Thuyết Trình Tồn Tại Xã Hội Và ý Thức Xã Hội - Luật Hoàng Phi
Có thể bạn quan tâm
Mục lục bài viết
- Khái niệm của tồn tại xã hội và ý thức xã hội
- Mối quan hệ biện chứng giữ tồn tại xã hội và ý thức xã hội
Bài viết lần này chúng tôi sẽ gợi ý cho Quý độc giả một bài thuyết trình tồn tại xã hội và ý thức xã hội. Quý độc giả có thể tham khảo gợi ý của chúng tôi dưới đây để hoàn thiện bài thuyết trình tồn tại xã hội và ý thức xã hội của mình:
Khái niệm của tồn tại xã hội và ý thức xã hội
Thứ nhất: Tồn tại xã hội
Tồn tại xã hội là toàn bộ sinh hoạt vật chất và những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội, bao gồm môi trường tự nhiên, dân số và phương thức sản xuất.
Các yếu tố của tồn tại xã hội bao gồm:
+ Môi trường tự nhiên:
Bao gồm những điều kiện địa lý tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
Là điều kiện sinh sống tất yếu, thường xuyên của sự tồn tại và phát triển của xã hội, có ảnh hưởng quan trọng đến đời sống của con người và sự tiến bộ của xã hội.
+ Dân số:
Là điều kiện tất yếu và thường xuyên của sự tồn tại và phát triển của xã hội vì mỗi quốc gia, dân tộc đều cần có một số dân nhất định để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Dân số và tốc độ phát triển dân số của mỗi nước có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển mọi mặt của nước đó.
+ Phương thức sản xuất (giữ vai trò quyết định trong tồn tại xã hội):
Là cách thức con người làm ra của cái vật chất trong những giai đoạn nhất định của lịch sử, bao gồm lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.
Lực lượng sản xuất: là sự thống nhất giữa tư liệu sản xuất và người sử dụng tư liệu ấy để sản xuất ra của cải vật chất.
Tư liệu sản xuất: gồm có tư liệu lao động và đối tượng lao động. Tư liệu lao động bao gồm công cụ lao động (quan trọng nhất, cách mạng nhất, biến động nhất) và phương tiện lao động; đối tượng lao động bao gồm những bộ phân giới tự nhiên được đưa vào sản xuất.
Người lao động: giữ vai trò quan trọng nhất, quyết định nhất trong lực lượng sản xuất.
Quan hệ sản xuất: là quan hệ quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất của cải vật chất, bao gồm: quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất (quyết định các quan hệ khác), quan hệ trong tổ chức, quản lý và quan hệ trong phân phối sản phẩm.
Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất: lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất; quan hệ sản xuất có sự tác động trở lại đối với lực lượng sản xuất.
Thứ hai: Ý thức xã hội
Khái niệm ý thức xã hội dùng để chỉ phương diện sinh hoạt tinh thần của xã hội, nảy sinh từ tồn tại xã hội và phản ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn phát triển nhất định.
Kết cấu của ý thức xã hội:
+ Theo nội dung và lĩnh vực phản ánh đời sống xã hội, ý thức xã hội bao gồm các hình thái khác nhau, đó là ý thức chính trị, ý thức pháp quyền, ý thức đạo đức, ý thức tôn giáo, ý thức thẩm mỹ, ý thức khoa học…
+ Theo trình độ phản ánh của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội có thể phân biệt ý thức xã hội thông thường và ý thức lý luận. Ý thức xã hội thông thường là toàn bộ những tri thức, những quan niệm… của những con người trong một cộng đồng người nhất định, được hình thành một cách trực tiếp từ hoạt động thực tiễn hàng ngày, chưa được hệ thống hóa, khái quát hóa thành lý luận.
Ý hức lý luận là những tư tưởng, quan điểm đã được hệ thống hóa, khái quát hóa thành các học thuyết xã hội, được trình bày dưới dạng những khái niệm, phạm trù, quy luật. Ý thức lý luận khoa học có khả năng phản ánh hiện thực khách quan một cách khái quát, sâu sắc và chính xác, vạch ra các mối liên hệ bản chất của các sự vật và hiện tượng. Ý thức lý luận đạt trình độ cao và mang tính hệ thống tạo thành các hệ tư tưởng.
+ Cũng có thể phân tích ý thức xã hội theo hai trình độ và hai phương thức phản ánh đối với tồn tại xã hội. Đó là tâm lý xã hội và hệ tư tưởng xã hội. Tâm lý xã hội là toàn bộ đời sống tình cảm, tâm trạng, khát vọng, ý chí… của những cộng đồng người nhất định; là sự phản ánh trực tiếp và tự phát đối với hoàn cảnh sống của họ. Hệ tư tưởng xã hội là toàn bộ các hệ thống quan niệm, quan điểm xã hội như: chính trị, triết học, đạo đức, nghệ thuật, tôn giáo… là sự phản ánh gián tiếp và tự giác đối với tồn tại xã hội.
Mối quan hệ biện chứng giữ tồn tại xã hội và ý thức xã hội
Thứ nhất: Ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội, do tồn tại xã hội quyết định
Ta không thể tìm nguồn gốc của tư tưởng, tâm lý xã hội trong bản thân nó, nghĩa là không thể tìm trong đầu óc con người mà phải tìm trong hiện thực vật chất. Sự biến đổi của một thời đại nào đó cũng sẽ không thể giải thích được nếu chỉ căn cứ vào ý thức của thời đại ấy.
