Tiêm Chất Nhờn Vào Khớp Gối Là Gì? Chi Phí, ưu Và Nhược điểm

Tiêm chất nhờn vào khớp gối là phương pháp có tác dụng giảm đau, chống viêm và cải thiện chức năng vận động trong điều trị thoái hóa khớp gối. Tuy nhiên, tiêm chất nhờn vào khớp gối lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ mà không phải ai cũng biết. Bài viết sau sẽ cung cấp những thông tin cơ bản về phương pháp này.  

5/5 - (1228 bình chọn)

Xem thêm:

  • Thoái hóa khớp gối là gì? Nguyên nhân và cách điều trị hợp lý
  • Đau khớp gối khám ở đâu tốt nhất? Đọc ngay bài viết này
  • Khô khớp gối nên ăn gì và kiêng gì? Bác sỹ gợi ý 11 loại thực phẩm
  1. 1. Tiêm chất nhờn vào khớp gối là gì?
  2. 2. Tác dụng của phương pháp tiêm chất nhờn vào khớp gối
    1. 2.1. Bổ sung dịch khớp từ đó giảm đau
    2. 2.2. Giảm hiện tượng cứng khớp gối và thoái hóa sụn khớp
    3. 2.3. Cải thiện chức năng vận động và phạm vi vận động
  3. 3. Khi nào cần tiêm chất nhờn vào khớp gối
  4. 4. Các bước thực hiện tiêm chất nhờn vào khớp gối
  5. 5. Chi phí tiêm chất nhờn vào khớp gối
  6. 6. Đánh giá ưu nhược điểm của phương pháp tiêm chất nhờn khớp gối
    1. 6.1. Ưu điểm
    2. 6.2. Nhược điểm
  7. 7. Lưu ý khi tiêm chất nhờn vào khớp gối
    1. 7.1. Cẩn trọng với tương tác các thành phần của sản phẩm
    2. 7.2. Lưu ý tác dụng phụ của tiêm chất nhờn
    3. 7.3. Chống chỉ định tiêm chất nhờn cho một số đối tượng

1. Tiêm chất nhờn vào khớp gối là gì?

tiêm chất nhờn vào khớp gối

Đây là phương pháp dùng trong trường hợp khô khớp gối.

Tiêm chất nhờn vào khớp gối là một trong những phương pháp điều trị bệnh đau khớp gối, khô khớp gối, viêm khớp gối, thoái hóa khớp gối do thiếu hụt dịch khớp. Ở người bình thường, trong khớp gối chứa khoảng 2ml dịch khớp, chủ yếu chứa acid hyaluronic với hàm lượng từ 2,4 – 4,0 mg/ml. Ở người thoái hóa khớp gối lượng Acid hyaluronic chỉ còn từ 1/2 – 2/3 so với bình thường. Điều này làm tăng nguy cơ hủy hoại khớp.

Acid hyaluronic có tác dụng giúp bao phủ bề mặt sụn khớp, hạn chế va chạm, ma sát giữa các xương, tăng độ linh hoạt của khớp gối khi di chuyển đồng thời bảo vệ các khớp ở đầu gối và điều chỉnh tái tạo xương dưới sụn.

Đây là phương pháp được nhiều người tin dùng khi có thể bổ sung lượng dịch khớp vào khớp gối, giúp khớp gối hoạt động trơn tru, giảm thiểu các cơn đau.

2. Tác dụng của phương pháp tiêm chất nhờn vào khớp gối

Việc tiêm chất nhờn vào khớp gối mục đích chính là bổ sung acid hyaluronic vào phần khớp bị thoái hóa dẫn đến khô khớp, có tác dụng:

2.1. Bổ sung dịch khớp từ đó giảm đau

Thoái hóa khớp gối - tiêm chất nhờn vào khớp gối

Bổ sung HA có thể cải thiện tình trạng thoái hóa khớp gối.

 Acid hyaluronic có tác dụng kháng viêm, giúp ức chế các cytokine gây viêm đồng thời ngăn chặn các hoạt chất gây viêm như PGE2. Nhiều nghiên cứu chỉ ra, đối với người bị thoái hóa khớp gối, việc bổ sung hyaluronic có tác dụng giảm đau tốt hơn giả dược, đồng thời tác dụng bền vững hơn khi tiêm corticoid.

2.2. Giảm hiện tượng cứng khớp gối và thoái hóa sụn khớp

Khi các khớp được bôi trơn sẽ làm các đầu xương ít va chạm cọ xát vào nhau, từ đó giảm hiện tượng đau khớp, cứng khớp. Bên cạnh đó, đã có nghiên cứu phát hiện việc bổ sung acid hyaluronic giúp làm chậm tốc độ mất xương của chuột bị loãng xương cũng như tăng hoạt động của nguyên bào xương, các tế bào chịu trách nhiệm xây dựng mô xương mới. Từ đó có thể ngăn chặn quá trình thoái hóa sụn khớp.

