Tia UV Là Gì? Cách Chống Lại Tác Hại Của Tia UV

Việt Nam là một đất nước nhiệt đới với khí hậu nóng ẩm quanh năm, điều này đồng nghĩa với biên độ nhiệt lớn và số giờ nắng rất cao. Đặc biệt trong những năm gần đây những cảnh báo về mức độ gây hại của nắng nóng ngày càng cao, chúng ta ngày càng phải nghe nhiều những câu nói cảnh báo về mức độ nguy hiểm của tia cực tím, tia UV. Vậy tia UV, Tia cực tím là gì? Tia cực tím gây hại như thế nào? Làm thế nào để phòng tránh những mối nguy hại đến từ tia cực tím?

Tia UV là gì?

Tia UV (viết tắt của Ultraviolet) hay còn có cách gọi khác là tia tử ngoại, tia cực tím là những bước sóng điện từ có bước sóng ngắn hơn ánh sáng nhìn thấy thông thường và dài hơn tia X-quang. Dải quang phổ của tia cực tím kéo dài từ 10nm đến 380nm.

Nói tóm lại, tia UV chính là những bước sóng ánh sáng có sẵn trong ánh sáng mặt trời chỉ là mắt thường của con người không thể nhìn thấy được hay cảm nhận thấy nó. Tuy nhiên vì không nhìn thấy không có nghĩa là nó không gây hại cho cơ thể người, tất cả những tác hại gây ra từ ánh sáng mặt trời mà chúng ta biết đều có nguyên nhân là từ tia UV.

tia UV hay con goi la tia tu ngoai, tia cuc tim co trong nah sang mt ma mat thuong ko thay duoc
tia UV hay còn gọi là tia tử ngoại, tia cực tím có trong ánh sáng mặt trời mà mắt thường không thấy được

Cụ thể hơn, tia UV có thể chia ra làm 3 loại chính, được chia theo bước sóng và cũng tỉ lệ với mức độ ảnh hưởng tới sức khỏe con người:

tia uv chia lam 3 loai chinh gom tia uvc, tia uvb va uva
Tia UV chia làm 3 loại chính gồm tia UVC, UVB và UVA
  • Tia UVC là dải ánh sáng có bước sóng 100 đến 280 nm, cũng là tia có năng lượng cao nhất và vì vậy nó có tác hại ghê gớm nhất với làn da và đôi mắt. Trên thực tế thì chúng ta ít phải tiếp xúc với ia UVC vì nó đã bị ngăn chặn bởi tầng ozone (wiki). Đáng buồn rằng tình trạng ô nhiễm môi trường khiến cho tầng ozone của chúng ta đang dần bị phá hủy và khiến cho mức độ tia UVC ngày càng cao hơn, gây ra các nguy cơ lớn hơn cho sức khỏe của con người
  • Tia UVB có bước sóng dài hơn tia UVC, cụ thể là 280 đến 315 nm, vì vậy nó cũng có năng lượng thấp hơn tia UVC. Nhưng tia UVB có bước sóng dài hơn thì đã đi xuyên qua tầng ozone và tấn công, gây hại cho cơ thể con người. Điều đáng mừng là tia UVB vẫn còn bị ngăn chặn bởi phần nào mây, hoặc quần áo, mũ nón, cửa kính nhà, kính xe…
  • Tia UVA là dải tia có bước sóng từ 315 tới 400nm, đây là dải tia UV gần nhất với vùng ánh sáng nhìn thấy, vì vậy nó là dải ánh sáng phổ biến nhất chiếm tới 90% trong ánh sáng mặt trời và cũng là loại tia mức độ tác động thấp nhất tới sức khỏe con người. Nhưng nó vẫn rất gây hại cho cơ thể, vì những tác động nhỏ nhưng kéo dài liên tục nên nó giống như một sát thủ thầm lặng, không ngừng gây hại lên cơ thể nhưng chúng ta lại khó nhận ra. Đặc biệt nguy hiểm hơn nữa là vì tia UVA có bước sóng dài nên nó có thể dễ dang xuyên qua nhiều dạng vật chất như kính, quần áo mỏng…

Thời gian Tia UV mạnh nhất trong ngày?

