Tích Phân Từng Phần | Tăng Giáp

Hãy đăng ký thành viên để có thể dễ dàng hỏi bài, trao đổi, giao lưu và chia sẻ về kiến thức

Đăng nhập

Tăng Giáp Trang chủ Diễn đàn > TOÁN HỌC > LỚP 12 > Chủ đề 3. NGUYÊN HÀM - TÍCH PHÂN > Bài 2. Tích phân > Tích phân từng phần

Thảo luận trong 'Bài 2. Tích phân' bắt đầu bởi Doremon, 19/12/14.

  1. Doremon

    Doremon Moderator Thành viên BQT

    Tham gia ngày: 29/9/14 Bài viết: 1,299 Đã được thích: 210 Điểm thành tích: 63 Giới tính: Nam
    I. Phương pháp Cho hai hàm số u và v có đạo hàm liên tục trên đoạn [a, b], thì ta có : $\int\limits_a^b {udv = \left. {\left[ {uv} \right]} \right|_a^b - \int\limits_a^b {vdu} } $ Trong lúc tính tính tích phân từng phần ta có những ưu tiên sau :
    • Ưu tiên 1: Nếu có hàm ln hay logarit thì phải đặt u = ln(x) hay u = log$_a$x.
    • Ưu tiên 2 : Đặt u = ?? mà có thể hạ bậc.
    II. Bài tập vận dụng Bài tập 1: Tính các tích phân sau : a) ${I_1} = \int\limits_0^1 {x.{e^x}dx} $ b) ${I_2} = \int\limits_0^{\frac{\pi }{2}} {{x^2}.\cos xdx}$ c) ${I_3} = \int\limits_1^e {\ln xdx}$ Giải​a) Đặt: $\left\{ \begin{array}{l} u = x \to du = dx\\ dv = {e^x}dx \to v = {e^x} \end{array} \right.\quad $ ${I_1} = \int\limits_0^1 {x.{e^x}dx} = \left. {x.{e^x}} \right|_0^1 - \int\limits_0^1 {{e^x}} dx = e - \left. {{e^x}} \right|_0^1 = e - \left( {e - 1} \right) = 1$ b) Đặt: $\left\{ \begin{array}{l} u = {x^2} \to du = 2xdx\\ dv = \cos xdx \to v = \sin x \end{array} \right.\quad $ Vậy: $\int\limits_0^1 {x.{e^x}dx} = \left. { - x.\cos x} \right|_0^{\frac{\pi }{2}} - 2\int\limits_0^{\frac{\pi }{2}} {x.\sin xdx} = {\left( {\frac{\pi }{2}} \right)^2} - 2\int\limits_0^{\frac{\pi }{2}} {x.\sin xdx} \,\,\,\,\left( 1 \right)$ Ta đi tính tích phân $\int\limits_0^{\frac{\pi }{2}} {x.\sin xdx} \quad$ Đặt: $\left\{ \begin{array}{l} u = x \to du = dx\\ dv = \sin xdx \to v = - \cos x \end{array} \right.\quad $ Vậy: $\int\limits_0^{\frac{\pi }{2}} {x.\sin xdx} = \left. { - x.\cos x} \right|_0^{\frac{\pi }{2}} + \int\limits_0^{\frac{\pi }{2}} {\cos xdx} = \left. { - x.\cos x} \right|_0^{\frac{\pi }{2}} + \left. {\sin } \right|_0^{\frac{\pi }{2}} = 1$ Thế vào (1) ta được: ${I_1} = \int\limits_0^1 {x.{e^x}dx} = \frac{{{\pi ^2} - 8}}{4}$ c) Đặt: $\left\{ \begin{array}{l} u = \cos \left( {\ln x} \right) \to du = - \frac{1}{x}\sin \left( {\ln x} \right)dx\\ dv = dx \to v = x \end{array} \right.\quad $ Vậy: ${I_3} = \int\limits_1^e {\ln xdx} = \left. {x.\ln x} \right|_1^e - \int\limits_1^e {dx} = \left. {x.\ln x} \right|_1^e - \left. x \right|_0^e = 1$ Bài tập 2: Tính các tích phân sau a) ${I_1} = \int\limits_0^\pi {{e^x}.