Tích Hợp Hệ Thống BMS-IBMS-Nhà Thông Minh

Lắp đặt hệ thống BMS (Hệ thống quản lý toàn nhà)

Hệ thống BMS (Building Management System) là một hệ thống đồng bộ cho phép điều khiển và quản lý mọi hệ thống kỹ thuật trong toà nhà như hệ thống điện, hệ thống cung cấp nước sinh hoạt, điều hoà thông gió, cảnh báo môi trường, an ninh, báo cháy – chữa cháy v.v…, đảm bảo cho việc vận hành các thiết bị trong tòa nhà được chính xác, kịp thời.

Tính năng của hệ thống BMS

Cho phép các tiện ích (thiết bị thông minh) trong tòa nhà hoạt động một cách đồng bộ, chính xác theo đúng yêu cầu của người điều hành.

Cho phép điều khiển các ứng dụng trong tòa nhà thông qua cáp điều khiển và giao thức mạng.

Kết nối các hệ thống kỹ thuật như an ninh, báo cháy… qua cổng giao diện mở của hệ thống với các ngôn ngữ giao diện theo tiêu chuẩn quốc tế.

Giám sát được môi trường không khí, môi trường làm việc của con người.

Tổng hợp, báo cáo thông tin

Cảnh báo sự cố, đưa ra những tín hiệu cảnh báo kịp thời trước khi có những sự cố.

Quản lý dữ liệu gồm soạn thảo chương trình, quản lý cơ sở dữ liệu, chương trình soạn thảo đồ hoạ, lưu trữ và sao lưu dữ liệu.

Hệ thống BMS linh hoạt, có khả năng mở rộng với các giải pháp sẵn sàng đáp ứng với mọi yêu cầu.

Đối tượng quản lý trong BMS

  • Trạm phân phối điện
  • Máy phát điện dự phòng
  • Hệ thống chiếu sáng
  • Hệ thống điều hoà và thông gió
  • Hệ thống cấp nước sinh hoạt
  • Hệ thống báo cháy
  • Hệ thống chữa cháy
  • Hệ thống thang máy
  • Hệ thống âm thanh công cộng
  • Hệ thống thẻ kiểm soát ra vào
  • Hệ thống an ninh

BMS điều khiển vận hành các hệ thống này một cách tối ưu, theo đúng yêu cầu của người sử dụng, nhằm đảm bảo tiết kiệm điện năng và giảm hao mòn máy móc, tăng tuổi thọ của thiết bị.

BMS cho phép trao đổi thông tin, giám sát giữa các hệ thống, quản lý tập trình điện năng ở mức cao. Một hệ thống được tích hợp đầy đủ hệ thống thông tin, truyền thông và tự động hóa văn phòng. Đây còn gọi là các tòa nhà hiệu năng cao, tòa nhà thông minh, tòa nhà xanh, tòa nhà công nghệ cao…

Cấu trúc của hệ thống BMS gồm 4 phần:

  • Phần mềm điều khiển trung tâm.
  • Thiết bị cấp quản lý.
  • Bộ điều khiển cấp trường.
  • Cảm biến và các thiết bị chấp hành.
Các bước lắp đặt hệ thống BMS:

***Lắp cáp tín hiệu và cáp nguồn:

  • Chiều dài cáp tính toán, màu sắc phải đúng để phân biệt cáp tính hiệu và cáp nguồn;
  • Cáp tính hiệu không đi chung cáp nguồn, tránh gây nhiễu tính hiệu;
  • Chuẩn bị cáp, đánh dấu cáp cứ mỗi 5m dọc trục;
  • Cáp sẽ đi theo ống hoặc máng cáp;
  • Cách điện cáp đảm bảo sau khi kéo cáp;
  • Trong lúc chờ lắp thiết bị, cáp phải được đánh dấu và cuộn tròn lại gọn gàng;
  • Kiểm tra và yêu cầu tư vấn duyệt và chấp nhận.

***Lắp bộ DDC: 

  • Bộ DDC được lắp đặt phải phù hợp với yêu cầu thiết kế, kỹ thuật của dự án;
  • Định vị để lắp ty treo, giá đỡ;
  • Lắp các đầu nối tín hiệu đúng kỹ thuật, siết chặt;
  • Lắp bộ DDC vào giá đỡ;
  • Nối cáp nguồn và cáp tín hiệu cho

***Lắp đặt các bộ cảm biến và relay trung gian:

  • Định vị các cảm biến theo bản vẽ thi công;
  • Lắp ti treo, giá đỡ cho các cảm biến;
  • Lắp cảm biến vào ti treo, giá đỡ;
  • Cân chỉnh cảm biến đảm bảo yêu cầu về kỹ thuật;
  • Lắp relay trung gian vào tủ điều khiển thiết bị được giam sát;
  • Đấu nối dây điều khiển đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.

