Thuyết Minh Về Văn Miếu Mao Điền Câu Hỏi 663810
Có thể bạn quan tâm
Tìm kiếm với hình ảnh
Vui lòng chỉ chọn một câu hỏi
Tìm đáp án- Đăng nhập
- |
- Đăng ký
Hoidap247.com Nhanh chóng, chính xác
Hãy đăng nhập hoặc tạo tài khoản miễn phí!
Đăng nhậpĐăng kýLưu vào
+
Danh mục mới
- phuongthuy9
- Chưa có nhóm
- Trả lời
0
- Điểm
980
- Cảm ơn
0
- Ngữ văn
- Lớp 8
- 20 điểm
- phuongthuy9 - 21:32:22 27/04/2020
- Hỏi chi tiết
- Báo vi phạm
Hãy luôn nhớ cảm ơn và vote 5* nếu câu trả lời hữu ích nhé!
TRẢ LỜI
- ThuTrang23111
- Chưa có nhóm
- Trả lời
11288
- Điểm
232153
- Cảm ơn
10149
- ThuTrang23111 Đây là một chuyên gia, câu trả lời của người này mang tính chính xác và tin cậy cao
- 09/03/2023
Đây là câu trả lời đã được xác thực
Câu trả lời được xác thực chứa thông tin chính xác và đáng tin cậy, được xác nhận hoặc trả lời bởi các chuyên gia, giáo viên hàng đầu của chúng tôi.
Văn miếu Mao Điền là văn miếu nổi tiếng. Tìm hiểu những kiến thức về nơi đây sẽ giúp ta thêm hiểu về truyền thống văn hóa của dân tộc.
Văn miếu Mao ĐIền nằm trên quốc lộ 5, thuộc địa phận xã Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. Bốn bề của văn miếu Mao Điền là khung cảnh đồng ruộng bao la, rộng lớn, mênh mông. Văn miếu nằm sừng sững giữa những dấu ấn của thời gian.
Đây là văn miếu quy mô và có tính lịch sử lâu đời thứ hai của dân tộc, chỉ sau văn miếu Quốc Tử giám. Văn miếu Mao Điền được thành lập dưới thời nhà Lê để có thể mở mang việc học hành, đào tạo nho sĩ tại xứ Đông.
Cấu trúc của văn miếu Mao Điền gồm 7 gian. Trong đó, gian có mái cong vút, chạm trổ hình rồng, phượng,..áp sát vào nhau. Nhà trong của văn miếu thờ Khổng Tử, nhà ngoài thờ các bậc học giả. Văn miếu còn có các gác chương những hàng cây xanh nối tiếp nhau. Trong văn miếu là các bia đá cổ với khắc ghi tên tuổi của các Tiến sĩ đỗ đạt khoa bảng.
Văn miếu Mao Điền tổ chức lễ hội vào tháng 2 âm lịch với những sự có mặt của người dân khắp cả nước. Nhân dân hồ hởi tham gia lễ hội và hưởng ứng ngày lễ và cũng là cách để thể hiện sự ngưỡng mộ, kính phục, biết ơn người xưa.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
starstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarGửiHủy- Cảm ơn
- mochoa
- Chưa có nhóm
- Trả lời
96
- Điểm
1699
- Cảm ơn
56
- mochoa
- Câu trả lời hay nhất!
- 27/04/2020
Bạn xem tham khảo, kết hợp thêm lời văn cảm xúc của bản thân để bài lầm đạt kết quả cao nhé !
Nằm trên quốc lộ số 5, cách thành phố Hải Dương 15 km, Văn Miếu Mao Điền là một trong những di tích lịch sử cấp quốc gia được xếp hạng. Trong hệ thống văn miếu của cả nước thì Văn Miếu Mao Điền có quy mô và lịch sử lâu đời đứng thứ 2, chỉ sau Văn Miếu Quốc Tử Giám.Từ giữa thế kỷ thứ XV, với chủ trương mở mang việc học hành và đào tạo nho sĩ, quan lại…nhà Lê đã cho xây dựng một loạt những trường học (trường quốc lập), trong đó có Văn Miếu Mao Điền. Nơi đây xưa, thuộc tổng Mao Điền, phủ Bình Giang, trấn Hải Dương. Nay thuộc thôn Mao Điền, xã Cẩm Điền, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. Ngay từ khi mới xây dựng, Văn Miếu đã là một công trình kiến trúc văn hóa bề thế, uy nghi. Phần chính gồm hai toà nhà lớn 7 gian, mái cong vút, chạm trổ hình rồng , phượng…, áp sát vào nhau. Nhà trong thờ Khổng Tử- ông tổ của nho học. Nhà ngoài là nơi tụ hội bái lễ của các bậc quan trường học giả. Hai bên là hai dãy nhà giải vũ 5 gian đối diện nhau, do nằm ở hai hướng đông và tây nên người dân nơi đây vẫn quen gọi là nhà Đông vu, Tây vu. Tiếp đến là hai gác chuông xây cất rất hoành tráng. Phía trước là hai hồ nước trong xanh in bóng cây gạo già hàng trăm năm tuổi. Xung quanh là bạt ngàn các loại cây cảnh, cây ăn quả ôm lấy Văn Miếu càng tôn thêm vẻ trang nghiêm, tĩnh mịch, dịu mát, êm đềm của khu di tích, du lịch nổi tiếng xứ đông.Xưa kia Hải Dương nằm ở phía đông kinh thành nên gọi là xứ Đông, đây là