là đền thờ bà Triệu Thị Trinh – một trong những vị tướng anh hùng có công lao rất lớn trong việc đánh đuổi giặc Trung Quốc đến xâm chiếm bờ cõi nước ta vào thế kỷ III (TCN). Ngôi đền được xây dựng theo đúng kiến trúc của Bắc Trung Bộ, vừa trầm mặc, cổ kính nhưng cũng rất tinh tế. Hiện tại, nơi đây còn lưu giữ nhiều cổ vật, các kho tàng sự tích, ca dao, huyền thoại và cả những hiện vật hiếm có.
Dưới thời vua Minh Mạng (thế kỷ XVIII), công trình này được chuyển tới vị trí hiện tại và giữ nguyên cho tới bây giờ. Trải qua thời gian, công trình cũng nhuốm màu phong sương, cổ kính, tuy nhiên, địa phương cũng có những dự án tu sửa hằng năm nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan của khách trong và ngoài tỉnh. Di tích lịch sử đền Bà Triệu có kiến trúc độc đáo, mỗi khu vực đều có kiểu thiết kế riêng, tựu trung lại là một công trình quy mô, mang đậm nét văn hóa truyền thống của Bắc Trung Bộ.
Đền Bà Triệu tọa lạc hướng Bắc, gồm các công trình là Nghi môn ngoại, hồ sen hình chữ nhật, bình phong, Nghi môn trung, sân dưới, Nghi môn nội, sân trên (hai bên có Tả/hữu mạc), Tiền đường, sân thượng, Trung đường, sân thiên tỉnh, Hậu cung.
Nghi môn ngoại được xây kiểu tứ trụ, bằng đá nguyên khối; trên đỉnh cột trụ cao là hình chim phượng lá lật, trụ thấp hình nghê chầu, lồng đèn chạm hình tứ linh, tường hai bên là hai bức chạm nổi tượng voi chầu. Hồ nước có chiều rộng 29,8m, dài 42,2m, ba mặt hồ xây lan can thấp, mặt đối diện với Nghi môn nội được tạo bậc lên xuống, bậc thềm có rồng chầu. Bình phong đặt phía trước Nghi môn trung, bằng đá nguyên khối, tạo tác theo kiểu hình cuốn thư, dài 4,075m, cao 2,37m.
Nghi môn trung có kiến trúc tứ trụ truyền thống, trên đỉnh cột lớn là hình chim phượng lá lật, hai cột trụ nhỏ chạm nổi hình khối tượng nghê chầu, các ô lồng đèn trang trí hình tứ linh. Sân dưới nằm trước nghi môn nội, dài 49,8m, rộng 12m; nền sân lát gạch bát. Ở hai bên tả, hữu của sân có miếu Sơn thần và Thổ thần. Nghi môn nội có kiểu dáng như Tam quan của chùa, gồm 2 tầng mái, 3 cửa ra vào, 4 cột cao ở cửa giữa và 4 cột thấp ở hai cửa bên; đỉnh cột trụ lớn gắn chim phượng lá lật, trụ nhỏ có nghê chầu; mái cuốn vòm, dán ngói âm dương. Hai bên cửa chính ra vào đặt 2 tượng nghê chầu cổ bằng đá.
Sân trước nhà Tiền đường dài 51,40m, rộng 11,55m, nền lát bằng đá tảng đục nhám mặt. Trên sân đặt 01 bát hương đá hình tròn, hai bên có 2 cây đèn đá hình trụ, phía ngoài đặt 2 tượng voi chầu bằng đá khối. Tả mạc và Hữu mạc nằm ở hai bên sân trước nhà Tiền đường, mỗi nhà có 5 gian, thu hồi bít đốc, tường bao 3 mặt; vì kèo làm bằng gỗ lim theo kiểu“chồng rường giá chiêng”, chạm hình hoa lá; nền nhà lát gạch bát kiểu cổ.
