Tiềm Năng Lớn Với Các Quỹ đầu Tư Chứng Khoán Tại Việt Nam
Có thể bạn quan tâm
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết, tiềm năng phát triển của các quỹ đầu tư chứng khoán tại Việt Nam còn nhiều nếu phát huy hiệu quả những kết quả đã đạt được và quyết tâm thực hiện các mục tiêu, giải pháp đề ra một cách khoa học, có lộ trình phù hợp với bối cảnh hội nhập quốc tế và tình hình thực tế của Việt Nam.
Mục tiêu đạt 6-10% GDP vào năm 2030
Theo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 quy mô quản lý tài sản của các công ty quản lý quỹ đạt khoảng 6-10% tổng sản phẩm quốc nội (GDP); phát triển và đa dạng hóa các loại hình quỹ đầu tư; trong đó, cần thúc đẩy quỹ hưu trí, các loại hình quỹ mới; nâng cao năng lực của các công ty quản lý quỹ như: năng lực tài chính, năng lực cung cấp dịch vụ, năng lực cạnh tranh và quản trị rủi ro.
Bên cạnh đó, mở cửa thị trường dịch vụ quản lý tài sản theo lộ trình hội nhập đã cam kết, kết hợp với việc nâng cao sức cạnh tranh của quản lý quỹ tại Việt Nam, nâng cao năng lực và chất lượng dịch vụ quản lý tài sản, năng lực quản trị rủi ro, đạo đức nghề nghiệp và năng lực quản trị doanh nghiệp.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho rằng sự trưởng thành, lớn mạnh của các công ty quản lý quỹ và quỹ đầu tư chứng khoán là rất đáng ghi nhận, với những đóng góp tích cực vào sự phát triển bền vững của thị trường chứng khoán Việt Nam.
Đồng thời, tiềm năng phát triển của các quỹ đầu tư chứng khoán tại Việt Nam là còn nhiều nếu như chúng ta tiếp tục phát huy tốt những kết quả đã đạt được và quyết tâm thực hiện các mục tiêu, giải pháp đề ra một cách khoa học, có lộ trình phù hợp với bối cảnh hội nhập quốc tế và tình hình thực tế của Việt Nam.
Nhìn lại chặng đường phát triển trong những năm qua, mặc dù gặp không ít khó khăn và thách thức nhưng quản lý quỹ luôn có đóng góp nhất định đối với sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam.
Sự ra đời của công ty quản lý quỹ đầu tiên - Công ty Liên doanh Quản lý quỹ đầu tư Việt Nam (VFM) tại Việt Nam là vào năm 2003 với các hoạt động chính là quản lý quỹ, quản lý danh mục ủy thác đầu tư cho khách hàng.
Vào thời điểm ban đầu, hoạt động quản lý quỹ chỉ được thực hiện với các mô hình quỹ đóng, quỹ thành viên, đây là các mô hình có phương thức hoạt động tương đối đơn giản để các công ty quản lý quỹ mới thành lập dễ tiếp cận và vận hành.
Mặc dù vậy, sự xuất hiện của 6 quỹ đầu tư chứng khoán dạng đóng là VFMVF1, VFMVF2, VFMVF4, PruBF1, MAFPF1, ACBGF đầu tiên niêm yết trên thị trường tại Việt Nam trong giai đoạn 2004-2010 đã được cộng đồng nhà đầu tư quan tâm và tham gia tích cực.
[HOSE phát triển thêm sản phẩm chứng quyền có bảo đảm]
Tính đến cuối năm 2020, tổng giá trị tài sản quản lý của các công ty quản lý quỹ chỉ chiếm 5,5% GDP của Việt Nam. Tỷ trọng giá trị tài sản quản lý của các công ty quản lý quỹ trên GDP của Việt Nam nhỏ hơn so với một số nước trong khu vực.
Một số nguyên nhân có thể kể đến là do nhà đầu tư trong nước có thói quen tự đầu tư, gửi tiết kiệm với lãi suất ổn định thay vì ủy thác qua các quỹ đầu tư được quản lý bởi các chuyên gia tài chính; hệ thống đại lý phân phối chứng chỉ quỹ còn hạn chế.
Mặc dù pháp luật chứng khoán đã cho phép các ngân hàng thương mại, doanh nghiệp bảo hiểm phân phối các chứng chỉ quỹ nhằm tận dụng mạng lưới rộng khắp của các tổ chức này. Tuy nhiên, phân phối chứng chỉ quỹ đại đa số là phân phối trực tiếp qua công ty quản lý quỹ, công ty chứng khoán.
Trong khi đó, mạng lưới công ty quản lý quỹ, công ty chứng khoán chủ yếu tập trung ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh dẫn tới việc hạn chế tiếp cận công chúng nhà đầu tư và phát triển mạng lưới phân phối sản phẩm quỹ; chất lượng hoạt động của các công ty quản lý quỹ là không đồng đều.