\sin xdx}$ b) ${I_2} = \int\limits_0^{\frac{\pi }{4}} {\frac{x}{{{{\cos }^2}x}}dx}$ c) ${I_3} = \int\limits_1^{{e^\pi }} {\cos \left( {\ln x} \right)dx} $ Giải​a) Đặt: $\left\{ \begin{array}{l} u = {e^x} \to du = {e^x}dx\\ dv = \sin xdx \to v = - \cos x \end{array} \right.\quad $ Vậy: ${I_1} = \int\limits_0^\pi {{e^x}.\sin xdx} = \left. { - {e^x}.\cos x} \right|_0^\pi + \int\limits_0^\pi {{e^x}.\cos xdx = {e^\pi } + 1 + J\quad \left( 1 \right)} $ Đặt: $\left\{ \begin{array}{l} u = {e^x} \to du = {e^x}dx\\ dv = \cos xdx \to v = \sin x \end{array} \right.\quad $ Vậy: $J = \int\limits_0^\pi {{e^x}.\cos xdx} = \left. {{e^x}.\sin x} \right|_0^\pi - \int\limits_0^\pi {{e^x}.\sin xdx} = - I$ Thế vào (1) ta được: $2{I_1} = {e^\pi } + 1 \to {I_1} = \frac{{{e^\pi } + 1}}{2}$ b) Đặt: $\left\{ \begin{array}{l}u = x \to du = dx\\dv = \frac{1}{{{{\cos }^2}x}}dx \to v = \tan x\end{array} \right.\quad$ Vậy: ${I_2} = \int\limits_0^{\frac{\pi }{4}} {\frac{x}{{{{\cos }^2}x}}dx} = \left. {x.\tan x} \right|_0^{\frac{\pi }{4}} - \int\limits_0^{\frac{\pi }{4}} {\tan xdx = } \frac{\pi }{4} + \left. {\ln \left( {\cos x} \right)} \right|_0^{\frac{\pi }{4}} = \frac{\pi }{4} + \ln \frac{{\sqrt 2 }}{2}$ c) Đặt: $\left\{ \begin{array}{l}u = \cos \left( {\ln x} \right) \to du = - \frac{1}{x}\sin \left( {\ln x} \right)dx\\dv = dx \to v = x\end{array} \right.\quad $ Vậy: ${I_3} = \int\limits_1^{{e^\pi }} {\cos \left( {\ln x} \right)dx} = \left. {x.\cos \left( {\ln x} \right)} \right|_1^{{e^\pi }} + \int\limits_1^{{e^\pi }} {\sin \left( {\ln x} \right)dx} = - \left( {{e^\pi } + 1} \right) + J$ Đặt: $\left\{ \begin{array}{l} u = \sin \left( {\ln x} \right) \to du = \frac{1}{x}\cos \left( {\ln x} \right)dx\\ dv = dx \to v = x \end{array} \right.\quad $ Vậy: ${I_3} = \int\limits_1^{{e^\pi }} {\sin \left( {\ln x} \right)dx} = \left. {x.\sin \left( {\ln x} \right)} \right|_1^{{e^\pi }} - \int\limits_1^{{e^\pi }} {\cos \left( {\ln x} \right)dx} = 0 - {I_3}$ Thế vào (1) ta được: $2{I_3} = - \left( {{e^\pi } + 1} \right)\quad \Rightarrow \quad {I_3} = - \frac{{{e^\pi } + 1}}{2}$ III. Bạn đọc tự làm : a) ${I_1} = \int\limits_0^{\ln 2} {x.{e^{ - x}}dx}$ b) ${I_2} = \int\limits_1^e {{{\left( {1 - \ln x} \right)}^2}dx}$ c) ${I_3} = \int\limits_e^2 {\left( {\frac{1}{{{{\ln }^2}x}} - \frac{1}{{\ln x}}} \right)dx}$ d) ${I_4} = \int\limits_0^1 {\ln \left( {x + \sqrt {1 + {x^2}} } \right)dx}$ e) ${I_5} = \int\limits_{\frac{\pi }{4}}^{\frac{\pi }{3}} {\sin x.\ln \left( {\tan x} \right)dx} $ f) ${I_6} = \int\limits_1^e {{{\cos }^2}\left( {\ln x} \right)dx} $ g) ${I^ * }_7 = \int\limits_0^{\frac{\pi }{4}} {{x^2}\cos 2x}$ h) ${I^ * }_7 = \int\limits_0^{\frac{\pi }{2}} {\frac{{1 + \sin x}}{{1 + \cos x}}{e^x}dx} $

