Tia Hồng Ngoại Và Tia Tử Ngoại

LÝ THUYẾT

I/ TIA HỒNG NGOẠI :

-Là những bức xạ không nhìn thấy có bước sóng dài hơn 0,76 $\mu m$ đến khoảng vài milimet.

- $\lambda _{đỏ}\lambda_{tia X}$

* Nguồn phát :

+ Những vật cố nhiệt độ cao ( trên 2000 oC) đều phát ra tia tử ngoại.

+ Nguồn phát tia tử ngoại mạnh là : Mặt trời,hồ quang điện,đèn hơi thủy ngân,...

* Tính chất : 

+ Tác dụng mạnh lên phim ảnh,làm ion hóa không khí và nhiều chất khí khác.

+ Kích thích sự phát quang của nhiều chất,gây ra một số phản ứng quang hóa và phản ứng hóa học.

+ Có một số tác dụng sinh lí.

+ Bị thủy tinh,nước,... hấp thụ rất mạnh.

+ Có thể gây ra hiện tượng quang điện.

* Ứng dụng : 

+ Trong y học : tiệt trùng,chữa bệnh còi xương.

+ Trong công nghiệp thực phẩm : tiệt trùng thực phẩm.

+ Trong công nghiệp cơ khí : tìm vết nứt trên bề mặt các vật bằng kim loại.

* Lưu ý : 

+ Tia hồng ngoại và tia tử ngoại có cùng bản chất là sóng điện từ với ánh sáng thông thường,và chỉ khác ở chỗ không nhìn thấy được.

+ Tia hồng ngoại và tia tử ngoại tuân theo các định luật : truyền thẳng,phản xạ,khúc xạ,...

VÍ DỤ 

Ví dụ 1 : Trong các nguồn bức xạ đang hoạt động : hồ quang điện,bề mặt của Mặt Trời,đèn hơi thủy ngân,bóng đèn dây tóc,nguồn phát ra tia tử ngoại mạnh nhất là : 

A. hồ quang điện.

B. bóng đèn dây tóc.

C. bề mặt của Mặt Trời.

D. đèn hơi thủy ngân.

Giải

Nguồn phát ra tia tử ngoại manhj nhất là bề mặt của Mặt Trời vì nó có nhiệt độ cao nhất trong 4 nguồn bức xạ.

Chọn đáp án C.

Ví dụ 2 : Tia tử ngoại được dùng : 

A. để tìm khuyết tật bên trong sản phẩm bằng kim loại.

B. để tìm vết nứt trên bề mặt sản phẩm bằng kim loại.

C. trong y tế để chụp điện,chiếu điện.

D. để chụp ảnh bề mặt Trái Đất bằng vệ tinh.

Giải

A sai vì để tìm khuyết tật bên trong sản phẩm bằng kim loại người ta sử dụng tia X ; C sai vì  trong y tế để chụp điện,chiếu điện người ta sử dụng tia X; D sai vì để chụp ảnh bề mặt Trái Đất bằng vệ tinh người ta sử dụng tia hồng ngoại.

Chọn đáp án B.

Ví dụ 3 : Dây tóc bóng đèn thường có nhiệt độ 2200 0C đặt trong bình khí trơ có áp suất thấp.Tại sao ngồi trong buồng chiếu sáng bằng đèn dây tóc,ta không gặp nguy hiểm vì tác động của tia tử ngoại ? 

A. vì ở nhiệt độ 2200 0 C chưa phát ra tia tử ngoại.

B. vì mật độ khí trong bóng đèn quá loãng nên tia tử ngoại không truyền qua được.

C. vì khí trơ có tác dụng chặn tia tử ngoại.

D. vì vỏ thủy tinh của bóng đèn hấp thụ hết tia tử ngoại do dây tóc phát ra.

Giải 

Chọn đáp án D vì thủy tinh hấp thụ rất mạnh tia tử ngoại nên vỏ thủy tinh của bóng đèn hấp thụ hết tia tử ngoại do dây tóc phát ra nên chúng ta không gặp nguy hiểm.

Ví dụ 4 : Khi nói về tia tử ngoại,phát biểu nào dưới đây là sai?

A. tia tử ngoại có bước sóng lớn hơn bước sóng của ánh sáng đỏ.

B. tia tử ngoại có tác dụng mạnh lên kính ảnh.

C. tia tử ngoại bị thủy tinh hấp thụ mạnh.

D. tia tử ngoại có cùng bản chất với ánh sáng nhìn thấy.

Giải

Tia tử ngoại có bước sóng nhỏ hơn bước sóng của ánh sáng tím nên cũng có bước sóng nhỏ hơn bước sóng của ánh sáng đỏ.

Chọn đáp án A.

Ví dụ 5 : Khi nói về tia hồng ngoại,phát biểu nào sau đây sai? 

A. Cơ thể người có thể phát ra tia hồng ngoại.

B. Tia hồng ngoại được dùng để sấy khô một số loại nông sản.

C. Tia hồng ngoại có tần số nhỏ hơn tần số của ánh sáng đỏ.

D. Tia hồng ngoại có màu hồng.

Giải

Chọn đáp án D vì tia hồng ngoại là các bức xạ không nhìn thấy nên không có màu hồng.

