Tích Lũy Tư Bản Là Gì? Quy Luật Chung & Nhân Tố ảnh Hưởng Như Nào?

Tích lũy tư bản là yếu tố quan trọng quyết định đến sự hình thành của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa vào những năm cuối thế kỉ XV đầu thế kỉ XVI. Tuy nhiên có rất nhiều người không hiểu rõ về yếu tố này có gì quan trọng trong việc đổi mới đất nước. Chúng tôi sẽ giúp các bạn hiểu được tích lũy tư bản là gì? và những thông tin cần thiết khác của tích lũy tư bản.

Mục lục

  • 1 Tích lũy tư bản là gì?
  • 2 Các nhân tố gây ảnh hưởng đến quy mô tích luỹ tư bản
    • 2.1 Bóc lột giá trị thặng dư
    • 2.2 Năng suất lao động
    • 2.3 Chênh lệch giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng
  • 3 Quy luật chung của tích lũy tư bản  nghĩa chủ là gì?
    • 3.1 Là quá trình làm tăng cấu tạo hữu cơ của tư bản
    • 3.2 Là quá trình tích tụ và tập trung tư bản ngày càng tăng cao
    • 3.3 Là quá trình bần cùng hóa của giai cấp vô sản

Tích lũy tư bản là gì?

Trong kinh tế chính trị Mác – Lênin, tích lũy tư bản là việc biến một bộ phận giá trị thặng dư trở lại thành tư bản. Còn trong các lý luận kinh tế học khác, nó đơn giản chỉ là sự hình thành tư bản (tức là tăng lượng vốn dưới hình thức tư bản cố định, lưu kho của chính phủ và tư nhân). 

Mở rộng sản xuất trong các nhà máy
Mở rộng sản xuất trong các nhà máy

Đặc trưng của việc tái sản xuất tư bản chủ nghĩa chính là tái sản xuất mở rộng. Muốn vậy thì cần phải phát triển một bộ phận giá trị thặng dư thành tư bản để phụ thêm. Việc biến giá trị thặng dư trở lại tư bản được gọi là tích lũy tư bản. Như vậy, thực chất của tích luỹ tư bản chính là tư bản hóa giá trị thặng dư.

Theo nghiên cứu thì việc tích luỹ và tái sản xuất mở rộng tư bản chủ nghĩa có thể rút ra được các kết luận sau:

  • Nguồn gốc duy nhất của tư bản tích luỹ chính là giá trị thặng dư và ngày càng chiếm tỷ lệ lớn trong toàn bộ tư bản.
  • Quá trình tích lũy này đã làm cho quyền sở hữu trong nền kinh tế hàng hóa biến thành quyền chiếm đoạt tư bản chủ nghĩa. Nhưng sự biến đổi đó lại không vi phạm về quy luật giá trị.
  • Động lực để thúc đẩy tích luỹ tư bản chính là quy luật giá trị thặng dư và sự cạnh tranh.

Các nhân tố gây ảnh hưởng đến quy mô tích luỹ tư bản

Khối lượng giá trị thặng dư nhất định thì quy mô tích luỹ tư bản sẽ phụ thuộc vào tỷ lệ phân chia giữa sự tích lũy và tiêu dùng. Nếu tỷ lệ giữa tích lũy và tiêu dùng được xác định rồi thì quy mô tích lũy sẽ phụ thuộc vào khối lượng của giá trị thặng dư.

Bóc lột giá trị thặng dư

Thông thường, nếu muốn tăng khối lượng của giá trị thặng dư lên, nhà tư bản cần phải tăng thêm số lượng máy móc, thiết bị và công nhân. Nhưng các nhà tư bản lại không tăng thêm mà bắt các công nhân hiện có phải tăng thời gian lao động và cường độ lao động lên để bù đắp vào lượng giá trị thặng dư muốn tăng lên. Đồng thời, còn tận dụng triệt để công suất của số máy móc hiện có mà chỉ tăng thêm lượng nguyên liệu tương ứng.

Nhà tư bản bóc lột sức lao động của các công nhân
Nhà tư bản bóc lột sức lao động của các công nhân

Năng suất lao động

Năng suất lao động xã hội tăng lên thì giá cả của tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng sẽ giảm. Sự giảm này đã đem lại hai hệ quả cho việc tích lũy:

  • Một là, với khối lượng giá trị thặng dư nhất định, phần được dành cho tích luỹ có thể bị lấn sang phần tiêu dùng. Trong khi sự tiêu dùng của các nhà tư bản không hề giảm mà vẫn có thể bằng hoặc cao hơn trước.
  • Hai là, một lượng giá trị thặng dư nhất định được dành cho tích luỹ cũng có thể chuyển hóa thành khối lượng tư liệu sản xuất và sức lao động phụ phải thêm nhiều hơn trước.

Chênh lệch giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng

Tư bản sử dụng là khối lượng giá trị của những tư liệu lao động mà toàn bộ quy mô hiện vật đều hoạt động được trong quá trình sản xuất sản phẩm. Còn tư bản tiêu dùng là phần giá trị của những tư liệu lao động ấy được chuyển vào sản phẩm theo từng chu kỳ sản xuất ở dưới dạng đã khấu hao. Do đó, sự chênh lệch giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng chính là thước đo cho sự tiến bộ của lực lượng sản xuất.