Tiền đường có 3 gian 2 chái, mái thu hồi bít đốc, vì kèo kiểu “quá giang, trụ đinh, kèo suốt” trên 4 hàng chân cột (12 cột) bằng đá núi Nhồi, đục vuông cạnh, trên các cột đá chạm nổi vế đối chữ Hán. Nóc nhà trang trí hổ phù đội mặt trăng, ngậm chữ Thọ; kìm nóc hình đầu rồng, đuôi rồng có dáng đuôi cá mang đậm dấu ấn của kiến trúc và điêu khắc thời Nguyễn.
Trung đường ngăn cách với nhà Tiền đường bới sân thượng, lát bằng đá xanh đục nhám mặt ở trục thần đạo. Trung đường là kiến trúc gỗ 5 gian 2 tầng mái cong, 4 vì kèo gỗ cấu trúc “giá chiêng chồng rường kẻ bẩy”, trang trí đề tài tứ linh, hình hoa lá, vân mây, rồng hóa… Tại gian giữa, đặt 2 tượng nghê chầu cổ. Ở phía ngoài, trang trí các bức phù điêu kìm nóc và kìm góc mái, rồng ngậm chữ Thọ đội mặt nguyệt, nghê chầu ở hai bên bờ chảy. Bậc Tam cấp có rồng chầu bằng đá xanh nguyên khối, kiểu dáng thời Lê.
Hậu cung nối với Trung đường bằng sân Thiên tỉnh, dài 2,45m, rộng 6,9m, trục thần đạo lát đá xanh đục nhám mặt. Hậu cung có kiến trúc bằng gỗ 3 gian 2 chái, hai tầng mái cong, với 4 vì kèo kiểu “giá chiêng chồng rường, kẻ bẩy”, 4 hàng chân cột. Trang trí trên hệ khung vì là các bức chạm nổi, chạm bong hình rồng, lá cúc leo, cúc to bản, hoa sen ở các đầu dư, quá giang, kẻ bẩy, hình tượng rồng ở kìm góc, kìm nóc mái…
Không chỉ là điểm du lịch tâm linh, chiêm bái, đền Bà Triệu còn là địa điểm tổ chức nhiều lễ hội Thanh Hóa nổi tiếng. Cụ thể, các lễ hội thường được tổ chức vào khoảng từ 21 – 24/2 âm lịch hằng năm, chứa đựng nhiều hoạt động văn hóa truyền thống của người Việt. Trong những sự kiện lễ hội, du khách và người dân có thể tham gia nhiều hoạt động như: rước kiệu, tế lễ, tế nữ quan… hay các trò chơi dân gian như: thổi cơm, thi đấu vật, đánh cờ tướng…
Với kiến trúc độc đáo, đền Bà Triệu trở thành một trong những địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng Việt Nam, thu hút đông đảo khách thập phương đến chiêm bái, khám phá kiến trúc tâm linh.
SCR.VN tặng bạn 💧 Nhận Thẻ Cào 50k Miễn Phí 💧 Kiếm Thẻ Cào Free
Thuyết Minh Về Thành Nhà Hồ Ở Thanh Hóa – Mẫu 13
Bài thuyết minh về thành nhà Hồ ở Thanh Hóa sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu cụ thể hơn về một trong những danh thắng nổi tiếng nhất của vùng đất xứ Thanh.
Thành nhà Hồ là di tích lịch sử được xây dưới triều Trần. Đây là một trong những tòa thành lũy bằng đá hiếm hoi còn sót lại trên thế giới và cũng là điểm du lịch rất được yêu thích tại Thanh Hoá.
Nhắc đến vùng đất Thanh Hóa, người ta nhớ ngay đến cái nôi của những vị anh hùng dân tộc, những câu chuyện lịch sử hùng tráng với những chiến tích vẻ vang. Trước biến cố thăng trầm của lịch sử, trải qua nhiều cuộc chiến tranh, đến ngày nay nhiều di tích vẫn còn sừng sững với thời gian. Nổi bật trong số đó là thành nhà Hồ với những nét đẹp cổ kính, rêu phong, là chứng tích cho một giai đoạn lịch sử quan trọng của dân tộc Việt Nam.
Thành nhà Hồ thuộc xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá, nằm cách trung tâm thành phố 45km, cách Hà Nội 140km. Thành nhà Hồ Vĩnh Lộc từng là kinh đô của nước Việt Nam và hiện tại trở thành cảnh đẹp Thanh Hoá, được nhiều du khách ghé thăm.