Vậy là chúng ta đã hiểu rằng trong ánh sáng mặt trời hàng ngày chúng ta tiếp xúc luôn có tia UV với nhiều loại bước sóng khác nhau và mức độ gây hại trên cơ thể cũng không giống nhau. Thế nhưng mức độ tia UV lại không giống nhau tùy thuộc vào thời gian và cả thời điểm. Nhìn chung cường độ tia UV chính là tỉ lệ thuận của mức độ nắng, và mức độ này thì tùy thuộc vào những yếu tố như:

ban do chi so tia uv trong ngay
bản chỉ số tia UV, tia tử ngoại trong ngày
  • Độ cao của mặt trời. Mặt trời càng lên thiên đỉnh, càng vào giữa ngày thì bức xạ UV càng cao, mạnh nhất từ 10g đến 16g chiều. Nghĩa là ánh sáng mặt trời và tia UV sẽ tăng dần từ thấp vào buổi sáng, tăng lên cao vào đạt cực đại vào giữa ngày, sau đó giảm dần và chiều và tắt nắng vào buổi tối.
  • Độ cao của mặt trời ngoài đánh dấu sự thay đổi nhiệt trong một ngày thì cũng đồng thời đánh dấu sự thay đổi nhiệt của các mùa trong năm. Cường độ ánh sáng mặt trời nói chung và cường độ tia UV nói riêng sẽ cao nhất vào mùa hè (tháng 5 đến tháng 8), giảm dần vào thu, yếu nhất và mùa đông sau đó tăng dần lên vào mùa xuân, và lại tăng đạt cực đại vào mùa hè thành một vòng tuần hoàn.
  • Ở Việt Nam chúng ta còn có một mùa là mùa mưa và nhiều người thường có suy nghĩ rằng khi trời mưa không có mặt trời thì ánh nắng mặt trời và tia UV sẽ suy giảm. Điều này là một suy nghĩ không sai, nhưng cũng không hoàn toàn đúng. Đúng là mây mưa, mây mù, hoặc sương sẽ giảm đáng kể phần nào cường độ ánh sáng, nhưng nó cũng chỉ có tác dụng ngăn chặn phần nào bước sóng UV ngắn như UVB, UVC còn tia UVA vẫn hoàn toàn có thể xuyên qua mây. Vì vậy đúng là khi trời mưa hoặc có mây thì ánh sáng đã an toàn hơn, nhưng nó vẫn còn gây hại cho da và cho mắt. Vì vậy vẫn cần những biện pháp chống nắng, bảo vệ mắt chứ không thể chủ quan.
  • Độ cao địa lý. Càng lên địa hình càng cao so với các mặt nước biển như các vùng cao nguyên, miền núi thì bạn càng gần mặt trời, đồng nghĩa với việc mật độ và cường độ tia UV càng cao hơn.
  • Khoảng cách tới đường xích đạo. Vùng càng cận xích đạo như Việt Nam thì cường độ ánh sáng trong năm, hoặc cường độ ánh sáng trong mỗi ngày càng cao đồng nghĩa với cường độ tia UV cũng cao và nguy hiểm hơn. Càng về vùng ôn đới, và xa về hai cực (nghĩa là càng xa xích đạo) thì cường độ của tia UV càng suy giảm.
  • Tia UV hoàn có thể khả năng phản xạ, bật ngược lại khi gặp các bề mặt như tuyết, cát, mặt nước thậm chí là cả mặt đường bê tông. Chẳng hạn như tuyết có thể phản xạ 80% cường độ tia UV, mặt nước là 25%, mặt cát là 20%. Vì vậy mỗi khi đi tắm biển, câu cá… hãy thật đầu tư cho việc chống nắng cho da, bảo vệ cho mắt khỏi tia UV gây hại.
  • Tầng ozone cũng có một phần nào đó ảnh hưởng tới cường độ của tia UV, cụ thể là nó có thể ngăn cản bước sóng tia UV ngắn, chính là tia UVC. Còn tia UVB và UVA thì không thể ngăn cản bởi tầng ozone nên rất cần các biện pháp phòng tránh khác. Ngoài ra chúng ta cũng cần nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, bảo vệ tầng ozone, vì nếu tình trạng môi trường ngày càng cực đoan thì tầng ozone ngày càng bị thủng, bị suy yếu khiến cho tia UVC dễ dàng vượt qua và gây hại nghiêm trọng hơn cho làn da nói riêng và sức khỏe con người nói chung.

Tác hại của Tia UV

Như đã giới thiệu từ trước, tia tự ngoại có 3 dải bước sóng là UVC, UVB và UVA. 3 loại bước sóng này có mức độ tác động giảm dần tới cơ thể nhưng lại có cường độ tăng dần. UVC thì nguy hiểm nhưng dễ dàng bị ngăn chặn bởi tầng ozone; UVB thì gây hại ít hơn, nhưng đi qua được tầng ozone và chỉ bị chặn mởi mây, kính, trang phục…; còn tia UVA thì gây hại ít nhưng luôn hiện diện xung quanh và trở thành một sát thủ thầm lặng, chầm chậm chầm chậm gây hại lên da, lên mắt.

