Tích Luỹ Tư Bản Và ứng Dụng Lý Luận đó Vào Thực Tiễn Việt Nam - 123doc

Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Luận Văn - Báo Cáo
  4. >>
  5. Lý luận chính trị
tích luỹ tư bản và ứng dụng lý luận đó vào thực tiễn việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.04 KB, 18 trang )

LỜI NÓI ĐẦUĐất nước ta đang trong quá trình hội nhập, phát triển năng động nhất từtrước đến nay và đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng cả về kinh tế, chính trị,nâng cao vị thế đất nước trên thế giới. Đó là những thành quả rất đáng tự hào màmỗi chúng ta đều cảm nhận được, là kết quả của sự lựa chọn đúng đắn đường lốiphát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN và sự vận dụng sáng tạo cácphương pháp, nguyên lý cơ bản của phát triển kinh tế vào điều kiện Việt nam.Với xuất phát điểm thấp, tiềm lực kinh tế rất yếu, tỉ lệ tích lũy dưới 10% thunhập, chúng ta đối mặt với thực tế trình độ kỹ thuật, năng suất lao động thấp. Với mô hình nền kinh tế hiện đại, vốn có vai trò đặc biệt quan trọng trongviệc tăng trưởng kinh tế. Nhà kinh tế học hiện đại Samuelson cho rằng một trongnhững đặc trưng quan trọng của kinh tế hiện đại là "kĩ thuật công nghiệp tiêntiến hiện đại dựa vào việc sử dụng vốn lớn". Vốn là cơ sở để tạo ra việc làm, tạora công nghệ tiên tiến, tăng năng lực sản xuất của các doanh nghiệp và của cảnền kinh tế, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất theo chiều sâu; Cơ cấu sửdụng vốn có tác động quan trọng vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế đất nước. Để giữ được nhịp độ phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao và bềnvững, một trong những khó khăn lớn nhất đặt ra là phương thức huy độngvốn. Nguồn vốn có thể được huy động từ tích lũy trong nước và vốn vay nướcngoài. Lý luận và thực tiễn cho thấy tích luỹ và huy động vốn từ trong nước làquan trọng nhất, đảm bảo sự bền vững của nền kinh tế và không bị phụ thuộcvào bên ngoài. Với nhận thức sâu sắc về vai trò của việc tích luỹ vốn phục vụ phát triểnkinh tế đất nước, trong bài viết này em sẽ trình bày những lý luận chung vềtích luỹ tư bản và ứng dụng lý luận đó vào thực tiễn Việt nam. Do hạn chế vềthời gian và trình độ, bài viết sẽ khó tránh khỏi những sai sót trong quá trìnhnghiên cưú, em rất mong nhận được sự đánh giá, hướng dẫn của các thầy, côgiáo. Em xin trân trọng cảm ơn.11Phần 1CƠ SỞ LÝ LUẬN TÍCH LUỸ TƯ BẢNI. Bản chất và nguồn gốc của tích luỹ tư bảnĐặc trưng cơ bản của xã hội loài người là lao động. Điều kiện tồn tại vàphát triển của xã hội loài người chính là sản xuất ra của cải vật chất để đápứng nhu cầu tiêu dùng không ngừng nâng cao.Bất cứ quá trình sản xuất xã hội nào nếu xét theo tiến trình đổi mớikhông ngừng của nó, thì đồng thời cũng là quá trình tái sản xuất. Quá trìnhnày là tất yếu khách quan theo hai hình thức là tái sản xuất giản đơn và tái sảnxuất mở rộng. Tái sản xuất giản đơn không phải là tái sản xuất điển hình củaCNTB mà hình thái điển hình của CNTB là tái sản xuất mở rộng. Muốn táisản xuất mở rộng, nhà tư bản không thể sử dụng hết giá trị thặng dư cho tiêudùng cá nhân, mà phải dùng một phần giá trị thặng dư để tăng quy mô đầu tưso với năm trước. Chính phần giá trị thặng dư đó được gọi là tư bản phụ thêm.Việc sử dụng giá trị thặng dư làm tư bản hay chuyển hoá giá trị thặng dư trởlại thành tư bản gọi là tích luỹ tư bản. Xét một cách cụ thể, tích luỹ tư bảnnhằm tái sản xuất ra tư bản với quy mô ngày càng mở rộng. Sở dĩ giá trị thặngdư có thể chuyển hoá thành tư bản được là vì tư bản thặng dư đã mang sẵnnhững yếu tố vật chất của một tư bản mới. Tích luỹ tư bản là là tất yếu kháchquan do quy luật kinh tế cơ bản, quy luật giá trị và cạnh tranh của phươngthức sản xuất TBCN quy định. Nguồn gốc duy nhất của tư bản tích luỹ là giátrị thặng dư và tư bản tích luỹ chiếm một tỷ lệ ngày càng lớn trong toàn bộ tưbản. Như vậy thực chất của tích luỹ tư bản là biến một phần giá trị thặng dưthành tư bản