***Lắp đặt trung tâm giám sát hệ thống BMS:

  • Kiểm tra kỹ lưỡng các thiết bị có phù hợp yêu cầu thiết kế, yêu cầu kỹ thuật của dự án;
  • Định vị, lắp tủ đựng thiết bị;
  • Lắp thiết bị vào tủ;
  • Kiểm tra nguồn cấp cho hệ thống có điện áp phù hợp hay không;
  • Lắp nguồn dự phòng cho hệ thống;
  • Lắp máng cáp theo tủ đừng thiết bị đã định vị;
  • Đo, căt dây tín hiệu và cáp nguồn theo tủ và máng đã định vị;
  • Lắp các đầu nối vào dây cáp nguồn, cáp tín hiệu;
  • Cắm các dây cáp vào các thiết bị;
  • Lắp các đầu nối, dây tín hiệu chắc chắn vào các đối tượng cần quản lý (sensor, thiết bị,…);
  • Lắp máy tính quản lý hệ thống;
  • Cài đặt, chạy thử màn hình;
  • Kiểm tra lại lần cuối các kết nối giữa các thiết bị.
  • Đấu nối trung tâm quản lý hệ thống BMS với các hệ thống khác.
Hệ thống quản lý tòa nhà IBMS IBMS (Integrated Building Managent System) cung cấp giải pháp toàn diện cho việc tích hợp và chia sẻ thông tin giữa các hệ thống kỹ thuật trong toà nhà nhằm thực hiện chức năng giám sát, quản lý và điều khiển các thiết bị một cách hiệu quả nhất cũng như tối ưu hóa hoạt động của tòa nhà.
  • IBMS: Integrated Building Management System: Hệ thống tích hợp quản lý toà nnhà
  • BMS: Building Management System: Hệ thống quản lý toà nhà
  • Hotel Management System: Hệ thống quản lý khách sạn
  • Security system: Hệ thống an ninhCCTV: Hệ thống camera quan sát
  • Electrical: Hệ thống điện
  • Fire: Hệ thống báo cháy
  • Chilled Water Plant: Hệ thống điều hoà không khí trung tâm
  • ITSC: Hệ thống mạng cấu trúc
  • Lift: Hệ thống hiển thị thang máy
Cấu trúc bên dưới là các hệ thống kĩ thuật đơn lẻ được kết nối với nền giao thức TCP/IP. Cấu trúc bên trên là các máy chủ của hệ thống IBMS và các máy trạm thực hiện các chức năng khác nhau.

Tính năng nổi bật:

  • Giao tiếp tốc độ cao với mạng ngang hàng hoặc độc lập.
  • Cho phép tích hợp với phần mềm của các nhà cung cấp khác dựa trên nền Ethernet.
  • Thực hiện đa chức năng chính xác với cấu trúc chủ-khách.
  • Đủ dự phòng cho Trung tâm Dữ liệu Máy chủ sử dụng nhóm công nghệ.
  • Khả năng mở rộng theo yêu cầu là không giới hạn.
Hệ thống báo cháy:Cung cấp giải pháp phòng ngừa và báo cháy với Hệ thống Phần mềm báo cháy dạng địa chỉ tương tự ESSER sử dụng công nghệ đa cảm biến. Kỹ thuật và công nghệ của hệ thống phòng cháy chữa cháy mang lại rất nhiều lợi ích như thiết kế đa dạng, tối ưu hoá không gian, tiết kiệm đầu tư và quan trọng nhất là Cuộc Sống An Toàn.

Các đặc tính nổi bậc của hệ thống quản lý tòa nhà IBMS:

  • Có khả năng tích hợp tất cả các hệ thống: Hệ thống quản lý toà nhà, Hệ thống điều hòa không khí HVAC, Hệ thống điện, Hệ thống an ninh, Hệ thống báo cháy và các hệ thống khác.
  • Có khả năng tích hợp tất cả cáp của truyền thông, tự động hoá văn phòng và hệ thống Cơ điện của toà nhà.
  • Có thể tích hợp với hầu hết các điều khiển tiêu chuẩn, cảm biến, cơ cấu chấp hành và máy đo đếm trên thị trường.
  • Chuyên nghiệp trong việc thực hiện các tiêu chuẩn mở như LonMark, BACnet, EIB, ZigBee, Modbus, OPC, Advance DDE, và nền Microsoft.Net.
  • Chuẩn đoán và cập nhật từ xa thông qua Internet.
  • Xử lý cảnh báo trung tâm và thông báo qua SMS.
  • Quản lý bảo trì phòng ngừa.