Di tích thành nhà Hồ đã được Bộ Văn hoá – Thể thao và Du lịch xếp hạng là di tích cấp quốc gia, có giá trị đặc biệt quan trọng của dân tộc vào năm 1962. Tiếp theo đó là 11 năm đệ trình hồ sơ lên Uỷ ban Di sản Thế giới. Đến ngày 27 tháng 6 năm 2011, tổ chức UNESCO đã chính thức công nhận thành nhà Hồ di sản văn hoá thế giới.
Thành nhà hồ là di tích đạt được các tiêu chí quan trọng là hể hiện được sự ảnh hưởng và các giá trị nhân văn qua một thời kỳ lịch sử của quốc gia hay khu vực trên thế giới. Có những đóng góp quý báu về kiến trúc, công nghệ, điêu khắc, và quy hoạch thành phố. Thành nhà Hồ Vĩnh Lộc Thanh Hoá là công trình cổ xưa, khắc hoạ được giá trị của một hay nhiều giai đoạn trong lịch sử nhân loại.
Thành nhà Hồ khi ấy có tên là thành Tây Đô, được vua Trần Nhân Tông giao cho quyền thần Hồ Quý Ly xây dựng vào năm 1397. Hồ Quý Ly cũng chính là người lập ra triều đại nhà Hồ vào năm 1400. Thành nhà Hồ bắt đầu khởi công vào mùa xuân năm Đinh Sửu. Mục đích của việc xây thành này là để buộc vua Trần Nhân Tông phải dời kinh đô từ Thăng Long về Thanh Hóa, nhằm lật đổ triều Trần. Đến năm 1400, Hồ Quý Ly lên ngôi vua, lấy quốc hiệu là Đại Ngu. Thành nhà Hồ chính thức trở thành kinh đô của triều đại mới.
Thành nhà Hồ được xây dựng chỉ trong vòng 3 tháng, sau đó được tiếp tục hoàn thiện cho đến năm 1402. Nơi này có địa thế khá hiểm trở với núi non dựng đứng, sông nước bao quanh, vừa có ý nghĩa chiến lược trong phòng thủ quân sự, vừa phát huy được ưu thế giao thông đường thuỷ.
Các công trình thuộc thành nhà Hồ bao gồm thành nội có hình chữ nhật dài 870,5m theo chiều Bắc – Nam và 883,5m chiều Đông – Tây. Bốn cổng thành Nam – Bắc – Tây – Đông gọi là tiền – hậu – tả – hữu. Các cổng của thành nội đều xây kiểu vòm cuốn, đá xếp múi, các phiến đá được xây dựng đặc biệt lớn. Thành nhà Hồ có trình độ kỹ thuật xây vòm đá rất cao. Các phiến đá nặng hàng chục tấn được ráp với nhau một cách tự nhiên, không chất kết dính mà vẫn còn tồn tại sau 600 năm.
Hào thành rộng khoảng hơn 90m với phần đáy rộng 52m, sâu hơn 6.5m. Để giữ độ chắc chắn cho Hào thành, người xưa đã dùng đá hộc, đá dăm lót ở phía dưới. Phía trước Hào thành là La thành. La thành hiện tại là tòa thành đất cao 6m, bề mặt rộng 9.2m, mặt ngoài dốc đứng, phía trong thoai thoải, mỗi bậc cao 1.5m, một số vị trí có lát thêm sỏi để gia cố. Toàn bộ La thành xây dựng dựa theo địa hình tự nhiên, tạo nên bức tường thiên nhiên hùng vĩ, có chức năng bảo vệ tòa thành và phòng chống lũ lụt.
Đàn tế Nam giao được xây dựng ở phía Nam thành nhà Hồ, phía bên trong của La thành với diện tích là 35.000m2. Đàn tế được chia làm nhiều tầng, trong đó tầng đàn trung tâm cao 21.7m. Chân đàn cao khoảng 10.5m. Phần đàn tế trung tâm bao gồm ba vòng tường bao bọc lẫn nhau.