phụ thêm (tư bản bất biến phụ thêm và tư bản khả biến phụthêm) để mở rộng sản xuất. Trong quá trình sản xuất, lãi tiếp tục được bổsung vào vốn, vốn càng lớn thì lãi càng lớn, do đó lao động của công nhân22trong quá khứ lại trở thành phương tiện mạnh mẽ quay trở lại bóc lột chínhhọ. Quyền sở hữu trong nền sản xuất hàng hoá đã biến thành quyền chiếmđoạt TBCN thông qua quá trình tích luỹ tư bản. Khác với nền sản xuất hànghoá giản đơn, trong nền sản xuất TBCN sự trao đổi giữa người lao động vànhà tư bản dẫn đến kết quả là nhà tư bản chẳng những chiếm không một phầnlao động của công nhân mà còn là người sở hữu hợp pháp lao động khôngcông đó. Sự thay đổi căn bản trong quan hệ sở hữu hoàn toàn không vi phạmquy luật giá trị. Mục đích của nền sản xuất TBCN là sự lớn lên không ngừng của giá trị.Để thực hiện mục đích đó các nhà tư bản không ngừng tích luỹ và tái sản xuấtmở rộng, xem đó là phương tiện căn bản để tăng cường bóc lột công nhân.Mặt khác do tính cạnh tranh quyết liệt nên các nhà tư bản buộc phải khôngngừng làm cho tư bản của mình tăng lên. Điều đó chỉ có thể thực hiện bằngcách tăng nhanh tư bản tích luỹ. Do đó động cơ thúc đẩy tích luỹ và tái sảnxuất mở rộng TBCN chính là một quy luật kinh tế cơ bản của CNTB. Trongbuổi đầu của sản xuất TBCN, sự ham muốn làm giàu của các nhà tư bảnthường chi phối tuyệt đối nhưng đến một trình độ phát triển nhất định, sự tiêudùng xa phí của các nhà tư bản ngày càng tăng lên theo sự tích luỹ tư bản.Như vậy không có nghĩa là có mâu thuẫn giữa phần tiêu dùng của nhà tư bảnvà phần tích luỹ. II. Những nhân tố quyết định quy mô của tích luỹ tư bản Quy mô của tích luỹ tư bản phụ thuộc vào khối lượng giá trị thặng dư vàtỷ lệ phân chia giá trị thặng dư thành tư bản phụ thêm và thu nhập. Nếu nhà tư bản sử dụng khối lượng giá trị thặng dư vào việc tiêu dùng cánhân nhiều thì khối lượng giá trị thặng dư dành cho tích luỹ sẽ ít đi. Khi đó33quy mô của tích luỹ tư bản của nhà tư bản đó sẽ giảm đi và ngược lại. Ngượclại việc tiêu dùng ít đi sẽ làm tăng khối lượng tích luỹ, khi đó quy mô tích luỹsẽ tăng lên. Tích luỹ của chế độ TBCN nhằm thu được ngày càng nhiều giá trịthặng dư: sản xuất mở rộng thì chúng càng tăng cường bóc lột công nhân, thuđược thêm nhiều giá trị thặng dư. Khi đó nhà tư bản càng có vốn mở rộngthêm sản xuất, quy mô bóc lột càng tăng lên. Ngoài tiêu dùng xa phí củamình, nhà tư bản còn phải đối phó với tình trạng cạnh tranh gay gắt trong xãhội tư bản nên họ đều phải tăng thêm tích luỹ để mở rộng sản xuất với quy môlớn hơn giành nhằm phần thắng cho mình trên thương trường. Nếu tỷ lệ phân chia khối lượng giá trị thặng dư đó đã cho sẵn, thì khi đóđại lượng của tư bản tích luỹ sẽ do đại lượng tuyệt đối của giá trị thặng dưquyết định. Vì vậy những nhân tố quyết định quy mô của tích luỹ chính lànhững nhân tố quyết định quy mô của khối lượng giá trị thặng dư. Có 4 nhân tố quyết định quy mô của khối lượng giá trị thặng dư:2.1- Mức độ bóc lột sức lao độngMức độ bóc lột sức lao động được nâng cao bằng cách cắt xén vào tiềncông của công nhân. Như vậy công nhân không những bị nhà tư bản chiếmđoạt lao động thặng dư, mà còn bị chiếm đoạt một phần lao động tất yếu, bịcắt xén một phần tiền công. Việc cắt xén tiền công giữ vai trò quan trọngtrong quá trình tích luỹ tư bản. Một cách khác để nâng cao mức bóc lột nữa là tăng cường độ lao độngvà kéo dài ngày lao động. Việc tăng cường độ lao động và kéo dài ngày laođộng sẽ làm tăng thêm giá trị thặng dư, do đó làm tăng bộ phận giá trị thặngdư tư bản hoá, tức là làm tăng tích luỹ. Ảnh hưởng này còn thể hiện ở chỗ sốlượng lao động tăng thêm mà nhà tư bản chiếm không do tăng cường độ lao44động và kéo dài ngày lao động không đòi hỏi phải tăng thêm tư bản một cáchtương ứng (không đòi hỏi phải tăng thêm số lượng công nhân, tăng thêm máymóc, thiết bị mà hầu như chỉ cần tăng thêm sự hao phí nguyên liệu). 