Tính năng nổi bật của hệ thống quản lý tòa nhà IBMS: 
  • Giao tiếp tốc độ cao với mạng ngang hàng.
  • Cấu hình nhận diện tự động và xác định những địa chỉ hợp lý cho các thiết bị cấp trường.
  • Tích hợp những yếu tố công nghệ cao nhằm phát hiện và giảm thiểu những cảnh báo không đúng, qua đó đáp ứng ngày càng hiệu quả hơn.
  • Kết hợp những loại cảm biến khác nhau cho phép tiêu chuẩn hoá các thiết bị dò tìm.

Một số hệ thống cơ bản trong quản lý tòa nhà IBMS: Hệ thống an ninh:Cung cấp giải pháp toàn diện và đáng tin cậy hoàn toàn phù hợp với Hệ thống kiểm soát Truy suất hoặc thẻ thông minh tích hợp với hệ thống sinh trắc học (ví dụ: vân tay, nhận diện khuôn mặt) cho các khu vực yêu cầu an ninh cao. Hệ thống Camera quan sát CCTV:Cung cấp đầy đủ giải pháp hệ thống CCTV dạng địa chỉ IP và Tương tự. Nhà thông minh là gì?

Nhà thông minh còn được gọi là Smart Home, đây là khái niệm dùng để chỉ một ngôi nhà, căn hộ hoặc một cửa hàng được trang bị hệ thống tự động tiên tiến. Theo đó, tất cả các thiết bị điện trong nhà sẽ được kết nối với nhau tạo thành một hệ thống mạng cho phép người dùng điều khiến trực tiếp qua thiết bị gắn tường, Smarphone hoặc máy tính bảng.

Trong đó bao gồm hệ thống đèn chiếu sáng, điều khiển rèm cửa tự động, điều hòa nhiệt độ – tivi, âm thanh đa vùng, khóa cửa, an ninh chống trộm, bật/tắt bình nóng lạnh, quạt thông gió, chuông cửa có hình, hệ thống bơm tưới nước tiểu cảnh, bể cá…..

Chỉ với một cú chạm trên màn hình cảm ứng chiếc máy tính bảng/smartphone, người sử dụng có thể chuyển tất cả những thiết bị này sang trạng thái mình mong muốn, ví dụ như: buổi sáng rèm cửa mở, bình nước nóng bật sẵn sàng, đèn sáng ở những nơi cần thiết, loa phát bản nhạc nhẹ nhàng; khi khách đến, đèn phòng khách bật sáng theo kịch bản, điều hòa giảm xuống độ mát sâu hơn, giảm âm lượng nhạc phát; hay phát hiện có kẻ định xâm nhập thì hệ thống cảnh báo sẽ kích hoạt… Thậm chí, người sử dụng có thể điều khiển các trạng thái nói trên bằng giọng nói hay các âm thanh khác như vỗ tay, huýt sáo…

Trên một bước nữa, những hệ thống nhà thông minh hiện đại nhất còn có thể “đoán” được những sinh hoạt, diễn biến trong ngôi nhà để đưa ra những điều khiển thiết bị phù hợp với hoàn cảnh. Điều đó có nghĩa là, kịch bản mà hệ thống đưa ra không đơn thuần là việc hẹn giờ theo lập trình mà là kịch bản theo ngữ cảnh – có nghĩa hệ thống có khả năng học thói quen của người dùng để tự động điều chỉnh kịch bản. (có thể so sánh điều này với chức năng tin nhắn thông minh ở smart phone). Một ngôi nhà “thông minh” thực thụ ngoài những tính năng như nhà tự động còn phải “hiểu” được người dùng, trực quan và dễ dàng sử dụng – nghĩa là mọi người trong nhà (dù không hiểu biết nhiều về công nghệ) đều có thể vận hành và hưởng thụ trải nghiệm này.

Chức năng của nhà thông minh là gì? 

1- Hệ thống nhà thông minh giúp kiểm soát hệ thống chiếu sáng thông minh

Chỉ với một cái chạm nhẹ qua màn hình điện thoại hoặc Ipad, gia chủ có thể dễ dàng bật/tắt đèn cũng như kiểm soát hệ thống các thiết bị điện trong ngôi nhà. Ngoài ra, nhà thông minh còn có chức năng thiết lập những hoạt cảnh như:  khi mở cửa thì đèn sáng, đi tới đâu đèn sáng tới đó và sẽ tắt khi người đó rời đi.