Thành nhà Hồ là điểm du lịch lý tưởng, nơi du khách vừa có thể tận hưởng bầu không khí trong lành, thoáng đãng, yên tĩnh, vừa được tìm hiểu thêm về lịch sử Việt Nam. Ghé thăm nơi này, bạn như được quay ngược thời gian, trở về thời xa xưa, được tận mắt nhìn thấy, chạm tay vào những phiến đá để cảm nhận vẻ đẹp tiềm ẩn và huyền bí của thành nhà Hồ.
Tiếp tục với văn mẫu thuyết minh về Thanh Hóa, đón đọc ☀️ Thuyết Minh Về Thành Nhà Hồ ☀️ 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Giới Thiệu Về Ẩm Thực Thanh Hóa – Mẫu 14
Bài văn thuyết minh giới thiệu về ẩm thực Thanh Hóa dưới đây sẽ là bức tranh bao quát với những món đặc sản nổi tiếng mang nét đặc trưng độc đáo của vùng đất và con người xứ Thanh.
Ẩm thực là nội dung quan trọng góp phần không nhỏ vào việc làm nên đời sống, văn hóa của từng vùng miền. Khám phá văn hóa ẩm thực Thanh Hóa là tìm hiểu được một nét đẹp đặc trưng trong phong cách ăn uống của người dân, bình dị, giản dị mà gần gũi, đơn sơ, không cầu kì mà nặng nghĩa tình.
Đi khắp xứ Thanh, bất cứ nơi nào cũng có thể gặp được những món ăn ngon, phong tục, tập quán mang đậm bản sắc địa phương. Món ăn Thanh Hóa về cơ bản không cầu kỳ, cách chế biến, nấu nướng không phức tạp, mất nhiều thời gian nhưng hương vị, hình thức, chất lượng thực sự thu hút vì sự mộc mạc, giản dị, chân thực và gây được thiện cảm với nhiều người.
Bàn về ẩm thực xứ Thanh, có lẽ phải cần một cuốn sách chuyên sâu lên đến hàng nghìn trang mới truyền tải hết được sự đa dạng, phong phú, độc đáo và đặc sắc. Học ăn, học nói, học gói, học mở”, trong ăn uống cũng cần phải rèn luyện, không chỉ về cách ăn mà ngay việc chế biến món ăn cũng phải hết sức chú ý, đầu tư tâm sức.
Nhiều nơi trên đất nước ta không riêng gì xứ Thanh có món nem chua. Tuy nhiên, nem chua Thanh Hóa khác các nơi bởi sự đặc trưng, không lẫn được. Công đoạn làm ra món nem chua quan trọng từ khâu chọn nguyên liệu, sơ chế đến lúc gói. Thịt nạc là phần nạc ngon, lọc kỹ mỡ, bì lợn thái thành sợi nhỏ trộn đều cùng thính, đường, bột ngọt, hạt tiêu bắc, muối. Nem chín, thơm ngon có màu hồng dịu, vị chua thanh, nhẹ nhàng. Khi ăn miếng nem cảm nhận thịt lên men cộng vị chua rôn rốt của tỏi, cái cay của ớt thái lát, lá đinh lăng hăng nhẹ.
Nem gói hai ngày là có thể ăn được, bỏ vào ngăn mát tủ lạnh giúp bảo quản nem thêm 3, 4 ngày nữa. Cách nhận biết nem đã đủ chín chưa còn dựa vào cảm quan bên ngoài là lớp lá chuối gói nem chuyển dần từ màu xanh thẫm sang vàng vàng. Hàng ngàn người thợ đã làm ra những chiếc nem chua nhỏ bé nhưng ấm áp tình người. Nem chua mỗi vùng miền thuộc Thanh Hóa có thay đổi ít nhiều nhưng về cơ bản đều truyền tải được hồn của món ăn. Nem chua là món quà rất quý, thể hiện phong cách và sắc thái xứ Thanh. Đi đâu xa, mang biếu bạn bè mấy chục nem chua xâu lạt như gửi gắm vào đó bao nhiêu tình cảm.
