Tia IR Là Gì? Ảnh Hưởng Của Tia IR Lên Sức Khoẻ Và Ngành Y Học
Có thể bạn quan tâm
Ánh sáng mặt trời là nguồn năng lượng vô tận, duy trì hoạt động sống của con người và sinh vật trên trái đất. Thành phần của ánh sáng tự nhiên biết đến được chia thành 5 vùng chính: UVC, UVB, UVA, ánh sáng nhìn thấy và tia hồng ngoại.
Tia IR thuật ngữ ít được chú ý đến nhưng có ảnh hưởng sức khỏe và được sử dụng trong ngành y học. Cùng tìm hiểu về tia IR là gì? Những ảnh hưởng của tia IR lên sức khỏe con người hay các ứng dụng trong y học là gì? Chia sẻ dưới đây sẽ làm rõ mối quan tâm của bạn đọc về thuật ngữ tia IR và các tác động sinh học đến sức khỏe, y học.
Tìm hiểu về tia IR là gì? Ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?
Với nhiều người, thuật ngữ IR sẽ khá xa lạ, bởi đây là tên viết tắt của tia hồng ngoại - Infrared Radiation. Tia IR có bước sóng dài từ 760nm-1mm, được chia thành 3 loại: tia IR A 760nm - 1.4μm, tia IR B 1.4μm - 3μm, tia IR C 3μm - 1.000μm.
Tia IR hay tia hồng ngoại là phần bức xạ chính chiếu đến trái đất, tác động lên sinh vật, các phản ứng hóa sinh. Đặc điểm của tia hồng ngoại IR: sinh nhiệt, gây ra hiện tượng quang điện trong chất bán dẫn, tác dụng lên 1 số kính ảnh, gây nhiễu xạ, giao thoa ánh sáng…
Trong ánh sáng, tia UVA/ UVB được biết đến là thành phần cực tím độc hại, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, đặc biệt là làn da. Tia UV nói chung gây gây hiện tượng lão hóa tế bào, tăng sắc tố melanin làm đen và sạm da. Da tiếp xúc với tia UV lâu dài sẽ gây ung thư. Những nghiên cứu mới đây cho thấy, không chỉ tia UV là tác nhân gây hại, tia IR cũng là nguyên nhân gây lão hóa da nghiêm trọng. Vậy tia IR tác dụng lên da như thế nào?
- Thành phần tia IR chiếm 50% tổng bức xạ ánh sáng mặt trời và IRA là đối tượng dễ xâm nhập vào cấu trúc da nhất so với tia IRB và IRC. Tia IRA tác động lên lớp hạ bì không gây phá vỡ cấu trúc hóa học của tế bào nhưng là một trong những nguyên nhân làm tăng sản sinh chất metalloproteinase cần thiết để duy trì độ đàn hồi cho da. Tuy nhiên, khi nồng độ metalloproteinase cao quá mức sẽ gây phá hủy cấu trúc collagen.
- IR còn gây ức chế một số hoạt chất tổng hợp collagen, dẫn đến quá trình tổng hợp collagen suy giảm. Kết hợp 2 yếu tố tạo nên hiện tượng da bị lão hóa, chảy xệ.
- Tiếp xúc tia IR quá mức sẽ kích thích hiện tượng phân chia tế bào quá mức, khiến da luôn trong tình trạng ửng đỏ, phản ứng viêm da.
- Ngoài ra, IR còn làm gián đoạn quá trình chuyển đổi năng lượng của ty thể, trong các tế bào, phát sinh gốc tự do đẩy nhanh quá trình lão hóa da.
Có thể thấy, khi tiếp xúc với tia IR trong thời gian dài sẽ gây hiện tượng lão hóa gián tiếp, khiến da chảy xệ, collagen suy giảm. Bên cạnh những tác nhân gây hại cho da khi tiếp xúc nhiều, tia hồng ngoại được ứng dụng trong y học để điều trị bệnh: điều trị tổn thương do bỏng lạnh, hỗ trợ điều trị ung thư, tốt cho bệnh nhân cao huyết áp, đau nhức xương khớp...
> Có thể bạn quan tâm: Tia hồng ngoại có ảnh hưởng gì đến sức khỏe con người?
Vai trò và ứng dụng của tia IR trong ngành y học hiện đại
Sự phát hiện ra tia IR của nhân loại đã đóng góp vào nền y học thế giới những giải pháp mới trong nghiên cứu và điều trị. Từ những năm 70 của thế kỷ XX, tia IR đã được thử nghiệm và ứng dụng thực tế trong công tác chữa bệnh của nhiều quốc gia có nền y học tiên tiến nhất thời bấy giờ như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ,...
Dải tia IR trong ánh sáng có bước sóng từ 4-14μm được ví như là "ánh sáng của sự sống" nó tác động rất tích cực lên sự sinh trưởng và phát triển của động - thực vật hay nhiều loại sinh vật sống khác.