2.2- Ttrình độ năng suất lao động xã hộiViệc nâng cao năng suất lao động sẽ làm tăng thêm giá trị thặng dư, dođó tăng thêm bộ phận giá trị thặng dư được tư bản hoá. Song vấn đề ở đây làquy mô của tích luỹ không chỉ được quyết định bởi khối lượng giá trị thặngdư, mà còn bởi khối lượng tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng, do khối lượnggiá trị thặng dư đó có thể chuyển hoá thành. Như vậy năng suất lao động tăngsẽ làm tăng thêm những yếu tố vật chất của tư bản, do đó làm tăng quy môcủa tích luỹ. Năng suất lao động cao thì lao động sống sử dụng được nhiều laođộng quá khứ hơn, lao động quá khứ đó lại tái hiện dưới hình thái có ích mới,chúng làm chức năng tư bản để sản xuất ra tư bản càng nhiều, do đó mà quymô của tư bản tích luỹ càng lớn. Như vậy năng suất lao động là nhân tố quantrọng quyết định đến quy mô của tích luỹ. 2.3- Sự chênh lệch ngày càng tăng giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêudùngTrong quá trình sản xuất, tất cả các bộ phận cấu thành của máy móc đềuhoạt động, tức là máy móc tham gia toàn bộ vào quá trình sản xuất, nhưngchúng chỉ hao mòn dần, do đó giá tri của chúng được chuyển dần từng phầnvào sản phẩm, vì vậy có sự chênh lệch giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêudùng. Mặc dù đã mất dần giá trị như vậy, nhưng trong suốt thời gian hoạtđộng máy móc vẫn có tác dụng khi còn đủ giá trị. Do đó, nếu không kể đếnphần giá trị của máy móc chuyển vào sản phẩm trong từng thời gian, thì máymóc phục vụ không công đó chẳng khác gì lực lượng tự nhiên. 55Lực lượng sản xuất xã hội càng phát triển, máy móc càng hiện đại, phầngiá trị của nó chuyển vào sản phẩm trong từng thời gian càng ít, thì sự chênhlệch giữa tư bản cố định sử dụng và tư bản cố định tiêu dùng càng lớn. Do đótư bản lợi dụng được những thành tựu của lao động quá khứ càng nhiều. 2.4- Quy mô của tư bản ứng trướcVới mức bóc lột không đổi, thì khối lượng giá trị thặng dư do số lượngcông nhân bị bóc lột quyết định. Do đó quy mô của tư bản ứng trước, nhất làbộ phận tư bản khả biến càng lớn, thì giá trị thặng dư bóc lột được và quy môtích luỹ cũng càng lớn. Đối với sự tích luỹ của cả xã hội thì quy mô của tưbản ứng trước chỉ là nhỏ nhưng rất quan trọng. C. Marx đã nói rằng tư bảnứng trước chỉ là một giọt nước trong dòng sông của sự tích luỹ mà thôi. Tích luỹ dưới chế độ TBCN làm cho của cải của xã hội ngày càng tậptrung vào tay giai cấp tư sản, người công nhân càng bị bóc lột nặng nề, càngtăng thêm thất nghiệp và nghèo đói, làm cho mâu thuẫn giữa giai cấp côngnhân và giai cấp tư sản ngày thêm sâu sắc hơn. Mặt khác tiêu dùng của ngườilao động bị hạn chế trong một phạm vi rất nhỏ hẹp. Một phần lớn thu nhậpquốc dân của xã hội TBCN là dùng vào việc tiêu dùng không sản xuất và tiêudùng ăn bám của chúng. Phần thu nhập quốc dân dùng vào tích luỹ do đótương đối ít so với khả năng và đòi hỏi của sự phát triển khách quan của xãhội. Sự chênh lệch đó dẫn đến khủng hoảng kinh tế sản xuất thừa có điều kiệnphát sinh, phá hoại nặng nề và thường xuyên nền sản xuất của xã hội TBCN.Tuy nhiên thành quả kinh tế mà xã hội tư bản đạt được lại vô cùng to lớn vàcó ý nghĩa lịch sử quan trọng trong sự phát triển của xã hội loài người. III. Mối quan hệ tích luỹ - tích tụ - tập trung tư bảnQuy mô của tư bản cá biệt tăng lên thông qua hai con đường là tích tụ vàtập trung tư bản:66Tích tụ tư bản là sự tăng thêm quy mô tư bản cá biệt bằng cách tư bảnhoá một phần giá trị thặng dư. Đây là kết quả trực tiếp của tích luỹ tư bản. Tập trung tư bản là sự tăng thêm quy mô của tư bản cá biệt có sẵn thành mộttư bản cá biệt khác lớn hơn. Tập trung tư bản diễn ra bằng hai phương pháp làcưỡng bức (các nhà tư bản bị thôn tính do phá sản) và tự nguyện (các nhà tư bảnliên hiệp, tổ chức thành công ty cổ phần). Tích tụ và tập trung tư bản có quan hệbiện chứng với nhau và tác động thúc đẩy nhau nhưng lại không đồng nhất vớinhau. Đây không những là sự khác nhau về mặt chất mà còn khác nhau về mặtlượng. Tích tụ tư bản làm tăng quy mô tư bản xã hội, nó