Chả tôm – món ăn Thanh Hóa cũng rất nổi tiếng. Chả tôm, cũng được xếp vào những món ẩm thực đặc sắc của tỉnh Thanh Hóa. Chả tôm làm chủ yếu từ nguyên liệu là tôm có thêm thịt cùng gia vị. Miếng chả tôm được người thợ gói rất khéo, đều tăm tắp trên vỉ nướng. Màu đỏ hồng của miếng chả cứ đậm dần lên trên lò than. Vị ngọt của tôm hòa lẫn cùng nước chấm, thêm đu đủ, cà rốt thái nhỏ, rau sống và bún. Không phổ biến như món nem chua, chả tôm đem lại hình ảnh thân thương, gần gũi của con người thành phố và làm nên vẻ đẹp của người và đất xứ Thanh.
Một món ăn khác nữa của thành phố Thanh Hóa, bún chả! Dọc theo các con đường trên các tuyến phố, gánh bún chả, quán bún chả xuất hiện nhiều. Mỗi sáng sớm, mùi chả thơm bay lan khắp phố. Bún chả bán buổi sáng sớm, suất bún chả từ 10 đến 30 nghìn. Điểm đặc biệt của món bún chả là miếng chả băm nhỏ như trái chanh, được nướng thơm, ngọt, ăn không hề béo ngậy hoặc khô xác. Món quà này cũng được bán ở nhiều địa phương trong tỉnh Thanh và đĩa bún bao giờ cũng đầy đặn như tấm lòng của người dân quê còn nghèo nhưng hiếu khách. Bún chả Thanh Hoá có vị riêng, độc đáo khác hẳng bún chả Hà Nội và các vùng miền khác.
Thành nhà Hồ là di tích lịch sử của Thanh Hóa. Địa chỉ văn hóa này thuộc huyện Vĩnh Lộc, quê hương của món chè lam Phủ Quảng. Chè lam là món quà bánh dân giã có từ lâu đời. Cầm món quà chè lam Phủ Quảng trên tay, xúc động và biết ơn người thợ thủ công làng nghề truyền thống. Mật mía hòa quyện cùng gạo nếp, lạc, gừng làm ấm lại cảm xúc của du khách nếu ghé thăm xứ Thanh trong chiều đông mưa lạnh.
Bánh gai Tứ Trụ là tên gọi của món bánh dẻo, mềm thơm có màu sẫm đen của lá gai. Trên đôi quang gánh người thợ làm bánh đi xe buýt từ sáng sớm xuống thành phố để cạnh vỉa hè, những chiếc bánh gai gói buộc gọn gàng bằng chiếc lạt nhuộm hồng. Làng nghề ở Thọ Diên, Thọ Xuân vốn làm bánh gai và nhiều sản phẩm ẩm thực uy tín. Bánh có nhân đậu xanh, ngọt mà không hắc, thoảng hương đồng gió nội. Chiếc bánh vẫn giữ trong mình những gì quen thuộc nhất của đồng bãi, ruộng vườn, bánh sinh ra từ bàn tay tảo tần, khéo léo của bà của mẹ.
Bánh tẻ, bánh răng bừa cũng là tên của bánh lá. Có lẽ bánh răng bừa được gọi rộng rãi hơn cả. Vì thật đơn giản bánh có hình của chiếc răng bừa. Người thợ rải đều bột bánh trên chiếc lá chuối để nằm ngang, gấp lá gói bánh lại, cố định buộc bánh bằng các sợi dây lạt. Mặc dù vậy, người ta không dùng dây lạt, mà chỉ gói bánh bằng lá chuối tươi hơ mềm trên lửa. Ở Huế cũng có một loại bánh tương tự mang tên bánh nậm…
Vài nét về ẩm thực Thanh Hóa là một cách để đề cao, ngưỡng mộ, để yêu và để góp phần làm đẹp thêm các giá trị văn hóa của mảnh đất giàu truyền thống.