Đời sống tinh thần của xã hội, tức ý thức xã hội, hình thành và phát triển trên cơ sở của đời sống vật chất, tức tồn tại xã hội.
Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội. Ý thức xã hội là sự phản ánh của tòn tại xã hội, phụ thuộc vào tồn tại xã hội.
Mỗi khi tồn tại xã hội, nhất là phương thức sản xuất biến đổi, thì những tư tưởng và lý luận xã hội, những quan điểm về chính trị, pháp quyền, triết học, đạo đức, văn hóa, nghệ thuật… sớm muộn sẽ biến đổi theo.
Thứ hai: Ý thức xã hội có tính kế thừa trong sự phát triển của mình
Lịch sử phát triển đời sống tinh thần của xã hội cho thấy rằng, những quan điểm lý luận của mỗi thời đại không xuất hiện trên mảnh đất trông không mà được tạo ra trên cơ sở kế thừa những tài liệu lý luận của các thời đại trước.
Do ý thức có tính kế thừa trong sự phát triển, nên không thể giải thích được một tư tưởng nào đó nếu chỉ dựa vào những quan hệ kinh tế hiện có, không chú ý đến các giai đoạn phát triển tư tưởng trước đó.
Lịch sử phát triển của tư tưởng cho thấy những giai đoạn hưng thịnh hoặc suy tàn của triết học, văn học, nghệ thuật… nhiều khi không phù hợp hoàn toàn với những giai đoạn hưng thịnh hoặc suy tàn của kinh tế. Tính chất kế thừa trong sự phát triển của tư tưởng là một trong những nguyên nhân nói rõ vì sao một nước có trình độ phát triển của tư tưởng là một trong những nguyên nhân nó rõ vì sao một nước có trình độ phát triển của tư tưởng là một trong những nguyên nhân nói rõ vì sao một nước có trình độ phát triển tương đối kém về kinh tế nhưng tư tưởng lại ở trình độ phát triển cao.
Trong xã hội có giai cấp, tính chất kế thừa của ý thức xã hội gắn với tính chất giai cấp của nó.
Thứ ba: Ý thức xã hội có thể vượt trước tồn tại xã hội
Khi khẳng định tính thường lạc hậu hơn của ý thức xã hội so với tồn tại xã hội, triết học mác-xít đồng thời thừa nhận rằng: trong những điều kiện nhất định, tư tưởng của con người, đặc biệt những tư tưởng khoa học tiến tiến có thể vượt trước sự phát triển của tồn tại xã hội, dự báo được tương lai và có tác dụng tổ chức, chỉ đạo hoạt động thực tiễn của con người, hướng hoạt động đó vào việc giải quyết những nhiệm vụ mới do sự phát triển chín muồi của đời sống vật chất của xã hội đặt ra.
Thứ tư: Ý thức xã hội tác động trở lại tồn tại xã hội
Chủ nghĩa duy vật lịch sử không những chống lại quan điểm suy tâm tuyệt đối hóa vai trò của ý thức xã hội, mà còn bác bỏ quan điểm duy vật tầm thường, hay chủ nghĩa duy vật kinh tế phủ nhận tác dụng tích cực của ý thức xã hội trong đời sống xã hội.
Thứ năm: Sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội trong sự phát triển của chúng
Sự tác dộng qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội làm cho ở mỗi hình thái ý thức có những mặt, những tính chất không thể giải thích được một cách trực tiếp bằng tồn tại xã hội hay bằng các điều kiện vật chất.
Lịch sử phát triển của ý thức xã hội cho thấy, thông thường ở mỗi thời đại, tùy theo những hoàn cảnh lịch sử cụ thể có những hình thái ý thức nào đó nổi lên hàng đầu và tác động mạnh đến các hình thái ý thức khác.
Như vậy, trên đây là một số gợi ý về bài thuyết trình tồn tại xã hội và ý thức xã hội, Quý độc giả có thể tham khảo để có thêm thông tin thực hiện.
Từ khóa » Slide Tồn Tại Xã Hội Quyết định ý Thức Xã Hội
-
Quan He Ton Tai Xa Hoi Va Y Thuc Xa Hoi - SlideShare
-
Lenin_tồn Tại Xã Hội Và ý Thức Xã Hội - SlideShare
-
Bài Thuyết Trình Tồn Tại Xã Hội - Prezi
-
Slide Tồn Tại Xã Hội Và ý Thức Xã Hội - 123doc
-
Thuyết Trình Chủ đề Tồn Tại Xã Hội Và ý Thức Xã Hội - Tài Liệu Text
-
Bài Thuyết Trình Triết Học Mác - Lênin: Tồn Tại Và ý Thức Xã Hội
-
Giữa Tồn Tại Xã Hội Và ý Thức Xã Hội Có Mối Quan Hệ Gì ?
-
Phân Tích Mối Quan Hệ Biện Chứng Giữa Tồn Tại Xã Hội Và ý Thức Xã Hội
-
Bài Thuyết Trình - Bài 8: Tồn Tại Xã Hội Và Ý Thức Xã Hội
-
Top 29 Mối Quan Hệ Giữa Tồn Tại Xã Hội Và ý Thức Xã Hội Ppt 2022
-
Tồn Tại Xã Hội Và ý Thức Xã Hội - StuDocu
-
Bài 8. Tồn Tại Xã Hội Và ý Thức Xã Hội - GDCD 10 - Nguyễn Thị Huyền ...
-
Phân Tích Mối Quan Hệ Biện Chứng Giữa Tồn Tại Xã Hội Và ý Thức Xã ...