Tiêm Chủng Hôm Nay - Bảo Vệ Gia đình Trong Tương Lai - Hello Bacsi

hellobacsi logoChuyên mục

Chuyên mục sức khỏe

Tiểu đường

Tiểu đường

Bệnh tim mạch

Bệnh tim mạch

Bệnh hô hấp

Bệnh hô hấp

Ung thư - Ung bướu

Ung thư - Ung bướu

Bệnh tiêu hóa

Bệnh tiêu hóa

Tâm lý - Tâm thần

Tâm lý - Tâm thần

Xem tất cả chuyên mục

Tâm điểm

Các chủ đề Tâm điểmCả nhà ơi Mẹ, Mẹ vẫn Thảnh Thơi

Cả nhà ơi Mẹ, Mẹ vẫn Thảnh Thơi

Chiến binh mẹ sinh mổ

Chiến binh mẹ sinh mổ

Gia nhập đội ngũ Bác Sỹ Chuyên Gia

Gia nhập đội ngũ Bác Sỹ Chuyên Gia

Cắt cơn chóng mặt

Cắt cơn chóng mặt

Kiểm tra sức khỏe

Công cụ sức khỏe

Trắc nghiệm: Bạn đã nuôi con bằng sữa mẹ đúng cách?

Trắc nghiệm: Bạn đã nuôi con bằng sữa mẹ đúng cách?

Bài test trầm cảm BECK - Đánh giá mức độ trầm cảm

Bài test trầm cảm BECK - Đánh giá mức độ trầm cảm

Công cụ kiểm tra sức khoẻ da

Công cụ kiểm tra sức khoẻ da

Công cụ dự đoán chiều cao của bé

Công cụ dự đoán chiều cao của bé

Theo dõi cử động của thai nhi

Theo dõi cử động của thai nhi

Tính ngay với Hello Bacsi app

Hộp thuốc cá nhân

Hộp thuốc cá nhân

Tính ngay với Hello Bacsi app

Xem tất cả công cụ

Công cụ nổi bật

Ứng dụng đo số cân nặng tiêu chuẩn của các mẹ khi mang thai

Với mỗi trường hợp, công cụ tính cân nặng khi mang thai cho biết cân nặng của mẹ bầu và thai nhi bao nhiêu là an toàn.

Xem thêmỨng dụng đo số cân nặng tiêu chuẩn của các mẹ khi mang thai

Đo chỉ số BMI

Kết quả đo chỉ số BMI giúp bạn biết mình đang thừa cân, béo phì hay suy dinh dưỡng để kịp thời điều chỉnh lối sống.

Xem thêmĐo chỉ số BMI

Hình ảnh trực quan phân trẻ sơ sinh như thế nào là bình thường?

Khi chăm sóc trẻ, cha mẹ thường có xu hướng đánh giá sức khỏe bé thông qua phân. Tuy nhiên, sự đi tiêu của mỗi em bé là không giống nhau, mỗi một loại phân đều có sắc thái riêng và nguyên do kèm theo. Vậy tình trạng phân như thế nào là tốt? Hãy cùng Hellobacsi khám phá ngay bên dưới.

Xem thêmHình ảnh trực quan phân trẻ sơ sinh như thế nào là bình thường?Cộng đồng

Tìm cộng đồng của bạn

Mang thai

Mang thai

Tiểu đường

Tiểu đường

Nuôi dạy con

Nuôi dạy con

Bệnh truyền nhiễm

Bệnh truyền nhiễm

Sức khỏe phụ nữ

Sức khỏe phụ nữ

Sức khỏe tinh thần

Sức khỏe tinh thần

Xem tất cả cộng đồng

Bài đăng nổi bật

Xem thêmavatarCommunity AdminMang thai•7 months📌 CÁCH ĐẶT CÂU HỎI CHO BÁC SĨ ĐỂ ĐƯỢC TRẢ LỜI NHANH NHẤTavatarCommunity AdminThể dục thể thao•2 months💁‍♀️ [Minigame] - TẢI APP - NHẬN NGAY 100KavatarCommunity AdminThể dục thể thao•a month🌟 SĂN VOUCHER, ĐÓN LỄ HỘI CÙNG HELLOBACSI! 🌟Cửa hàngĐặt lịch với bác sĩTải AppbannerThông tin cơ bản về tiêm chủng

Vaccine theo từng độ tuổi

Tiêm chủng cho trẻ em

Chăm sóc trước & sau tiêm chủng

Vaccine COVID-19

Tiêm chủng hôm nay, sức khoẻ ngày mai!

Subot Icon

Công cụ theo dõi lịch tiêm chủng cho bé

Subot Icon

Công cụ kiểm tra tiêm phòng vắc-xin HPV

Subot Icon

Công cụ gợi ý tiêm chủng cho người lớn

Subot Icon

Sàng lọc ung thư cổ tử cung

Các Bác sĩ đồng hành cùng chương trình

avatarbadge

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát

avatarbadge

Bác sĩ Huỳnh Nguyễn Uyên Tâm

Nhi khoa

avatarbadge

Thạc sĩ - Bác sĩ CKI Lê Chí Hiếu

Nhi khoa

avatarbadge

Bác sĩ Phùng Thị Phương Chi

Ung thư - Ung bướu

avatarbadge

Bác sĩ Đinh Thị Mai Hồng

Đa khoa

avatarbadge

Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Đa khoa

Các câu hỏi thường gặp về tiêm chủng

Tiêm chủng là gì?

Icon Chevron

Tiêm chủng là phương pháp tiêm vaccine phòng bệnh, giúp cơ thể bạn dễ dàng chống lại các bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng trước khi chúng xâm nhập vào cơ thể. Vaccine sử dụng khả năng phòng vệ tự nhiên của cơ thể để xây dựng cơ chế kháng bệnh đối với một số bệnh nhiễm trùng cụ thể, đồng thời tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên trong cơ thể bạn. Khi vaccine được tiêm vào cơ thể, hệ miễn dịch của bạn sẽ được kích hoạt và tạo ra kháng thể, giống như khi cơ thể bạn tiếp xúc với virus gây bệnh tương tự. Tuy nhiên, virus ở trong vaccine là các virus đã chết hoặc ở thể suy yếu, không có khả năng tự gây bệnh hoặc khiến bạn tăng nguy cơ mắc các biến chứng của bệnh.

Tìm hiểu thêm:

Tổng quan về các loại vắc-xin và phân loại vắc-xin

Cơ chế hoạt động của vaccine

Icon Chevron

Với cơ chế hoạt động xây dựng hệ thống phòng vệ tự nhiên trong cơ thể, vaccine giúp bạn giảm thiểu nguy cơ nhiễm các bệnh nguy hiểm. Khi cơ thể bạn tiếp nhận vaccine, cơ thể sẽ có một số phản ứng trong quá trình nhận biết sự xâm nhập của virus, từ đó tạo ra các kháng thể cần thiết để chống lại dịch bệnh. Bên cạnh đó, cơ thể bạn cũng đã ghi nhớ được chủng virus của bệnh, cũng như cách để chống lại loại virus này. Điều này giúp cho việc khi bạn nhiễm virus thật tế, hệ thống miễn dịch của bạn sẽ có thể kịp thời phản ứng và tiêu diệt virus trước khi chúng gây bệnh cho cơ thể. Sau khi hoàn thành một lần tiêm vaccine (gồm một hoặc nhiều mũi tiêm), cơ thể bạn sẽ được bảo vệ khỏi các bệnh lý nguy hiểm trong nhiều năm, có thể lên đến 10 năm hoặc cả đời.

Khi nào tôi và con tôi nên thực hiện tiêm vaccine?

Icon Chevron

Ở từng độ tuổi khác nhau, bạn sẽ được bảo vệ bởi các loại vaccine khác nhau. Dựa theo nhu cầu của từng giai đoạn, bạn sẽ được khuyến khích tiêm những loại vaccine phù hợp. Bên cạnh đó, bạn có thể chủ động tìm hiểu về các loại vaccine cũng như lịch tiêm nhắc cho bạn hoặc con của bạn theo các thông tin đã lưu trong sổ tiêm chủng cá nhân, hoặc bạn cũng có thể xin tư vấn từ các trung tâm y tế địa phương. Điều quan trọng là, cần đảm bảo rằng, con của bạn và bản thân bạn được thông báo và cập nhật thông tin tiêm chủng đầy đủ. Một lưu ý quan trọng đối với vấn đề tiêm chủng đó là, bạn cần nhanh chóng thực hiện tiêm chủng ngay khi có thể. Vì chúng ta không thể lường trước nguy cơ và thời điểm mắc phải các bệnh lý nguy hiểm. Ví dụ như trong thời điểm dịch bệnh bùng phát, việc tiêm chủng chậm trễ có thể khiến cho vaccine không có đủ thời gian để phát huy tác dụng miễn dịch để bảo vệ bạn. Nếu như bạn đã lỡ một số mũi tiêm được khuyến khích thực hiện cho bạn hoặc con của bạn, hãy liên hệ với các trung tâm y tế gần nhất để được tư vấn cụ thể về lịch tiêm và hướng xử lý phù hợp.