Cụ thể là tia UVB sẽ sự chuyển hóa sắc tố melanin (wiki) khiến da trở nên sạm đen, tối màu, xuất hiện các vết tàn nhang, đồi mồi, nhăn nheo và nếu tác động trong thời gian dài sẽ dẫn đến bệnh ung thư da, lão hóa da… Đối với sức khỏe của mắt, tia UVB là nguyên nhân chính gây ra các loại bệnh như viêm giác mạc, hạt kết giác mạc, mộng mắt.

tac hai cua tia uv voi lan da
Tác hại của tia UV, tia tử ngoại với làn da

Tia UVA gây ra các tình trạng như nhăn nheo, lão hóa, ung thư da và gây ra các bệnh về mắt như hiện tượng đục nhân mắt hoặc bệnh thoái hóa điểm vàng.

Nhìn chung việc tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, với tia UV sẽ khiến da gặp phải các tình trạng như u hắc tố, ung thư liên bào đáy, u tế bào vảy, u tuyến bã. Và gây ra các bệnh về mắt ở giác mạc, kết mạc, điểm vàng, thủy tinh thể… Cuối cùng, các tia UV gây ra tình trạng tái phân bổ chức năng của bạch cầu, từ đó gián tiếp làm suy yếu khả năng năng miễn dịch.

Có hại là thế nhưng không thể phủ nhận tia UV cũng có những lợi ích nhất định cho cơ thể. Dễ nhận thấy nhất là tác dụng giúp tổng hợp vitamin D3. Không giống như vitamin D2 có thể tổng hợp và bổ sung từ thực phẩm thì vitamin D3 chỉ có thể có được trong quá trình tiếp xúc với tia UV, và tác dụng chính của Vitamin D3 đó chính kích hoạt khả năng sử dụng canxi và photpho trong cơ thể để giúp cho xương trở nên chắc chắn, khỏe mạnh và cứng cáp.

Ngoài ra tia UV còn được sử dụng trong lĩnh vực y tế. Các loại đèn, thiết bị chiếu tia UV chuyên dụng sẽ làm chậm, điều trị bệnh vảy nến hoặc dùng để khử trùng, tiệt trùng, tiêu diệt vi khuẩn cũng như virus.

tia uv duoc su dung trong y te dung de khu trung, tiet trung, tieu diet virus..
Tia UV, Tia tử ngoại được sủ dụng trong y tế dùng để khử trùng, tiệt trùng, tiêu diệt virus

Các cách chống lại loại tia này

Tia UV thực sự gây ra những tác hại nghiêm trọng cho cơ thể, vì vậy rất cần những biện pháp bảo vệ.

Trước nhất, cách chống nắng đơn giản, hiệu quả và dễ thực hiện nhất đó chính là chọn lựa trang phục chống nắng. Quần áo sẽ một phần nào đó ngăn cản, chặn lại các bước sóng UVB, riêng với UVA thì sẽ yếu hơn. Trang phục chống nắng hiệu quả sẽ là những trang phục có màu tối, dày hoặc có độ bóng. Bởi vì các trang phục màu tối (như màu đen, màu xanh đậm…) sẽ có khả năng hấp thụ tia UV và chuyển hóa thành nhiệt lượng nên khi mang có vẻ nóng hơn trang phục màu sáng nhưng bù lại sẽ có hiệu quả chống nắng tốt hơn.

nhung trang phuc mau toi nhu xanh, den co do day, bong co hieu qua cao chong tia uv
những trang phục màu tối như xanh, đen có độ dày, bóng có hiệu quả cao chống tia UV, tia cực tím

Ngoài màu sắc của trang phục thì yếu tố chất liệu cũng ảnh hưởng tới hiệu quả chống nắng của trang phục. Theo nghiên cứu khoa học thì các chất liệu như jeans, cotton, gốm – ceramic, sợi microfiber, lớp phủ nano chống nắng cao sẽ mang lại hiệu quả cao hơn các loại chất liệu khác.

Đặc biệt ngày nay đã ra đời nhiều loại trang phục chuyên chống nắng, dù rất ít gặp ở thị trường Việt Nam, là những trang phục có pha thêm các chất giúp chống nắng, hấp thu tia UV hoặc làm dịu da khi mang ra ngoài trời.

