Tiêm Kích MiG-17 Anh Hùng Nguyễn Văn Bảy Hạ Gục 'Con Ma, Thần ...

XEM VIDEO:

Đại tá phi công, Anh hùng Nguyễn Văn Bảy từng điều khiển tiêm kích MiG-17 bắn rơi 7 máy bay Mỹ. Ông là một trong 19 phi công Việt Nam đạt đẳng cấp ace (danh hiệu có từ Thế chiến 2 dành cho những phi công quân sự hạ từ 5 máy bay đối phương trở lên).

Ông Bảy cũng là một trong 3 người đạt đẳng cấp ace chỉ với tiêm kích MiG-17, mẫu chiến đấu cơ bị đánh giá là kém xa những máy bay hiện đại của Mỹ khi đó như F-4 Phantom II (Con ma) và F-105 Thunderchief (Thần sấm).

Không quân Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Mỹ có hai phi công chiến đấu lái loại MiG-17 đều có tên là Nguyễn Văn Bảy. Để phân biệt, người ta thường gọi là Bảy A và Bảy B.

Đại tá phi công Nguyễn Văn Bảy (sinh tại huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp), người điều khiển tiêm kích MiG-17 bắn rơi 7 máy bay Mỹ, vừa qua đời ngày 22/9, được gọi là Bảy A. Còn ông Nguyễn Văn Bảy (quê ở xã Hưng Mỹ, huyện Cái Nước, tỉnh Bạc Liêu) gọi là Bảy B thì hi sinh trên bầu trời Thanh Hóa.

{keywords}
Những máy bay tiêm kích MiG-17 được các phi công Việt Nam gọi là "Cánh én bạc" 

Hai chiếc MiG-17 của Trung đoàn Không quân tiêm kích 923 - nơi huyền thoại phi công Nguyễn Văn Bảy A từng chiến đấu và là Trung đoàn trưởng đang được lưu giữ tại Bảo tàng Phòng không, không quân (Hà Nội).

Chiếc tiêm kích mang số hiệu 2047 do phi công Nguyễn Văn Bảy B lái đã ném bom trúng tàu khu trục Hi-Bi của Mỹ vào năm 1972, lần đầu tiên từ sau Đại chiến thế giới 2, Hạm đội 7 của Mỹ bị đánh từ trên xuống.

Chiếc tiêm kích mang số hiệu 2011 đã bắn rơi chiếc F-4C của đại tá Norman Gaddis - biệt danh chuyên gia chống MiG thuộc Không lực Mỹ trên bầu trời Hoà Lạc (Hà Nội).

{keywords}
Chiếc tiêm kích mang số hiệu 2011 
{keywords}
Máy bay số hiệu 2047 do phi công Nguyễn Văn Bảy B lái đã ném bom trúng tàu khu trục Hi-Bi của Mỹ vào năm 1972
{keywords}
MiG-17 được Nga thiết kế nhằm thực hiện nhiệm vụ đánh chặn, tuy nhiên với sự ra đời của hàng loạt máy bay ném bom tốc độ cao của Mỹ thời điểm đó là B-58 Hustler, FB-111... khiến MiG-17 dần trở nên lạc hậu
{keywords}
MiG-17 là tiêm kích cận âm được Phòng Thiết kế Mikoyan-Gurevich của Liên Xô phát triển dựa trên nền tảng MiG-15, bay thử lần đầu ngày 14/1/1950 và đưa vào biên chế tháng 10/1952 
{keywords}
Máy bay lắp một động cơ tuốc bin phản lực Klimov VK-1F cho phép đạt tốc độ 1.145 km/h (ở trần bay 3.000m), tầm bay hơn 2.000km, trần bay 16.600m 
{keywords}
Tất cả các biến thể MiG-17 có thể mang 100kg bom trên hai mấu dưới cánh (một số chiếc có thể mang 250kg bom)
{keywords}
MiG-17 không được trang bị radar và không có tên lửa đối không, chỉ được trang bị một pháo Nudelman N-37 cỡ nòng 37mm (40 viên đạn) và 2 pháo NR-23 cỡ 23mm (160 viên đạn) và tầm bắn chỉ hiệu quả trong khoảng 400m 
{keywords}
Tốc độ tối đa của MiG-17 là khoảng hơn 1.140 km/h. Trong khi đó, những chiếc F-4 có radar dẫn đường, mang 8 tên lửa đối không AM-7 hoặc AIM-9, tốc độ Mach 2,2 - nhanh gấp hai lần so với MiG-17 
{keywords}
Theo các chuyên gia quân sự đánh giá, máy bay tiêm kích dưới tốc độ âm thanh này (vận tốc tối đa là 0.93 Mach) được sử dụng có hiệu quả nhất trong đối đầu với các máy bay tiêm kích-ném bom nặng nề, bay chậm (0.6-0.8 Mach) của Mỹ, như B-50 hay B-36 (cả hai loại máy bay này đều trang bị động cơ piston) 
{keywords}
Cánh và đuôi của máy bay MiG-17 được thiết kế lại để tăng tính ổn định. Phần đuôi có thể nâng lên hạ xuống, sang trái phải
{keywords}
 
