Tia Cực Tím-Tia UV Là Gì? Chỉ Số Tia Cực Tím Bao Nhiêu Là Có Hại?
Có thể bạn quan tâm
1.Tia UV là gì?
Tia cực tím hay còn gọi là tia UV hay tia tử ngoại. Tia UV có nguồn gốc từ ánh sáng mặt trời. Tia cực tím có bước sóng ngắn hơn bước sóng của ánh sáng nhìn thấy nhưng dài hơn bước sóng của tia X. Phổ của tia cực tím có thể chia làm 2 vùng: vùng tử ngoại gần (có bước sóng từ 380 đến 200 nm), vùng từ ngoại chân không (có bước sóng từ 200 đến 10nm).
Khi quan tâm đến ảnh hưởng của tia UV đến sức khỏe và môi trường, tia UV được chia làm 3 loại: tia UVA (bước sóng từ 380-315nm), tia UVB (bước sóng từ 315 – 280nm), tia UVC (bước sóng ngắn hơn 280nm). Tia UVC được gọi là sóng ngắn và có tính tiệt trùng.
2.Tia UV có ở đâu?
Trong cụm từ “Tia cực tím” thì cụm từ “cực tím” có nghĩa là bên trên của màu tím. Sắc tím là màu có bước sóng ngắn nhất mà mắt thường chúng ta có thể nhìn thấy được. Tia UV vượt trên màu tím nên chúng ta không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Các động vật như chim, bò sát, côn trùng như ong… có thể nhìn thấy tia cực tím. Một số loại trái cây có màu sắc sặc sỡ hơn khi ở trong môi trường có tia cực tím, để hấp dẫn côn trùng và chim. Một vài loài chim có hình thù đặc biệt trên bộ lông của chúng mà chỉ nhìn được dưới tia cực tím.
Mặt trời tỏa ra 3 loại tia cực tím, có nghĩa ở đâu có ánh sáng mặt trời thì ở đó có tia UV. Tuy nhiên, do có sự hấp thụ của tầng Ozone, 99% tia cực tím đến được mặt đất thuộc dạng tia UVA. Bản thân tầng Ozone được tạo ra do phản ứng hóa học với sự tham gia của tia UVC nên tia UVC phát ra từ ánh sáng mặt trời được tần Ozone hấp thụ. Tuy nhiên, hiện tượng tầng Ozone bị thủng làm cho tia UVB và UVC trở nên dày đặc hơn trong ánh sáng mặt trời.
- Tia cực tím UVA (380-315 nm): không bị lớp Ozone hấp thụ, có thể nhìn thấy đối với chim, côn trùng và cá.
- Tia cực tím UVB (315-280 nm): phần lớn không bị lớp Ozone hấp thụ.
- Tia cực tím UVC (280-100 nm): bị lớp Ozone và khí quyển hấp thụ hoàn toàn.
3.Tia UV bao nhiêu là có hại?
- Tia cực tím UVA (380-315 nm): có thể xuyên qua mây mù, không khí và gây lão hóa da.
- Tia cực tím UVB (315-280 nm): vẫn có khả năng xuyên một phần qua lớp Ozone và khí quyển, gây say nắng, tổn thương và làm đen da.
- Tia cực tím UVC (280-100 nm): là tia UV có năng lượng cao nhất, bị tầng Ozone chặn lại, gây ung thư da mà hại mắt.
4.Tia UV có tác hại gì?
Trong các loại tia UV thì tia UVC có năng lượng cao nhất nên tia cực tím UVC có khả năng gây tổn hại nhiều nhất cho đôi mắt và làn da của con người. May mắn là tia UVC được chặn lại bởi tầng khí quyển Ozone. Tuy nhiên do nhiều tác động tiêu cực như ô nhiễm môi trường, chặt phá rừng, rác thải,… tầng Ozone xuất hiện lỗ thủng, do đó tia UVC lọt xuống bề mặt trái đất dẫn đến các vấn đề sức khỏe trầm trọng.
