Tỉ Lệ Eo - Hông, Chỉ Số Của Sức Khỏe - Báo Tuổi Trẻ
Nhận biết tình trạng sức khỏe qua tỉ lệ eo - hông - Đồ họa: Tấn Đạt |
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thường khuyến nghị dùng chỉ số khối cơ thể BMI (body mass index) tính bằng cân nặng (kg) chia cho bình phương của chiều cao (mét) để đánh giá tình trạng dinh dưỡng của người trưởng thành.
BMI của một người trưởng thành khỏe mạnh dao động từ 18,5 - 24,9. BMI lớn hơn hoặc bằng 25 là thừa cân và BMI từ 30 trở lên là béo phì.
Tuy nhiên, BMI có thể chưa hoàn toàn chính xác. Trong trường hợp của một vận động viên, BMI không phải là cơ sở hợp lý để đánh giá béo phì vì trọng lượng cơ bắp của người này nặng hơn mỡ.
Ngoài ra một số người tuy có chỉ số BMI cao nhưng vòng eo nhỏ, có thể không phải là một ứng viên có nguy cơ cao bị bệnh tim mạch.
Bụng "quả táo" nguy hơn "quả lê"
Các nhà khoa học tin rằng tỉ lệ eo - hông (waist-hip ratio, WHR) có thể đánh giá sự phân bố mỡ trên cơ thể, trong khi BMI không có tác dụng này. WHR là tỉ số giữa số đo chu vi vòng eo và số đo chu vi vòng mông, được nhà tâm lý học tiến hóa Devendra Singh đưa ra vào năm 1993.
Những người mang nhiều chất béo quanh eo và bụng trên, “bụng hình quả táo”, có nguy cơ gia tăng các bệnh liên quan đến béo phì như tăng huyết áp, bệnh tim mạch và đái tháo đường... nhiều hơn so với những người tích tụ mỡ nhiều ở đùi và mông, “bụng hình quả lê”.
Eo nhỏ, hông to là dấu hiệu tốt
WHR có tác dụng cảnh báo cho bệnh béo phì, một trong những rủi ro liên quan với sự phát triển các bệnh lý tim mạch. Một khảo sát về mối quan hệ giữa béo phì và nguyên nhân tử vong ở một nhóm người cao tuổi cho thấy dường như không có sự liên quan giữa các nguyên nhân tử vong với chỉ số khối cơ thể BMI hay chu vi vòng eo.
Ngược lại, tất cả các nguyên nhân gây tử vong ở người cao tuổi đều tăng lên với tỉ lệ eo hông.
Các tác giả đã nghiên cứu bệnh chứng tiêu chuẩn của nhồi máu cơ tim cấp tính với 27.098 người tham gia tại 52 quốc gia (12.461 trường hợp và 14.637 người đối chứng) đại diện cho nhiều chủng tộc.
Chỉ số BMI, vòng eo và tỉ lệ eo - hông đã được đánh giá mối quan hệ với bệnh lý nhồi máu cơ tim cho từng nhóm. Kết quả ghi nhận cho thấy tỉ lệ eo - hông có thể giúp phân loại và đánh giá cao có ý nghĩa với nguy cơ nhồi máu cơ tim trên toàn thế giới.
Các tác giả đề nghị nên xác định lại tình trạng béo phì dựa trên tỉ lệ eo - hông thay vì chỉ số BMI để tăng ước tính của nhồi máu cơ tim do béo phì ở hầu hết các nhóm chủng tộc.
Cần có nhiều nghiên cứu để hiểu rõ thêm về những phát hiện này. Không nên loại bỏ hoàn toàn việc sử dụng các chỉ số BMI vì BMI là khởi đầu tốt để xác định xem bạn có đang thừa cân hay không.
Lý tưởng nhất là chúng ta không nên có bất kỳ trọng lượng dư thừa nhưng với một vòng eo nhỏ và hông lớn thì tốt hơn và sống một lối sống lành mạnh, năng động sẽ là một lợi ích cho tất cả mọi người.
Tỉ lệ eo - hông (WHR)
Rất tốt | Tốt | Trung Bình | Nguy cơ | |
Nam | <0,85 | 0,85-0,89 | 0,90-0,95 | ≥0,95 |
Nữ | <0,75 | 0,75-0,79 | 0,80-0,86 | ≥0,86 |
Từ khóa » Eo Và Hông ở đâu
-
Cách để Đo Vòng Ba - WikiHow
-
Tại Sao Chỉ Số Eo- Hông Lại Quan Trọng? | VIAM
-
Hướng Dẫn Cách đo Vòng Eo Chính Xác | Vinmec
-
Cách để Đo Vòng Eo Của Bạn - WikiHow
-
Cách Tính Số đo 3 Vòng Chuẩn Cho Nữ Giới - Nhà Thuốc An Khang
-
Chỉ Số Eo Hông | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Cách đo Eo Và Hông - Xây Nhà
-
Sự Khác Biệt Giữa Hông Và Eo - Sawakinome
-
Eo – Wikipedia Tiếng Việt
-
Mách Bạn Cách đo Vòng Eo Và Số đo Vòng Eo Chuẩn Xác - Hana Lady
-
Tỉ Lệ Eo - Hông, Chỉ Số Của Sức Khỏe
-
Tỷ Lệ Eo Trên Hông Là Gì? - Suckhoe123
-
Cách đo Vòng Eo (vòng 2) Cho Kết Quả Siêu Chuẩn, Dễ Thực Hiện