Tiêm Filler Có Nguy Hiểm Không? - YouMed
Có thể bạn quan tâm
Nội dung bài viết
- 1. Tiêm filler có an toàn không?
- 2. Tác dụng phụ của tiêm filler
- 3. Thực hiện tiêm filler an toàn
Tiêm filler là phương pháp giúp giải quyết khuyết điểm và đem lại nét đẹp thẩm mỹ cho gương mặt. Kỹ thuật này thực hiện tương đối đơn giản và nhanh chóng mà đem lại hiệu quả cao nên rất được ưa chuộng. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm của tiêm filler thì nó có tiềm ẩn một số nguy cơ có thể gây ảnh hưởng nặng nề. Trong bài viết này, YouMed sẽ giải đáp những tác dụng phụ và một số tip để giúp các bạn làm đẹp an toàn mà hiệu quả với filler nhé!
1. Tiêm filler có an toàn không?
Quy trình tiêm filler được thực hiện rất đơn giản. Chúng ta chỉ cần sử dụng kim chuyên biệt và sản phẩm chất làm đầy để tiêm vào cơ thể. Tuy nhiên về yêu cầu kỹ thuật thì người thực hiện phải được đào tạo bài bản để đưa chất làm đầy vào vị trí mong muốn. Nhìn chung, phương pháp này tương đối an toàn. Những rủi ro hay biến chứng nặng nề xảy ra thường là do tay nghề không cao, kỹ thuật tiêm không đúng và chọn lựa chất làm đầy không phù hợp.
Để hạn chế những rủi ro có thể xảy ra, không nên thực hiện tiêm filler cho các đối tượng sau đây:
- Da đang bị nhiễm trùng sẽ tăng nguy cơ bị nhiễm khuẩn khi tạo các vết thương hở trên da. Tốt nhất, chúng ta nên thực hiện tiêm sau khi điều trị khỏi vấn đề nhiễm trùng.
- Bệnh lý máu khó đông, rối loạn đông máu sẽ làm tăng thời gian chảy máu tại các điểm tiêm. Chảy máu sau tiêm sẽ khó cầm nếu khách hàng có bệnh lý rối loạn đông máu.
- Phụ nữ mang thai và đang cho cho con bú vì chưa có đủ dữ liệu về tính an toàn của chất làm đầy trên đối tượng này.
- Dị ứng với thành phần có trong sản phẩm filler không nên tiêm vì có thể gây sốc phản vệ. Đặc biệt trường hợp dị ứng với lidocaine hay các loại thuốc tê cần phải thông báo với bác sĩ trước khi tiêm. Lidocaine hay một số loại thuốc tê dạng amide thường được trộn với chất làm đầy để giảm đau khi tiêm.
2. Tác dụng phụ của tiêm filler
Bên cạnh những ưu điểm thì filler có thể tiềm ẩn một số tác dụng phụ và biến chứng sau:
-
Phản ứng tại chỗ
Các triệu chứng đỏ, đau, sưng hay bầm tím tại vị trí tiêm thường xuất hiện. Chúng sẽ biến mất tự nhiên hay nhờ phương pháp hỗ trợ trong vòng 1 – 2 tuần.
-
Dị ứng
Chất làm đầy là mỡ tự thân có tính tương thích sinh học cao nên khả năng dị ứng thấp. Còn đối với các chất làm đầy khác có nguồn gốc tổng hợp có thể gây phản ứng dị ứng. Để phòng ngừa tác dụng này cần sử dụng các loại chất làm đầy có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Ngoài ra bạn cần thông báo với bác sĩ điều trị nếu bạn có cơ địa dễ dị ứng.
-
Nhiễm trùng
Xảy ra khi không tuân thủ nguyên tắc vô trùng khi thực hiện thủ thuật. Nhiễm trùng có thể nghiêm trọng dẫn đến tạo mủ hay rò mủ tại vị trí tiêm.