Cùng với văn mẫu thuyết minh về Thanh Hóa, mời bạn đón đọc 🌜 Thuyết Minh Về Bánh Cáy Thái Bình 🌜 15 Bài Hay Nhất
Thuyết Minh Về Bánh Gai Thanh Hóa – Mẫu 15
Một trong những món bánh nổi tiếng nhất của xứ Thanh phải kể đến bánh gai Tứ Trụ. Dưới đây là bài thuyết minh về bánh gai Thanh Hóa để bạn đọc cùng tham khảo:
Du lịch xứ Thanh, du khách không chỉ được tìm hiểu bản sắc văn hóa, tham quan những danh lam thắng cảnh đẹp mà còn được thưởng thức rất nhiều món đặc sản nổi tiếng trong đó không thể không nhắc tới bánh gai Tứ Trụ. Từ lâu bánh gai Tứ Trụ (Thọ Xuân) đã nổi tiếng là món quà quê dân dã. Vị ngọt thơm trong chiếc bánh đã để lại ấn tượng sâu sắc cho thực khách dù chỉ một lần được thưởng thức.
Làng Thịnh Mỹ hay còn được gọi là làng Mía, xã Thọ Diên (Thọ Xuân, Thanh Hóa) từ lâu đã nổi tiếng với nghề làm bánh gai. Khởi phát từ thời Hậu Lê, thế kỷ thứ XV, những người dân làng Mía vẫn miệt mài giữ và phát triển nghề ngày một hưng thịnh hơn. Ở đây, vào bất cứ thời điểm nào trong ngày, chúng ta dễ dàng bắt gặp hình ảnh những người thợ ngồi quây quần gói bánh. Vị ngọt thơm của bánh tỏa ra khiến thực khách khó có thể kìm lòng.
Để làm chiếc bánh nhỏ nhắn này, người thợ phải trải qua nhiều công đoạn. Từ khâu chọn nguyên liệu đến khi bánh hình thành rất phức tạp, tất cả đòi hỏi sự kiên trì, tỉ mẫn và cả những kỹ năng của người thợ. Lớp vỏ bánh được làm từ bột gạo nếp, bột lá gai và mật mía. Gạo nếp ngâm từ 2 đến 3 tiếng sau đó được xay mịn. Lá gai, nguyên liệu làm hương vị đặc trưng cho mỗi chiếc bánh, sau khi được chọn kỹ, luộc chín, rửa sạch, ép khô nghiền thành bột rồi mới đem trộn đều với gạo nếp và mật mía tạo nên hỗn hợp bột màu đen sánh nhuyễn.
Nhân bánh là thành phần không thể thiếu quyết định đến sự thơm ngon của bánh. Nhân bánh được làm từ các nguyên liệu chính như: đường, đậu xanh, dừa nạo và một ít dầu chuối. Màu vàng tươi mới của đậu xanh giã mịn cùng màu trắng của những sợi dừa nạo, hương thơm phảng phất tinh dầu chuối giúp cho mỗi chiếc bánh càng trở nên hấp dẫn. Vỏ bánh đen bóng sau khi bọc đều bên ngoài nhân sẽ được rắc lên một lớp vừng trắng để tăng thêm độ bùi béo, vẻ bắt mắt và làm cho chiếc bánh dễ bóc hơn.
Sự hòa quyện từ vị dẻo mềm của gạo nếp, vị bùi thơm của nhân đậu xanh trộn lẫn những sợi dừa tươi, sự ngọt ngào đặc trưng của mật mía… bánh gai Tứ Trụ đích thực là một món ngon dễ ăn, dễ “nghiện”. Để mỗi chiếc bánh gai đạt chất lượng, nguyên liệu chính là bột và nhân bánh thôi chưa đủ mà chính nguyên liệu lá chuối cũng rất quan trong việc quyết định đến hương vị của sản phẩm. Lá chuối dùng làm bánh gai phải là lá chuối tiêu khô già tự nhiên trên cây chứ không phải lá chuối tươi được đem đi phơi nắng như nhiều người lầm tưởng. Loại lá khô nắng tự nhiên sẽ giúp cho lá có độ dai và mang đến mùi thơm đặc trưng cho bánh.
