Tích Vô Hướng Hai Vectơ - Lý Văn Công Trường THPT Thanh Bình

1. Góc giữa hai vectơ

2. Tích vô hướng của hai vectơ

1.1. Định nghĩa. Cho hai vectơ \vec a\vec b khác vectơ \vec 0. Tích vô hướng của hai vectơ \vec a\vec b là một số, kí hiệu \vec a.\vec b, xác định bởi

\vec a\vec b=|\vec a|.|\vec b|.\cos(\vec a,\vec b).

Chú ý: Nếu một trong hai vectơ bằng vectơ \vec 0 thì quy ước

\vec a.\vec b=0.

* Nếu hai vectơ \vec a và $\latex \vec b$ bằng nhau thì tích vô hướng của hai vectơ  đó được viết:

\vec a^2 và gọi là bình phương vô hướng của vectơ \vec a.

Như vậy: \vec a^2=|\vec a|^2.

1.2. Tính chất tích vô hướng của hai vect tơ

Với mọi vectơ \vec a,\,\vec b,\,\vec c và số thực k. ta có

(k\vec a).\vec b=k(\vec a.\vec b)

\vec a.(\vec b+\vec c)=\vec a.\vec b+\vec a.\vec c

\vec a.\vec b=\vec b.\vec a.

1.3. Biểu thức tọa độ của tích vô hướng của hai vectơ

Trong hệ trục tọa độ Oxy cho vectơ \vec a=(x_1; y_1) và $\vec b=(x_2; y_2).$ Khi đó, ta có

\vec a.\vec b=x_1x_2+y_1y_2.                          (1)

Công thức (1) gọi là biểu thức tọa độ tích vô hướng hai vectơ.

* Độ dài của vectơ |\vec a|=\sqrt{x_1^2+y_1^2}

* Công thức tính góc giữa hai vectơ khác vectơ không:

\cos(\vec a,\,\vec b)=\frac{x_1x_2+y_1y_2}{\sqrt{x_1^2+y_1^2}.\sqrt{x_2^2+y_2^2}}

1.4. Bất đẳng thức Bunhiacopski:

Trong hệ trục tọa độ Oxy cho vectơ \vec a=(x_1; y_1)\vec b=(x_2; y_2). Từ định nghĩa tích vô hướng của hai vectơ, ta có

|\vec a.\vec b|\leq |\vec a|.|\vec b|

Nếu chúng ta sử dụng công thức biểu thức tọa độ tích vô hường và công thức tính độ dài vectơ thì chúng ta thu được bất đẳng thức bunhiacopski.

(x_1x_2+y_1y_2)^2\leq (x_1^2+y_1^2)(x_2^2+y_2^2)

2. Một số bài tâp về tích vô hướng hai vectơ

Bài 1.. Chứng minh rằng với mọi vec tơ \vec a,\,\vec b ta luôn có

a. \vec a.\vec b=\frac{1}{2}\Bigl((\vec a+\vec b)^2-\vec a^2-\vec b^2\Bigr)

b. \vec a.\vec b=\frac{1}{2}\Bigl(\vec a^2+\vec b^2-(\vec a-\vec b)^2\Bigr)

c. \vec a.\vec b=\frac{1}{4}\Bigl((\vec a+\vec b)^2-(\vec a-\vec b)^2\Bigr)

Bài 2. Cho tam giác ABC có  AB = 2, AC  = 3,  \widehat{A}=120^0.

a. Tính độ dài cạnh  BC.

b. Tính độ dài đường trung tuyến AM.

c. Gọi  I, J là các điểm thỏa mãn điều kiện

2\overrightarrow{IA}+\overrightarrow{IB}=\vec0

2\overrightarrow{JB}-2\overrightarrow{JC}=\vec0

Tính độ dài vectơ IJ.

bài 3. Cho tam giác  ABC có AB = 3, BC = 7, CA = 5. Hai điểm M, N lần lượt được xác định bởi

\overrightarrow{AM}=\frac{1}{2}\overrightarrow{AB}

\overrightarrow{AN}=\frac{3}{4}\overrightarrow{AC}

a. Tính \overrightarrow{AB}.\overrightarrow{AC}

b. Tính \cos\,A

c. Tính độ dài đoạn MN.

Bài 4. Cho hình thang vuông ABCD vuông tại A, B, đáy lớn BC. Biết AB = a, BC = b, AD =  d, I là trung điểm của đoạn AB.

1. Chứng minh rằng \overrightarrow{ID}+\overrightarrow{IC}=\overrightarrow{AD}+\overrightarrow{BC}

2. Tìm hệ thức giữa a, b, c, d để tam giác ICD vuông tại I.

Bài 5. Cho tam giác ABC đều cạnh a. M thuộc  BC sao cho BM=\frac{a}{3};  N thuộc  CA sao cho CN=\frac{2a}{3}; P thuộc AB sao cho AP = x (0 < x< a).

a. Biểu diễn \overrightarrow{AM} theo \overrightarrow{AB}, \overrightarrow{AC}.

b. Biểu diễn \overrightarrow{PN} theo x, a, \overrightarrow{AB}\overrightarrow{AC}.

c. Tìm x để AM vuông góc với PN.

Chia sẻ:

  • Facebook
  • X
Thích Đang tải...

Từ khóa » Tích Vô Hướng U.v Bằng