phản ánh mối quan hệtrực tiếp giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản. Tập trung tư bản khônglàm tăng quy mô tư bản xã hội mà chỉ phân phối lại và tổ chức lại tư bản xãhội, nó phản ánh quan hệ trực tiếp giữa các nhà tư bản. Tập trung tư bản cóvai trò rất lớn trong quá trình chuyển sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn TBCN vàquá trình chuyển chủ nghĩa tư bản từ giai đoạn thấp lên giai đoạn cao. Nếu gạtbỏ tính chất TBCN, tích tụ và tập trung là hình thức làm tăng thu nhập quốcdân và sử dụng hợp lý, có hiệu quả các nguồn vốn của xã hội trong quá trìnhsản xuất. Quá trình tích luỹ tư bản tất yếu dẫn đến sự phân cực: một bên làm cho chủnghĩa tư bản phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu thông qua sự tích tụ và tậptrung của tư bản, thông qua việc nâng cao cấu tạo hữu cơ của tư bản và làm cho giaicấp tư sản ngày càng giàu có xa hoa; Còn một bên là giai cấp những người lao độngkhông tránh khỏi sự thất nghiệp và bần cùng. Đó là quy luật chung của tích luỹ tưbản. Sự ra đời của chủ nghĩa tư bản dựa trên cơ sở dùng bạo lực để tước đoạtcủa những người sản xuất nhỏ, đặc biệt là nông dân. Quá trình đó đã biến chếđộ tư hữu nhỏ dựa trên lao động cá nhân thành chế độ sở hữu TBCN dựa trên77sự bóc lột lao động làm thuê, biến sản xuất nhỏ lạc hậu, phân tán thành sảnxuất lớn, tập trung. Đó là sự phủ định chế độ tư hữu của những người sản xuấtnhỏ. Nhưng khi phương thức sản xuất TBCN đã hình thành thì quá trình tíchluỹ và cạnh tranh dẫn đến tư bản và sản xuất được tập trung ngày càng lớn, dođó sản xuất được xã hội hoá cao hơn, lực lượng sản xuất được phát triển mạnhhơn. Điều đó làm cho mâu thuẫn giữa tính chất xã hội của sản xuất với chế độsở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa phát triển. Sự phát triển của mâu thuẫn nàysẽ dẫn đến sự tất yếu thay thế chủ nghĩa tư bản bằng xã hội cao hơn, tiến bộhơn. Đây cũng là xu hướng lịch sử của tích luỹ tư bản, xu hướng tạo ra nhữngtiền đề vật chất và tiền đề xã hội cao cho sự phủ định đối với chủ nghĩa tưbản. 88Phần IITHỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP VẬN DỤNG LÝ LUẬN TÍCH LUỸ TƯ BẢN VÀO THỰC TIỄN VIỆT NAMĐất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong phát triển kinhtế, nhất là hơn 20 năm đổi mới vừa qua, tốc độ tăng trưởng khá cao, sản xuấtphát triển, có tích luỹ từ nội bộ, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Đểgiữ được tốc độ tăng trưởng cao trong những năm tới sẽ phụ thuộc rất nhiềuvào việc tích lũy, huy động vốn cho nền kinh tế. Nhiều chuyên gia quốc tếcho rằng Việt Nam muốn phát triển đạt tốc độ theo hướng rồng bay thì phảinỗ lực huy động tích luỹ trong nước, tăng cường nó có hiệu quả với vốn nướcngoài và đầu tư phải có hiệu quả cao để hệ số ICOR chỉ ở mức 2,5 và mứctăng trưởng phải ít nhất là trên 8% một năm, như vậy thì thu nhập bình quânđầu người của Việt Nam có thể tăng gấp 4-5 lần trong vòng một thế hệ. ViệtNam có thể lựa chọn các tình huống tăng trưởng tuỳ theo mức tích luỹ trongnước và mức đầu tư trên GDP cũng như hiệu suất sử dụng vốn. Việt Nammuốn đẩy nhanh tốc độ CNH-HĐH nền kinh tế cần huy động tối đa không chỉnguồn vốn tiền mặt còn nằm rải rác trong dân cư mà còn cần phải huy độngcác nguồn tài lực, những kinh nghiệm quản lý, và tất cả các quan hệ bang giaocho sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá nền kinh tế. Chúng ta sẽ xemxét thực trạng và giải pháp tích lũy vốn ở Việt nam hiện nay.I- Thực trạng tích lũy vốn của Việt namTrước đây, trong nền kinh tế bao cấp, chỉ huy khi mà cuộc sống củangười dân còn vô cùng khó khăn, tiêu dùng còn thiếu thốn thì quá trình tíchluỹ vốn còn gặp rất nhiều trở ngại. Sự can thiệp quá sâu vào nền kinh tế củaNhà nước làm cho các tổ chức doanh nghiệp không thể phát huy hết được khảnăng tham gia vào thị trường của mình. Nguồn vốn viện trợ của nước ngoài99lại chứa đựng nhiều yếu tố chính trị nên không được phát huy hết khả năngvốn có của nó. Với chính sách mở cửa phát triển kinh tế, đời sống nhân dân đã được cảithiện rõ rệt, tổng thu nhập quốc dân tăng nhanh, thị trường hàng hoá phongphú và sôi động Tuy nhiên những thành quả đó vẫn còn quá nhỏ bé, nềnkinh tế của ta vẫn còn lạc hậu, kém phát triển. Một trong những nguyên nhânchính là thực trạng tích lũy vốn của ta chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, quymô vốn của các doanh nghiệp thấp.Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, tính đến ngày 01/01/2004, cảnước có 72.012 doanh nghiệp thực tế hoạt động với tổng số vốn là 1.724.558tỷ đồng (nếu quy đổi ra đô la Mỹ (thời điểm năm 2003) thì quy mô vốn củacác doanh nghiệp ở Việt Nam chỉ tương đương với một tập đoàn đa quốc giacỡ trung bình trên thế giới). Trong đó doanh nghiệp Nhà nước chiếm 59,0/%tổng vốn của doanh nghiệp cả nước (1.018.615 tỷ đồng), doanh nghiệp ngoàiquốc doanh chiếm 19,55% (337.155 tỷ đồng), doanh nghiệp có vốn đầu tưnước ngoài chiếm 21,44% tổng vốn các doanh nghiệp cả nước (868.788 tỷđồng). Xét riêng đối với mỗi doanh nghiệp, vốn của từng doanh nghiệp rấtnhỏ (năm 2004, bình quân mỗi doanh nghiệp là 23,95 tỷ đồng).Theo Trung tâm thông tin doanh nghiệp - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm2005 toàn quốc có 39.959 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh với tổng vốnđăng ký 108,03 ngàn tỷ đồng, đạt 107,3% về số lượng và 141% về vốn đăngký so năm trước.Số liệu thống kê sơ bộ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết trong quý Inăm 2006, có 7.775 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh theo Luật Doanhnghiệp với số vốn đăng ký 29.063 nghìn tỷ đồng. Tuy giảm 8% về số doanhnghiệp đăng ký kinh doanh nhưng tăng 25% về số vốn đăng ký.1010Thực tế cho thấy tiềm năng trong dân còn rất lớn nhưng tỷ lệ tiết kiệm vàđầu tư còn thấp, nhiều hộ gia đình và không ít những doanh nghiệp còn đầu tưchưa có hiệu quả, nguồn vốn vẫn không luân chuyển được từ nơi thừa đến nơithiếu. Đầu tư của Nhà nước tuy đã tăng lên nhưng còn dàn trải, còn lãng phí,thị trường tiền tệ, thị trường vốn còn chậm phát triển, lãi suất tín dụng chưaphù hợp với việc đẩy mạnh quá trình tích tụ và tập trung vốn, vì thế còn hạnchế đầu tư phát triển. Các hình thức tích tụ và tập trung vốn chưa tạo ra sứchấp dẫn với người có vốn và hệ số sử dụng vốn trong nền kinh tế còn thấp.Việc quản lý và sử dụng vốn đầu tư còn phân tán, không tập trung tối đa vốntiền mặt cũng như nhân tài vật lực để giải quyết với tốc độ nhanh các côngtrình thiết yếu mang tính chất “xương sống” của nền kinh tế, vẫn còn nhiềulãng phí và kém hiệu quả. Hệ thống hành chính nói chung còn lắm thủ tụcphiền hà. Tuy nhiên sự phát triển nhanh chóng của thị trường chứng khoánthời gian qua đã cho thấy đây là một kênh huy động vốn thực sự hấp dẫn vàrất đáng kể. Tính đến năm 2005, giá trị thị trường của chứng khoán niêm yếtvà đăng ký giao dịch đã tương đương 6,5% GDP (năm 2004 con số này là3,9% GDP). Trong khi nguồn vốn còn hạn chế thì các giải pháp huy động vốn hiệuquả đóng vai trò hết sức quan trọng. Do đó những nhà quản lý kinh tế cần tiếptục nghiên cứu để tìm ra các giải pháp tích tụ và tập trung vốn đạt hiệu quảcao nhất, đáp ứng được yêu cầu về vốn cho sự nghiệp công nghiệp hoá hiệnđại hoá đất nước ở Việt nam. II. Những giải pháp tăng cường tích luỹ vốn ở Việt namMục đích của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa : “ CNXH là làm nhằm nângcao đời sống vật chất, tinh thần văn hoá cho mọi người dân sung sướng, ấmno”. Trong điều kiện nước ta, từ sản xuất nhỏ đi lên CNXH chúng ta không1111còn cách nào khác là một mặt phải huy động toàn bộ sức lực của mọi người,mọi ngành mọi cấp để tăng gia sản xuất thúc đẩy sản xuất phát triển; mặtkhác, phải triệt để tiết kiệm nhằm tích luỹ vốn từ nội bộ nền kinh tế nước tacho sự nghiệp xây dựng phát triển nền kinh tế sản xuất lớn XHCN. 2. 