Tích Tụ, Tập Trung Ruộng đất-Giải Pháp "cởi Trói" Cho Nông Nghiệp ...
Có thể bạn quan tâm
Chủ trương đúng đắn, hình thức đa dạng, phong phú
TTTTRĐ là xu hướng tất yếu trong sản xuất nông nghiệp trên thế giới, nhằm khai thông con đường mới cho phát triển lực lượng sản xuất nông nghiệp quy mô lớn. Nếu không có chính sách hợp lý để thúc đẩy tập trung, tích tụ được ruộng đất thì rất khó có thể đổi mới và tổ chức sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn theo hướng công nghệ cao, phát huy lợi thế của nông nghiệp Việt Nam, gia tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp tham gia vào chuỗi thị trường.
Tại hội thảo, ông Vũ Văn Hà, Phó tổng biên tập Tạp chí Cộng sản cho rằng, trong suốt hơn 33 năm tiến hành cuộc đổi mới, nhờ những cải cách trong quan hệ đất đai, nền nông nghiệp Việt Nam có bước phát triển quan trọng, từng bước bảo đảm an ninh lương thực cho đất nước, trở thành ngành kinh tế đóng góp ngày càng lớn cho xuất khẩu, không ngừng nâng cao đời sống người dân.
Mô hình cánh đồng mẫu lớn. Ảnh minh họa/nguồn internet.
Tuy nhiên, từ thực tế triển khai ở nhiều địa phương đã xuất hiện không ít những vướng mắc, cần có giải pháp tháo gỡ kịp thời để việc tích tụ ruộng đất được tiến hành mạnh mẽ, đồng bộ, phù hợp hơn với điều kiện thực tiễn. Theo ông Vũ Văn Hà, đến thời điểm này có thể thấy các hình thức TTTTRĐ khá đa dạng, phong phú, góp phần mở rộng quy mô sản xuất cũng như thúc đẩy hình thành các hình thức tổ chức sản xuất mới trong nông nghiệp.Có thể thấy, các hình thức TTTTRĐ khá đa dạng, phong phú, góp phần mở rộng quy mô sản xuất cũng như thúc đẩy hình thành các hình thức tổ chức sản xuất mới trong nông nghiệp. Trên thực tế, nhờ việc “dồn điền, đổi thửa” nên diện tích bình quân một thửa đất sản xuất nông nghiệp tính chung cả nước tăng từ 1.619,7m2 (năm 2011) lên 1.843,1m2 (năm 2016), trong đó, Đồng bằng Bắc Bộ tăng từ 489m2/thửa lên 604,4m2/thửa... Nhờ vậy, đất sản xuất nông nghiệp bớt nhỏ lẻ, manh mún, mô hình cánh đồng mẫu lớn xuất hiện và ngày càng được nhân rộng ở nhiều địa phương. Qua đó, bước đầu khơi thông nguồn lực đất đai, nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp hàng hóa lớn tập trung xuất hiện, đem lại giá trị kinh tế cao, thu hút nhiều doanh nghiệp có tiềm lực đầu tư vào nông nghiệp… "Rõ ràng, chủ trương tích tụ ruộng đất, đổi mới hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp của Đảng và Nhà nước ta là hết sức đúng đắn, thực sự "cởi trói" cho nông nghiệp phát triển, đạt nhiều thành tựu cao với nhiều mô hình và phương thức thực hiện có hiệu quả, đóng góp tích cực cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp của Việt Nam", ông Hà khẳng định.
