Tỉa Trái Non, Sự Ra Hoa Và Biên Pháp Xử Lý Ra Hoa Sầu, By OpenStax ...

Kích thích ra hoa

Áp dụng các biện pháp kích thích ra hoa giúp cho cây ra hoa tập trung, tránh được tình trạng cạnh tranh dinh dưỡng giữa quá trình phát triển trái và sự sinh trưởng dinh dưỡng (ra đọt non); sự cạnh tranh giữa các đợt hoa và giữa hoa và trái non. Sự ra hoa tập trung làm tăng năng suất trái do không bị rụng trái non đồng thời có phẩm chất trái cao do trái không bị "sượng". Kíh thích sầu riêng ra hoa mùa nghịch bằng cách phun paclobutrazol ở nồng độ từ 1.000-1.500 ppm đều lên hai mặt lá khi lá đã phát triển hoàn toàn kết hợp với đậy nylon trên mặt liếp và rút nước trong mương khô kiệt. Thời gian bắt đầu ra hoa phụ thuộc vào từng giống, lượng mưa và ẩm độ đất. Nếu được đậy gốc và xiết nước tốt sầu riêng Khổ Qua Xanh bắt đầu ra hoa sau khi kích thích từ 20-25 ngày, trong khi sầu riêng Sữa Hạt Lép sẽ ra hoa sau 25-30. Trước đó nên phun MKP (0-52-34) ở nồng độ 0,5-1,0% nhằm ức chế sự ra đọt non. Cần chấm dứt quá trình kích thích ra hoa khi thấy mầm hoa xuất hiện. Dở nylon đậy mặt liếp, bón phân và tưới nước cho mầm hoa phát triển. Nhà vườn huyện Chợ Lách, Bến Tre thường bón phân N:P:K 15-15-15 với liều lượng 0,5-1,0 kg/cây để thúc mầm hoa.

Cây sầu riêng ra đọt non trong giai đoạn đậu trái hay phát triển trái đều gây ra sự cạnh tranh với sự phát triển trái. Tuy nhiên, nếu cây không ra đọt cũng làm cho trái phát triển bất bình thường, hay bị dị dạng do thiếu nguồn cung cấp chất hữu cơ. Quan tâm đến điều nầy, nhà vườn thường chú ý “kéo đọt”- kích thích cho cây sầu riêng ra đọt ngay sau khi mầm hoa xuất hiện bằng cách phun gibberellin ở nồng độ 10-15 ppm để lá phát triển hoàn toàn khi hoa nở sẽ không gây ra sự cạnh tranh với hoa và những đợt đọt nầy sẽ là nguồn cung cấp chất hữu cơ nuôi trái sau nầy. Khi kích thích ra hoa với nồng độ paclobutrazol quá cao sẽ khó kích thích cây ra đọt non ngay sau khi nhú mầm hoa.

Khi mầm hoa vừa nhú (có kích thước bằng hạt gạo), nếu có mưa nên phun thiourea ở nồng độ 1.000 ppm để phá sự miên trạng của mầm hoa và giúp cho hoa ra tập trung.

Tăng đậu trái và hạn chế sự rụng trái non

- Nên tiến hành thụ phấn bổ sung để làm tăng tỉ lệ đậu trái, có thể chọn được trái ở vị trí thích hợp trên cành, trái phát triển đầy đủ, tròn, bán cao giá hơn trái thụ phấn tự nhiên (Hình 7.17). Thụ phấn bổ sung bằng cách dùng chổi nylon huơ qua huơ lại để lấy phấn sau đó huơ trên nuốm hoa ở vị trí cần thụ phấn bổ sung. Thời gian thụ phấn thích hợp từ 19.00 đến 22.00 giờ. Tuy nhiên, nhà vườn ở Chợ Lách, Bến Tre cho rằng sầu riêng Mon Thong thụ phấn bổ sung có thể làm tăng số hạt chắc.