Các bức xạ tia UVB có khả năng đi xuyên qua tầng Ozone, hiện nay tia UVB chiếm 3% trong số các tia UV do mặt trời tỏa xuống bề mặt trái đất. Tia UVB kích thích quá trình chuyển hóa Meladin – một sắc tố da làm cho da trở nên tối đi và rám nắng. Nếu da chúng ta tiếp xúc nhiều với tia UVB thì sẽ gây nên hiện tượng cháy nắng, làm tăng nguy cơ ung thư da. Tia UVB cũng gây hiện tượng bạc màu da, xuất hiện các nếp nhăn và dấu hiệu lão hóa trước tuổi. Với mắt thì tia UVB gây các bệnh giác mạc như viêm giác mạc, hạt kết giác mạc, mộng.
Tia UVA dễ dàng xuyên qua tầng Ozone và xuyên qua giác mạc của mắt, đi vào thủy tinh thể và võng mạc ở bên trong mắt. Tiếp xúc với bức xạ UVA quá lâu sẽ dẫn đến hiện tượng đục nhân mắt hay thái hóa hoàng điểm.
5.Lợi ích tia UV là gì?
Với cơ thể, tia UV giúp cơ thể tổng hợp vitamin D. Vitamin D giúp con người chúng ta sử dụng canxi và phospho, làm cho xương và răng chắc khỏe. Vitamin D có thể được bổ sung từ thực phẩm như: trứng, sữa, dầu cá, trái cây, ngũ cốc… nhưng da tiếp xúc với ánh sáng mặt trời là cách tốt nhất để tạo ra vitamin D. Vitamin D có hai dạng: vitamin D2 và vitamin D3. D2 có trong thực vật và D3 được tổng tổng hợp khi da tiếp xúc với tia cực tím (UV).
Tia UV được ứng dụng trong việc điều trị bệnh về da như: bệnh vảy nến. Tia cực tím sẽ làm chậm sự tăng trưởng của các tế bào da, làm giảm triệu chứng bệnh.
Khử trùng và tiệt trùng: tia UVC được ứng dụng rất nhiều trong khử trùng và tiệt trùng, tia cực tím có thể vô hiệu hóa hay giết chết các vi khuẩn, vi sinh vật, thậm chí có thể giết chết virus, rất hữu ích khi chúng ta phơi tả lót, khăn mặt, áo quần, đồ lót,… ngoài trời. Tia UVC xuyên qua màng tế bào của vi khuẩn và virus, phá hủy AND và ngăn chặn khả năng nhân đôi (sinh sản), từ đó tiêu diệt chúng. Rất nhiều bệnh viện và các cở sở y tế sử dụng đèn diệt khuẩn UV để khử trùng.
Từ khóa » Tia Uv Màu Gì
-
Tia UV Là Gì? Tác Hại Của Tia UV đến Da Và Mẹo Bảo Vệ Da Trong Mùa ...
-
Tia UV Là Gì? Chỉ Số Tia UV Bao Nhiêu Là Có Hại? | Vinmec
-
Tử Ngoại – Wikipedia Tiếng Việt
-
Tia UV Là Gì? Tia UV Có ở đâu? Tia UV Có Tác Dụng Hay Tác Hại Gì?
-
Màu Gì Chống Tia Cực Tím? - Beasun
-
Nên Chọn áo Chống Nắng Màu Nào để Ngăn Chặn Tia UV Tốt Nhất?
-
Chọn Trang Phục Màu Gì để Chống Tia UV? - Zing
-
Chọn áo Chống Nắng Màu Nào để Ngăn Tia Cực Tím? | Báo Dân Trí
-
Nên Mặc áo Chống Nắng Màu Sáng Hay Tối? - TokyoLife
-
Tia UV Là Gì? Tia UV Có Hại Như Thế Nào? - ECO3D
-
Tia UV Là Gì ? Cách Phòng Tránh Tia UV Gây Hại Cho Cơ Thể - CANIFA
-
Tia UV Là Gì? Phân Loại, Tác Hại Và Cách Bảo Vệ
-
Tia UV Là Gì? Cách Phòng Tránh Tia UV Gây Hại Cho Da