'Tiềm Năng Tăng Trưởng Thị Trường Quỹ Mở Việt Nam Còn Lớn ...

Sự tham gia ngày càng đông của các nhà đầu tư cá nhân kéo theo sự phát triển của nhiều dịch vụ, sản phẩm mới nhằm đáp ứng nhu cầu. Trong đó, hình thức quỹ được góp vốn bởi nhiều nhà đầu tư có cùng mục tiêu đầu tư, gọi là quỹ mở - đang thu hút nhiều người.

Bà Trần Thị Kim Cương, Tổng giám đốc kiêm Giám đốc điều hành đầu tư Công ty TNHH Quản lý Quỹ Manulife Investment (Việt Nam) chia sẻ với VnExpress về tình hình quỹ mở trên thế giới và tại Việt Nam hiện nay, cũng như đưa ra lời khuyên cho các nhà đầu tư.

- Thị trường quỹ mở thế giới nói chung và khu vực châu Á nói riêng hiện nay ra sao, thưa bà?

- Quỹ mở là một sản phẩm tài chính phổ biến, đã có mặt trên thế giới gần 100 năm qua, với tổng tài sản lên đến gần 44.000 tỷ USD vào cuối năm 2020.

Tại châu Á, ở các nền kinh tế hàng đầu, quy mô tài sản quỹ mở rất lớn khi so sánh tương quan với GDP của nơi đó. Đơn cử, tại Hong Kong, giá trị quỹ mở chiếm đến 44% GDP, tại Đài Loan tỷ trọng này là 27% GDP, con số này là 21% GDP tại Singapore. Trong khi đó, quy mô quỹ mở tại Việt Nam mới dừng lại mức 0,5% GDP.

Hai năm qua, bất chấp Covid-19, tổng tài sản của các quỹ mở vẫn liên tục tăng. Năm 2021, tính trên phạm vi Manulife châu Á, doanh số ròng của quỹ mở và các quỹ hưu trí tăng ba lần so với năm 2020. Điều này cho thấy quỹ mở vẫn là một trong những kênh đầu tư đượctin dùng vì tính thanh khoản, đa dạng danh mục và hướng tới lợi ích trong dài hạn.

Bà Trần Thị Kim Cương, Tổng giám đốc kiêm Giám đốc điều hành đầu tư Công ty TNHH Quản lý Quỹ Manulife Investment (Việt Nam). Ảnh: Manulife

Bà Trần Thị Kim Cương, Tổng giám đốc kiêm Giám đốc điều hành đầu tư Công ty TNHH Quản lý Quỹ Manulife Investment (Việt Nam). Ảnh: Manulife

- Hoạt động của quỹ mở tại Việt Nam hiện nay như thế nào?

- Tuy được biết đến tại Việt Nam từ năm 2014 nhưng đến năm 2018, quỹ mở mới bắt đầu nhận được sự quan tâm từ các nhà đầu tư Việt Nam.

Năm 2018, Việt Nam có 12 công ty quản lý quỹ cung cấp 24 quỹ mở trên thị trường, với tổng tài sản gần 600 triệu USD. Sau 3 năm, tính đến hết năm 2021, có gần 20 công ty quản lý quỹ tích cực hoạt động trong lĩnh vực quỹ mở, và có 39 quỹ mở với tổng tài sản gần 2 tỷ USD, gấp 3 lần so với năm 2018.

Riêng đối với quỹ mở Manulife, trong giai đoạn 2018-2021, số lượng nhà đầu tư mới tăng 377% và tổng tài sản tăng 217%. Chúng tôi nhận thấy các nhà đầu tư bắt đầu quan tâm nhiều hơn đối với sản phẩm quỹ mở và tiềm năng tăng trưởng của thị trường quỹ mở tại Việt Nam là rất lớn.

Công ty TNHH Quản lý quỹ Manulife Investment (Việt Nam) đã ra mắt các quỹ mở ngay từ những ngày đầu, và tích cực giới thiệu cũng như phổ biến hình thức đầu tư này. Với kinh nghiệm quản lý quỹ đầu tư toàn cầu và sự am hiểu các thị trường địa phương, Manulife tin tưởng mang lại các giải pháp đầu tư toàn diện và dịch vụ ưu việt cho người dân Việt Nam.

- Theo bà, Việt Nam có những điều kiện thuận lợi nào giúp quỹ mở có thể phát triển?