    Bài viết mới nhất

    • Phương pháp tính tích phân hàm số phân thức hữu tỉ06/12/2018
    • Tính thể tích vật thể tròn xoay dạng 206/12/2018
    • Tính thể tích vật thể tròn xoay dạng 106/12/2018
    • Ứng dụng tích phân tính thể tích vật thể06/12/2018
    • Sử dụng phương pháp đường chéo tính nguyên hàm và tích phân16/12/2017
    Chỉnh sửa cuối: 19/12/14 Doremon, 19/12/14 #1
  2. Oanh Văn Thắng

    Oanh Văn Thắng Mới đăng kí

    Tham gia ngày: 16/2/16 Bài viết: 20 Đã được thích: 2 Điểm thành tích: 3
    Tốt quá, em học yếu phần này và thấy nó khá dài dòng và khó khăn trong việc ghi nhớ, nhưng xem hết phần này thì em thấy tự tin hơn hẳn, cám ơn admin
    Oanh Văn Thắng, 7/3/16 #2 Tăng Giáp thích bài này.
  3. Đỗ Huy

    Đỗ Huy Mới đăng kí

    Tham gia ngày: 16/2/16 Bài viết: 17 Đã được thích: 3 Điểm thành tích: 3
    Oanh Văn Thắng nói: ↑
    Tốt quá, em học yếu phần này và thấy nó khá dài dòng và khó khăn trong việc ghi nhớ, nhưng xem hết phần này thì em thấy tự tin hơn hẳn, cám ơn adminClick to expand...
    Chuẩn không cần chỉnh
    Đỗ Huy, 14/4/16 #3 Tăng Giáp thích bài này.
  4. AnhNguyen

    AnhNguyen Mới đăng kí Thành viên BQT

    Tham gia ngày: 12/4/16 Bài viết: 23 Đã được thích: 13 Điểm thành tích: 3 Giới tính: Nam
    Mọi ý kiến đóng góp hay thắc mắc các bạn cứ đăng lên nhé. Cảm ơn các bạn đã quan tâm. Thân ái!
    AnhNguyen, 14/4/16 #4 Tăng Giáp thích bài này.
  5. Tống Thanh Hà

    Tống Thanh Hà Mới đăng kí

    Tham gia ngày: 16/2/16 Bài viết: 17 Đã được thích: 1 Điểm thành tích: 3
    thay huong dan giup em voi a : 1.jpg
    Tống Thanh Hà, 14/4/16 #5
  6. AnhNguyen

    AnhNguyen Mới đăng kí Thành viên BQT

    Tham gia ngày: 12/4/16 Bài viết: 23 Đã được thích: 13 Điểm thành tích: 3 Giới tính: Nam
    Em tách làm hai tích phân nhé. Cái đầu làm đổi biến, đặt t= căn. Cái sau từng phần (Thứ tự ưu tiên đặt u là: Nhất log, nhì đa ) E làm trước, nếu k được thầy gửi bài giải. Chúc em học vui !
    AnhNguyen, 14/4/16 #6
  7. AnhNguyen

    AnhNguyen Mới đăng kí Thành viên BQT

    Tham gia ngày: 12/4/16 Bài viết: 23 Đã được thích: 13 Điểm thành tích: 3 Giới tính: Nam
    Đây là các bước hướng dẫn, e cố gắng học để có kết quả tốt nhé! Có vấn đề gì thắc mắc e cứ đăng lên để mọi người giải quyết giúp e. upload_2016-4-14_13-50-2.png
    AnhNguyen, 14/4/16 #7
  8. Tống Thanh Hà

    Tống Thanh Hà Mới đăng kí

    Tham gia ngày: 16/2/16 Bài viết: 17 Đã được thích: 1 Điểm thành tích: 3
    Dạ thầy thầy ơi thầy nói (Thứ tự ưu tiên đặt u là: Nhất log, nhì đa) là sao ạ ?
    Tống Thanh Hà, 14/4/16 #8
  9. AnhNguyen