Quy luật chung của tích lũy tư bản  nghĩa chủ là gì?

Là quá trình làm tăng cấu tạo hữu cơ của tư bản

Tư bản luôn tồn tại dưới dạng vật chất và giá trị. Cấu tạo của tư bản gồm: cấu tạo kỹ thuật và cấu tạo giá trị. Trong đó:

  • Cấu tạo kỹ thuật của tư bản chính là tỷ lệ giữa khối lượng của tư liệu sản xuất với số lượng lao động cần thiết sử dụng cho các tư liệu sản xuất đó. Nó còn được biểu hiện dưới các hình thức là số lượng máy móc, nguyên liệu và năng lượng do một người công nhân sử dụng trong một thời gian nhất định. Cấu tạo kỹ thuật luôn phản ánh đặc điểm và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong xã hội.
  • Cấu tạo giá trị là tỷ lệ của tư bản khi phân thành tư bản bất biến (giá trị của tư liệu sản xuất) và tư bản khả biến (giá trị của sức lao động) cần thiết để tiến hành sản xuất được.

Cấu tạo kỹ thuật thay đổi sẽ làm cho cấu tạo giá trị thay đổi theo. C.Mác đã sử dụng phạm trù cấu tạo hữu cơ của tư bản để chỉ ra mối quan hệ đó. Cấu tạo hữu cơ của tư bản chính là cấu tạo giá trị của tư bản. Do cấu tạo kỹ thuật quyết định và phản ánh về sự thay đổi về cấu tạo kỹ thuật của tư bản.

Do sự tác động thường xuyên của các tiến bộ khoa học và công nghệ, cấu tạo hữu cơ của tư bản cũng không ngừng biến đổi theo chiều hướng ngày càng tăng lên. Điều đó được biểu hiện ở chỗ: “Bộ phận tư bản bất biến đã tăng nhanh hơn bộ phận tư bản khả biến. Tư bản bất biến tăng tuyệt đối và tăng tương đối, còn tư bản khả biến thì chỉ có thể tăng tuyệt đối nhưng lại giảm xuống một cách tương đối.”

Là quá trình tích tụ và tập trung tư bản ngày càng tăng cao

Tích tụ tư bản là việc làm tăng quy mô tư bản cá biệt bằng cách tích lũy theo từng nhà tư bản riêng rẽ. Tích tụ tư bản, một mặt là yêu cầu mở rộng sản xuất, ứng dụng sự tiến bộ kỹ thuật; mặt khác là làm tăng khối lượng giá trị thặng dư lên tạo khả năng hiện thực cho việc tích tụ tư bản mạnh hơn.

Công nhân tăng ca sản xuất trong nhà máy
Công nhân tăng ca sản xuất trong nhà máy

Tập trung tư bản là sự hợp nhất của các tư bản nhỏ thành một tư bản cá biệt lớn hơn. Đây là sự tập trung những tư bản đã được hình thành, là sự thủ tiêu tính độc lập riêng biệt để ưu tiên cho tính tập thể, là việc biến nhiều tư bản nhỏ thành một tư bản có quy mô lớn hơn.

Tích tụ tư bản làm cho các tư bản cá biệt tăng lên và tư bản xã hội cũng từ đó tăng theo. Còn tập trung tư bản chỉ có thể làm cho tư bản cá biệt tăng quy mô lên còn tư bản xã hội thì vẫn như cũ.

Là quá trình bần cùng hóa của giai cấp vô sản

Cấu tạo hữu cơ của tư bản ngày càng tăng lên làm cho nhu cầu tương đối về sức lao động ngày càng có xu hướng giảm. Đó chính là nguyên nhân chủ yếu gây ra nạn nhân khẩu bị thừa.

Có ba hình thái nhân khẩu thừa như sau:

  • Nhân khẩu thừa lưu động là những lao động bị sa thải ở xí nghiệp này, nhưng lại tìm được việc ở xí nghiệp khác. 
  • Nhân khẩu thừa tiềm tàng là những nhân khẩu thừa trong sản xuất nông nghiệp. Đó là những người nghèo ở vùng nông thôn, thiếu việc làm và cũng không thể tìm được việc làm phù hợp trong công nghiệp, phải sống khó khăn, vất vưởng.
  • Nhân khẩu thừa ngừng trệ là những người hầu cho các nhà tư bản nhưng lại thường xuyên bị thất nghiệp. Thỉnh thoảng mới tìm được việc làm tạm thời với số tiền công rẻ mạt, sống lang thang không nơi ở và tạo thành tầng lớp dưới đáy của xã hội lúc bấy giờ.

Bên trên là những thông tin chúng tôi chia sẻ cho các bạn về tích lũy tư bản. Hy vọng bài viết giúp các bạn hiểu được tích lũy tư bản là gì? và nắm được những thông tin cần thiết khác liên quan đến tích lũy tư bản.

Từ khóa » Tích Luỹ Tư Bản Có Nghĩa Là Gì