Thuyết Trình Nét đẹp áo Dài Việt Nam - Tài Liệu Text - 123doc
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ >>
- Khoa học xã hội >>
- Văn hóa - Lịch sử
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.67 KB, 7 trang )
Chủ đề: Áo dài Việt NamNhóm 1•Lời mở đầu( Trâm): “ Chào cô và các bạn. Trước khi đi vào bài thuyếttrình nhóm 1 thì tôi xin chia sẻ đôi lời. Tôi đã từng nghe 1 đoạn thơ của nhàthơ Nguyên Sa rằng:“Em đã mang trong áo bayHai phần gió thổi một phần mâyHay em gói mây trong áoĐể cho làn áo trắng bay. “Tà áo em là gió thổi là mây bay, thiếu nữ Việt nam đã "gói mây trong áo. Một chútbay bổng, mơ hồ để rồi nâng lên tầm nhìn dân tộc. Biết rằng Quốc gia nào cũng córiêng cho mình một ""quốc phục" Nhưng dù là Kimono của Nhật Bản hay Xườngxám của Trung Quốc cũng không thể gói trọn trong đó tinh hoa văn hoá và truyềnthống tốt đẹp của dân tộc như Áo dài Việt Nam. Nó ngày càng trở nên phổ biến vàtrở thành nét đẹp về thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam. Áo dài là một đềtài không mới nhưng luôn là nguồn cảm hứng vô tận cho những người nặng lòngvới văn hoá, truyền thống của dân tộc. Một thư tình cảm chân thành, mộc mạcnhưng không kém phần cao sang, đài các như chính chiếc áo dài của ta nay nó đãbước lên ngôi cao "Quốc phục".Đó là lí do Nhóm tôi chọn đề tài “ Nét đẹp tà áodài của người Việt Nam.”- Và sau đây chúng ta sẽ đi vào bài thuyết trình. Để tiệntheo dõi chúng ta sẽ đến với nội dung chính của bài: Nội dụng chính của bài gồm(Trâm)1.Nguồn gốc xuất xứ chiếc áo dài Việt Nam.2. Đặc điểm của chiếc áo dài.3. Áo dài qua từng thời kỳ.4. Áo dài trong mắt người dân Việt Nam và bạn bè quốc tế.5. Áo dài Việt Nam trong tương lai.Chuyển: Tất cả chúng ta ngồi đây chắc hẳn đã từng tiếp xúc với chiếc “ Áodài” nhưng không phải ai cũng biết nguồn gôc xuất xứ của nó. Vì thế trướctiên chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về nguồn gốc của nó.1. Nguồn gốc áo dài Việt (Linh)--Cho đến nay, vẫn chưa biết được nguồn gốc chính xác của chiếc áo dài.Nhưng nối ngược dòng thởi gian, tìm về cội nguồn, hình ảnh chiếc áo vớihai tà áo thướt tha đã được tìm thấy ở các hình khắc mặt trống đồng NgọcLũ cách đây vài nghìn năm..Có nhiều loại áo nhưng sơ khai là áo giai lãnh: cũng giống như áo tứ thânnhưng khi mặc thì hai thân trước để giao nhau mà không buộc lại..Nhưng với những người phụ nữ tỉnh thành nhàn nhạ, muốn có một kiểuáo dài dược cách tân thế nào đó dể giảm chế nét dân dã lao động và tăngdáng dấp sang trọng, khuê các. Thế là áo tứ thân được biến cải ở chỗ vạtnửa trước phải nay lại được thu bé trở lai thành vạt con; thêm một vạt thứnăm be bé nằm ở dưới vạt trước trở thành áo ngũ thân.Chiếc áo đầu tiênđược chính thức công nhận là quốc phục dưới triều Nguyễn Phúc Khoát(1793-1765) là sự kết hợp giữa váy của người Chăm và chiếc “ sườnxám” của người Trung Hoa.Chuyển: Biết được nguồn gốc chưa đủ để chúng ta hình dung được chính xácnhững gì cần có trong 1 chiếc áo dài. Để hiểu rõ hơn tiếp theo chúng ta sẽ tìmhiểu đặc điểm của nó.2. Đặc điểm của chiếc áo dài ( Nhi )- Áo dài từ cổ xuống đến chân- Cổ áo may theo kiểu cổ Tàu, cũng có khi là cổ thuyền, cổ tròn tùy theo sởthích của người mặc. Khi mặc, cổ áo ôm khít lấy cổ, tạo vẻ kín đáo.