Tiêm Hormon Tăng Trưởng Sẽ Gặp Tác Dụng Phụ Gì?
Có thể bạn quan tâm
Tôi đi khám thì bác sĩ chẩn đoán con tôi bị thiếu hormon tăng trưởng và yêu cầu gia đình hàng ngày phải tiêm hormon tăng trưởng cho cháu. Xin hỏi bác sĩ tiêm hormon tăng trưởng như vậy có gặp tác dụng phụ gì, làm thế nào để hạn chế tác dụng phụ do tiêm? Xin trân trọng cảm ơn bác sĩ!
Bùi Việt Hà (Đồng Tháp)
Hormon tăng trưởng là Growth hormone (GH), có tác động gián tiếp đến mô sụn và xương. Các loại thuốc chứa hormon tăng trưởng là các chế phẩm tổng hợp bằng công nghệ sinh học human Growth Hormon (hGH) được dùng trong một số bệnh lý nhất định, trong đó có thể hỗ trợ tăng chiều cao, sử dụng cho trẻ em ở độ tuổi đang lớn có chiều cao khiêm tốn do thiếu GH.
Tiêm hormon tăng trưởng chỉ được chỉ định nếu trẻ không mắc bệnh tuyến giáp và có chế độ ăn đầy đủ thì chiều cao của trẻ sẽ cải thiện. Hormon tăng trưởng có tác dụng giúp trẻ phát triển xương, tăng cơ, giảm mô mỡ, tăng cường đáp ứng miễn dịch của cơ thể... giúp cải thiện vóc dáng.
Bệnh nhi thường được bắt đầu điều trị hormon tăng trưởng sau khi đủ 2 tuổi và kết thúc khi tuổi xương đã được 14 - 15 tuổi (đối với trẻ gái) hoặc 15 - 16 tuổi (đối với trẻ trai) hoặc có thể ngừng sớm hơn khi tốc độ tăng trưởng của trẻ đạt được ít hơn 2cm/năm. Người bệnh phải được theo dõi chặt chẽ trong 3 - 6 tháng đầu tiêm để theo dõi đáp ứng điều trị, đồng thời phát hiện sớm các tác dụng phụ ngắn hạn có thể gặp phải. Hormon tăng trưởng sẽ được tiêm dưới da trước khi trẻ đi ngủ và tiêm đều đặn đến khi đạt chiều cao trưởng thành gần với mức bình thường.
Hormon tăng trưởng có thể gây ra một vài tác dụng phụ: Gây nhức đầu do tăng áp lực nội sọ, đau xương khớp, sưng tay chân. Nhưng vấn đề này sẽ được bác sĩ nội tiết nhi điều chỉnh liều lượng thích hợp với con bạn để giảm bớt các triệu chứng tác dụng phụ này. Hormon tăng trưởng không kích thích dậy thì sớm và lão hóa sớm. Bạn hãy yên tâm cho con điều trị và liên hệ ngay với bác sĩ nếu thấy con bạn có biểu hiện của tác dụng phụ nói trên.
Chú ý rằng: Không nên tự ý tiêm nhiều GH sẽ gây thừa, dẫn đến u tuyến yên thể to đầu chi, vì liều cao hormon tăng trưởng chỉ làm xương dày lên chứ không dài ra. Người bị tình trạng này sẽ bị quá phát triển xương, nhất là ở tay, chân và mặt. Da cũng có thể dày, thô và mọc nhiều lông. Thừa GH có thể dẫn tới tăng huyết áp và đau tim.
BS. Bùi Văn Quý
Từ khóa » Tiêm Gh ở đầu
-
Tiêm Hormon Tăng Trưởng Sẽ Gặp Tác Dụng Phụ Gì? | Vinmec
-
Sử Dụng Hormone Tăng Trưởng Chiều Cao Như Thế Nào Cho An Toàn ...
-
Tiêm Hormone Tăng Trưởng Chiều Cao: Chi Phí Và Lưu Ý
-
Chi Phí Tiêm Hormone Tăng Chiều Cao Hơn Chục Cm Cho Trẻ Là Bao ...
-
Chi Phí Tiêm Hormone Tăng Trưởng Chiều Cao? - AloBacsi
-
Tầm Soát Và điều Trị Thiếu Hormone Tăng Trưởng Kịp Thời Giúp Trẻ ...
-
Tìm Hiểu Phương Pháp Chẩn đoán Và điều Trị Thiếu Hụt Hormone Tăng ...
-
Trào Lưu Tiêm Hormone Tăng Chiều Cao Cho Con - VnExpress Đời Sống
-
Tiêm Hormone Tăng Trưởng Chiều Cao: Có Nên Không?
-
Sau 1 Năm Rưỡi Tiêm Hormone Tăng Trưởng, 1 Bé Trai ở Bình Phước ...
-
Bệnh Khổng Lồ Và Bệnh To đầu Chi - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Chậm Tăng Trưởng Và Thiếu Hụt Hormon Tăng Trưởng ở Trẻ Em
-
Bé Trai Cao Thêm 29 Cm Sau Hai Năm Tiêm Hormone Tăng Trưởng