Cần hoàn thiện các cơ chế, chính sách hợp lý
GS, TS Đặng Hùng Võ phân tích, tại nhiều địa phương ở vùng Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ, tình trạng các hộ nông dân bỏ hoang đất nông nghiệp diễn ra khá phổ biến. Đáng chú ý là tình trạng có nơi có đất, nhưng không tham gia tập trung do e ngại mất đất. Bên cạnh đó, Nhà nước chưa tổng kết lại các mô hình TTTTRĐ để đưa ra chính sách, hoàn chỉnh khung pháp luật nhằm đẩy nhanh tiến độ hình thành nông nghiệp công nghệ cao quy mô lớn, khắc phục tình trạng bỏ hoang đất sản xuất nông nghiệp. GS, TS Đặng Hùng Võ chỉ ra 3 hình thức TTTTRĐ, đó là: Dựa vào quy mô hộ gia đình dưới dạng trang trại lớn; hợp tác xã của nhiều hộ, trong đó có hợp tác xã nhóm hộ, hình thành mô hình hợp tác xã kiểu mới; doanh nghiệp và nông dân với nhiều hình thức hợp tác (tuy hình thức này vẫn còn một số vướng mắc, đặc biệt là mối quan hệ và độ tin cậy giữa doanh nghiệp-nông dân vẫn còn lỏng lẻo). Doanh nghiệp cần mang tính trách nhiệm xã hội lớn hơn là tính kinh tế. Thị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp chưa được quan tâm như ở khu vực đô thị, do đó, cần có sự trợ giúp nhất định đối với lĩnh vực này để thị trường đất đai ở khu vực nông thôn trở nên minh bạch, hấp dẫn.
PGS, TS Nguyễn Văn Thạo, Phó chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương cho rằng: Về cơ bản, đất sản xuất nông nghiệp được giao quyền cho hộ gia đình để phát triển nông nghiệp cần liên kết nhiều hộ, liên kết tự nguyện, phát triển các doanh nghiệp nông nghiệp. Mối quan hệ sản xuất chủ yếu vẫn là hộ nông dân-doanh nghiệp với các hình thức, như: Chuyển quyền sử dụng đất, cho thuê (ngắn hạn, dài hạn), góp vốn cổ phần cùng doanh nghiệp. Tuy nhiên, nông dân chưa giám sát được hoạt động, lợi tức của doanh nghiệp nên chưa mặn mà với hình thức này. Nhà nước cần hoàn thiện các cơ chế, chính sách, các quy định của pháp luật, các thủ tục hành chính và tạo điều kiện cho thị trường đất đai hoạt động và bảo đảm, bảo vệ quyền lợi của nông dân.
Phát biểu tại thảo, đồng chí Nguyễn Xuân Đông, Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND Hà Nam khẳng định, Hà Nam đã có nhiều đột phá trong TTTTRĐ, chuyển đổi mô hình trong nông nghiệp. Tính đến nay, Hà Nam đã quy hoạch 6 khu sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với tổng diện tích 650ha; tích tụ được hơn 375ha đất cho doanh nghiệp thuê. Các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở tỉnh đi vào sản xuất và trở thành hạt nhân liên kết chuỗi với nông dân trong sản xuất, tiêu thụ nông sản sạch.
Nhìn chung Hà Nam đã đạt kết quả bước đầu từ TTTTRĐ để hướng tới các mục tiêu lớn: Quyền lợi của nông dân được đảm bảo, người dân đồng thuận, yên tâm cho thuê đất, không có khiếu kiện. Doanh nghiệp chấp nhận giá thuê đất và những cam kết với địa phương, đồng thời, yên tâm đầu tư sản xuất, bước đầu đã đặt nền móng, nhân tố quan trọng trong quá trình tích tụ ruộng đất, phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn.