- Khuy áo thường dùng là khuy bấm, từ cổ chéo sang vai rồi kéo xuốngngang hông. Ngày mới ra đời áo dài có năm khuy ở năm vị trí cố định vừagiữ cho thân áo ngay ngắn vừa tượng trưng cho năm đạo làm người: nhân,nghĩa, lễ, trí, tín.- Thân áo gồm 2 phần: Thân trước và thân sau, dài suốt từ trên cổ xuốnggần mắt cá chân,(hoặc có thể ngắn hơn tùy theo thời kì), dọc hai bên hông cóđường xẻ từ eo xuống đến hết phần tà áo. Nếu đi trước gió người phụ nữ sẽduyên dáng hơn trong những tà áo rập rờn như cánh bướm đủ màu sắc.- Áo được may bằng nhiều loại vải và nhiều màu sắc khác nhau tùy theo sởthích của người dùng. Chất liệu khá phong phú, đa dạng, nhưng đều có đặcđiểm chung là mềm, nhẹ, thoáng mát. Nhiễu, voan, nhất là lụa tơ tằm lànhững mặt hàng được các bà các cô ưa thích. Nếu dùng vải có 1 màu thìthân trước thân sau sẽ được trang trí hoa văn cho áo thêm sang trọng.- Thân áo may sát vào thân người. Khi mặc, áo ôm sát vào, làm nổi bậtnhững đường cong gợi cảm của người phụ nữ.- Tay áo dài không có cầu vai, may liền, kéo dài từ cổ áo đến cổ tay. Áo dàithường mặc với quần đồng màu hoặc màu trắng bằng lụa, satanh, phibóng....Chuyển: Đó là tất cả những gì có trong một chiếc áo dài và chúng ta đều biếtrằng mọi thứ đều sẽ thay đổi theo năm tháng thế nên áo dài cũng không ngoạilệ. Tùy thời điểm mà chiếc áo dài lại có đặc điểm khác nhau. Sau đây chúng tasẽ đến với phần áo dài qua từng thời kì.3. Áo dài qua từng thời kì:- Truyền thuyết kể lại rằng khi cưỡi voi xông trận, Hai Bà Trưng đã mặc áodài hai tà giáp vàng, che lọng vàng. Do tôn kính hai bà, phụ nữ Việt xưatránh mặc áo hai tà mà thay bằng áo tứ thân.( Quốc)Thế kỷ 17(Quốc)-Thời kỳ này bắt đầu xuất hiện áo giao lãnh. Đây là loại áo tiền thân của áotứ thân. Áo giao lãnh có 4 vạt, dùng để khoác ngoài chiếc yếm lót bên trong,mặc cùng váy đen và dùng thắt lưng màu nâu, hai vạt trước buông thảxuống.Thế kỷ 18 – đầu thế kỷ 20( Quốc)- Đây là giai đoạn lên ngôi của áo tứ thân và áo ngũ thân. Do công việc đồngáng, kiểu áo giao lãnh lại quá vứng víu rất bất tiện trong. Vì thế người ta đãchế ra kiểu áo tứ thân với 2 vạt trước rời nhau, có thể dễ dàng buộc lại, vạtsau may liền thành tà áo.