    AnhNguyen Mới đăng kí Thành viên BQT

    Tham gia ngày: 12/4/16 Bài viết: 23 Đã được thích: 13 Điểm thành tích: 3 Giới tính: Nam
    Đối với những bài tích phân từng phần phổ biến, đơn giản. (Các dạng đã nêu trong SGK) thì thứ tự ưu tiên đặt u là: Thứ 1: hàm logarit, thứ 2: Hàm đa thức, thứ 3, 4 mới tới hàm lượng giác và hàm mũ. Phần còn lại là dv. Nên có câu: "Nhất lô, nhì đa, tam lượng, tứ mũ"
    AnhNguyen, 14/4/16 #9
  10. Võ Gia Huy

    Võ Gia Huy Mới đăng kí

    Tham gia ngày: 3/8/17 Bài viết: 17 Đã được thích: 0 Điểm thành tích: 0 Giới tính: Nam
    Cho tích phân \(I = \int\limits_0^\pi {{x^2}\cos xdx} \) và \(u = {x^2},dv = \cos xdx\). Khẳng định nào sau đây đúng? A. \(I = {x^2}\sin x\left| {\begin{array}{*{20}{c}}\pi \\0\end{array}} \right. - \int\limits_0^\pi {x\sin xdx} \) B. \(I = {x^2}\sin x\left| {\begin{array}{*{20}{c}}\pi \\0\end{array}} \right. + \int\limits_0^\pi {x\sin xdx} \) C. \(I = {x^2}\sin x\left| {\begin{array}{*{20}{c}}\pi \\0\end{array}} \right. + 2\int\limits_0^\pi {x\sin xdx} \) D. \(I = {x^2}\sin x\left| {\begin{array}{*{20}{c}}\pi \\0\end{array}} \right. - 2\int\limits_0^\pi {x\sin xdx} \)
    Võ Gia Huy, 26/2/18 #10
    1. Minh Toán
      \(\begin{array}{l}\left\{ \begin{array}{l}u = {x^2}\\dv = \cos xdx\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}du = 2xdx\\v = \sin xdx\end{array} \right.\\ \Rightarrow I = \int\limits_0^\pi {{x^2}\cos xdx} = \left. {{x^2}\sin x} \right|_0^\pi - 2\int\limits_0^\pi {x\sin xdx} .\end{array}\)
      Minh Toán, 7/12/17 #link
  11. Võ hiếu trung

    Võ hiếu trung Mới đăng kí

    Tham gia ngày: 8/6/17 Bài viết: 15 Đã được thích: 0 Điểm thành tích: 0 Giới tính: Nam
    Tính tích phân \(I = \int\limits_0^1 {3x.{e^{2x}}} dx.\) A. \(I = \frac{{3{e^2} + 3}}{{16}}\) B. \(I = \frac{{2{e^2} + 2}}{9}\) C. \(I = \frac{{3{e^2} + 3}}{4}\) D. \(I = \frac{{2{e^2} + 2}}{3}\)
    Võ hiếu trung, 26/2/18 #11
    1. Minh Toán
      Đặt \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{u = 3x}\\{dv = {e^{2x}}dx}\end{array}} \right. \Rightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{du = 3dx}\\{v = \frac{{{e^{2x}}}}{2}}\end{array}} \right. \Rightarrow I = \frac{{3x.{e^{2x}}}}{2}\left| {\begin{array}{*{20}{c}}1\\0\end{array}} \right. - \frac{3}{2}\int\limits_0^1 {{e^{2x}}dx} = \frac{{3x.{e^{2x}}}}{2}\left| {\begin{array}{*{20}{c}}1\\0\end{array}} \right. - \frac{3}{4}{e^{2x}}\left| {\begin{array}{*{20}{c}}1\\0\end{array} = \frac{{3{e^2} + 3}}{4}} \right..\)
      Minh Toán, 7/12/17 #link
  12. Vo hong dat