2- Kiểm soát thiết bị điện tử có sử dụng Remote

Bên cạnh hệ thống chiếu sáng, nhà thông minh còn có chức năng kiểm soát các thiết bị điện tử trong nhà có sử dụng Remote như máy lạnh, quạt, tivi, hệ thống giải trí…  chủ có thể điều khiển tivi, máy lạnh, loa, đầu đĩa, bồn nước nóng lạnh cùng một lúc.

3- Nhà thông mình có thể điểu khiển hệ thống rèm cửa

Giải pháp nhà thông minh cho phép gia chủ có thể điều khiển hệ thống rèm từ xa trên điện thoại hoặc máy tính bảng. Bên cạnh đó, chủ nhà còn có thể thiết lập theo các ngữ cảnh như: tiếp khách, xem phim, đi ngủ và điều khiển được nhiều rèm cùng 1 lúc.

4- Bật/tắt điều hòa, bình nóng lạnh từ xa

Chức năng thứ 4 của nhà thông minh là có thể thiết lập hệ thống điều hòa, bình nước nóng sẽ tự động làm việc theo khung giờ bạn cài đặt sẵn hoặc điều chỉnh các chế độ phù hợp với sức khỏe cho cả gia đình. Với chức năng này, chủ nhà sẽ không còn phải lo lắng vấn đề quên tắt điều hòa, bình nóng lạnh từ xa.

5- Nhà thông minh có chức năng kiểm soát môi trường, nhiệt độ, độ ẩm

Giải pháp nhà thông minh được trang bị hệ thống kiểm soát môi trường với các thiết cảm biến đo nhiệt độ, nồng độ oxy trong ngôi nhà, độ ẩm, các thông số được bộ điều khiển trung tâm tính toán và gửi tới điện thoại của bạn. Khi gia chủ cảm thấy nhiệt độ trong nhà không thích hợp, ngay lập tức bộ điều khiển trung tâm sẽ “ra lệnh” điều chỉnh tới các thiết bị điều hòa nhiệt độ, máy hút ẩm, quạt thông gió giúp không gian duy trì trạng thái trong lành, đảm bảo sức khỏe.

6- Điều khiển hệ thống sân vườn thông minh

Chức năng của hệ thống này là tự động tưới cây cỏ trong vườn hàng ngày theo thời gian định trước hoặc bật, tắt từ xa bằng điện thoại.

7- Đảm bảo an ninh tuyệt đối

Nhà thông minh có tích hợp hệ thống camera giám sát, thiết bị chống trộm bảo vệ ngôi nhà 24/7. Vì thế, khi có kẻ lạ đột nhập, hệ thống cảm biến sẽ phát hiện đột nhập và ngay lập tức, hệ thống sẽ gửi cảnh báo trên màn hình smartphone, hú còi báo động, mở rèm, điện bật sáng giúp chủ nhà hoàn toàn yên tâm khi ở nhà cũng như đi vắng. Căn nhà sẽ vô cùng an toàn hơn với 2 vòng bảo vệ là cảm biến cửa và cảm biến phát hiện chuyển động.

8- Điều khiển ngôi nhà thông minh bằng giọng nói

Nhà thông minh còn có chức năng vô cùng đặc biệt đó là tuân lệnh theo giọng nói của gia chủ. Đây là một chức năng rất đặc biệt được nhiều người yêu thích bởi chúng cho phép chủ nhà điều khiển, kiểm soát tất cả các thiết bị trong gia đình bằng giọng nói của chính mình.

Với giải pháp nhà thông minh, bạn có thể điều khiển mọi thứ trong nhà của mình cho dù bạn ở bất cứ nơi đâu, dù đi công tác, du lịch nghỉ dưỡng,… Đặc biệt, với dòng sản phẩm cao cấp các thiết bị có phản hồi nên bạn có thể biết chính xác những thiết bị điện nào trong ngôi nhà đang bật hay tắt.