- Đối với những người phụ nữ thành thị ít phải lao động chân tay, để thểhiện sự quyền quý, cao sang, phân biệt mình với những người thuộc tầng lớpnghèo hơn họ thường mặc áo ngũ thân. Gần như áo tứ thân, áo ngũ thâncũng có bốn vạt. Tuy nhiên cả vạt trước và vạt sau được may liền nhau, vạtthứ năm được may dưới tà áo để làm lót.1939– 1943( Phúc)- Giai đoạn 1939 – 1943, nhà tạo mẫu Cát Tường ở phố Hàng Da, Hà Nội đãcải tiến chiếc áo dài tên gọi Le Mur với nhiều chi tiết mới mẻ như cổ khoéttrái tim hoặc cổ bẻ, có nơ trước cổ, tay phồng,...- Vì kiểu này làm biến chất áo dài nên bị lên án khá mạnh mẽ, “lai căng” quánhiều và rất không đứng đắn nên chỉ có giới nghệ sĩ cách tân mới dám mặc.cho đến năm 1943 thì kiểu áo này đã hoàn toàn biến mất.1960 (Phúc)- Phụ nữ thời kỳ này đã biết cách ăn mặc sao cho thân hình thon thả và quyếnrũ. Áo dài raglan cùng ra đời từ đó. Đây là kiểu áo có tà trước nối với tà sauqua hàng nút bấm từ cổ xuống nách dọc theo bên hông, gần giống với kiểuáo dài thời hiện đại ngày nay. Tay áo ráp raglan nối từ cổ xéo xuống nách.- Cũng trong thời kỳ này một kiểu áo dài khác được ra đời do bà Trần LệXuân, vợ ông Ngô Đình Nhu thiết kế, được gọi là áo dài bà Nhu. Kiểu áonày được thiết kế bỏ đi phần cổ áo, hở cổ hay còn gọi là cổ thuyền.- Vì thời đó vẫn còn một số định kiến về cách ăn mặc của người phụ nữ, thiếtkế của bà Trần Lệ Xuân đã bị nhiều người lên án. Nhưng sau đó đã đượcchấp nhận và khen ngợi vì nó làm tôn lên vẻ đẹp, vóc dáng của người phụ nữlàm tăng thêm vẻ hiện đại và quyến rũ.1985-1986( Phúc)- Áo dài cổ năm 1985 xuất hiện đầu tiên tại Sài Gòn. Không chỉ là thời trang,mặc dù không tồn tại lâu nhưng áo dài Hippy lại là một điểm đáng chú ýtrong lịch sử áo dài.Năm 1989, cuộc thi hoa hậu áo dài đầu tiên được tổ chức tại Sài Gòn, đánhdấu sự hồi sinh phát triển mạnh mẽ của áo dài với hàng loạt thiết kế mới.Hiện nay( Phúc)Trong sự phát triển của nền kinh tế thị trường với sự mở của và hội nhập vàotiến trình toàn cầu hóa. Áo dài ngày nay vẫn là trang phục quan trọng khôngthể thiếu với với người dân Việt. Ngày nay áo dài đã phong phú, đa dạng,tôn dáng người phụ nữ hơn trước...- Những nhà thiết kế nổi bật hiện nay như Thuận Việt, Sĩ Hoàng, Võ ViệtChung…đã cho ra mắt các sản phẩm áo dài độc đáo, tuy phá cách nhưngkhông hề làm mất đi giá trị vốn có của chiếc áo dài truyền thống, nét vănhóa đặc sắc của con người Việt Nam.Chuyển: Như vậy thì áo dài luôn gắn liền với lịch sử Việt Nam. Vậy trong mắtngười dân Việt Nam và bạn bè quốc tế áo dài có tầm ảnh hưởng và vai trònhư thế nào? Mời cô và các bạn cùng đến với nội dung tiếp theo.4. Áo dài trong mắt người dân và bạn bè quốc tế:a. Áo dài trong mắt người dân Việt Nam: (Kim)- Chiếc áo dài vẫn sống mãi với thời gian và thăng trầm của dân tộc.” Áo dài”luôn được người Việt yêu thích trân trọng và được nâng lên tầm Quốcphục .” Áo dài” thường được phụ nữ Việt Nam mặc đến những dịp lễ quantrọng, ngoại giao hay khi đến giảng đường...Dần về sau “ áo dài” đã trởthành biểu tượng cho nét đẹp duyên dáng, thùy mị của người con gái Việt.