Thuyết Trình Seminar Là Gì - LuTrader

Seminar là gì? Seminar là một dạng hội thảo, nghiên cứu chuyên đề hay đơn giản chỉ là một buổi báo cáo công việc, kết quả của một quá trình học tập. Để có thể hiểu rõ hơn về thuật ngữ này cũng như bí kíp để có một buổi Seminar thành công, xin mời các bạn cùng theo dõi bài viết sau đây!

Nội dung chính Show
  • Seminar là gì?
  • Ưu – Nhược điểm của Seminar là gì?
  • Về ưu điểm
  • Về nhược điểm
  • Các bước xây dựng buổi Seminar hoàn hảo 
  • Bí quyết để có buổi Seminar thành công
  • Hiểu rõ đối tượng tham gia
  • Chuẩn bị Agenda phù hợp
  • Cung cấp nhiều thông tin bổ ích cho độc giả
  • Trình bày logic, hợp lý
  • Có sự tương tác với thính giả
  • Đánh bóng phong cách thuyết trình cá nhân
  • Các chủ đề thường gặp của Seminar là gì?
  • Seminar giáo dục
  • Seminar truyền cảm hứng
  •  Seminar kết nối cộng đồng
  • Seminar thương mại
  • Video liên quan

Seminar là gì?

Seminar meaning có nghĩa là một dạng hội thảo, nghiên cứu chuyên đề, nghiên cứu khoa học hay chỉ là một buổi báo cáo kết quả một chuyên đề học tập. Trong đó, người học/ người trình bày là người chủ động trong tất cả các khâu: từ chuẩn bị tài liệu, trình bày và đưa ra dẫn chứng cụ thể. Tiếp đó là thảo luận, trao đổi với các thành viên khác và tự rút ra kết luận về vấn đề vừa được đề cập đến. Cuối cùng là đề xuất hướng đi mới để phát triển nội dung. 

Seminar có nghĩa là gì?

Hiện nay, thuật ngữ Seminar rất quen thuộc đối với những người đi làm hay các bạn sinh viên đang chuẩn bị để bảo vệ luận án tốt nghiệp. Nó được xem là phương pháp thú vị giúp chúng ta có thể trình bày quan điểm cá nhân đến mọi người hay giới thiệu sản phẩm/ dịch vụ đến các khách hàng tiềm năng. Seminar cũng được xem là cơ hội để xây dựng các mối quan hệ tích cực  và cho thấy năng lực cá nhân.

Bài viết tham khảo: Agenda là gì? Một chương trình agenda tốt thì cần những gì?

Ưu – Nhược điểm của Seminar là gì?

Về ưu điểm

  • Giúp người trình bày khai thác được nhiều khía cạnh của đề tài, kích thích sự tìm tòi, nghiên cứu của họ đến các vấn đề có tính chất phức tạp hơn. 
  • Giúp người trình bày phân tích sâu hơn về những giả thuyết cá nhân và nâng cao khả năng lắng nghe ý kiến đóng góp từ người khác. Từ đó có thể rút ra được nhiều kiến thức bổ ích cho bản thân. 
  • Giúp người trình bày hình thành thói quen tương tác trong công việc/ học và phát triển tư duy theo hướng tích hơn. 

Về nhược điểm

Phương pháp này đôi khi khiến cho người học/ người làm bị động bởi họ chỉ quan tâm đến hình thức mà ít quan tâm đến nội dung của buổi thảo luận. Vì vậy, các phân tích, đánh giá và giải quyết vấn đề không được đánh giá cao. 

Bên cạnh đó, Seminar còn đòi hỏi rất nhiều công sức và thời gian để tìm kiếm do nguồn tài liệu nghiên cứu cực kỳ đa dạng. 

Các bước xây dựng buổi Seminar hoàn hảo 

  • Bước 1: Tìm hiểu kỹ về đề tài bạn muốn giới thiệu đến mọi người. 
  • Bước 2: Tìm tất các các tài liệu liên quan đến đề tài. Coi đề tài là cái trục và mọi thông tin được trình bày trong buổi Seminar phải xoay và làm nổi bật cái trục đó. 
  • Bước 3: Lọc những nguồn tài liệu quan trọng, chính xác, bám sát vào đề tài và thông tin minh bạch. 
  • Bước 4: Đưa ra một vài dàn ý sơ bộ về đề tài trình bày. Lưu ý phải xây dựng theo mạch logic, có hệ thống, nhấn mạnh vào những chủ đề quan trọng, không lan man. 
  • Bước 5: Đọc thật kỹ toàn bộ tài liệu bạn tìm được. 
  • Bước 6: Xây dựng dàn ý chi tiết. Nếu cần thiết thì bạn có thể tìm kiếm thêm các nguồn tài liệu khác. 
Các bước xây dựng Seminar hoàn hảo
  • Bước 7: Xây dựng bài bám sát vào dàn ý đã chuẩn bị trước đó. 
  • Bước 8: Đọc và nghiên cứu lại bài viết nhiều lần để nắm bắt cảm xúc và hiểu rõ hơn về vấn đề bạn sẽ trình bày. Từ đó, giúp bạn cảm thấy tự tin và chủ động hơn khi giao tiếp. 
  • Bước 9: Chỉnh sửa lại bài viết để tạo điểm nhấn cho người nghe. 
  • Bước 10: Làm bản báo cáo để thuyết trình trước mọi người. 
  • Bước 11: Chuẩn bị cho buổi hội thảo: lựa chọn địa điểm, thời gian, thiết kế Seminar poster, chuẩn bị chiến lược marketing để tìm kiếm người tham gia,… 
  • Bước 12: Tổ chức buổi hội thảo. 

