Tỉ Lệ 1:1 Là Bao Nhiêu

Quy hoạch tỷ lệ 1/500 giúp chúng ta biết được mối liên kết giữa các yếu tố bên ngoài với các công trình thuộc diện quy hoạch

Nội dung chính Show
  • Tỷ lệ bản đồ 1/500 nghĩa là gì?
  • Lập bản đồ quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500 khi nào?
  • Công trình xây dựng tập trung
  • Đối với công trình đơn lẻ
  • Tỷ lệ nguyên hình (Full scale)
  • Tỷ lệ phóng to (Enlargement scale)
  • Tỷ lệ thu nhỏ (Reduction scale)
  • Bản vẽ có tỷ lệ lớn
  • Theo tỉ lệ 1:1 là như thế nào?
  • Vẽ hình theo tỉ lệ 1:1 là gì?
  • Tỉ lệ 2 1 là tỉ lệ như thế nào?
  • Tỉ lệ 2 3 là bao nhiêu?

Tỷ lệ 1/500 là gì là một khái niệm mà không phải ai cũng biết, chất là những người chưa từng tiếp xúc với mua bán bất động sản. Bài viết dưới đây sẽ cập nhật cho các bạn những thông tin quan trọng liên quan đến tỷ lệ 1/500 nhất định phải biết nếu có ý định rót vốn vào lĩnh vực này. Hãy cùng theo dõi nhé!

Trước khi tìm hiểu Tỷ lệ 1/500 là gì thì hãy cùng chúng tôi giải thích khái niệm về quy hoạch chi tiết 1/500 là gì. Tại khoản 2, Điều 30, Luật quy hoạch đô thị năm 2009 cho biết: “Bản vẽ của đồ án quy hoạch chi tiết được thể hiện theo tỷ lệ 1/500”.

Bản đồ quy hoạch 1/500 là bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng quy hoạch của các dự án đầu tư xây dựng. Đây cũng là cơ sở để thể hiện vị trí của công trình, thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật xây dựng công trình và triển khai thi công xây dựng. Để có được bản đồ quy hoạch này thì nó phải gắn với một dự án cụ thể. Quy hoạch 1/500 cũng chính là cơ sở để cấp phép xây dựng và lập dự án đầu tư xây dựng,

Tỷ lệ 1/500 là gì? Nó chính là tỉ số giữa đoạn thẳng trên bản đồ so với đồ dài có đoạn thẳng trên thực tế. Trên bản đồ, người ta thường ký hiệu là /500 hoặc 1:500. Bản vẽ của đồ án quy hoạch chi tiết cần đảm bảo bố trí cụ thể tất cả các công trình trên đất, quy hoạch chi tiết bố trí đến từng ranh giới lô đất và cơ sở hạ tầng của công trình.

Tỷ lệ 1/500 là gì?

Tỷ lệ bản đồ 1/500 nghĩa là gì?

Bản đồ quy hoạch tỷ lệ 1/500 thể hiện cụ thể các nội dung quy hoạch phân khu và quy hoạch chung. Giúp người xem có thể dễ dàng hình dung tất cả những công trình sẽ được xây dựng trên một dự án. Còn về hạ tầng kỹ thuật, bản đồ này còn giúp thể hiện chi tiết từng ranh giới của các lô đất. 

Hiểu theo một cách đơn giản hơn thì bản đồ quy hoạch chi tiết 1/500 chính là bản quy hoạch tổng mặt bằng của một dự án xây dựng. Nó còn là cơ sở để định vị vị trí công trình, thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật xây dựng công trình và triển khai thi công xây dựng.

Tỷ lệ bản đồ 1/500 nghĩa là gì?

Lập bản đồ quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500 khi nào?

Theo thông tin của Bộ Xây Dựng cho biết: “Đối với dự án đầu tư xây dựng do một chủ đầu tư tổ chức thực hiện có quy mô nhỏ hơn 5 ha (nhỏ hơn 2 ha đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở chung cư) thì có thể lập dự án đầu tư xây dựng mà không phải lập quy hoạch chi tiết". 