Một số công ty quản lý quỹ hoạt động ổn định và phát triển tốt chủ yếu là do có sự hỗ trợ của cổ đông là các định chế tài chính lớn như doanh nghiệp bảo hiểm, tổ chức tín dụng, công ty chứng khoán. Một số công ty hoạt động chưa hiệu quả, chưa huy động thành lập được quỹ.
Vì vậy trong thời gian sắp tới, để thúc đẩy sự phát triển hoạt động của các công ty quản lý quỹ, quỹ đầu tư chứng khoán tại Việt Nam, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho rằng, cần thực hiện hiệu quả các mục tiêu, giải pháp như: nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty quản lý quỹ, đảm bảo năng lực và an toàn tài chính, tiếp cận và thực hiện việc quản trị công ty, quản trị rủi ro cũng như tuân thủ các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp cao nhất theo thông lệ quốc tế.
Bước ngoặt trong phát triển
Giai đoạn 2011-2021, khung pháp lý cho hoạt động của các công ty quản lý quỹ, quỹ đầu tư được tiếp tục được bổ sung với các mô hình quỹ mới (quỹ mở, quỹ ETF- quỹ đầu tư thụ động mô phỏng theo một chỉ số, quỹ bất động sản) đã đánh dấu sự phát triển mạnh của nghiệp vụ quản lý quỹ Việt Nam.
Đặc biệt sự xuất hiện của các quỹ mở, quỹ ETF có thể coi là một bước ngoặt trong sự phát triển của quản lý quỹ đầu tư chứng khoán. Thực tế trên thế giới và quá trình phát triển tại Việt Nam cho thấy quỹ mở là loại hình quỹ chiếm phần lớn số lượng các quỹ đầu tư trên thị trường.
Khách hàng giao dịch tại Hội sở chứng khoán Bảo Việt. (Ảnh: Trần Việt/TTXVN)Quỹ mở cũng chính là sản phẩm nền tảng để thiết kế các mô hình quỹ liên kết thị trường chứng khoán với các thị trường khác như thị trường bảo hiểm, thị trường trái phiếu chính phủ.
Ở giai đoạn này, hoạt động huy động thành lập quỹ đầu tư chứng khoán tại Việt Nam được các công ty quản lý quỹ đẩy mạnh, số lượng quỹ tăng gần gấp 3 lần từ 23 quỹ vào năm 2011 lên 62 quỹ vào thời điểm tháng 9/2021.
Ngoài ra, trong suốt thời gian từ 2011-2021, hoạt động nghiệp vụ kinh doanh của các công ty quản lý quỹ được phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu; trong đó, hoạt động quản lý danh mục đầu tư cho khách hàng ủy thác cũng được chú trọng, và chủ yếu là khối khách hàng doanh nghiệp bảo hiểm luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản quản lý tại các công ty quản lý quỹ, đặc biệt là các hãng bảo hiểm có uy tín trên thế giới như Prudential, Manulife, Dai-ichiLife, ChubbLife.
Thực tế thời gian qua, quản lý quỹ đầu tư chứng khoán tại Việt Nam đã trưởng thành nhanh chóng và đạt được nhiều dấu ấn quan trọng để đóng góp chung vào sự phát triển bền vững của thị trường chứng khoán Việt Nam./.
(TTXVN/Vietnam+)Từ khóa » Các Loại Quỹ đầu Tư Chứng Khoán ở Việt Nam
-
Các Loại Quỹ đầu Tư Khác Nhau - Dragon Capital
-
Các Loại Quỹ đầu Tư Chứng Khoán Tại Việt Nam - Tư Vấn Pháp Luật
-
Các Quỹ đầu Tư Uy Tín Nhất Việt Nam Hoạt động Ra Sao Trong Quý 1 ...
-
[Cập Nhật] Danh Sách Các Quỹ đầu Tư Tại Việt Nam Lớn Và Uy Tín Nhất ...
-
Quỹ đầu Tư Chứng Khoán
-
Các Quỹ đầu Tư Tại Việt Nam Uy Tín Và Lợi Nhuận Hấp Dẫn | Timo
-
Top Các Quỹ Mở Tại Việt Nam Mà NĐT Nên Chọn Mặt Gửi Vàng - Infina
-
Danh Sách Các Quỹ Đầu Tư Uy Tín Nhất Đang Hoạt Động Tại Việt ...
-
Tìm Hiểu Về Các Quỹ đầu Tư Chứng Khoán - Manulife
-
CẨM NANG NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ QUỸ ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM
-
Phân Loại Các Loại Quỹ đầu Tư Chứng Khoáng - Văn Phòng Tư Vấn Luật
-
Các Quỹ đầu Tư Uy Tín Tại Việt Nam Nào đáng để đầu Tư?VNDIRECT
-
Quỹ đầu Tư Tại Việt Nam -Tổng Hợp Kiến Thức Từ AZ
-
Các Loại Hình Quỹ đầu Tư Chứng Khoán - Luật LawKey