    Vo hong dat Mới đăng kí

    Tham gia ngày: 15/9/17 Bài viết: 14 Đã được thích: 0 Điểm thành tích: 0 Giới tính: Nữ
    Giả sử tích phân \(\int\limits_0^1 {x.\ln {{\left( {2x + 1} \right)}^{2017}}{\rm{d}}x} = a + \frac{b}{c}\ln 3\). Với phân số \(\frac{b}{c}\) tối giản. Tính tổng a+b. A. \(b + c = 6057.\) B. \(b + c = 6059.\) C. \(b + c = 6058.\) D. \(b + c = 6056.\)
    Vo hong dat, 26/2/18 #12
    1. Minh Toán
      Ta có \(I = \int\limits_0^1 {x.\ln {{\left( {2x + 1} \right)}^{2017}}{\rm{d}}x} = 2017\int\limits_0^1 {x.\ln \left( {2x + 1} \right){\rm{d}}x} \). Đặt \(\left\{ \begin{array}{l}u = \ln \left( {2x + 1} \right)\\{\rm{d}}v = x{\rm{d}}x\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}{\rm{d}}u = \frac{2}{{2x + 1}}{\rm{d}}x\\v = \frac{{{x^2}}}{2} - \frac{1}{8}\end{array} \right.\) Do đó \(\int\limits_0^1 {x.\ln \left( {2x + 1} \right){\rm{d}}x} = \left. {\left( {\ln \left( {2x + 1} \right)} \right)\left( {\frac{{{x^2}}}{2} - \frac{1}{8}} \right)} \right|_0^1 - \int\limits_0^1 {\left( {\left( {\frac{{{x^2}}}{2} - \frac{1}{8}} \right)\frac{2}{{2x + 1}}} \right){\rm{d}}x} \) \( = \left. {\frac{3}{8}\ln 3 - \left( {\frac{{{x^2} - x}}{4}} \right)} \right|_0^1 = \frac{3}{8}\ln 3\) \( \Rightarrow I = \int\limits_0^1 {x.\ln {{\left( {2x + 1} \right)}^{2017}}{\rm{d}}x} = 2017\left( {\frac{3}{8}\ln 3} \right) = \frac{{6051}}{8}\ln 3.\) Khi đó \(b + c = 6059.\)
      Minh Toán, 7/12/17 #link
  13. Võ Ngọc Mãnh

    Võ Ngọc Mãnh Mới đăng kí

    Tham gia ngày: 1/11/17 Bài viết: 13 Đã được thích: 0 Điểm thành tích: 0 Giới tính: Nam
    Biết kết quả tích phân \(I = \int\limits_0^1 {\left( {2x + 3} \right)} {e^x}d{\rm{x}}\) được viết dưới dạng \(I = a.e + b\) với a, b là các số nguyên. Mệnh đề nào sau đây đúng? A. \(a + 2b = 1\) B. \(a - b = 2\) C. \({a^3} + {b^3} = 28\) D. \(ab = 3\)
    Võ Ngọc Mãnh, 26/2/18 #13
    1. Minh Toán
      Đặt \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{u = 2x + 3}\\{dv = {e^x}d{\rm{x}}}\end{array} \Rightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{du = 2dx}\\{v = {e^x}}\end{array}} \right. \Rightarrow I = \left[ {\left( {2x + 3} \right){e^x}} \right]} \right.\left| {\begin{array}{*{20}{c}}1\\0\end{array}} \right. - 2\int\limits_0^1 {{e^x}d{\rm{x}}} = \left[ {\left( {2x + 3} \right){e^x}} \right]\left| {\begin{array}{*{20}{c}}1\\0\end{array} - 2{e^x}} \right.\left| {\begin{array}{*{20}{c}}1\\0\end{array}} \right. = 3e - 1\) \( \Rightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{a = 3}\\{b = - 1}\end{array}} \right. \Rightarrow a + 2b = 1.\)
      Minh Toán, 7/12/17 #link
  14. võ thị mai anh

