Tia Tử Ngoại Là Gì? Đặc điểm, Phân Loại Và ứng Dụng Trong đời Sống

Chúng ta thường hay nói ánh nắng mặt trời có tia tử ngoại không tốt cho làn da. Vậy thì tia tử ngoại là gì, chúng không tốt cho làn da vậy chúng có lợi hay không? Cùng An Phước Smart Light tìm hiểu ngay nhé!

Nội dung bài viết

Toggle
  • Tia tử ngoại là gì?
  • Tác động của tia tử ngoại với cơ thể con người
    • Lợi ích:
    • Tác hại:
  • Tác động của tia cực tím đối với môi trường
    • Ứng dụng tia cực tím tiệt trùng nước:
    • Ứng dụng tia cực tím khử khuẩn trong không khí

Tia tử ngoại là gì?

Tia tử ngoại hay còn được nhiều người gọi với cái tên khác nhau là tia cực tím, tia UV ( Ultraviolet ). Đây là bức xạ điện từ có bước sóng 10 nm – 380 nm. Theo bảng phân chia bức xạ điện từ, tia tử ngoại có bước sóng ngắn hơn vùng ánh sáng nhìn thấy nhưng lại dài hơn tia X.

Tia tử ngoại là gì? Đặc điểm, phân loại và ứng dụng trong đời sống
Bước sóng của tia tử ngoại ngắn hơn bước sóng của ánh sáng chúng ta có thể nhìn thấy

Tia tử ngoại được người ta lại chia thành 2 loại:

Tia tử ngoại gần (bước sóng từ 380 đến 200 nm)

Tia tử ngoại xa ( tử ngoại chân không) bước sóng 200 – 10 nm.

Nếu như chúng ta chia tia cực tím dựa theo sự ảnh hưởng của chúng đối với sức khỏe con người thì có thể chia theo:

UVA (380-315 nm), hay gọi là sóng dài hay “ánh sáng đen”

UVB (315-280 nm) gọi là bước sóng trung bình

UVC (ngắn hơn 280 nm) gọi là sóng ngắn hay có tính tiệt trùng.

Tác động của tia tử ngoại với cơ thể con người

Lợi ích:

Tia tử ngoại giúp tổng hợp vitamin D trong cơ thể bằng cách khi chiếu tia cực tím vào da thì 7 dehydro cholesterol sẽ chuyển thành vitamin D. Ngoài ra, ở liều lượng vừa phải tia cực tím còn kích thích mọi quá trình hoạt động chính của cơ thể.

Tác hại:

Tia tử ngoại là gì? Đặc điểm, phân loại và ứng dụng trong đời sống
Tia từ ngoại là một trong những nguyên nhân dẫn đến ung thư da

Tia tử ngoại có thể gây tai biến về mắt nếu như chúng ta không sử dụng đồ bảo hộ. Nếu đôi mắt chúng ta tiếp xúc với bức xạ UV quá lâu sẽ dẫn đến hiện tượng bị đục nhân mắt hay thoái hóa hoàng điểm.

Tia cực tím có thể gây ra ung thư da, u hắc tố (Melanome)….Trong đó, các tác động chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy đó là da sạm nắng, thoái hóa da,…

Tác động của tia cực tím đối với môi trường

Tia cực tím có bước sóng ngắn nên mang nguồn năng lượng lớn, tác động mạnh mẽ lên Nucleo Protein của vi khuẩn, nó có thể làm biến dạng hoặc giết chết vi khuẩn.

Với tính chất này, tia cực tím được sử dụng phổ biến trong làm tiệt trùng nước, không khí,…

Ứng dụng tia cực tím tiệt trùng nước:

Tia tử ngoại là gì? Đặc điểm, phân loại và ứng dụng trong đời sống
Khử trùng nước bằng tia cực tím

Điều kiện:

Bức xạ cực tím có bước sóng trong khoảng 280 nm đến 200 nm. Nguồn hiệu điện thế phải ổn định. Các nghiên cứu thực nghiệm đã chỉ ra rằng khi điện thế giảm 10% thì khả năng diệt khuẩn sẽ giảm 15 – 20%.

Nước phải là nước trong, nếu là nước đục sẽ giảm tác dụng nên không hiệu quả.

Đặt đèn cực tím ở bên dưới, độ sâu của nước chỉ khoảng 10-15cm, để nước chảy trong khoảng 10 – 30 giây.

Ưu điểm của phương pháp diệt khuẩn bằng tia cực tím này là không tác động đến mùi vị của nước, tuy nhiên lại không được bền và chỉ xử lý được với nước trong.

Ứng dụng tia cực tím khử khuẩn trong không khí

Tia tử ngoại là gì? Đặc điểm, phân loại và ứng dụng trong đời sống
Ứng dụng tia cực tím khử khuẩn không khí

Khử trùng bằng tia cực tím chúng ta có hai cách đó là khử khuẩn trực tiếp và khử khuẩn gián tiếp:

Khử khuẩn trực tiếp: Trường hợp này, đèn diệt khuẩn được treo ở độ cao cần thiết ở nơi làm việc và phải có đồ bảo hộ. Thông thường khử khuẩn trực tiếp được ứng dụng trong y học, phòng nghiên cứu, thí nghiệm,…

Khử khuẩn gián tiếp: Các đèn diệt khuẩn được đặt với mặt phản chiếu quay lên trên, ở mức cao hơn tầm người (2 – 2,5m). Với đèn cực tím này thì lớp không khí phía trên sẽ được khử trùng. Và với hiện tượng đối lưu thì không khí trong phòng luôn dịch chuyển, dần dần toàn bộ không khí sẽ được khử trùng.

Xem thêm: Tia hồng ngoại là gì?

Chấn lưu là gì, chấn lưu có mấy loại?

Từ khóa » Bước Sóng Của Vùng Tử Ngoại