Chính bởi vậy, các chủ đầu tư chỉ cần thực hiện vẽ tổng mặt bằng, kiến trúc công trình, hạ tầng kỹ thuật trong nội dung thiết kế cơ sở phải tương ứng với giấy phép quy hoạch hoặc quy hoạch phân khu xây dựng. Bên cạnh đó cũng cần đảm bảo đấu nối hạ tầng kỹ thuật phù hợp với không gian kiến trúc trong khu vực đó. Sau đây là các trường hợp cần lập bản đồ quy hoạch tỷ lệ 1/500 bạn cần biết.

Lập bản đồ quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500 khi nào?

Công trình xây dựng tập trung

Công trình tập trung bao gồm các khu trong và ngoài đô như: Khu cụm công nghiệp, giáo dục đào tạo, y tế, khu dân cư, khu du lịch,…Trước khi lập dự án đầu tư thì bắt buộc các chủ đầu tư phải lập quy hoạch chi tiết 1/500 dựa trên quy hoạch 1/2000 đã được phê duyệt trước đó. Các trường hợp dự án đầu tư do một chủ đầu tư tổ chức bao gồm:

Quy mô dự án nhỏ hơn 5ha không cần phải lập quy hoạch chi tiết 1/500. Tuy nhiên, chủ đầu tư cần đảm bảo có bản vẽ tổng mặt bằng, phương án kiến trúc cho toàn bộ công trình, các giải pháp cơ sở hạ tầng bao hàm trong nội dung thiết kế phù hợp với bản quy hoạch 1/2000 đã được phê duyệt trước đó. 

Quy mô dự án trên 5ha cần phải lập quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500.

Công trình xây dựng tập trung

Đối với công trình đơn lẻ

Các công trình đơn lẻ không cần lập và trình duyệt quy hoạch 1/500. Tuy nhiên, chủ đầu tư cũng cần phải đảm bảo về tổng mặt bằng, giải pháp về hạ tầng kỹ thuật và phương án kiến trúc công trình trong nội dung thiết kế cơ sở phù hợp với quy hoạch 1/2000 đã được phê duyệt trước đó.

Trên đây là một số thông tin cơ bản liên quan đến bản đồ quy hoạch tỷ lệ 1/500 bạn cần biết. Đây là môt dạng bản đồ rất quan trọng đối với các dự án quy mô lớn. Nhằm thể hiện tổng mặt bằng, các giải pháp hạ tầng kỹ thuật và phương án kiến trúc công trình trong nội dung thiết kế. Nếu bạn quan tâm đến lĩnh vực bất động sản và có ý định đầu tư vào đây thì đừng bỏ qua những thông tin quan trọng này nhé!

Tỷ số giữa kích thước dài của một phần tử vật thể biểu diễn trong bản vẽ gốc và kích thước dài thực của chính phần tử đó.

Chú thích : Tỷ lệ của một bản in có thể khác với tỉ lệ của bản vẽ gốc.

Tỷ lệ nguyên hình (Full scale)

Tỷ lệ với tỷ số 1:1

Tỷ lệ phóng to (Enlargement scale)

Tỷ lệ với tỷ số lớn hơn 1:1. Tỷ lệ được gọi là lớn hơn do tỷ số của nó tăng lên.

Tỷ lệ thu nhỏ (Reduction scale)

Tỷ lệ với tỷ số nhỏ hơn 1:1. Tỷ lệ được gọi là nhỏ hơn do tỷ số của nó giảm xuống.

Ký hiệu

Ký hiệu đầy đủ gồm có chữ “TỶ LỆ” và tiếp sau đó là tỷ số, như sau:

  • TỶ LỆ 1:1 cho tỉ lệ nguyên hình.
  • TỶ LỆ X:1 cho tỉ lệ phóng to.
  • TỶ LỆ 1:X cho tỉ lệ thu nhỏ.