Bí quyết để có buổi Seminar thành công

Hiểu rõ đối tượng tham gia

Người xưa có câu “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”. Khi đã hiểu rõ về các đối tượng tham gia, bạn sẽ đưa ra những dẫn chứng, lý lẽ phù hợp để thu hút người đọc, người nghe. 

Chuẩn bị Agenda phù hợp

Bạn phải có một chương trình hấp dẫn để đưa lên trang đăng ký của mình. Chương trình này đảm bảo có đầy đủ thông tin nhưng cũng phải khơi gợi trí tò mò để thu hút sự chú ý của mọi người.

Bài viết tham khảo: Cổ tức là gì? Cách tính tỉ lệ chi trả cổ tức như thế nào?

Cung cấp nhiều thông tin bổ ích cho độc giả

Để có một buổi thuyết trình thành công, hãy lựa chọn những thông tin sâu sắc để cho thính giả cảm thấy nó thực sự hữu ích. Đừng nhầm lẫn một buổi hội thảo thành buổi để bán hàng. Nó dễ khiến người nghe nhanh chóng cảm thấy buồn ngủ trừ khi bạn có thể đáp ứng nhu cầu của họ từ đầu. 

Ngoài ra, nên hạn chế sử dụng các thuật ngữ khó hiểu hay cung cấp quá nhiều thông tin mang tính học thuật. Hãy tạo ra một bài nói chuyện ở mức kiến thức vừa phải, không nên nói chuyện trên tầm hoặc dưới tầm của thính giả. 

Trình bày logic, hợp lý

Để làm được điều này, bạn nên gạch đầu dòng những nội dung quan trọng. Tiếp đó, hãy bổ sung thông tin cho từng đoạn. Hãy cố gắng sắp xếp kết cấu buổi Seminar logic, hợp lý. Như vậy mới có thể dễ dàng thu hút sự chú ý và hấp dẫn thính giả. 

Có sự tương tác với thính giả

Đừng cảm thấy bối rối hay lo sợ mỗi khi phải dừng lại để nhận câu hỏi của thính giả. Bởi thính giả đặt câu hỏi sẽ tốt hơn rất nhiều so với các thính giả ngồi im. Điều này cho thấy họ đang thực sự quan tâm, hứng thú với buổi hội thảo của bạn. 

Cần phải có sự tương tác với thính giả

Đánh bóng phong cách thuyết trình cá nhân

Trước khi tiến hành buổi thuyết trình, hãy cố gắng dành nhiều thời gian để luyện tập và ghi lại quá trình luyện tập đó. Từ đó, bạn có thể nhận ra khuyết điểm của bản thân và tìm cách khắc phục. Đồng thời nên chú ý tránh việc lặp lại một từ trong bài thuyết trình hay nhăn nhó, thể hiện sự lo lắng. 

Ngoài ra, thay vì đứng mãi trên sân khấu, hãy đến gần hơn với thính giả. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng giao tiếp với họ hơn. 

Các chủ đề thường gặp của Seminar là gì?

Seminar giáo dục

Đó có thể là một bài giảng – nơi những người tham gia sẽ cùng nhau thảo luận để có cái nhìn sâu sắc hơn về vấn đề được thảo luận. Ngoài ra, cũng có các hình thức tổ chức hội thảo giáo dục khác như truyền đạt kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm cho người tham gia. 

Seminar truyền cảm hứng

Đó là các hội hội thảo nhằm mục đích truyền cảm hứng đến những người tham dự để họ phát triển tốt hơn, tự tìm ra hướng đi riêng cho mình. Ví dụ: Hội thảo về chủ đề tài chính nhằm mục đích truyền cảm hứng cho những doanh nghiệp nhỏ cách viết bản kế hoạch kinh doanh hay chào hàng với nhà đầu tư,… 

 Seminar kết nối cộng đồng

Hình thức này được tổ chức với một hoặc nhiều mục đích khác nhau. Đó là nơi để những người có cùng sở thích, cùng mục tiêu, chung định hướng phát triển gặp gỡ và trao đổi với nhau. Những cuộc hội thảo này sẽ tạo cơ hội giúp người tham dự tìm kiếm và phát triển các mối quan hệ tiềm năng; từ đó hỗ trợ cho hoạt động về sau của họ. 

Seminar kết nối cộng đồng

Seminar thương mại

Đây là hình thức hội thảo tập hợp nhiều cộng đồng lại với nhau nhằm mục đích kết nối các thành phần tham gia và hình thành nên các kết nối mới. 

Trên đây là thông tin giải đáp thắc mắc Seminar là gì và bí quyết để có một buổi Seminar thành công. Hy vọng qua bài viết này sẽ mang đến cho bạn đọc nhiều kiến thức hữu ích. Bất kỳ câu hỏi nào cần được giải đáp, hãy để lại bình luận bên dưới, mình sẽ cố gắng giải đáp các bạn sớm nhất!

Từ khóa » Thuyết Trình Seminar Là Gì