Tuy nhiên, như đã nói ở trên, trang phục chỉ phần nào bảo vệ cơ thể khỏi tia UVB, UVC còn tia UVA chỉ có thể giảm được phần nhỏ, do tia UVA vẫn có thể đi xuyên qua trang phục nên chúng ta còn cần tìm thêm các giải pháp khác.

Sử dụng kem chống nắng là một giải pháp hiệu quả, các loại kem chống nắng đều có các thông số SPF (wiki) khác nhau và rõ ràng để chúng ta dễ dàng chọn lựa tùy theo từng nhu cầu và hoàn cảnh sử dụng. Đặc biệt nhiều loại kem chống nắng hiện này còn được tăng cường các dưỡng chất dưỡng da, chăm sóc da hiệu quả.

bang thong tin chi so spf chong tia uvb
bảng thông tin chỉ số SPF chống tia UVB

Hạn chế tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Dù các biện pháp chống nắng có hiệu quả tới đâu thì cách tốt nhất vẫn là phòng tránh, đặc biệt là trong các hoàn cảnh môi trường mà cường độ tia cực tím là rất cao như giữa trưa, giữa mùa hè thì mọi biện pháp chống nắng đều khó mà phát huy hiệu quả. Vì vậy trừ khi vì một lý do đặc biệt, nếu không hãy ở trong bóng râm, ở trong nhà để tránh những tác hại của nắng.

han che tiep xuc anh nang mat troi
Hạn chế tiếp xúc ánh nắng mặt trời lúc nắng gắt

Chăm sóc cơ thể qua chế độ ăn uống để duy trì sức đề kháng. Vẫn với tiêu chí phòng bệnh hơn chữa bệnh, việc ăn uống khoa học, hạn chế đồ ăn chua, ngọt, nhiều dầu mỡ; ăn nhiều vitamin kaly trong rau xanh, trái cây… sẽ giúp cho bạn có một cơ thể khỏe mạnh, một sức đề kháng mạnh mẽ để hạn chế phần nào đó tác hại mà tia UV gây ra cho cơ thể.

che do an uong khoa hoc de tang suc de khang han che tac hai tia uv gay ra cho co the
chế độ ăn uống khoa học để tăng sức khỏe đề kháng hạn chế tác hại tia UV gây ra cho cơ thể

Bảo vệ cho đôi mắt của bạn

Mắt là bộ phận đặc biệt nhạy cảm với ánh sáng, với tia UV. Nếu không có biện pháp bảo vệ đúng cách, mắt sẽ gặp phải nhiều căn bệnh như viêm giác mạc, viêm kết mạc, đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng và lâu dần có thể dẫn đến mù lòa.

che do an uong khoa hoc de tang suc de khang han che tac hai tia uv gay ra cho co the
tia UV, tia tử ngoại, tia cực tím gây tác hại cho mắt

Nhưng khác với da hay các bộ phận khác trên cơ thể có thể có nhiều biện pháp chống nắng như che chắn bằng cách mặc quần áo, bôi kem chống nắng… thì cách bảo vệ mắt rất ít. Bạn không thể bôi kem chống nắng vào mắt, cũng không thể dùng vải hay trang phục để che vì sẽ làm bạn không nhìn thấy đường nữa. Mắt phải luôn mở để chúng ta quan sát, vì vậy đồng nghĩa với việc nó luôn phải chịu rủi ro bị tổn thương vì tia UV.

Cách hiệu quả nhất để bảo vệ mắt đó chính là đeo kính mát (kính râm). Kính râm giúp giảm thiểu cường độ ánh sáng, lọc tia UV và giữ an toàn cho mắt. Đây chính là biện pháp duy nhất để che chắn và bảo vệ mắt của bạn khỏi tác hại của ánh sáng mặt trời nói chung và của tia UV nói riêng mà không ảnh hưởng đến khả năng quan sát. Tất nhiên bạn cũng cần kết hợp ăn uống khoa học lành mạnh để tăng sức đề kháng cũng như hạn chế ra ngoài vào những thời điểm nắng to, cường độ tia UV cao.