Tuy nhiên, theo đồng chí Nguyễn Xuân Đông, trong quá trình thực hiện TTTTRĐ tỉnh Hà Nam còn gặp nhiều vướng mắc: Hầu hết các mô hình tập trung đang thực hiện chưa đầy đủ thủ tục pháp lý về đất, ảnh hưởng đến công tác quản lý và xử lý vướng mắc phát sinh. Ví dụ như vấn đề giải phóng mặt bằng, có nhiều hộ trong diện phải bàn giao, nhưng không muốn cho thuê nên đặt ra yêu sách khó đáp ứng được. Thậm chí có trường hợp lợi dụng việc TTTTRĐ để chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Nhà nước tạo điều kiện rất thuận lợi cho việc tập trung đất, nhưng nhiều người dân có tư tưởng bất mãn, không thiết tha, tâm lý “sợ mất đất”, bởi “cho thuê thì dễ, lấy lại thì khó”. Thêm nữa là thị trường tiêu thụ sản phẩm còn khó khăn, tình trạng “được mùa mất giá, được giá mất mùa” luôn xảy ra…
Ngoài ra, tại hội thảo nhiều đại biểu cũng đã nêu bật một số thực trạng khiến việc TTTTRĐ ở các địa phương chưa hiệu quả, như: Do Nhà nước chậm nghiên cứu, ban hành cơ sở pháp lý để TTTTRĐ; do cơ chế chính sách khuyến khích việc TTTTRĐ chưa đủ mạnh, chưa ổn định về giá, phương thức liên kết nên nhiều người dân ở các địa phương chưa thấy lợi nên chưa mạnh dạn thực hiện. Chính những nguyên nhân cơ bản này đã khiến cho sự liên kết giữa người dân, doanh nghiệp và chính quyền trong vấn đề TTTTRĐ còn nhiều bất cập.
PGS, TS Đoàn Minh Huấn-Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản cho rằng, đất đai là một nguồn lực quan trọng phải được khai thông để phát triển nông nghiệp, nông thôn, nhằm phát huy lợi thế so sánh của nông nghiệp Việt Nam. Theo PGS, TS Đoàn Minh Huấn, suy cho cùng, việc tích tụ hay tập trung ruộng đất đều hướng đến mục tiêu thay đổi căn bản số phận người nông dân. Muốn bảo đảm sản xuất không bị manh mún, áp dụng sản xuất theo công nghệ hiện đại và sử dụng hiệu quả ruộng đất, những nông dân làm nông nghiệp phải xứng đáng là nông dân hiện đại.
---------------
Bài 2: Tháo gỡ vướng mắc - sửa đổi và bảo vệ quyền lợi về đất đai
Theo QĐND
Từ khóa » Giải Pháp Tích Tụ Tập Trung Ruộng đất
-
Giải Pháp Gỡ Khó Trong Tích Tụ Ruộng đất Nông Nghiệp
-
Nhiệm Vụ, Giải Pháp Tích Tụ, Tập Trung đất đai để Phát Triển Nông ...
-
Vấn đề Tích Tụ - Tập Trung Ruộng đất Phát Triển Nông Nghiệp Hàng Hóa ...
-
Tích Tụ Ruộng đất Giải Pháp để Thúc đẩy Phát Triển Sản Xuất Hàng Hóa ...
-
[PDF] CÁC HÌNH THỨC TÍCH TỤ, TẬP TRUNG RUỘNG ĐẤT TRONG ...
-
Tích Tụ, Tập Trung Ruộng đất - Sửa đổi Và Bảo Vệ Quyền Lợi Về đất đai
-
Cởi Nút Thắt Trong Tích Tụ Ruộng đất: Tích Tụ Ruộng đất - Xu Hướng Tất Yếu
-
Tích Tụ Ruộng đất: Xu Thế Và Hướng đi
-
Huyện Yên Định Tập Trung Tích Tụ Ruộng đất, Phát Triển Nông Nghiệp ...
-
Cẩm Khê: Tích Tụ Ruộng đất, Giải Pháp Trong Sản Xuất Nông Nghiệp ...
-
Huy động Nguồn Lực đất đai Cho Phát Triển Kinh Tế - Chi Tiết Tin
-
Tháo Gỡ Rào Cản Tích Tụ, Tập Trung đất đai
-
Tích Tụ Và Tập Trung Ruộng đất: Đặt Lợi ích Của Nông Dân Lên Hàng đầu
-
[PDF] TẬP TRUNG HÓA SẢN XUẤT, TÍCH TỤ ĐẤT ĐAI PHÁT TRIỂN ...