Muốn bánh gai ngon, trước hết nguyên liệu phải chuẩn về chất lượng. Gạo nếp phải là gạo dẻo thơm, hạt đậu xanh chắc mẩy. Quá trình pha trộn nguyên liệu cũng phải đảm bảo đúng tỉ lệ và thêm một chút bí quyết gia truyền để tạo nên sự đặc biệt của bánh gai truyền thống địa phương.
Không quá cầu kỳ về hình thức, bánh gai Tứ Trụ mộc mạc, giản dị bởi màu nâu của lớp lá chuối khô, “điệu đà” hơn bởi sợi lạt hồng buộc bên ngoài thân bánh nhưng hương vị làm nên bởi những sản vật của cỏ cây, đồng ruộng làng quê vẫn hấp dẫn biết bao thực khách xa gần.
Không chỉ là món quà quê dân dã, trong mỗi chiếc bánh gai Tứ Trụ như gói trọn cả tình người xứ Thanh.
Đừng bỏ lỡ cơ hội 🍀 Nhận Thẻ Cào 100k Miễn Phí 🍀 Card Viettel Mobifone
Giới Thiệu Về Nem Chua Thanh Hóa – Mẫu 16
Khi viết thuyết minh bài giới thiệu về nem chua Thanh Hóa, các em học sinh cần đưa vào bài làm những cảm nhận cụ thể về hương vị độc đáo của món đặc sản này, tham khảo văn mẫu thuyết minh về nem Thanh Hóa dưới đây:
Vùng đất Thanh Hóa nổi tiếng với nhiều sản vật như măng đắng, canh đắng của đồng bào người Mường ở Lang Chánh, nước mắm Lê Gia vùng Hoằng Hóa, mắm Ba Làng vùng ven biển Tĩnh Gia, mía Kim Tân vùng Thạch Thành, gỏi cá Sầm Sơn, bánh răng bừa, bánh gai Tứ Trụ… Đặc biệt, nhắc tới Thanh Hóa, không ai không biết món nem chua trứ danh.
Nem chua xuất hiện khá phổ biến, có ở nhiều địa phương trên cả nước, tuy nhiên mỗi nơi lại có cách chế biến với hương vị riêng. Khác với nem thính được gói kỳ công thêm gia vị lá ổi, thường có vào dịp Tết; nem chua lại xuất hiện thường xuyên hơn trong mâm cơm gia đình hay những bữa nhậu với bạn bè… Đây là một trong những món ăn được sản xuất quanh năm để phục vụ nhu cầu của người dân.
Cũng với nguyên liệu lá chuối tươi, thịt nạc, bì lợn, tỏi, tiêu, ớt, lá đinh lăng, bột đao và thêm chút gia vị nhưng nem chua Thanh Hóa khi nếm lại có độ vừa vặn riêng. Tùy vào nhiệt độ từng mùa mà người làm có thời gian ủ nem khác nhau. Mùa nóng, nem mất khoảng 6-8 tiếng để chín, còn mùa lạnh, thời gian này có thể là 18-24 tiếng. Mỗi nhà làm nem lại có bí quyết riêng trong quá trình trộn, ủ nên sản phẩm cũng sẽ có hương vị khác nhau.
Nem chín cầm phải chắc tay, khi ăn có độ ngọt, chua nhẹ của thịt, giòn của bì, màu sắc hồng tươi, thơm mùi gia vị tiêu, tỏi, ớt. Mỗi chiếc nem được gói theo hình trụ chỉ nhỉnh hơn ngón tay hoặc hình vuông bằng chén uống trà. Trong dáng hình nhỏ bé ấy lại chứa đựng cả một nền hương vị độc đáo. Nem chua có thể ăn không hoặc kèm tương ớt, tùy khẩu vị mỗi người.
Nhắc đến Thanh Hóa, ai cũng biết đến món nem chua nổi tiếng. Vùng đất địa linh nhân kiệt không chỉ thu hút du khách bởi những điểm đến thú vị mà những món ăn đặc sản như nem chua cũng để lại nhiều dư vị khó quên. Vì vậy, đây là món quà ý nghĩa được nhiều người lựa chọn làm quà sau chuyến du lịch của mình.
Nem chua xuất hiện khá nhiều tại các tỉnh thành, thế nhưng tại Thanh Hóa, món ăn này lại có một hương vị rất đặc trưng, làm say đắm du khách thập phương mỗi dịp ghé thăm.