Cụ thể, tia IR trong y học thường được dùng để:
- Điều trị các chứng bệnh đau nhức như đau lưng; đau mỏi vai gáy; đau xương khớp; đau nhức do viêm rễ và dây thần kính...
- Làm giảm các tổn thương viêm nhiễm như mụn nhọt, viêm cơ, viêm dạ dày, bàng quang, tiết niệu
- Điều trị viêm đường hô hấp, hen suyễn,...
- Làm giảm tổn thương do hiện tượng bỏng lạnh, bỏng nóng,...
- Tác dụng sưởi ấm
Ngoài ra, tia IR còn được ứng dụng trong nhiều loại thiết bị chăm sóc sức khoẻ như đai/gối/ghế massage, đèn hồng ngoại, sàn sưởi ấm, lồng ấp trẻ,...
Giải pháp bảo vệ sức khỏe con người dưới tác động của tia IR và ánh sáng mặt trời
Có thể thấy, tia IR sẽ có lợi khi được sử dụng đúng cách, đúng mục đích và đúng chỗ. Tuy nhiên, tiếp xúc với tia IR thường xuyên, liên tục nhiều giờ với cường độ cao sẽ gây ảnh hưởng xấu đến cấu trúc da. Con người cần làm việc, di chuyển ban ngày, cần lưu ý những điểm sau để bảo vệ bản thân khỏi tác động tiêu cực của tia UV và IRA:
- Sử dụng kem chống nắng khi ra ngoài đường, với chỉ số chống nắng tối thiểu SPF 30+++. Mặc đồ che chắn, tối màu để bảo vệ da tránh tiếp xúc trực tiếp với bức xạ mặt trời. Đeo kính chống nắng chống tia UV để bảo vệ mắt.
- Trong nhà kính cần có giải pháp che chắn, chống nắng: rèm che, mái hiên, thi công dán kính chống nắng. Lựa chọn film cách nhiệt nano ceramic có khả năng chống tia UV đến 99%, cản tia hồng ngoại đến hơn 60%. Giải pháp toàn diện để bảo vệ người dùng khi làm việc trong nhà khỏi bức xạ mặt trời: tia IR và tia UV các loại.
- Với xe ô tô cũng cần trang bị giải pháp dán film cách nhiệt chuyên biệt cho vị trí kính lái. Tấm che phản quang cho khu vực cửa sổ để chống nóng, làm mát sẽ đồng thời làm dịu cho người ngồi bên trong xe.
> Có thể bạn quan tâm: Biện pháp thoát khỏi tia hồng ngoại cho nhà kính
Sử dụng thuật ngữ tia IR khiến nhiều người lạ lẫm. Tuy nhiên, đây là tia hồng ngoại quen thuộc, được ứng dụng nhiều trong y học, có tác dụng chăm sóc da khi chiếu sáng với liều lượng vừa phải. Tia IR cũng có những tác hại ảnh hưởng xấu đến da khi tiếp xúc trong thời gian dài và với cường độ cao.
Người dùng cần lưu ý bảo vệ da với các giải pháp chống nắng, trang bị film cách nhiệt cho nhà kính, xe ô tô… Hy vọng chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn đọc hiểu sâu về đặc điểm tia IR cũng như ảnh hưởng của loại ánh sáng này đến sức khỏe.
Từ khóa » Tia Uv Và Ir
-
Tia IR Là Gì ? Ảnh Hưởng Của IR Lên Da Như Thế Nào ? - Mỹ Phẩm
-
Tia IR Là Gì? Tác Hại Của Tia IR Ảnh Hưởng Đến Làn Da Như Thế ...
-
Tia IR Và Tia HEV ảnh Hưởng đến Da Như Thế Nào?
-
CÓ PHẢI TIA UV LÀ NGUYÊN NHÂN DUY NHẤT GÂY HẠI DA?
-
Kem Chống Nắng Chống 4 Phổ Tia: Bảo Vệ Da Toàn Diện
-
Giải Pháp Chống Tia UV & IR Cho ô Tô Hiệu Quả Nhất Hiện Nay
-
Tử Ngoại – Wikipedia Tiếng Việt
-
Tia Hồng Ngoại – Wikipedia Tiếng Việt
-
[PPT] Tia Hồng Ngoại – Tia Tử Ngoại Infrared Ray – Ultraviolet Ray
-
Những Quan Niệm Sai Lầm Về đèn LED Nông Nghiệp - GIVASOLAR
-
Những Thông Tin Cần Biết Về Phim Cách Nhiệt ô Tô
-
Bảo Vệ Da Tối ưu Không Thể Kem Chống Nắng - SkinCeuticals
-
Tia Hồng Ngoại Là Gì? Ứng Dụng Và Tác Hại Của Tia Hồng Ngoại