Vì sao tôi cần tiêm vaccine?

Icon Chevron

Chỉ với việc tiêm một số mũi vaccine ngay khi chào đời đã có thể cứu sống hơn 4 triệu trẻ em mỗi năm. Mặc dù có một số bệnh không quá phổ biến, tuy nhiên bạn vẫn có khả năng mắc phải vì virus của chúng vẫn chưa bị xóa bỏ và vẫn đang tiếp tục lưu hành ở một số khu vực nhất định, hoặc khắp nơi trên thế giới. Nếu như không có vaccine, chúng ta có thể phải đối mặt với các bệnh lý nghiêm trọng và nguy cơ tàn tật bởi các bệnh nguy hiểm như sởi, viêm màng não, viêm phổi, uốn ván và bại liệt. Hiện nay, các bệnh truyền nhiễm có thể dễ dàng lây truyền giữa các quốc gia và tấn công những đối tượng không được bảo vệ bởi vaccine. Hai lý do chủ yếu để tiêm vaccine đó chính là bảo vệ bản thân và bảo vệ những người xung quanh. Bởi vì chắc chắn rằng không phải tất cả mọi người đều có thể được tiêm vaccine đầy đủ, bao gồm trẻ sơ sinh, những người có bệnh nền nặng và các bệnh dị ứng khác - Vì vậy họ sẽ phụ thuộc vào những người đã được tiêm vaccine trong cộng đồng để đảm bảo được sự an toàn cho bản thân trước những bệnh có thể phòng ngừa bằng cách tiêm vaccine.

Tìm hiểu thêm:

10 hiểu lầm phổ biến về tiêm chủng ở trẻ

Vaccine có thể phòng những bệnh nào?

Icon Chevron

Các bệnh lý có thể ngăn ngừa bằng tiêm vaccine bao gồm: - Ung thư cổ tử cung - Bệnh tả - COVID-19 - Bệnh do virus Ebola - Viêm gan B - Cúm - Viêm não Nhật Bản - Sởi - Viêm màng não - Quai bị - Ho gà - Viêm phổi - Bại liệt - Bệnh dại - Bệnh tiêu chảy do virus Rota - Bệnh ban đào - Uốn ván - Thương hàn - Bệnh Varicella - Bệnh sốt vàng da Từng quốc gia sẽ có những quy định các mũi tiêm vaccine bắt buộc khác nhau, hoạt động du lịch và nghề nghiệp cũng là một trong những yếu tố quyết định đến các mũi tiêm vaccine cho bạn. Vì vậy, hãy liên hệ với các trung tâm y tế để được tư vấn những loại vaccine cần thiết cho bạn và gia đình.

Đối tượng cần tiêm vaccine gồm những ai?

Icon Chevron

Tất cả mọi người đều được khuyến khích tiêm vaccine, tuy nhiên có những đối tượng cụ thể không thể tiếp nhận một số loại vaccine hoặc cần chờ đủ điều kiện trước khi tiêm vaccine. Những đối tượng này bao gồm: - Người có bệnh mạn tính hoặc đang tiếp nhận các phương pháp điều trị có ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch (như hóa trị) - Người có bệnh dị ứng nghiêm trọng, có sốc phản vệ ảnh hưởng đến tính mạng với các thành phầm có trong vaccine. Tuy nhiên, đối tượng này thường hiếm gặp - Người đang có bệnh nặng hoặc sốt cao vào ngày tiêm vaccine

Các thành phần có trong vaccine gồm những gì?