1. Giải quyết đúng đắn mối quan hệ tích luỹ - tiêu dùng Vì mục tiêu của xã hội XHCN là không ngừng tái sản xuất mở rộng, tăngthêm sản phẩm xã hội, nâng cao mức sống của người dân lao động mà chúngta cần phải xác định cho được giữa quỹ tích luỹ và quỹ tiêu dùng. Tỷ lệ cụ thểgiữa tích luỹ và tiêu dùng phụ thuộc vào các điều kiện kinh tế xã hội trình độphát triển của lực lượng sản xuất trong xã hội, hiệu quả của kỹ thuật mới sửdụng hợp lý các nguồn vật tư, lao động và các yếu tố khác nữa. Tương quan giữa tích luỹ và tiêu dùng được coi là tối ưu khi sử dụngđươc các tài sản hiện có, thực hiện được mức tích luỹ có thể đảm bảo pháttriển sản xuất với tốc độ cao và ổn định mà cuối cùng vẫn đảm bảo tăng tiêudùng và tích luỹ không đến mức cao nhất. Vởi tỷ lệ giữa tích luỹ và tiêu dùngsắp xếp như thế nào là thích đáng? Tỷ lệ này có phải cố định không và dựatrên nguyên tắc nào để sắp xếp tỷ lệ đó? Đây là vấn đề trung tâm của việcphân phối xã hội chủ nghĩa, nó thể hiện cụ thể mối quan hệ giữa xây dựngkinh tế và cải thiện đời sống giữa lợi ích lâu dài và lợi ích trước mắt, giữa lợiích của nhân dân và lợi ích của toàn xã hội Việc phân chia tỷ lệ này khôngcố định mà thay đổi tuỳ thuộc vào nhu cầu của nền kinh tế trong từng thời kỳnhất định. Đồng thời chúng ta phải không ngừng khuyến khích tất cả mọingười dân đều ra sức tiết kiêm, tích luỹ. Như vậy có thể nói tỷ lệ giữa tíh luỹvà tiêu dùng không chỉ đơn thuần là tỷ lệ về kinh tế mà là thể hiện đường lốichính sách của Đảng trong từng thời kỳ nhất định. 12122. 2. Sử dụng hiệu quả các nguồn vốnĐể sử dụng hiệu quả các nguồn vốn, trước hết chúng ta phải xác định rõtừng đối tượng được cấp vốn, từ đó phân bổ nguồn vốn một cách hợp lý chocác ngành nhằm tạo ra hiệu quả sử dụng vốn cao hơn. Đối với các doanh nghiệp nhà nước, chính phủ không nên cấp vốn toànbộ mà nên tiến hành cổ phần hoá doanh nghiệp, nhờ vậy doanh nghiệp sẽ cótrách nhiệm hơn với đồng vốn của mình, đồng thời chính nhờ có cổ phần hoámà tạo điều kiện cho các chủ doanh nghiệp phát huy mọi năng lực cũng nhưkhả năng quản lý của họ từ đó sẽ nâng cao rất nhiều hiệu quả sử dụng vốn. Việc đồng vốn có được sử dụng hiệu quả hay không một phần lớn phụthuộc vào yếu tố con người. Vì thế cần phải có một đội ngủ cán bộ quản lý cótrình độ năng lực và trách nhiệm cao. Đồng thời nhà nước cũng cần phải xemxét lại mô hình tổ chức quản lý, chú ý đến đội ngũ cán bộ, tạo diều kiện thuậnlợi nhất cho họ có thể phát huy mọi năng lực của mình. Đặc biệt trong điềukiện cạnh tranh quyết liệt nguồn vốn FDI trong khu vực cũng như trên thếgiới thì việc thiết lập một cơ chế tổ chức gọn nhẹ không chồng chéo có hiêuquả cũng tạo ra khả năng cạnh tranh lớn. 2. 3. Tăng cường tích luỹ vốn trong nước và có biện pháp thu hút vốnđầu tư nước ngoàiTích luỹ vốn trong nước có nhiều giải pháp nhưng giải pháp hàng đầu lànguồn vốn từ ngân sách nhà nước, nguồn vốn này sẽ đóng vai trò quan trọngđể giải quyết các nhu cầu chi của nhà nước về chi thường xuyên, chi cho đầutư phát triển và cho phát triển công nghiệp. Vì vậy nâng cao hiệu quả tích luỹ,tích tụ và tập trung vốn qua ngân sách nhà nước là hết sức cấp bách và có ýnghĩa thực tiễn lớn lao. 1313Một biện pháp để tăng cường lượng vốn là thông qua các tổ chức tíndụng và ngân hàng. Đây là hai hình thức tích luỹ vốn có hiệu quả tương đốicao do có thể thu hút được vốn còn nhàn dỗi trong nhân dân. Để thực hiệnđược ngày càng tốt các nghiệp vụ của mình, một mặt ngân hàng cần phải tựđổi mới phương thức phục vụ khách hàng mở rộng các hình thức tiết kiệmqua bưu điện cải tiến các thủ tục đảm bảo an toàn bí mật và ổn định cho tiềngửi của khách hàng, đồng thời chính phủ cũng cần có biện pháp nâng cao lãisuất nhằm thu hút ngày càng nhiều vốn nhàn dỗi trong dân. Đặc biệt là hệthống ngân hàng cần phối hợp chặt chẽ với các quỹ tín dụng nhân dân để tíchtụ và tập trung vốn được thuận tiện. Chúng ta có thể huy động vốn cả qua cáccông ty bảo hiểm, công ty sổ xố kiến thiết, qua sự tài trợ của các nhà doanhnghiệp, các quỹ từ thiện, quỹ hỗ trợ, Mặt khác, việc tích tụ và tập trung cácnguồn vốn trong nước từ các nguồn tài nguyên quốc gia và từ những tài sảncông còn bỏ phí vừa là mục tiêu vừa là biện pháp cơ bản trước mắt và lâu dàiđể chúng ta tăng thêm nguồn vốn trong nước cho đầu tư phát triển. Cầnnghiên cứu lại các quy định về đất và quyền sử dụng đất kết hợp hài hoà vớicác tổ chức thị trường liên quan. Trong thời gian tới phải tìm cách để khaithác cao nhất hiệu quả nhất nguồn vốn từ tài sản công. Đó là cơ sở vật chấttrực tiếp sẵn có mà chúng ta có thể huy động bằng cả hiện vật hoặc huy độngbằng tiền trở thành nguồn thu trực tiếp của ngân sách Nhà nước là cơ sở banđầu cần thiết để gọi vốn đầu tư nước ngoài.Và một biện pháp mới được áp dụng ở nước ta hiện nay là thu hút vốnthông qua thị trường chứng khoán. Đây là hình thức tích tụ và tập trung vốnrất có hiệu quả đang được các nước phát triển áp dụng. Tuy nhiên để có thểphát triển thị trường chứng khoán trước hết chúng ta phải tiến hành cổ phầnhoá doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước và đồng thời phảiphát triển hệ thống ngân hàng thương mại. Chính thị trường chứng khoán là1414một hình thức của thị trường vốn, và nếu thị trường chứng khoán hoạt độngtốt thì nó sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế. Ngoài nguồn vốn tích luỹ trong nước thì trong hoàn cảnh hiện nay khinền kinh tế mở cửa hội nhập vào nền kinh tế thế giới thì một nguồn vốn có vaitrò đặc biệt quan trọng khác là nguồn vốn đầu tư nước ngoài, bao gồm vốnđầu tư trực tiếp và vốn đầu tư gián tiếp trong đó vốn đầu tư trực tiếp có ýnghĩa vô cùng lớn đối với sự phát triển của nền kinh tế trong nước. Vì thế màchúng ta cần phải có chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp, đặc biệt là vốncủa các nước phát triển. Để thực hiện được chiến lược này cần phải thực hiệnnhiều biện pháp đồng bộ của chính phủ trong đó một biện pháp quan trọng làphải cải thiện môi trường đầu tư thích ứng với điều kiện cạnh tranh mới tạosức hấp dẫn cho các nhà đầu tư. Do vậy chúng ta phải nhanh chóng sửa đổi vàbổ sung bộ luật đầu tư nước ngoài cho phù hợp với tình hình mới hiện nayđảm bảo cho quyền lợi của nhà đầu tư cũng như của chính chúng ta. 1515KẾT LUẬNVới một nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, đất nước ta đang ởtrong giai đoạn phát triển mạnh mẽ và năng động nhất từ trước tới nay. Sựphát triển của nền kinh cũng tạo ra áp lực về tăng quy mô vốn cho nền kinhtế. Vì vậy việc nghiên cứu tích luỹ tư bản và việc vận dụng lí luận đó vào thựctiễn Việt Nam là rất quan trọng và cần thiết. Quá trình CNH-HĐH đất nướcđạt được thành công trước hết phải có vốn lớn. Theo đánh giá của các nhà đầu tư tài chính quốc tế tại Diễn đàn đầu tưViệt Nam năm 2006, thị trường vốn Việt Nam hứa hẹn rất nhiều cơ hội đầu tưdo nguồn tích lũy vốn trong dân cao; trái phiếu, cổ phiếu từ các công ty Nhànước tham gia tiến trình cổ phần hóa đang tạo nhiều hàng hóa cho thị trường.Thêm nữa, Việt Nam cũng là nước có quy mô dân số đông và trẻ với nhu cầuchi tiêu lớn. Điều này sẽ kích thích sự sôi động của thị trường vốn. Vấn đềmấu chốt ở đây là phải có những giải pháp thích hợp nào có thể huy độngnguồn vốn đó để sử dụng có hiệu quả nhất. Sự phát triển bền vững và liên tục của nền kinh tế Việt nam trong mộtthế giới mà xu thế toàn cầu hóa đang tạo ra rất nhiều cơ hội cũng như áp lực,thách thức đòi hỏi mỗi người dân, mỗi doanh nghiệp …không chỉ biết làmgiầu cho mình mà còn phải biết làm giầu cho toàn xã hội. Qui luật cạnh tranhđã buộc bất cứ một nhà doanh nghiệp nào cũng phải không ngừng mở rộngvốn đầu tư để phát triển doanh nghiệp. Con đường duy nhất để mở rộng vốnđầu tư của mình chính là con đường phải tích luỹ ngày càng nhiều hơn để táisản xuất mở rộng. Vì thế Nhà nước cần nuôi dưỡng khát vọng cho cả cộngđồng dân cư luôn biết say mê tích luỹ để mở rộng đầu tư hơn nữa. Mặt khácviệc thu hút ngày càng nhiều vốn đầu tư từ nước ngoài (FDI , ODA…. ) sẽ cótác động hỗ trợ rất lớn. Đó chính là con đường dẫn đến sự thành công của sựnghiệp CNH-HĐH đất nước, khẳng định tính đúng đắn của chính sách mởcửa, phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, sớm đạt mụctiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh./. 