- Hình ảnh áo dài cũng là đề tài trong sáng tác thơ ca, âm nhạc, hội họa:“Chiếc áo quê hương dáng thướt thaNon sông gấm vóc mở đôi tàTà bên Đông Hải lung linh sóngTà phía Trường Sơn rực rỡ hoa”(Đinh Vũ Ngọc-Quảng Nam)Hay bài hát” Áo dài ơi”- Sỹ Luân,” Tuổi ngọc”- Phạm Duy, “ Em trong mắttôi”- Nguyễn Đức Cường:” ..Không quần jeans giày cao gót , em chọn riêngmình em áo dài”.Áo dài trong hội họa thì có tranh “ Thiếu nữ bên hoa huệ”của họa sĩ Tô Ngọc VânChuyển: Ngần ấy cũng chưa đủ để chúng ta cảm nhận được về tà áo dài Việt Nam,vì không như một thời trang xa xỉ nào khác, mà khi nhìn tà áo dài ở bất cứ đâu trênquả địa cầu này thì dường như con người Việt Nam thấy rằng đó là hồn quê hươngViệt. Vậy đối với Thế Giới họ yêu quý và đón tiếp nó nồng nhiệt không? Chúng tasẽ đến với nội dung “ Áo dài trong mắt bạn bè quốc tế” để hiểu rõ hơn.----b. Áo dài trong mắt bạn bè quốc tế: ( Tâm)Áo dài Việt Nam không chỉ giới hạng trong nước mà ngày nay nó còn đượcThế Giới biết đến như một biểu tượng cho vẻ đẹp duyên dáng, thước tha.”Áo dài” không chỉ được ưa chuộng tại Việt Nam mà còn được bạn bè quốctế biết đến và tiếp đón nồng nhiệt.Người đầu tiên cần phải nhắc đến là bà Katherine Muller – Marin, trưởngđại diện UNESCO tại Việt Nam, một phụ nữ người Costa Rica gốc Đức luôndiện trang phục thời trang áo dài trong hầu hết các sự kiện lớn tại Việt Nam.Bà là người thổi hồn tà áo dài truyền thống đến thế giới. Bà còn tâm sự rằngmình sưu tầm rất nhiều loại áo dài để phù hợp với từng sự kiện, dịp lễ, Tết,...Đó là một trong những sở thích của bà.Tối 11/11 ở TP HCM,trong buổi “ Miss Earth 2010” thì Miss EarthAustralia Kelly Louise Maguire là người đẹp nước ngoài duy nhất trong sốcác thí sinh mặc áo dài Việt Nam.Rất tự tin khi mặc bộ áo truyền thống Việtnán lại khá lâu bên chiếc trống đồng là kỷ vật 1000 năm Thăng Long để tạodáng trước ống kính.Công nương Mary, trong sự kiện kỷ niệm "40 năm Tổ chức Bảo vệ cuộcsống hoang dã ở Đan Mạch", đã gây xôn xao báo giới khi diện trang phục áodài truyền thống của Việt Nam.- Tóm lại thì “ Áo dài “ của nước ta đã được bạn bè quốc Tế đón nhận đánhgiá cao.Chuyển: Qua nội dung trên ta biết được “áo dài” trong quá khứ và hiện tại nólà một biểu tượng vẻ đẹp nước ta, là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam cũngnhư sự yêu mến của bạn bè quốc tế. Nhưng làm sao để giữ được vẻ đẹp ấytrong thời đại ngày càng phát triển này thì chúng ta sẽ đi vào phần “ áo dài”trong tương lai.5. “ Áo dài” trong tương lai: (Vy)- Ngày nay, đất nước ngày càng phát triển, mở cửa hội nhập cho các nước làcơ hội để nước ta đưa áo dài đến với các nước- một biểu tượng văn hóa, mộtbản sắc dân tộc của người Việt Nam.