Ngoài văn mẫu thuyết minh về Thanh Hóa, chia sẻ cùng bạn 🌹 Thuyết Minh Về Chè Thái Nguyên 🌹 15 Bài Giới Thiệu Hay
Bài Giới Thiệu Về Thanh Hoá Bằng Tiếng Anh – Mẫu 17
Viết bài giới thiệu về Thanh Hóa bằng tiếng Anh sẽ giúp các em học sinh luyện tập cách sử dụng đúng cấu trúc ngữ pháp và trau dồi cho mình một vốn từ vựng phong phú. Tham khảo chi tiết bài thuyết minh giới thiệu về Thanh Hóa tiếng Anh như sau:
Tiếng Anh:
Thanh Hoa is located in the northernmost part of Central Vietnam, the North borders on three provinces of Son La, Hoa Binh and Ninh Binh, the South borders with Nghe An province, the West borders with Hua Phan province (Lao People’s Democratic Republic), the East borders with Hoa Binh province, the Gulf of Tonkin.
Thanh Hoa tourist attractions are extremely diverse because of the favor that nature bestows. This place has both a wide sea, high mountains, and peaceful distant lands, and a noisy and busy city regardless of day and night. Thanh Hoa tourist destination does not only have famous names such as Sam Son, Pu Luong or Hai Tien. Coming to this gateway land connecting the North – Central Vietnam, you will be able to visit the ancient historical sites, mysterious caves… all of which will help you have interesting and worthwhile experiences mind.
If you have the opportunity to visit and stop in Thanh, take the time to explore to better understand the people and this dear Central region.
Tiếng Việt:
Thanh Hoá nằm ở cực Bắc Miền Trung, phía Bắc giáp với ba tỉnh Sơn La, Hoà Bình và Ninh Bình, phía Nam giáp tỉnh Nghệ An, phía Tây giáp tỉnh Hủa Phăn (nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào), phía Đông là Vịnh Bắc Bộ.
Các điểm du lịch Thanh Hóa vô cùng đa dạng bởi sự ưu ái mà thiên nhiên ban tặng. Nơi đây vừa có biển rộng, vừa có núi cao, vừa có những miền đất yên bình xa xôi, vừa có thành phố ồn ào, tấp nập bất kể ngày đêm. Điểm du lịch Thanh Hóa đâu chỉ có những cái tên nổi tiếng như Sầm Sơn, Pù Luông hay Hải Tiến. Đến với vùng đất cửa ngõ nối liền 2 miền Bắc – Trung Bộ này, bạn sẽ được tham quan những di tích lịch sử lâu đời, những hang động kỳ bí… tất cả sẽ giúp bạn có những trải nghiệm thú vị và đáng nhớ.
Nếu có cơ hội ghé thăm và dừng chân tại xứ Thanh, bạn hãy dành thời gian khám phá để hiểu hơn về con người cũng như mảnh đất miền Trung thân thương này.
Giới thiệu đến bạn 🍀 Thuyết Minh Về Quảng Nam 🍀 15 Bài Giới Thiệu Quảng Nam
Từ khóa » Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh ở Thanh Hóa Ngắn
-
Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh ở Thanh Hóa
-
Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh ở Thanh Hóa - Thủ Thuật
-
Thuyết Minh Về Bãi Biển Sầm Sơn ❤️️ 15 Bài Giới Thiệu Hay
-
Bài Văn Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh ở Thanh Hóa
-
Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh ở Thanh Hóa - .vn
-
13 Mẫu Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Hay Chọn Lọc
-
Thuyến Minh Về 1 Danh Lam Thắng Cảnh ở Thanh Hóa - Tay Thu
-
Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh ở Thanh Hóa
-
Soạn Bài Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh
-
Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Hay Nhất (dàn ý - 12 Mẫu)
-
TOP 17 Bài Thuyết Minh Về Vịnh Hạ Long Hay Nhất - Văn 8
-
Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh – Bài Làm Mẫu Hay Nhất
-
Top +12 Bài Văn Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ngắn ...
-
Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh ở địa Phương Em