-
U hạt
Là một phản ứng viêm của da đối với chất làm đầy. Khi đó nổi gồ tại vị trí tiêm một khối u cứng. Chất làm đầy lâu dài thường gây u hạt nên không còn được sử dụng thường xuyên. Các chất làm đầy tạm thời hay bán tạm thời ít gây u hạt nên được ưu tiên lựa chọn.
- Chất làm đầy di chuyển sang những vùng khác.
- Nghẽn mạch xảy ra khi tiêm chất làm đầy trúng vào mạch máu làm tắc nghẽn. Các biến chứng nặng nề khi bị nghẽn mạch đó là hoại tử da hay mù mắt do ngăn chặn mạch máu đến nuôi.
3. Thực hiện tiêm filler an toàn
Bản chất phương pháp tiêm filler không nguy hiểm mà nguy hiểm tiềm ẩn là do kỹ thuật tiêm. Vì vậy để thực hiện phương pháp thẩm mỹ này một cách an toàn mọi người nên:
-
Tư vấn cẩn thận
Nắm rõ các tác dụng phụ có thể xảy ra để biết cách phòng ngừa và xử lý. Ngoài ra khách hàng nên được tư vấn kĩ càng về cách chăm sóc sau đó sao cho đạt được hiệu quả và duy trì trong một khoảng thời gian nhất định.
-
Sản phẩm an toàn
Bạn cần phải biết rõ về loại filler mà bạn được sử dụng. Lựa chọn các sản phẩm filler có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Không tự ý mua hoặc tiêm sản phẩm filler không có thông tin rõ ràng về thành phần, nơi sản xuất hay hạn sử dụng.
-
Người thực hiện được đào tạo
Bác sĩ thẩm mỹ thực hiện tiêm phải được đào tạo và có kinh nghiệm về kỹ thuật tiêm. Nắm vững giải phẫu các mạch máu vùng mặt để phòng ngừa rủi ro tắc mạch sau khi tiêm.
-
Chuẩn bị trước khi tiêm
Thực hiện sát khuẩn tốt trước khi tiêm và tuân thủ nguyên tắc vô khuẩn trong quá trình tiêm phòng ngừa biến chứng nhiễm trùng.
Tiêm filler là phương pháp thẩm mỹ được ưa chuộng vì tính hiệu quả, an toàn và dễ thực hiện. Để làm đẹp với filler một cách an toàn nên thực hiện với bác sĩ được huấn luyện bài bản. Ngoài ra, lựa chọn chất làm đầy phù hợp giúp hạn chế rủi ro và đem lại hiệu quả cao nhất.
Từ khóa » Tiêm Filler Có Tôt Không
-
Tiêm Filler Có An Toàn Không? | Vinmec
-
Tác Dụng Phụ Khi Tiêm Chất Làm đầy (filler) Cho Mặt - Hello Bacsi
-
Tiêm Filler Là Gì Có Hại Về Sau Không - Các Vấn đề Cần Biết Ngay
-
Tiêm Filler Có Thật Sự An Toàn?
-
Tiêm Filler Là Gì? Giữ được Bao Lâu? Ưu Và Nhược điểm
-
Tiêm Filler Có ảnh Hưởng Gì Không? Cần Lưu ý Những Gì? - Seoul Spa
-
Tiêm Chất Làm đầy Filler Có Hại Không - ROHTO AOHAL CLINIC
-
Lưu ý Khi Tiêm Filler Làm đẹp Toàn Diện
-
Tiêm Filler Có Nguy Hiểm Không? | Trang Thông Tin, Tư Vấn Làm đẹp ...
-
10 điều Bạn Chắc Chắn Cần Biết Trước Khi Quyết định Tiêm Filler Căng Da
-
Tiêm Filler Có HẠI Không? - GIỮ được Bao Lâu?
-
Tiêm Filler Mũi Có Hại Về Sau Không - Seoul Academy
-
Tác Dụng Phụ đáng Báo động Của Filler
-
Tiêm Filler Có Tốt Không? - Thẩm Mỹ Thu Cúc