- Tuy nhiên, quá trình mở cửa giao lưu hội nhập cũng mang đến cho nước tanhững thách thức . Hòa nhập nhưng không hòa tan, không làm mất đi nhữnggiá trị văn hóa cao đẹp của dân tộc; cá nhân mỗi người đặc biệt là thế hệ trẻcần phát huy hơn nữa tinh thần dân tộc, giữ gìn và bảo vệ biểu tương caođẹp của hình ảnh tà áo dài Việt Nam nói chung và những giá trị văn hóakhác nói chung; tiếp thu tinh hoa văn hoa nhân loại trên cơ sở giữ gìn bảnsắc văn hóa dân tộc ngàn đời.- Và một điều chúng ta có thể tin rằng:” Áo dài sẽ mãi trường tồn cùng vănhóa Việt”.Chuyển: Vậy chúng chúng ta đã được hiểu sâu hơn về chiếc “áo dài” truyềnthống của dân tộc Việt Nam. Sau đây mời cô và các bạn xem một số mẫu áodài quen thuộc của nước ta.• Lời kết: ( Tú)- Cho dù trải qua bao nhiêu ngàn năm với bao nhiêu biến thể, nét duy nhất cònnhận ra được trang phục truyền thống của người Việt không bị lai tạp vớicác nền văn hóa khác chính là hai tà áo dài. Áo dài Việt Nam xuất hiện trongtừ điển tiếng Anh cũng vẫn là “aodai”, chứng tỏ sự biểu trưng mạnh mẽ chovẻ đẹp mang tính dân tộc của loại trang phục truyền thống này.- Người Việt ngày nay tuy không còn mặc áo dài như một loại trang phụcthường ngày như trước đây, nhưng áo dài vẫn là một loại trang phục trangtrọng để mặc trong những dịp quan trọng. Đặc biệt nhất là vào những ngàyđại lễ của quốc gia, thì tà áo dài lại trở nên một loại trang phục mang nhiềunét dân tộc.“ Chúng tôi là người Việt NamChúng tôi tự hào về chiếc áo dài truyền thốngVà chúng tôi tin bạn cũng thế."
Tài liệu liên quan
- code nét đẹp duyên dáng Việt Nam
- 1
- 384
- 0
- Áo dài Việt Nam
- 13
- 672
- 5
- Thuyết Minh về "Chiếc Áo Dài Việt Nam" doc
- 6
- 9
- 44
- Dàn ý thuyết minh về chiếc áo dài Việt Nam potx
- 3
- 28
- 159
- thuyết minh về chiếc áo dài việt nam
- 1
- 22
- 51
- Kiến thức lớp 10 CÁCH LÀM BÀI VĂN THUYẾT MINH-thuyết minh về chiếc áo dài Việt Nam pptx
- 6
- 3
- 7
- thuyết minh về áo dài việt nam
- 35
- 5
- 72
- CT Ta ao dai Viet Nam
- 10
- 771
- 0
- Tap DocTa ao dai Viet Nam
- 7
- 277
- 0
- DÀN Ý THUYẾT MINH VỀ CHIẾC ÁO DÀI VIỆT NAM potx
- 5
- 6
- 9
Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về
(76 KB - 7 trang) - Thuyết trình Nét đẹp áo dài Việt Nam Tải bản đầy đủ ngay ×Từ khóa » Bài Thuyết Trình Về áo Dài Việt Nam
-
Top 13 Bài Thuyết Minh Về Chiếc áo Dài Việt Nam Hay Nhất
-
TOP 19 Bài Thuyết Minh Về Chiếc Áo Dài Việt Nam
-
Top 10 Bài Văn Thuyết Minh Về áo Dài Việt Nam Hay Nhất
-
Thuyết Minh Về Chiếc áo Dài Việt Nam
-
Top 19 Bài Thuyết Trình Về Áo Dài Việt Nam Ngắn Gọn ... - .vn
-
Thuyết Minh Về Chiếc áo Dài Việt Nam – Văn Mẫu Lớp 8
-
Thuyết Trình Về áo Dài
-
Top 13 Bài Thuyết Minh Về Chiếc áo Dài Việt Nam Hay Nhất
-
Thuyết Minh Về áo Dài Việt Nam - Kinh Nghiệm Dạy Học
-
Thuyết Minh Về Chiếc áo Dài Việt Nam - Luxury
-
13 Bài Thuyết Minh Về áo Dài Việt Nam Chọn Lọc
-
Thuyết Trình Về áo Dài Việt Nam Powerpoint - Trần Gia Hưng
-
Thuyết Minh Về Chiếc áo Dài Việt Nam Ngắn Gọn - THPT Sóc Trăng
-
Anh/ Chị Hãy Viết Bài Thuyết Minh Về Chiếc áo Dài Việt Nam