Các hệ thống điều khiển thông minh

Hệ thống điều khiển thông minh đi kèm với các thiết bị, được cài đặt các chương trình lập sẵn, giao tiếp với người sử dụng linh hoạt nhất không phụ thuộc vào khoảng cách và vị trí; bao gồm những hệ thống sau:

  • Hệ thống an ninh: Bao gồm các hệ thống cửa tự động, camera quan sát, đầu ghi hình, bộ nhớ lưu trữ, bộ điều khiển trung tâm cho phép người sử dụng có thể nắm được trực tiếp hay xem lại toàn bộ mọi hoạt động diễn ra ở các khu vực có thiết bị kiểm soát. Hệ thống an ninh còn có thể báo động bằng còi, chiếu sáng, gọi điện đến các số điện thoại cần thiết và có khả năng phong toả khu vực bị đột nhập.
  • Hệ thống báo cháy và chữa cháy: Hệ thống báo cháy cảm ứng khi có hiện tượng cháy (nồng độ khói, nhiệt độ), và thông báo bằng âm thanh (loa, còi), đèn chiếu sáng. Hệ thống chữa cháy tự động phun nước tại các nơi cần chữa cháy. Ở mức độ cao hơn, hệ thống báo cháy, chữa cháy cho phép khoanh vùng và hướng dẫn phân luồng thoát hiểm.
  • Hệ thống đèn chiếu sáng
  • Hệ thống thiết bị nhiệt (điều hoà nhiệt độ, lò sưởi, bình đun nước nóng, bếp…)
  • Hệ thống giải trí: Truyền hình, đầu DVD, máy nghe nhạc…
  • Hệ thống mành rèm
  • Hệ thống cấp nước (phòng vệ sinh, tưới vườn…)

Tất cả các hệ thống thông minh trên có thể hoạt động theo lập trình hoặc cho phép người sử dụng điều khiển từ xa, hoặc kiểm tra trạng thái thiết bị thông qua bộ điều khiển từ xa (remote control), điện thoại di động hay internet.

Các cơ chế hoạt động của nhà thông minh:

Có thể phân chia làm 3 loại cơ chế hoạt động như sau:

  • Cơ chế nhận dạng: Cơ chế nhận dạng cho phép ghi nhớ những đặc điểm được cài đặt sẵn trong bộ nhớ; trong trường hợp việc nhận dạng xảy ra không trùng khớp, hệ thống sẽ từ chối phục vụ hoặc báo động. Ví dụ như cổng, cửa gara chỉ mở với những xe có biển số đã đăng ký với hệ thống, cửa tự động nhận dạng vân tay chỉ mở với đúng người; trong khoảng thời gian đêm, nếu có người lạ mặt trong phòng khách hệ thống sẽ báo động…
  • Cơ chế lập trình sẵn: Một số hệ thống thiết bị được thiết kế hoạt động theo lịch trình nhất định. Ví dụ như bắt đầu từ 7h tối đèn vườn, đèn bảo vệ tự động bật sáng và tắt vào thời điểm 5h sáng, 7h sáng tivi tại khu vực bếp tự động bật đúng chương trình cài đặt để người ăn sáng có thể xem, 8h sáng vòi nước tưới vườn hoạt động trong 15 phút; 10h đêm các hệ thống cửa tự động an toàn sẽ đóng lại…
  • Cơ chế cảm ứng: Cơ chế cảm ứng là một cơ chế linh hoạt, hoạt động trên sự biến đổi trạng thái mà hệ thống cảm ứng ghi nhận để tự điều khiển phù hợp. Ví dụ: Tại cầu thang, vệ sinh, đèn sẽ tự động bật khi có người và tự động tắt sau một thời gian nhất định khi không có người; hệ thống báo động sẽ thông báo khi cửa có những chấn động cơ học hơn mức bình thường (do phá hoại, đột nhập), mái kính sẽ tự động đóng lại khi có mưa, mành – rèm tự hoạt động ở trạng thái thích hợp nhất khi cảm ứng với ánh nắng mặt trời, đèn tự động bật khi chiếu sáng tự nhiên không đủ…

Nói thì nghe phức tạp nhưng bất kể thiết bị hoạt động theo cơ chế nào thì vẫn can thiệp được bằng bộ điều khiển từ người sử dụng.

Khi có nhu cầu thi công, hợp tác thi công các công trình Điện, Mạng Wan, Lan, tổng đài, wifi, camera quan sát, âm thanh, BMS….Quý khách hàng và đối tác vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH TM DV XUẤT NHẬP KHẨU NAM THẮNG

Địa chỉ: 280/133 Đường Bùi Hữu Nghĩa, P.02, Q.Bình Thạnh, TP.HCM

VPĐD: 89A, Lý Phục Man, P.Bình Thuận, Q.7, TP.HCM

Điện thoại : 028 3773 0123      Fax: 028 3773 0123     MST: 0313916055

Mobi/Zalo/Viber: 0916139712 / 0914851452

Email: kd.namthang@gmail.com      / info@namthang.com.vn

Từ khóa » Hệ Thống Quản Lý Tòa Nhà Thông Minh Bms