Tỉ Trọng Tổn Thất ước Tính (Loss Given Default - LGD) Là Gì? Tính Toán ...

Tỉ trọng tổn thất ước tính (Loss Given Default - LGD) là gì? Tính toán Tỉ trọng tổn thất ước tính - Ảnh 1.

Hình minh họa. Nguồn: Slideplayer.com

Tỉ trọng tổn thất ước tính

Khái niệm

Tỉ trọng tổn thất ước tính trong tiếng Anh là Loss Given Default, viết tắt là LGD.

Tỉ trọng tổn thất ước tính (LGD) là số tiền mà các ngân hàng hay các tổ chức tài chính khác có thể bị mất khi người đi vay mất khả năng trả nợ cho khoản vay, được mô tả là tỉ lệ phần trăm của tổng số tổn thất tiềm năng tại thời điểm khác hàng không có khả năng trả nợ.

Thông thường, các tổ chức tài chính xác định LGD sau khi xem xét tất cả các khoản nợ tồn đọng bằng cách sử dụng các khoản lỗ lũy kế và các tổn thất tiềm năng.

Đặc điểm

Tỉ trọng tổn thất ước tính (LGD) là một thành phần chính yếu của Mô hình Basel (Basel II) - là một bộ các qui tắc ngân hàng quốc tế - do LGD được sử dụng để tính toán vốn kinh tế, tổn thất dự kiến và vốn pháp định.

Tổn thất dự kiến được tính bằng cách lấy giá trị LGD nhân với xác suất vỡ nợ (PD) và tổng dư nợ tại thời điểm khách hàng không trả được nợ (EAD).

Các ngân hàng và các tổ chức tài chính khác xác định tổn thất tín dụng bằng cách phân tích các khoản vay mất khả năng trả nợ thực tế. Việc định lượng tổn thất khá phức tạp và yêu cầu xác định nhiều tham số khác.

Các khoản tổn thất tín dụng được hạch toán trên báo cáo tài chính của tổ chức tài chính như thế nào phụ thuộc vào các khoản dự phòng tổn thất tín dụng và các khoản dự phòng nợ khó đòi.

Ví dụ: ngân hàng A cho công ty XYZ vay 2 triệu đô la, sau đó công ty XYZ mất khả năng trả nợ. Tổn thất của ngân hàng A không nhất thiết phải là 2 triệu đô la mà để xác định được đúng nhất giá trị tổn thất của ngân hàng, các yếu tố khác phải được xem xét.

Các yếu tố này có thể là giá trị tài sản thế chấp mà ngân hàng đang giữ, các khoản thanh toán trả góp đã được thực hiện và ngân hàng có sử dụng yếu tố pháp lí để yêu cầu công ty XYZ bồi thường hay không.

Khi xem xét các yếu tố này và một số yếu tố khác, ngân hàng A trên thực tế chịu một khoản lỗ nhỏ hơn nhiều so với khoản vay 2 triệu đô la ban đầu.

Tính toán Tỉ trọng tổn thất ước tính

Xác định mức độ tổn thất là một qui trình quan trọng và khá phổ biến trong hầu hết các mô hình quản lí rủi ro.

Hiện tại có nhiều cách khác nhau để tính toán tỉ trọng tổn thất ước tính (LGD), nhưng cách được nhiều nhà phân tích và kế toán viên sử dụng nhất là tính tổng. Nguyên nhân là do yêu cầu tính toán của nó đơn giản và không tính đến giá trị tài sản thế chấp cho khoản vay.

Tỉ trọng tổn thất ước tính (LGD) = Giá trị hợp lí các tài sản thế chấp - Giá trị thị trường hay giá bán các tài sản thế chấp

Phương pháp tính toán LGD này so sánh số tổn thất tiềm năng hoặc tổn thất thực tế với tổng số dư nợ tại thời điểm khoản vay mất khả năng thu hồi.

Một lí do khác khiến cho phương pháp tổng phổ biến nhất là dữ liệu có sẵn thường là các thông số dữ liệu trên thị trường trái phiếu. Hay nói cách khác, giá trị của tài sản thế chấp thường không có sẵn, không được công khai hoặc không quan trọng.

Ví dụ về Tỉ trọng tổn thất ước tính

Giả sử người A đi vay một khoản vay 4 tỉ đồng để mua một căn hộ.

Sau khi thực hiện thanh toán trả góp cho khoản vay trong một vài năm, người A rơi vào tình trạng khó khăn tài chính và dẫn đến vỡ nợ trong khi khoản vay vẫn chưa được thanh toán hết, số dư nợ còn lại là 3 tỉ đồng.

Do người A lấy căn hộ làm tài sản thế chấp, ngân hàng đã tịch thu căn hộ và giá trị của nó hiện tại là 2,4 tỉ đồng.

Khoản lỗ ròng của ngân hàng là 600 triệu đồng tương đương (3 tỉ - 2,4 tỉ), tỉ trọng tổn thất ước tính (LGD) là 20% bằng (3 tỉ - 2,4 tỉ)/ 3 tỉ.

(Theo Investopedia)

Từ khóa » Công Thức Lgd