2.3. Cải thiện chức năng vận động và phạm vi vận động

Nhờ bổ sung axit hyaluronic, lượng dịch khớp được đảm bảo hoạt động ở mức bình thường, có thể hạn chế tổn thương ở khớp cũng như cải thiện khả năng vận động ở khớp gối, giúp người bệnh có thể thực hiện hoạt động co duỗi, đi lại dễ dàng hơn.

3. Khi nào cần tiêm chất nhờn vào khớp gối

khi nào tiêm chất nhờn vào khớp gối

Ở người thoái hóa khớp gối lượng Acid hyaluronic chỉ còn từ 1/2 – 2/3 so với bình thường. Điều này làm tăng nguy cơ hủy hoại khớp.

Do đó, cần bổ sung chất nhờn cho khớp gối để hàm lượng chất này ở mức an toàn. Tiêm chất nhờn vào khớp gối là một trong những phương pháp được lựa chọn. Việc tiêm chất nhờn vào khớp gối được chỉ định khi:

  • Các phương pháp đường uống không có hiệu quả hoặc kém hiệu quả
  • Người có lượng dịch khớp ít hơn so với bình thường, dẫn đến bị đau khớp, khó cử động
  • Người mắc bệnh thoái hóa khớp gối ở mức độ trung bình đến nặng
  • Người chưa thể tiến hành mổ thay khớp hoặc không đủ chi phí
  • Người không dung nạp được thuốc chống viêm không steroid hoặc các phương pháp điều trị thông thường

4. Các bước thực hiện tiêm chất nhờn vào khớp gối

Liệu trình tiêm chất nhờn vào khớp gối

Liệu trình tiêm chất nhờn vào khớp gối

Tiêm chất nhờn vào khớp gối bằng thuốc tiêm acid hyaluronic có tác dụng giảm đau và kích thích nội sinh acid hyaluronic.

Hiện nay, có nhiều loại thuốc chứa acid hyaluronic, thường là hộp 5 ống, chứa 2 – 2,5ml AH. Một liệu trình điều trị thường kéo dài 5 tuần và tiêm 1 lần/tuần vào một ngày cố định hàng tuần.

Khi tiến hành tiêm khớp gối bằng chất nhờn cần phải đảm bảo đã hút dịch gối và vô khuẩn. Bác sỹ có thể yêu cầu người bệnh nghỉ ngơi từ 12 – 24 giờ sau khi tiêm.

Trong 48 giờ sau tiêm nên hạn chế các hoạt động chạy bộ, chơi thể thao đồng thời tránh hoạt động mang vác nặng hoặc đứng lâu hơn 1 giờ. Đồng thời hạn chế các thực phẩm dễ gây kích ứng và làm hạn chế tác dụng sau tiêm như rượu bia, thuốc lá, chất kích thích, các thực phẩm cay, nóng…

Việc tiêm chất nhờn nên được thực hiện bởi các bác sĩ có chuyên môn và nắm vững các vị trí tiêm khớp gối. Trong trường hợp người bệnh bị tràn dịch khớp gối tuyệt đối không được sử dụng phương pháp này.

5. Chi phí tiêm chất nhờn vào khớp gối

Bổ sung chất nhờn vào khớp gối theo đường tiêm đã được nhiều cơ sở y tế, phòng khám thực hiện từ lâu. Do cách tiến hành đơn giản, nên chi phí cũng không mấy tốn kém. Thông thường, mức phí tiêm chất nhờn vào khớp gối cho mỗi một lần tiêm dao động trên 500.000đ/ lượt đã bao gồm chi phí thuốc và chăm sóc trước và sau tiêm.

Chi phí này có thể bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố như:

  • Đơn vị thực hiện tiêm (tại bệnh viện tư nhân hay công lập, các phòng khám tư nhân hay phòng khám có uy tín…)
  • Cơ sở vật chất đơn vị thực hiện tiêm
  • Chi phí bảo quản, giá nhập vào
  • Mức thanh toán bảo hiểm mà người bệnh được hưởng
  • Ngoài ra, đối với người tiêm theo liệu trình dài có thể được hưởng mức ưu đãi tùy theo gói của các đơn vị thực hiện

6. Đánh giá ưu nhược điểm của phương pháp tiêm chất nhờn khớp gối

Mỗi phương pháp điều trị bệnh đều có ưu nhược điểm riêng, do đó bạn cần phải tìm hiểu kỹ để có thể áp dụng một cách hiệu quả và đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

6.1. Ưu điểm

Điều không thể phủ nhận phương pháp tiêm chất nhờn vào khớp gối chính là:

Hiệu quả:

  • Có tác dụng giảm đau khá tốt
  • Hiệu quả có thể lên đến 6 tháng do khả năng kích thích sản sinh ra acid hyaluronic tự nhiên
  • Tăng hoạt tính men TIMP, ức chế thoái hóa sụn khớp đồng thời kết nối các proteoglycan giúp tăng sinh tổng hợp tế bào sụn khớp