Icon Chevron

Tất cả các thành phần có trong vaccine đều đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tính an toàn và hiệu quả của vaccine. Mặc dù thành phần của một số vaccine nghe có vẻ đáng sợ, nhưng phần lớn các thành phần trong vaccine đã tồn tại tự nhiên trong cơ thể, môi trường sống hay thực phẩm hàng ngày và đã được các chuyên gia kiểm định độ an toàn của chúng trước khi dùng trên cơ thể người.

Tìm hiểu thêm:

Hỏi đáp cùng chuyên gia về thành phần của vắc xin

Vaccine có an toàn không?

Icon Chevron

Tiêm vaccine được xác nhận là quá trình an toàn, đi kèm với một số tác dụng phụ thông thường và tạm thời, phổ biến như đau cánh tay hay sốt nhẹ. Tuy nhiên, bạn cũng có thể gặp những phản ứng phụ nghiêm trọng hơn, dù vậy, đây là các trường hợp rất hiếm gặp. Tuy nhiên, bạn có nhiều rủi ro nhiễm các bệnh có thể phòng ngừa bằng vaccine hơn là tác dụng phụ của vaccine. Nhiều loại vaccine có thể phòng tránh, bảo vệ bạn khỏi nguy cơ tử vong trước một số bệnh nguy hiểm. Lợi ích của việc tiêm vaccine luôn vượt trội hơn so với các rủi ro có thể gặp, sự thật là bạn sẽ phải đối mặt với nhiều căn bệnh nặng và nguy cơ tử vong cao nếu không tiêm vaccine.

Tìm hiểu thêm:

Tiêm vacxin có an toàn không?

Những tác dụng phụ sau khi tiêm vaccine?

Icon Chevron

Vaccine cũng có cơ chế như các loại thuốc khác, có thể gây ra một số tác dụng phụ nhẹ như sốt, đau hoặc đỏ tại vị trí tiêm. Đây là những phản ứng phụ thông thường và tạm thời, sẽ tự động biến mất trong vài ngày. Dù cực kỳ hiếm nhưng bạn cũng cần lưu ý vaccine có thể gây ra những tác dụng phụ nghiêm trọng và kéo dài. Đó là lý do bạn cần được sự giám sát y tế bởi các chuyên viên y tế, được theo dõi sức khỏe để có thể kịp thời phát hiện và ngăn ngừa những phản ứng nghiêm trọng hiếm gặp.

Tìm hiểu thêm:

Mẹo hay giảm đau sau khi tiêm ngừa vắc xin cho trẻ, mẹ đã biết chưa?

Trẻ có thể tiêm nhiều loại vaccine cùng một thời điểm không?

Icon Chevron

Theo các bằng chứng y khoa, trẻ em có thể tiêm nhiều loại vaccine tại cùng một thời điểm mà không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ cũng như tác dụng của vaccine. Thực tế là, hằng ngày trẻ em tiếp xúc với hàng trăm tác nhân bên ngoài, gây kích thích hệ miễn dịch của trẻ mỗi ngày thông qua các hoạt động vui chơi ngoài trời hoặc chỉ đơn giản là thông qua thức ăn. Khi cho trẻ tiêm vaccine kết hợp các chủng ngừa ví dụ như: vaccine phòng ngừa 3 bệnh Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, trẻ có thể được tiêm ít mũi hơn. Từ đó giảm bớt các cảm giác khó chịu sau tiêm. Điều đó cũng cho thấy rằng, trẻ đã được thực hiện tiêm vaccine đúng cách, đúng thời điểm và có thể phòng tránh khỏi nguy cơ gặp các căn bệnh nguy hiểm.

Tìm hiểu thêm:

10 hiểu lầm phổ biến về tiêm chủng ở trẻ

Vaccine có phải là một trong những nguyên nhân gây ra tự kỉ không?

Icon Chevron

Không có bất kỳ bằng chứng hay nghiên cứu khoa học nào chứng minh mối liên hệ giữa vaccine và chứng tự kỷ/ rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ. Điều này đã được kiểm nghiệm trong rất nhiều nghiên cứu mẫu lớn trên toàn thế giới.

Con gái của tôi có cần tiêm vaccine phòng ngừa các bệnh tình dục HPV không?