Để không gây ra hiểu nhầm, từ “TỶ LỆ” có thể không ghi

Cách ghi

Ký hiệu của tỉ lệ dùng trên bản vẽ phải được ghi trong khung tên của bản vẽ đó

Khi cần dùng nhiều tỉ lệ khác nhau trong một bản vẽ thì chỉ có tỉ lệ chính được ghi trong khung tên, còn các tỉ lệ khác sẽ được ghi ngay bên cạnh con số chú dẫn phần tử trên bản vẽ của chi tiết tương ứng hoặc ngay bên cạnh chữ cái chỉ tên của hình chiếu (hoặc hình cắt) tương ứng.

Tỷ lệ

Các tỉ lệ ưu tiên sử dụng trên các bản vẽ kỹ thuật được quy định trong bảng sau:

Loại Tỉ lệ quy định

Tỉ lệ phóng to 50:1 5:1 20:1 2:1 10:1

Tỷ lệ nguyên hình 1:1

Tỉ lệ thu nhỏ 1:2 1:20 1:200 1:2000 1:5 1:50 1:500 1:5000 1:10 1:100 1:1000 1:10000

Chú thích : Do những áp dụng đặc biệt, nếu cần một tỉ lệ phóng to hơn, hoặc một tỷ lệ thu nhỏ so với các tỉ lệ có trong bảng thì có thể mở rộng dãy các tỉ lệ quy định về cả hai phía, với điều kiện là tỉ lệ cần dùng đó phải bằng một tỷ lệ quy định nhân với 10 mũ nguyên. Trong trường hợp đặc biệt, vì những lý do chức năng, không thể áp dụng các tỉ lệ quy định thì có thể chọn các tỉ lệ trung gian.

Tỉ lệ chọn một bản vẽ phụ thuộc vào mức độ phức tạp của đối tượng cần mô tả và mục đích của hình biểu diễn. Trong mọi trường hợp, tỉ lệ được chọn phải đủ lớn để cho phép truyền đạt một cách dễ dàng và sáng sủa các thông tin mô tả. Tỷ lệ và kích thước của vật thể sẽ quyết định kích thước của bản vẽ.

Những chi tiết quá nhỏ, không thể ghi được đầy đủ kích thước ở hình biểu diễn chính, thì phải vẽ ở bên cạnh hình biểu diễn chính theo kiểu hình chiếu riêng phần (hoặc hình cắt) theo một tỉ lệ lớn hơn.

Bản vẽ có tỷ lệ lớn

Khi vẽ một vật thể nhỏ theo tỷ lệ phóng to, vì mục đích thông tin, nên vẽ thêm một hình chiếu theo tỉ lệ nguyên hình. Trong trường hợp này, hình chiếu theo tỉ lệ nguyên hình cần vẽ đơn giản hóa bằng các đường bao ngoài của vật thể.

Theo tỉ lệ 1:1 là như thế nào?

Tỷ lệ 1: 1 Hình ảnh có tỷ lệ 1: có chiều rộng và chiều cao bằng nhau và là hình vuông. Tỷ lệ khung hình này thường được sử dụng trên đồng hồ thông minh và bạn có thể nhận thấy tỷ lệ khung hình 1:1 trên các trang mạng xã hội, chẳng hạn như ảnh Instagram.

Vẽ hình theo tỉ lệ 1:1 là gì?

Thường dùng tỉ lệ 1/1 có nghĩa là hình vẽ trong tờ giấy in ra có kích thước bao nhiêu thì làm thực tế đúng y như vậy.

Tỉ lệ 2 1 là tỉ lệ như thế nào?

Tỷ lệ 2: 1 sẽ gấp đôi kích thước của bản gốc, tỷ lệ 4: 1 sẽ tăng gấp bốn lần, v.v.

Tỉ lệ 2 3 là bao nhiêu?

Ví dụ, nếu hộp A có 10 quả bóng và hộp B có 15 quả bóng, tỷ lệ bóng giữa hai hộp A và B là 10 bóng : 15 bóng. Vì các đơn vị giống nhau, ta có thể viết là 10:15 hay rút gọn thành 2:3.

Từ khóa » Tỉ Lệ 11