    võ thị mai anh Mới đăng kí

    Tham gia ngày: 27/10/17 Bài viết: 14 Đã được thích: 0 Điểm thành tích: 0 Giới tính: Nữ
    Cho tích phân \(I = \int\limits_1^e {x{{\ln }^2}x{\rm{dx}}.} \) Mệnh đề nào sau đây là đúng? A. \(I = \left. {{x^2}{{\ln }^2}x} \right|_1^e - 2\int\limits_1^e {x\ln {\rm{xdx}}} .\) B. \(I = \frac{1}{2}\left. {{x^2}{{\ln }^2}x} \right|_1^e - 2\int\limits_1^e {x\ln {\rm{xdx}}} .\) C. \(I = \frac{1}{2}\left. {{x^2}{{\ln }^2}x} \right|_1^e + 2\int\limits_1^e {x\ln {\rm{xdx}}} .\) D. \(I = \left. {{x^2}{{\ln }^2}x} \right|_1^e - \int\limits_1^e {x\ln {\rm{xdx}}} .\)
    võ thị mai anh, 26/2/18 #14
    1. Minh Toán
      Đặt \(\left\{ \begin{array}{l}u = {\ln ^2}x\\dv = x{\rm{dx}}\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}du = 2\ln {\rm{x}}.\frac{1}{x}\\v = \frac{1}{2}{x^2}\end{array} \right. \Rightarrow I = \left. {\frac{1}{2}{x^2}{{\ln }^2}x} \right|_1^e - \int\limits_1^e {x\ln {\rm{xdx}}} .\)
      Minh Toán, 7/12/17 #link
  15. van1303

    van1303 Mới đăng kí

    Tham gia ngày: 31/12/16 Bài viết: 11 Đã được thích: 0 Điểm thành tích: 1 Giới tính: Nữ
    Tính tích phân \(I = \int\limits_1^2 {\frac{{\ln x}}{{{x^3}}}dx} .\) A. \(I = \frac{{3 + 2\ln 2}}{{16}}.\) B. \(I = \frac{{2 - \ln 2}}{{16}}.\) C. \(I = \frac{{2 + \ln 2}}{{16}}.\) D. \(I = \frac{{3 - 2\ln 2}}{{16}}.\)
    van1303, 26/2/18 #15
    1. Minh Toán
      Đặt \(\left\{ \begin{array}{l}u = \ln x\\dv = \frac{{dx}}{{{x^3}}}\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}du = \frac{{dx}}{x}\\v = - \frac{1}{{2{x^2}}}\end{array} \right.\) \(\Rightarrow I = \left. { - \frac{{\ln x}}{{2{x^2}}}} \right|_1^2 + \frac{1}{2}\int\limits_1^2 {\frac{{dx}}{{{x^3}}}} = \left. { - \frac{{\ln x}}{{2{x^2}}}} \right|_1^2\left. { - \frac{1}{{4{x^2}}}} \right|_1^2 = - \frac{{\ln 2}}{8} + \frac{3}{{16}} = \frac{{3 - \ln 2}}{{16}}.\)
      Minh Toán, 7/12/17 #link
(Bạn phải Đăng nhập hoặc Đăng ký để trả lời bài viết.) Show Ignored Content

Chia sẻ trang này

Tên tài khoản hoặc địa chỉ Email: Mật khẩu: Bạn đã quên mật khẩu? Duy trì đăng nhập Đăng nhập

Thống kê diễn đàn

Đề tài thảo luận: 6,071 Bài viết: 12,735 Thành viên: 18,036 Thành viên mới nhất: duychien.saigonapp

Chủ đề mới nhất

  • Tăng Giáp [8+] Phân tích bài thơ Đất nước... Tăng Giáp posted 6/8/20
  • Tăng Giáp Hướng dẫn viết dàn ý bài thơ... Tăng Giáp posted 6/8/20
  • Tăng Giáp [8+] Phân tích bài kí Ai đã đặt... Tăng Giáp posted 6/8/20
  • Tăng Giáp [8+] Phân tích truyện Vợ chồng... Tăng Giáp posted 6/8/20
  • Tăng Giáp [8+] Phân tích bài thơ tây tiến... Tăng Giáp posted 6/8/20
Đang tải... Tăng Giáp Trang chủ Diễn đàn > TOÁN HỌC > LỚP 12 > Chủ đề 3. NGUYÊN HÀM - TÍCH PHÂN > Bài 2. Tích phân >

Từ khóa » Thứ Tự ưu Tiên đặt U