vùng “đất học” vì thế triều Lê đã coi đây là một trong những trung tâm văn hoá giáo dục của cả nước, tiến hành tổ chức nhiều kỳ thi hội. Hàng năm đến kỳ thi, sĩ tử ở khắp nơi tề tựu về đây dựng lều chõng kín khắp cả khu cánh đồng Tràn phía trước. Trong số các sĩ tử đó có nhiều người là con dân của Hải Dương đã tham dự và hiển đạt từ chính nơi đây. Trong đó có cả danh sĩ Nguyễn Bỉnh Khiêm, người mà trí tuệ và nhân cách đã toả sáng suốt bao thế kỷ.Như vậy trong quá trình tồn tại, Văn Miếu Mao Điền từ vị trí là trường học của riêng trấn Hải Dương đã trở thành trường thi của cả vùng, góp phần giáo dục và đào tạo nhân tài cho địa phương và cho cả giang sơn xã tắc. Nơi đây còn nhiều dấu tích của các sĩ tử, danh nhân đã chiếm bảng vàng trạng nguyên trong kỳ thi ở cấp cao hơn. Nhiều người đã vinh hiển đã trở về thăm lại trường học xưa, xúc động viết lên những bài thơ còn in lại trên các bia đá cổ.Năm 1948 giặc Pháp đánh chiếm Mao Điền, chúng biến Văn Miếu thành khu căn cứ chiếm đóng, phá nhà, xây lô cốt, tường rào kẽm gai xung quanh, tiến hành tàn sát, chém giết những người dân vô tội. Đạn bom và những năm tháng chiến tranh đã tàn phá di tích nặng nề. Từ một di tích lịch sử có thắng cảnh đẹp, Văn Miếu trở thành một nơi hoang phế. Trận bão năm 1973 đã đánh sập 5 gian nhà Giải vũ – Tây vu.Năm 2002 được sự đầu tư, hỗ trợ của các ban, ngành Trung ương và các cấp Đảng bộ chính quyền tỉnh Hải Dương đã khởi công xây dựng, tu bổ lại Văn Miếu. Sau hơn hai năm nỗ lực thi công, công trình đã khánh thành.Giờ đây nhìn lại diện mạo rạng rỡ của Văn Miếu, mỗi người dân đều phấn chấn, tự hào. Nền văn hiến ngàn đời của xứ Đông, trung tâm truyền thống văn hoá giáo dục của cả vùng đã được khôi phục. Hàng năm, cứ đến tháng 2 âm lịch, tỉnh Hải Dương lại mở hội Văn Miếu; những người con của quê hương ở khắp nơi lại tề tựu về đây dự lễ hội, báo công, dâng hương tưởng nhớ các bậc danh nhân, tiên hiền của đất nước; chiêm ngưỡng vẻ lộng lẫy uy nghi của một di tích văn hoá như một toà thành cổ mọc lên giữa cánh đồng lúa xanh bạt ngàn của Văn miếu; chắp tay đứng trước các vị vạn thế sư biểu: Khổng Tử, Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Bỉnh Khiêm…lòng càng thêm thành kính khâm phục, quyết tâm noi theo các bậc tiên hiền, tự rèn luyện, học hỏi để trở thành những người con hữu dụng của quê hương, đất nước.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
starstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstar4starstarstarstarstar4 voteGửiHủy
- Cảm ơn 2
- Báo vi phạm
Bạn muốn hỏi điều gì?
Đặt câu hỏiTham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí
Bảng tin
Bạn muốn hỏi điều gì?
Đặt câu hỏiLý do báo cáo vi phạm?
Gửi yêu cầu Hủy
Cơ quan chủ quản: Công ty Cổ phần Công nghệ Giáo dục Thành Phát
Tải ứng dụng
- Hướng dẫn sử dụng
- Điều khoản sử dụng
- Nội quy hoidap247
- Góp ý
- Inbox: m.me/hoidap247online
- Trụ sở: Tầng 7, Tòa Intracom, số 82 Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
Từ khóa » Giới Thiệu Về Văn Miếu Mao điền
-
Văn Miếu Mao Điền – Wikipedia Tiếng Việt
-
Thuyết Minh Về Di Tích Văn Miếu Mao Điền Tỉnh Hải Dương
-
Văn Miếu Mao Điền, Tỉnh Hải Dương - Cục Di Sản Văn Hóa
-
Giới Thiệu Về Văn Miếu Mao Điền - Huong Duong - Hoc247
-
Văn Miếu Mao Điền Hải Dương - Niềm Tự Hào Về Truyền Thống Hiếu ...
-
Văn Miếu Mao Điền - Niềm Tự Hào Về Truyền Thống Hiếu Học
-
DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA VĂN MIẾU MAO ĐIỀN - TMT - QLNT
-
Văn Miếu Mao Điền - Điểm đến - Tổng Cục Du Lịch
-
Văn Miếu Mao Điền - Hải Dương , Trang Thông Tin điện Tử Www ...
-
Văn Miếu Mao Điền - Hiệp Hội Lữ Hành Việt Nam
-
Cổ Kính Và Nên Thơ Văn Miếu Mao Điền
-
Văn Miếu Mao Ðiền - Nơi Tôn Vinh Truyền Thống Hiếu Học
-
Văn Miếu Mao Điền: Không Gian Văn Hóa Và Tâm Linh độc đáo
-
Đầu Xuân Thăm Di Tích Quốc Gia đặc Biệt Văn Miếu Mao Điền