Icon Chevron

Đa số các trường hợp ung thư cổ tử cung đều bắt nguồn từ việc nhiễm virus HPV qua đường tình dục. Phụ nữ sẽ được bảo vệ khỏi virus HPV khi được tăng cường hệ miễn dịch với virus HPV bằng phương pháp tiêm vaccine trước khi nhiễm chúng. Tiêm ngừa vaccine giúp phòng tránh việc lây nhiễm virus HPV lên đến 90%, kết quả này được đúc kết từ các nghiên cứu thực hiện tại Úc, Bỉ, Đức, New Zealand, Thụy Điển, Anh và Mỹ. Trong các nghiên cứu cũng cho thấy vaccine phòng ngừa HPV là vaccine an toàn và đem lại hiệu quả cao. Các bé gái ở độ tuổi 9-14 tuổi được tổ chức y tế thế giới WHO khuyến cáo tiêm 2 liều vaccine HPV song song với việc tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ trong tương lai.

Tìm hiểu thêm:

Vắc-xin HPV

Tôi vẫn còn một số thắc mắc về tiêm vaccine. Tôi nên làm gì?

Icon Chevron

Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào về vaccine và các vấn đề liên quan, hãy liên hệ với các nhân viên chăm sóc sức khỏe để nhận được sự tư vấn cụ thể dựa trên các cơ sở khoa học về việc tiêm chủng của bạn và gia đình, bao gồm lịch tiêm vaccine tại quốc gia bạn đang sinh sống. Khi tìm kiếm những thông tin trực tuyến về vaccine, hãy lưu ý chọn lọc những thông tin có nguồn đáng tin cậy. Để giúp bạn dễ dàng tìm ra những thông tin chính xác, tổ chức y tế thế giới WHO đã kiểm tra và kiểm chứng đối với một số trang web cụ thể cung cấp thông tin cùng với những bằng khoa học đáng tin cậy, đánh giá công tâm từ các chuyên gia y tế kỹ thuật hàng đầu. Bên dưới là thông tin của các thành viên trực thuộc mạng lưới Tiêm chủng An toàn, trực thuộc WHO mà bạn có thể tham khảo.

Thông tin cơ bản về tiêm chủng

tiem-vacxin-cho-tre-nhung-dieu-ban-can-biet

Tiêm phòng

Tiêm vacxin cho trẻ: Những điều cha mẹ cần biết!

Có rất nhiều loại vacxin khác nhau và mỗi loại nên được tiêm theo đúng lịch tiêm phòng của Bộ Y tế. Hiểu đúng về vacxin và nắm rõ lịch tiêm phòng vacxin cho trẻ chính là cách để bạn giữ gìn sức khỏe cho con yêu. Trong bài viết này, Hello Bacsi sẽ cung cấp […]

Ảnh tác giảbadge

Tác giả: Bác sĩ Đinh Thị Mai Hồng21/04/2022

tiem-chung

Kiến thức về sức khỏe

Các loại vắc xin theo độ tuổi cho cả gia đình

Ảnh tác giảbadge

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh20/04/2022

tac-hai-khong-ngo-khi-tri-hoan-tiem-chung-cho-tre

Tiêm phòng

Tác hại không ngờ khi trì hoãn tiêm chủng cho trẻ

Ảnh tác giảbadge

Tác giả: Bác sĩ Đinh Thị Mai Hồng21/04/2022

tiem-bap

Phẫu thuật và kĩ thuật y tế

Tiêm bắp: Vị trí, quy trình và những lưu ý khi tiêm

Ảnh tác giảbadge

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh23/11/2023

Vaccine theo từng độ tuổi

chuong-trinh-tiem-chung-mo-rong

Tiêm phòng

Chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ có những loại vắc xin nào?

