Tỉ Khối Của Chất Khí Và Công Thức Tính - Từ điển Hóa Học

Làm thế nào để biết chất khí này nặng hay nhẹ hơn chất khí kia? Hay làm thế nào để biết một chất khí nặng hay nhẹ hơn không khí? Để giải đáp những câu nói này, người ta đã đưa ra khái niệm tỉ khối của chất khí. Trong bài viết hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu khái niệm này các bạn nhé!

Tóm tắt nội dung

  • Tỉ khối của chất khí và công thức tính
    • 1. Định nghĩa về tỉnh khối của chất khí
    • 2. Tỉ khối của một chất khí với không khí
  • Bài tập áp dụng về tỉ khối của chất khí

Tỉ khối của chất khí và công thức tính

1. Định nghĩa về tỉnh khối của chất khí

Tỉ khối của chất khí A đối với khí B là tỉ lệ về khối lượng mol của khí A (MA) với khối lượng mol của khí B (MB). Dựa vào tỉ khối có thể biết được một chất khí nặng hay nhẹ hơn chất khí khác.

dA/B = MA/MB

Trong đó:

dA/B: tỉ khối của khí A đối với khí B

MA,MB: lần lượt là khối lượng mol của khí A và khí B

Ví dụ:

Khí Oxi nặng hay nhẹ hơn khí nito bao nhiêu lần?

Ta có: dO2/N2 = MO2/MN2 = 32/28 ≈ 1,14 ⇒ Khí oxi nặng hơn khí nito 1,14 lần.

Khí cacbonic nặng hay nhẹ hơn khí hidro bao nhiêu lần?

Ta có: dCO2/H2 = MCO2/MH2 = 44/2 = 22 ⇒ Khí cacbonic nặng hơn khí hidro 2 lần.

Tỉ khối của chất khí

ti-khoi-cua-chat-khi-cong-thuc-tinh-ti-khoi

2. Tỉ khối của một chất khí với không khí

Tỉ khối của chất khí A đối với không khí là tỉ lệ về khối lượng mol của khí A (MA) với khối lượng mol của không khí (Mkk ≈ 29 g/mol). Dựa vào tỉ khối có thể biết được khí A nặng hay nhẹ hơn không khí.

dA/kk = MA/29

Trong đó:

dA/kk: tỉ khối của khí A đối với không khí

MA: là khối lượng mol của khí A

Ví dụ:

Khí Oxi nặng hay nhẹ hơn không khí bao nhiêu lần?

Ta có: dO2/kk = MO2/29 = 32/29 ≈ 1,1 ⇒ Khí oxi nặng hơn khí nito 1,1 lần.

Bài tập áp dụng về tỉ khối của chất khí

Câu 1. Cho các chất khí sau: N2, O2, Cl2, CO, SO2. Hãy cho biết:

a) Khí nào nặng hay nhẹ hơn khí H2 và nặng hay nhẹ hơn bao nhiêu lần?

b) Khí nào nặng hay nhẹ hơn không khí và nặng (hay nhẹ hơn) bao nhiêu lần?

Trả lời:

a) Ta có:

+ dN2/H2 = MN2/MH2 = 28/2 = 14 ⇒ N2 nặng hơn H2 14 lần.

+ dO2/H2 = MO2/MH2 = 32/2 = 16 ⇒ O2 nặng hơn H2 16 lần.

+ dCl2/H2 = MCl2/MH2 = 71/2 = 35,5 ⇒ Cl2 nặng hơn H2 35,5 lần.

+ dCO/H2 = MCO/MH2 = 28/2 = 14 ⇒ CO nặng hơn H2 14 lần.

+ dSO2/H2 = MSO2/MH2 = 64/2 = 32 ⇒ SO2 nặng hơn H2 32 lần.

b) Ta có:

+ dN2/kk = MN2/29 = 28/29 ≈ 0,97 ⇒ N2 nhẹ hơn không khí bằng 0,97 lần.

+ dO2/kk = MO2/29 = 32/29 ≈ 1,10 ⇒ O2 nặng hơn không khí 1,10 lần.

+ dCl2/kk = MCl2/29 = 71/29 ≈ 2,45 ⇒ Cl2 nặng hơn không khí 2,45 lần.

+ dCO/kk = MCO/29 = 28/29 ≈ 0,97 ⇒ CO nhẹ hơn không khí bằng 0,97 lần.

+ dSO2/kk = MSO2/29 = 64/29 ≈ 2,21 ⇒ SO2 nặng hơn không khí 2,21 lần.

Câu 2. Tìm khối lượng mol (M) của các chất khí sau:

a) Có tỉ khối đối với O2 là: 1,375; 0,0625

b) Có tỉ khối đối với không khí là: 2,2017; 1,172

Trả lời: Gọi chất khí cần tìm là A, khối lượng mol của khí A là MA

a) Ta có:

+ dA/O2 = 1,375 ⇒ MA = 1,375 x 32 = 44

+ dA/O2 = 0,0625 ⇒ MA = 0,0625 x 32 = 2

b) Ta có:

+ dA/kk = 2,207 ⇒ MA = 2,207 x 29 = 64

+ dA/kk = 1,172 ⇒ MA = 1,172 x 29 = 34

Câu 3. Có những chất khí sau: H2, Cl2, CO2, CH4. Có thể thu được những khí nào vào bình  bằng cách:

a) Đặt đứng bình

b) Đặt ngược bình

Trả lời:

Ta có:

+ dH2/kk = 2/29 = 0,069 ⇒ H2 nhẹ hơn không khí.

+ dCl2/kk = 71/29 = 2,448 ⇒ Cl2 nặng hơn không khí.

+ dCO2/kk = 44/29 = 1,517 ⇒ CO2 nặng hơn không khí.

+ dCH4/kk = 16/29 = 0,552 ⇒ CH4 nhẹ hơn không khí.

a) Khi đặt đứng bình sẽ thu được khí Cl2 và CO2 vì 2 khí này nặng hơn không khí.

b) Khi đặt ngược hình sẽ thu được khí H2 và CH4 vì 2 khí này nhẹ hơn không khí.

Lời kết

Vậy là chúng ta đã tìm hiểu cách xác định tỉ khối của chất khí. Từ đó, ta xác định được chất khí này nặng hay nhẹ hơn khí kia và nặng hay nhẹ hơn không khí bằng bao nhiêu lần. Chúc các bạn học tốt và thành công nhé!

Đánh giá bài viết

Từ khóa » Dx/h2 Là Gì