Tham khảo thêm:

Tròng kính cận, viễn, loạn chống tia UV

Tròng kính nhuộm màu có độ

lua chon kinh ram phu hop bao ve mat khoi tia uv
lựa chọn kính râm phù hợp bảo vệ mắt khỏi tia UV

Nhược điểm duy nhất của phương pháp này chính là làm sao để chọn được một mẫu kính râm tốt, bởi vì không phải ai cũng sẵn sàng nói cho bạn biệt một sự thật rằng màu sắc và độ đậm nhạt của kính râm không hoàn toàn liên quan đến hiệu quả chống nắng, chống tia UV của kính. Để biết được một chiếc kính có chống nắng hiệu quả hay không cần dựa vào các tiêu chí như:

  • Khả năng chống chói.
  • Mức độ ngăn chặn tia UVA, mức độ ngăn chặn tia UVB.
  • Không gây nhiễu loại thị giác khi mang. Tức là hình ảnh không bị bóp méo, màu sắc ít bị thay đổi.
  • Thoải mái khi sử dụng, chắc chắn khi mang, có được trải nghiệm tốt nhất khi sử dụng.
  • Phù hợp với hoàn cảnh. Chẳng hạn như kính mát đi chơi, đi dã ngoại thì chỉ cần thẩm mỹ và thời trang; trong khi kính mát để leo núi, để đi xe đường dài thì cần ôm chặt vào đầu, chắc chắn, cứng cáp và có độ bền cao.

Thế nhưng không dễ để chọn lựa được một chiếc kính đảm bảo các tiêu chí kể trên nếu không phải là một người rành về thị trường kính. Vì vậy có thể gói gọn lại việc chọn kính mát cho an toàn và phù hợp chính là chọn một điểm bán, một nhà cung cấp uy tín, chất lượng và tận tâm.

Ở Mắt Kính Xanh, chúng tôi tin rằng “tận tâm” chính là giá trị lớn nhất mà mình mang lại cho khách hàng.

mat kinh chong tia uv tai matkinhxanh.vn
Truy cập website www.matkinhxanh.vn để lựa chọn kính râm chống tia UV phù hợp cho đôi mắt của bạn

Giá chỉ từ 199k/chiếc xem sản phẩm ngay bên dưới:

Trang Sản phẩm: [maxbutton id=”3″]

Liên hệ Tư vấn: [maxbutton id=”1″ ]

Gọi ngay để Tư vấn: [maxbutton id=”2″ ]

  • Tận tâm chính là hiểu rằng mỗi chiếc mắt kính đeo lên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người đeo, vì vật mọi chiếc kính phải đảm bảo được tính an toàn cho sức khỏe của đôi mắt.
  • Tận tâm chính là hiểu rằng sẽ rất bất tiện, thậm chí nguy hiểm, để lại những cảm xúc tiêu cực cũng như những hậu quả ngoài ý muốn nếu một chiếc kính bị hư hỏng vặt trong quá trình mang. Vì vậy Mắt Kính Xanh có những tiêu chí cẩn thận và khắt khe để chọn ra những sản phẩm chất lượng, cứng cáp và chắn chắn. Bằng cách này Mắt Kính Xanh tin rằng khách hàng khi sử dụng sản phẩm sẽ chỉ phải đổi khi chủ động muốn đổi mới chứ không phải vì những lỗi phát sinh trong quá trình sử dụng.
  • Tận tâm chính là quan tâm, tìm hiểu để chọn ra những mẫu mã kính đẹp mắt, thẩm mỹ, thời trang và đa dạng phong cách cho khách hàng có tốt đa sự lựa chọn để thỏa mãn sở thích và tính sáng tạo cá nhân.
  • Tận tâm chính là luôn cung cấp những kiến thức, thông tin xoay quanh sản phẩm một cách minh bạch, rõ ràng và tư vấn tỉ mỉ để khách hàng chọn lựa được một loại mắt kính phù hợp với nhu cầu, sở thích và hoàn cảnh của bản thân.
  • Tận tâm chính là luôn cung cấp những dịch vụ khách hàng, chăm sóc bảo hành sản phẩm lâu dài và gắn kết.

Tham khảo thêm về: Ánh Sáng Xanh

Lời kết

“Giàu đôi con mắt, khó đôi bàn tay” là lời dặn của ông bà ta về tầm quan trọng trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho đôi mắt. Ngày nay tình trạng tia UV cao ngày càng đáng ngại, gây ra ngày càng nhiều căn bệnh nguy hiểm cho đôi mắt. Qua bài viết trên, mong rằng chúng tôi đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về tia UV, sự nguy hiểm của nó cũng như cách bảo vệ, chăm sóc mắt khỏi các rủi ro mà tia UV gây ra.

Nguồn: Mắt Kính Xanh

Xem thêm:

https://matkinhxanh.tumblr.com/

https://matkinhxanh.blogspot.com/

Từ khóa » Tia Uv Có Màu Gì