Kể từ năm 2018, Bộ Y tế đã có những thay đổi lớn trong việc tiêm ngừa phòng bệnh cho trẻ. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những cập nhật mới nhất trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Tiêm vắc xin là vô cùng cần thiết đối với trẻ nhỏ và […]

Ảnh tác giảbadge

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh21/04/2022

lich-tiem-chung-cho-tre-em-duoi-1-tuoi

Tiêm phòng

Lịch tiêm chủng trẻ em dưới 1 tuổi năm 2024 được WHO khuyến cáo

Trẻ em dưới 1 tuổi rất dễ mắc các bệnh nguy hiểm do hệ thống miễn dịch của các bé vẫn còn yếu. Do đó, chủng ngừa là việc làm cần thiết để bảo vệ trẻ trước những tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh vẫn chưa biết được lịch tiêm chủng trẻ […]

Ảnh tác giảbadge

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Huỳnh Nguyễn Uyên Tâm23/02/2024

nhung-dieu-ban-can-biet-ve-vac-xin-ngua-phe-cau-synflorix

Tiêm phòng

Những điều bạn cần biết về vắc xin ngừa phế cầu synflorix

Synflorix là một loại vắc xin ngừa phế cầu khuẩn chiết xuất từ 10 loại vi khuẩn streptococcus pneumoniae để kích thích phản ứng miễn dịch của cơ thể. Vắc xin synflorix có tác dụng gì? Vắc xin sybflorix có tác dụng phòng ngừa các bệnh phế cầu xâm lấn. Ví dụ như viêm phổi, viêm tai […]

Ảnh tác giảbadge

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên21/04/2022

chich-ngua-ung-thu-co-tu-cung

Ung thư cổ tử cung

Chích ngừa ung thư cổ tử cung và những điều bạn cần biết

Ung thư cổ tử cung là một trong các loại ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ trên toàn thế giới và cả Việt Nam. Việc chữa trị vô cùng khó khăn, làm ảnh hưởng đến đời sống cá nhân của người bệnh. Gần đây, y học đã phát hiện chích ngừa ung thư […]

Ảnh tác giảbadge

Tác giả: Bác sĩ Phùng Thị Phương Chi07/10/2024

vaccine-tdap

Các bệnh truyền nhiễm khác

Người lớn cần tiêm vaccine Tdap để phòng bệnh ho gà

Vaccine Tdap là một mũi tiêm phối hợp để bảo vệ người lớn chống lại 3 bệnh ho gà, bạch hầu, uốn ván. Ngày nay, bệnh uốn ván và bạch hầu rất hiếm khi xuất hiện như ho gà vẫn còn là căn bệnh phổ biến. Tìm hiểu chung về vaccine Tdap Từ năm 1960, vaccine ho gà […]

Ảnh tác giảbadge

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh20/05/2022

tiem-phong-truoc-khi-cuoi

Chuẩn bị tiền sản

Các mũi tiêm phòng trước khi cưới bạn nên biết

Bạn đã lên kế hoạch chụp hình, đặt bàn tiệc và chuẩn bị mọi thứ cho ngày trọng đại của mình? Bên cạnh đó, cần lưu ý rằng nếu bạn có ý định sinh con sớm thì đừng quên tiêm phòng trước khi cưới nhé! Việc chủng ngừa các mũi tiêm phòng trước khi cưới sẽ […]

Ảnh tác giảbadge

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh22/11/2023

me-bau-nen-tiem-vac-xin-nao-de-bao-ve-thai-nhi

Tam cá nguyệt 1 (3 tháng đầu)

Mẹ bầu nên tiêm vắc xin nào để bảo vệ thai nhi?

Trong khoảng thời gian mang thai, sức đề kháng của chị em phụ nữ sẽ suy yếu. Mẹ bầu nên tiêm vắc xin nào để bảo vệ mẹ và thai nhi? Mang thai là thiên chức của người phụ nữ. Niềm hạnh phúc khi được làm mẹ không gì có thể so sánh. Tuy nhiên, bên […]

Ảnh tác giảbadge

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên24/04/2018

Tiêm chủng cho trẻ em

lich-tiem-chung-cho-tre-so-sinh-va-tre-nho

Tiêm phòng

Lịch tiêm phòng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Việc tiêm phòng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ giúp các bé yêu có khả năng chống lại nhiều căn bệnh nguy hiểm có nguy cơ đe dọa đến tính mạng. Bé yêu của bạn cần được tiêm phòng các vắc xin phòng bệnh theo lịch tiêm phòng cho trẻ được cập nhật hằng […]

Ảnh tác giảbadge

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên30/11/2022

tiem-chung-vaccine-bai-liet

Tiêm phòng

Tiêm chủng vaccine bại liệt: Mẹ cần biết những gì?