{keywords}
36 chiếc MiG-17F đầu tiên của Việt Nam được biên chế cho Trung đoàn tiêm kích 921 (Đoàn Sao đỏ) vào ngày 3/2/1964. Không quân Việt Nam nhận bàn giao khoảng hơn 90 tiêm kích MiG-17 trong chiến tranh, 30 máy bay vẫn được sử dụng tới năm 1980 
{keywords}
Tuy sau này bị đánh giá thấp nhưng các phi công Việt Nam vẫn thực hiện nhiều trận đánh oanh liệt vào năm 1972 làm bị thương và hư hỏng nặng một tàu chiến Mỹ đang bắn phá ngoài khơi Đồng Hới, Quảng Bình 
{keywords}
Khi gặp lại cựu phi công Mỹ Ralph Wetterhahn năm 1997, anh hùng Nguyễn Văn Bảy nói chiến thuật của mình: "Điều quan trọng nhất là phát hiện kẻ thù trước, để có thể đạt tốc độ, độ cao lớn hơn và chiếm lợi thế. Chúng tôi đã rút được rất nhiều kinh nghiệm và học hỏi từ những trận không chiến nổi tiếng thời Thế chiến II giữa Liên Xô và phát xít Đức, cũng như những trận chiến ở Thái Bình Dương giữa các máy bay cánh quạt trang bị pháo. Ai khai hỏa trước, người đó thắng"
{keywords}
Ông Bảy kể: "Tất cả những gì tôi cần làm là áp sát ở khoảng cách 100-150m rồi bắt đầu khai hỏa. Tôi điều chỉnh đường ngắm bằng việc quan sát đường đạn"
{keywords}
Tới năm 1969, MiG-17 chủ yếu đảm nhận vai trò huấn luyện và hỗ trợ các đòn tấn công của MiG-19 và MiG-21 

 

{keywords}
Những chiếc máy bay còn lại đã nhuốm màu thời gian sau hơn nửa thế kỷ
{keywords}
Tại Bảo tàng Phòng không - Không quân, ngoài hai chiếc MiG-17 còn có các loại máy bay "anh em" như: MiG-19, MiG-21, trực thăng vận tải, trực thăng săn ngầm…

 

Hàng nghìn người viếng phi công huyền thoại Nguyễn Văn Bảy

Hàng nghìn người viếng phi công huyền thoại Nguyễn Văn Bảy

Sáng 24/9, lễ viếng Anh hùng phi công Nguyễn Văn Bảy đã diễn ra trang trọng tại nhà tang lễ Bộ Quốc phòng tại TP.HCM.

Thành Nam

Từ khóa » Nguyễn Văn Bảy B