BÀI TẬP

Bài 1 : Tính chất biến điệu như sóng vô tuyến của tia hồng ngoại được ứng dụng : 

A. để gây ra một số phản ứng hóa học.

B. để sấy khô sản phẩm.

C. trong các bộ điều khiển từ xa.

D. để quay phim ban đêm.

Giải

Tính chất biến điệu như sóng vô tuyến của tia hồng ngoại được ứng dụng trong các bộ điều khiển từ xa.

Chọn đáp án C. 

Bài 2 : Khi nói về tia hồng ngoại và tia tử ngoại,phát biểu nào sau đây đúng? 

A. tia hồng ngoại và tia tử ngoại gây ra hiện tượng quang điện đối với mọi kim loại.

B. tần số của tia hồng ngoại nhỏ hơn tần số của tia tử ngoại.

C. tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều làm ion hóa mạnh các chát khí.

D. một vật bị nung nóng phát ra tia tử ngoại,khi đó vật không phát ra tia hồng ngoại.

Giải

Tia hồng ngoại có bước sóng $\lambda$ lớn hơn bước sóng của tia tử ngoại nên tần số của tia hồng ngoại nhỏ hơn tần số của tia tử ngoại.

Chọn đáp án B.

Bài 3 : Tính chất nào sau đây là tính chất chung của tia hồng ngoại và tia tử ngoại?

A.có tác dụng nhiệt.

B. có tác dụng chữa bệnh còi xương.

C. làm ion hóa không  khí.

D. làm phát quang một số chất.

Giải

Tính chất chung của tia hồng ngoại và tia tử ngoại là có tác dụng nhiệt.

Chọn đáp án A.

Bài 4 : Khi nói về tia tử ngoại,phát biểu nào sau đây sai?

A. tia tử ngoại tác dụng lên phim ảnh.

B. tia tử ngoại dễ dàng đi xuyên qua tấm chì dày vài milimet.

C. tia tử ngoại làm ion hóa không khí.

D. tia tử ngoại có tác dụng sinh học : diệt vi khuẩn,hủy diệt tế bào da. 

Giải

Tia tử ngoại không thể xuyên qua tấm chì dày vài milimet

Chọn đáp án B.

Bài 5 : Khi nói về tính chất của tia tử ngoại,phát biểu nào dưới đây sai? 

A. tia tử ngoại làm ion hóa không khí.

B. tia tử ngoại kích thích sự phát quang của nhiều chất.

C. tia tử ngoại tác dụng lên phim ảnh.

D. tia tử ngoại không bị nước hấp thụ.

Giải

Tia tử ngoại bị nước hấp thụ mạnh.

Chọn đáp án D.

Bài 6 : Tia tử ngoại không có tác dụng nào sau đây ? 

A. quang điện

B. chiếu sáng.

C. kích thích sự phát quanng.

D. sinh lí.

Giải

Chọn đáp án B.

Bài 7 : TIa hồng ngoại được phát ra : 

A. chỉ bởi các vật được nung nóng ( đến nhiệt độ cao).

B. chỉ bởi mọi vật có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ môi trường xung quanh.

C. chỉ bởi các vật có nhiệt độ trên 0 0C.

D.bởi mọi vật có nhiệt độ lớn hơn 0 K.

Giải

Chọn đáp án D.

Bài 8 : Khi nói về tia hồng ngoại,phát biểu nào sau đây là sai ? 

A. tia hồng ngoại có bản chất là sóng điện từ.

B. tia hồng ngoại được sử dụng để tìm khuyết tật trong các vật đúc bằng kim loại.

C. tia hồng ngoại có khả năng gây ra một số phản ứng hóa học.

D. tính chất nổi bật nhất của tia hồng ngoại là tính chất nhiệt.

Giải

Chọn đáp án B.

Bài 9 : Khi nói về tia tử ngoại,phát biểu nào sau đây là sai ? 

A. tia tử ngoại làm phát quang một số chất.

B. tia tử ngoại có một số tác dụng sinh lí : diệt khuẩn,diệt nấm mốc,...

C. tia tử ngoại làm đen kính ảnh.

D. tia tử ngoại là dòng các electron có động năng lớn.

Giải

Chọn đáp án D.

Bài 10 : Năng lượng phát ra từ Mặt Trời nhiều nhất thuộc vùng : 

A. ánh sáng nhìn thấy.

B. tia hồng ngoại.

C. tia tử ngoại.

D. sóng vô tuyến

Giải 

Chọn đáp án C.

Bài viết gợi ý:

1. Đề Thi HSG Vật Lí Sở GD-ĐT Thanh Hóa 2010-2011

2. Dao Động Và Sóng Điện Từ ( Đề Thi Các Sở GD-ĐT 2018)

3. Hạt Nhân Nguyên Tử Từ Đề Thi Sở GD-ĐT 2018

4. Bài Tập Lượng Tử Ánh Sáng

5. Lượng Tử Ánh Sáng Từ Các Trường Không Chuyên 2018

6. Sóng Ánh Sáng Từ Các Đề Thi Của Sở GD-ĐT 2018

7. LÝ THUYẾT QUANG PHỔ VÀ MÁY QUANG PHỔ

Từ khóa » Thủy Tinh Không Màu Hấp Thụ Mạnh