  • Giai đoạn 7 ngày sau khi đậu trái: Phun NAA nồng độ 20-80 ppm và phân bón lá như 15-30-15 để hạn chế sự rụng trái non.
  • Giai đoạn 3-6 tuần sau khi đậu trái: Phun GA3 ở nồng độ 5-10 ppm để hạn chế sự rụng trái non, giúp cho cuống trái to và giúp cho trái phát triển nhanh hơn.
Hình 7.17 Hoa sầu riêng Mon Thong được chừa lại ở vị trí thích hợp. Những chùm hoa ở ngòai tán mặc dù trái sẽ lớn hơn trái ở vị trí gần thân chính nhưng dễ làm khô cành nên được tỉa bỏ

Tỉa bông

Nhằm chọn vị thích hợp trên cây cho trái phát triển sau nầy và giúp bông phát triển mạnh, tránh được sự cạnh tranh lẫn nhau. Tiến hành tỉa bông khi thấy sự phát triển của hoa có sự khác biệt rõ. Nên tỉa bỏ những hoa hoặc cuống hoa nhỏ. Trairat (1992) cho biết việc tỉa bớt 66% số chùm hoa/cây ở giai đoạn 20 ngày sau khi hoa xuất hiện làm tăng trọng lượng hoa, hàm lượng auxin, và năng suất/cây. Chất lượng trái như vỏ trái, cơm và trọng lượng trái cũng tăng.

Hình 7.18 Sầu riêng Khổ Qua Xanh được tỉa bông với số hoa/chùm vừa phải và các chùm hoa rãi đều trên cành

Tỉa trái non

Được thực hiện 2 hay 3 lần ở giai đoạn 4-6 tuần sau khi đậu trái (khi trái bằng cái ly và cái chén) nhằm để lại những trái ở những vị trí thích hợp. Không nên để trái ở trên ngọn cây ngoại trừ những trái ở sát thân chính. Trái mọc trên thân chính cũng cần phái tỉa bỏ để ngăn cản sự cạnh tranh quá mức có thể xãy ra. Ngoài ra, cũng không nên để trái ở những cành có kích thước nhỏ, khả năng nuôi trái kém và có thể làm chết cành. Chừa lại 1-2 trái/chùm, tùy theo giống, tuổi cây, khả năng nuôi trái của thân, cành để lại 50-150 trái/cây. Để trái quá nhiều dễ làm cho cây sầu riêng bị khô và chết cành hoặc có thể làm chết cả cây. Số trái/cây thích hợp ở từng độ tuổi trên giống sầu riêng Mon Thong và Chanee được trình bày ở Bảng 7.2. Bình tuyển cây đầu dòng 16-20 năm tuổi, Nguyễn Nhật Trường và ctv. (2005) cho biết sầu riêng RI-6 có khả năng mang 80-120 trái, sầu riêng Hạt Lép Đồng Nai từ 90-100 trái và sầu riêng Khổ Qua Xanh từ 140-150 trái/cây.

Bảng 7.2 Số trái/cây thích hợp ở từng lứa tuổi trên giống sầu riêng Chanee và Mon Thong của Thái Lan

Giống Tuổi cây Số trái/cây
6-7 0-40
Chanee 8-10 40-60
15-30 80-100
6-7 0-30
Mon Thong 8-10 50
15-20 70
Theo Somjin, (1987) trích bởi Yaacob và Subhadrabandhu, (1995)
Hình 7.19 Sầu riêng Khổ Qua Xanh được tỉa trái với trái/cành vừa phải và các trái rãi đều trên cành
Hình 7.20 Để trái không đúng trên giống sầu riêng Sữa Hạt Lép: Cành nhỏ nhưng để số trái/cành quá nhiều, cành sẽ bị khô ngay sau khi thu họach trái cuối cùng
Hình 7.21 Xử lý sau thu hoạch sầu riêng Mon Thong tại Cai Lậy, Tiền Giang. Trái sầu riêng được cắt cuống trước khi rụng, để 2-3 ngày cho trái chín hoàn toàn trước khi đưa ra thị trường

Quy trình kích thích cho sầu riêng ra hoa mùa nghịch có thể tóm tắt trong (Hình 7.22):

Hình 7.22 Quy trình kích thích cho sầu riêng ra hoa mùa nghịch

Sự ra hoa 124

Sự đậu trái và phát triển trái127

Hiện tượng trái sầu riêng bị "sượng"130

Một số dạng "sượng" trên trái sầu riêng130

Nguyên nhân133

Biện pháp khắc phục 136

Các yếu tố ảnh hưởng lên sự ra hoa 138

Các biện pháp xử lý ra hoa138

Qui trình chăm sóc và điều khiển sầu riêng ra hoa 141

Tỉa cành 141

Kích thích ra đọt142

Nhu cầu dinh dưỡng và phân bón cho sầu riêng142

Quản lý nước143

Kích thích ra hoa144

Tăng đậu trái và hạn chế sự rụng trái non144

Tỉa bông145

Tỉa trái non146

Từ khóa » Tỉa Trái Sầu Riêng