An toàn:

  • Rất ít trường hợp gây phản ứng viêm tại chỗ, đau ở vị trí tiêm, cơ.
  • Một số người cảm thấy mệt mỏi, tuy nhiên phản ứng này sẽ biến mất sau 2 – 3 ngày và chỉ gặp trong lần tiêm đầu.
  • Tránh được các tác dụng phụ như khi sử dụng thuốc giảm đau, thuốc chống viêm không steroid lâu dài với liều lượng cao (loét dạ dày, xuất huyết tiêu hóa,…).
  • Hạn chế các hóa chất gây viêm trong dịch khớp như: PEG2, bradykinin, ngăn chặn tác dụng của cytokine và tổng hợp PGE2, tăng sinh tổng hợp của tế bào sụn khớp.

6.2. Nhược điểm

Ngoài những ưu điểm trên, phương pháp này vẫn cần khắc phục một số nhược điểm như:

  • Không phải trường hợp nào cũng có hiệu quả tốt khi điều trị bằng phương pháp này.
  • Trường hợp không tiêm thuốc đúng vào vị trí, hiệu quả sẽ kém.
  • Tiêm nhiều lần vào một vị trí và tiêm quá nông sẽ làm teo da, mất sắc tố da tại chỗ.
  • Trong quá trình tiêm không đảm bảo vô khuẩn, sẽ dẫn đến hủy hoại xương khớp, dính khớp, nhiễm trùng huyết.
  • Với một số trường hợp các khớp được tiêm sẽ nhanh chóng bị ỳ, không tự sản sinh dịch khớp tự nhiên. Điều này, dẫn đến người bệnh phải phụ thuộc hoàn toàn vào thuốc.
  • Chi phí điều trị cao hơn dùng thuốc uống.

7. Lưu ý khi tiêm chất nhờn vào khớp gối

Tiêm chất nhờn vào khớp gối là phương pháp mang lại hiệu quả nhất định cho người bị khô khớp do viêm khớp, thoái hóa khớp. Tuy nhiên đây không phải là phương pháp ưu tiên hàng đầu khi điều trị vấn đề khô khớp. Người bệnh nên sử dụng các phương pháp như dùng thuốc, vật lý trị liệu… trước khi lựa chọn tiêm hyaluronic vào khớp.

Lưu ý khi tiêm chất nhờn vào khớp gối

Chỉ những bác sĩ có chuyên môn, kinh nghiệm chuyên khoa khớp mới được tiêm khớp gối

7.1. Cẩn trọng với tương tác các thành phần của sản phẩm

Phương pháp này có thể cân nhắc khi thuốc giảm đau và tiêm steroid không làm giảm các triệu chứng hoặc trở nên kém hiệu quả hơn. Không phải tất cả acid hyaluronic đều được tạo ra như nhau. Hiện nay có 2 loại acid hyaluronic, một từ mào gà trống và một từ phòng thí nghiệm bằng cách sử dụng quy trình liên quan đến sự hình thành vi khuẩn. Do đó, bạn nên cân nhắc nếu bị dị ứng với các sản phẩm từ gia cầm.

7.2. Lưu ý tác dụng phụ của tiêm chất nhờn

Mặc dù là phương pháp an toàn nhưng vẫn có một số trường hợp ghi nhận phản ứng phụ. Do đó bạn nên theo dõi các phản ứng sau tiêm để có cách xử lý kịp thời như:

  • Chảy máu tại vị trí tiêm
  • Đau đầu gối hơn hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng (nóng, sưng, đỏ) tại đầu gối
  • Đau cứng khớp hoặc sưng khớp
  • Ngứa, tê bì hoặc cảm giác râm ran tại khớp
  • Nhức đầu, chóng mặt
  • Đau lưng
  • Sưng đau, đỏ, khó chịu nhẹ ở vị trí tiêm
  • Nổi mề đay, khó thở, sưng mặt, môi, lưỡi hoặc cổ họng

Những trường hợp này nên chủ động gọi cho bác sĩ hoặc cơ sở điều trị để tiến hành thăm khám kịp thời

7.3. Chống chỉ định tiêm chất nhờn cho một số đối tượng

Tiêm acid hyaluronic không được khuyến nghị tiêm cho các đối tượng sau:

  • Không dùng cho trẻ em, phụ nữ có thai hoặc cho con bú
  • Không dùng trong trường hợp người bệnh đang bị tràn dịch khớp gối
  • Không dùng trong trường hợp tương tác với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm
  • Không dùng cho người bị viêm khớp nhiễm khuẩn hoặc nhiễm khuẩn tại vùng da tiêm khớp
  • Không dùng cho người có cơ địa dễ dị ứng

Trên đây là một số thông tin về tiêm chất nhờn vào khớp gối, chi phí, cách thực hiện cũng như một số lưu ý khi tiêm. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ qua hotline 0343 44 66 99 để được tư vấn giải đáp.

Từ khóa » Tiêm Collagen Vào Khớp