Bại liệt là bệnh lý nguy hiểm và có thể gây ra nhiều hậu quả nặng nề. Sử dụng vaccine bại liệt là biện pháp phòng bệnh an toàn và hiệu quả nhất cho trẻ nhỏ.  Bệnh bại liệt là một bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm do virus poliovirus gây ra, chủ yếu ảnh […]

Ảnh tác giảbadge

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh21/04/2022

tiem-phong-viem-mang-nao-mo-cau

Tiêm phòng

Tiêm phòng viêm màng não mô cầu: Những thông tin bạn cần biết

Viêm màng não mô cầu là căn bệnh nguy hiểm do vi khuẩn Neisseria meningitidis gây ra. Bệnh có thể lây lan dễ dàng khi chúng ta tiếp xúc với dịch tiết của bệnh nhân đang ho hoặc hắt hơi. Bệnh viêm màng não mô cầu có thể tiến triển nhanh chóng và gây tử vong […]

Ảnh tác giảbadge

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh21/04/2022

tiem-phong-virus-rota

Tiêm phòng

Chủng ngừa virus Rota: Cần biết gì khi chủng ngừa cho bé?

Virus Rota có thể gây ra nhiều vấn đề tiêu hóa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Vì vậy, bố mẹ hãy bảo vệ bé yêu khỏi tiêu chảy cấp do Rotavirus bằng cách cho con uống vắc xin ngay từ 6 tuần tuổi. Bài viết sau sẽ đem đến các thông tin cần thiết […]

Ảnh tác giảbadge

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh21/04/2022

vaccin-6-trong-1

Tiêm phòng

Chi tiết lịch tiêm chủng vacxin 6 trong 1 cho bé

Chỉ 1 mũi tiêm phòng được 6 bệnh nguy hiểm hàng đầu. Chính sự tiện lợi này làm cho vacxin 6 trong 1 ngày càng được ưa chuộng không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới. Vaccine 6 trong 1 (thường được gọi là vacxin 6 trong 1) là dạng vaccine phối hợp, […]

Ảnh tác giảbadge

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh21/04/2022

vacxin-mmr

Tiêm phòng

Vacxin MMR phòng sởi, quai bị, rubella: Ai nên tiêm và tiêm khi nào?

Sởi, quai bị và rubella là những bệnh truyền nhiễm có thể đưa đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Hơn 95% trẻ được tiêm vacxin MMR sẽ được bảo vệ khỏi 3 căn bệnh này suốt đời. Vacxin MMR xuất hiện lần đầu vào năm 1971 và đã trở thành bước tiến vượt bậc trong cuộc […]

Ảnh tác giảbadge

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh21/04/2022

tiem-phong-viem-gan-b-cho-tre

Tiêm phòng

Lịch tiêm phòng viêm gan B cho trẻ - Những điều cần lưu ý khi chủng ngừa

Việc tiêm phòng viêm gan B cho trẻ là rất cần thiết. Tuy nhiên, loại vắc xin này có thể gây ra những tác dụng phụ gì? Bạn nên lưu ý những gì khi cho trẻ tiêm chủng vắc xin viêm gan B? Chi phí để điều trị bệnh thường rất cao. Vì vậy, câu nói: […]

Ảnh tác giảbadge

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên21/04/2022

chung-ngua-viem-gan-a

Tiêm phòng

Có nên tiêm phòng viêm gan A cho trẻ? Vắc xin viêm gan A có mấy loại?

Vắc xin viêm gan A có tác dụng gì? Tại sao cần tiêm phòng viêm gan A cho trẻ? Cần chăm sóc trẻ sau tiêm phòng như thế nào cho đúng? Trong lịch tiêm chủng của con, có mục tiêm phòng viêm gan A. Đây là việc làm quan trọng và cần thiết để bảo vệ […]

Ảnh tác giảbadge

Tham vấn y khoa: BS.CKI Lê Hồng Thiện29/08/2024

tiem-phong-cum-cho-tre

Tiêm phòng

Tiêm phòng cúm cho trẻ: Mẹ lưu ý gì để con không gặp nguy

Bạn không nên lơ là việc tiêm phòng cúm cho trẻ vì những biến chứng của bệnh cúm có thể gây ra rất nhiều hậu quả nghiêm trọng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Tiêm phòng cho trẻ sơ sinh là một trong những việc làm quan trọng và cần thiết để bảo vệ sức […]

Ảnh tác giảbadge

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên21/04/2022

Chăm sóc trước & sau tiêm chủng

truoc-khi-tiem-vac-xin-can-chuan-bi-nhung-gi

Tiêm phòng

Cha mẹ cần biết: Trước khi tiêm vắc xin cần chuẩn bị những gì cho bé?