1616TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình Kinh tế chính trị Mac-Lênin <Tập 1>. 2. Kinh tế học của P. A. Samuelson. 3. Tư bản-Quyển 1-Tập 3/ K. Marx. 5. Báo cáo diễn đàn đầu tư Việt nam 2006. 6. Thời báo kinh tế Việt nam 2005-2006. 7. Tích tụ và tập trung vốn trong nước /Trần Xuân Kiên. 8. Văn kiện Đại hội IX, X của Đảng. …1717MỤC LỤC TrangLời nói đầu2PHẦN 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN TÍCH LUỸ TƯ BẢN3I. Bản chất và nguồn gốc của tích luỹ tư bản3II. Những nhân tố quyết định quy mô của tích luỹ tư bản42.1- Mức độ bóc lột sức lao động 52.2- Ttrình độ năng suất lao động xã hội 62.3- Sự chênh lệch ngày càng tăng giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng62.4- Quy mô của tư bản ứng trước. 6III. Mối quan hệ tích luỹ - tích tụ - tập trung tư bản7PHẦN II. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP VẬN DỤNG LÝ LUẬN TÍCH LUỸ TƯ BẢN VÀO THỰC TIỄN VIỆT NAM9I- Thực trạng tích lũy vốn của Việt nam9II. Những giải pháp tăng cường tích luỹ vốn ở Việt nam112. 1. Giải quyết đúng đắn mối quan hệ tích luỹ - tiêu dùng 122. 2. Sử dụng hiệu quả các nguồn vốn 132. 3. Tăng cường tích luỹ vốn trong nước và có biện pháp thu hút vốn đầu tư nước ngoài13Kết luận 16Tài liệu tham khảo 17

Tài liệu liên quan

  • Vận dụng lý luận tích lũy tư bản vào thực tiễn Việt Nam Vận dụng lý luận tích lũy tư bản vào thực tiễn Việt Nam
    • 15
    • 15
    • 39
  • Những lý luận chung về tích luỹ tư bản và ứng dụng lý luận đó vào thực tiễn Việt Nam Những lý luận chung về tích luỹ tư bản và ứng dụng lý luận đó vào thực tiễn Việt Nam
    • 16
    • 8
    • 31
  • Những lý luận chung về tích luỹ tư bản và ứng dụng lý luận đó vào thực tiễn Việt nam Những lý luận chung về tích luỹ tư bản và ứng dụng lý luận đó vào thực tiễn Việt nam
    • 18
    • 5
    • 21
  • Lý luận về tích lũy tư bản và vận dụng vào tình hình thực tiễn ở Việt nam hiện nay Lý luận về tích lũy tư bản và vận dụng vào tình hình thực tiễn ở Việt nam hiện nay
    • 19
    • 3
    • 23
  • Lý luận tích lũy tư bản và vận dụng vào tình hình thực tiễn ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay Lý luận tích lũy tư bản và vận dụng vào tình hình thực tiễn ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
    • 6
    • 6
    • 112
  • Lý luận về tích lũy tư bản và vận dụng vào thực tiễn của Việt Nam Lý luận về tích lũy tư bản và vận dụng vào thực tiễn của Việt Nam
    • 13
    • 2
    • 9
  • Tài liệu LUẬN VĂN: Trình bày những lý luận chung về tích luỹ và ứng dụng những lý luận đó vào thực tiễn Việt nam pptx Tài liệu LUẬN VĂN: Trình bày những lý luận chung về tích luỹ và ứng dụng những lý luận đó vào thực tiễn Việt nam pptx
    • 23
    • 2
    • 4
  • Nghiên cứu đánh giá thực tiễn đầu tư cho KHCN tại các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm cơ khí  các giải pháp thúc đẩy đầu tư và ứng dụng KHCN trong sản xuất cơ khí việt nam Nghiên cứu đánh giá thực tiễn đầu tư cho KHCN tại các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm cơ khí các giải pháp thúc đẩy đầu tư và ứng dụng KHCN trong sản xuất cơ khí việt nam
    • 103
    • 410
    • 0
  • đề tài '''' tích luỹ tư bản và ứng dụng lý luận đó vào thực tiễn việt nam '''' đề tài '''' tích luỹ tư bản và ứng dụng lý luận đó vào thực tiễn việt nam ''''
    • 20
    • 1
    • 5
  • Sự hội tụ yếu và ứng dụng khóa luận tốt nghiệp Sự hội tụ yếu và ứng dụng khóa luận tốt nghiệp
    • 61
    • 524
    • 1

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(83 KB - 18 trang) - tích luỹ tư bản và ứng dụng lý luận đó vào thực tiễn việt nam Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Tích Lũy Tư Bản ở Việt Nam