"Trước khi tiêm vắc xin cần chuẩn bị những gì cho trẻ?" là thắc mắc của nhiều phụ huynh khi đưa bé đi tiêm phòng. Việc chuẩn bị kỹ càng trước khi đi tiêm phòng cho trẻ là tiền đề giúp quá trình chủng ngừa diễn ra suôn sẻ hơn. Bằng cách chuẩn bị mọi […]

Ảnh tác giảbadge

Tham vấn y khoa: Ban Tham vấn Y khoa Hello Bacsi21/04/2022

co-nen-uong-nuoc-la-tia-to-truoc-khi-cho-be-tiem-phong

Tiêm phòng

Có nên uống nước lá tía tô trước khi cho bé tiêm phòng? Cách uống đúng

Để giúp bé không sốt, không sưng đau sau khi tiêm phòng, nhiều mẹ đã rỉ tai nhau tuyệt chiêu mẹ uống nước lá tía tô trước khi con chủng ngừa. Vậy sự thật là gì? Tại sao nước lá tía tô lại có công dụng "thần kỳ" này? Mặc dù đây là một bí quyết […]

Ảnh tác giảbadge

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh12/06/2023

tiem-phong-lao-cho-tre-so-sinh

Tiêm phòng

Tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh vào lúc nào? Những điều cần biết

Tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh là việc chủng ngừa bắt buộc trong chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia. Việc chủng ngừa này giúp trẻ phòng tránh bệnh lao hiệu quả.  Trong bài viết này, Hello Bacsi cùng tìm hiểu về việc tiêm phòng lao, mũi lao tiêm khi nào, vắc xin BCG […]

Ảnh tác giảbadge

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh09/11/2022

nhung-mon-be-khong-nen-an-sau-chich-ngua

Tiêm phòng

Những món bé không nên ăn sau chích ngừa để tránh biến chứng sau tiêm

Việc trẻ tiêm vắc xin phòng ngừa bệnh tật là điều không còn xa lạ đối với các ông bố bà mẹ. Tuy nhiên, việc cho trẻ không nên ăn gì và nên ăn gì sau khi tiêm ngừa để cơ thể nhanh chóng phục hồi thì không nhiều người biết được. Vậy, những món […]

Ảnh tác giảbadge

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Bác sĩ CKI Lê Chí Hiếu05/04/2022

co-nen-tam-cho-tre-sau-khi-tiem-phong

Tiêm phòng

Có nên tắm cho trẻ sau khi tiêm phòng hay không? Đừng bỏ lỡ!

Sau khi bé được chủng ngừa, việc gặp phải các phản ứng nhẹ như sốt hay sưng tại chỗ tiêm có thể khiến ba mẹ lo lắng không biết có nên tắm cho trẻ sau khi tiêm phòng không. Thật ra, những phản ứng này là bình thường và bạn vẫn nên duy trì việc […]

Ảnh tác giảbadge

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh21/04/2022

be-so-tiem-nen-khong-nen-lam-gi

Tiêm phòng

Bé sợ tiêm: Nên, không nên làm gì? Bí kíp để bé vượt qua nỗi sợ kim tiêm

Chủng ngừa là điều vô cùng quan trọng đối với mọi người, đặc biệt là trẻ em, giúp các bé có thể phòng chống nhiều bệnh nhiễm trùng một cách hiệu quả. Tuy nhiên, phần lớn trẻ em đều có nỗi sợ kim tiêm. Vậy, cha mẹ nên làm gì để giúp trẻ vượt qua […]

Ảnh tác giảbadge

Tham vấn y khoa: Ban Tham vấn Y khoa Hello Bacsi21/04/2022

Vaccine COVID-19

Chuyên mụcCông cụĐặt bác sĩCộng đồng

Từ khóa » Cách Thêm Thành Viên Trong Sổ Tiêm Chủng Gia đình