- Thứ nhất, tính minh bạch của quỹ mở với sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan quản lý nhà nước và ngân hàng giám sát là một trong những yếu tố nền tảng tạo niềm tin cho khách hàng và tạo điều kiện cho công ty quản lý quỹ và các đơn vị phân phối chứng chỉ quỹ có thể cung cấp những công cụ tài chính đơn giản và hiệu quả cho người dân Việt Nam.

Thứ hai, nền kinh tế Việt Nam đã và đang trong giai đoạn tăng trưởng. Thu nhập của người dân những năm gần đây tăng trưởng nhanh, nhu cầu tích lũy và đầu tư cũng tăng cao. Đây chính là những động lực quan trọng thúc đẩy việc phát triển các kênh đầu tư, đặc biệt là quỹ mở, vì hiện tại nhu cầu tích lũy và gia tăng tài sản của người dân là rất lớn.

Thứ ba, thị trường chứng khoán Việt Nam thời gian qua đã có những bước tăng trưởng đáng kể cả về chất và về lượng. Nhiều công ty niêm yết đang trong giai đoạn phát triển mạnh và có tiềm năng tăng trưởng tốt trong dài hạn. Do đó, quỹ mở nói chung và quỹ mở Manulife nói riêng khi sở hữu danh mục đầu tư đa dạng với tiềm năng tăng trưởng tốt sẽ thu hút được nhiều nhà đầu tư tham gia và thị trường quỹ mở sẽ còn tăng trưởng mạnh mẽ trong thời gian tới.

Đa số người dân Việt Nam quen thuộc với sản phẩm tiền gửi tiết kiệm ngân hàng và thích tự đầu tư. Khái niệm ủy thác đầu tư và chuyển dịch một phần tài sản sang các kênh đầu tư khác như đầu tư vào quỹ mở vẫn còn khá mới. Do đó, chúng tôi đang tăng cường việc phổ biến quỹ mở ở Việt Nam với quy mô lớn hơn. Từ việc quan sát các thị trường phát triển khác, chúng tôi tin rằng quỹ mở sẽ là một sản phẩm không thể thiếu cho kế hoạch tài chính của mọi người dân Việt Nam trong tương lai.

Bà Kim Cương thị trường quỹ mở Việt Nam sẽ còn tăng trưởng lớn. Ảnh: Manulife

Bà Kim Cương thị trường quỹ mở Việt Nam sẽ còn tăng trưởng lớn. Ảnh: Manulife

- Bà có chia sẻ gì về tâm lý của các nhà đầu tư hiện nay?

- Nhà đầu tư cá nhân thường cân nhắc giữa việc tự đầu tư hay là ủy thác đầu tư thông qua việc mua quỹ mở.

Thoạt nhìn có vẻ như tự đầu tư sẽ là giải pháp dễ dàng và tự chủ hơn, nhưng các nhà đầu tư cá nhân cần phải tính thêm các chi phí như thời gian, công sức tự thực hiện việc nghiên cứu, chi phí để có được thông tin trong đầu tư, và chi phí cơ hội khi không làm công việc chuyên môn chính vì phải dành thời gian tự thực hiện việc đầu tư này.

So với việc đầu tư vào quỹ mở với một danh mục đầu tư đa dạng, việc tự đầu tư còn khiến cho các nhà đầu tư cá nhân không chuyên phải đối mặt với rủi ro không phân tán được tài sản vào nhiều kênh đầu tư khác nhau vì tự đầu tư sẽ bị hạn chế về số tiền đầu tư. Đặc biệt nhất là yếu tố rào cản tâm lý của nhà đầu tư cá nhân khi ra các quyết định đầu tư làm ảnh hưởng đến kết quả đầu tư về lâu dài.

- Lợi thế khi đầu tư tại quỹ mở của Manulife Investment là gì, thưa bà?

- Ủy thác tài sản cho tổ chức chuyên nghiệp như Công ty TNHH Quản lý quỹ Manulife Investment (Việt Nam) thông qua việc đầu tư vào quỹ mở Manulife là phương thức đầu tư hiệu quả, tiết kiệm thời gian và chi phí cho các nhà đầu tư cá nhân.

Manulife Investment thừa hưởng các thế mạnh và kinh nghiệm đầu tư từ tập đoàn Manulife toàn cầu cùng đội ngũ chuyên gia giàu năng lực. Chúng tôi đang quản lý tổng tài sản lên đến 95.300 tỷ đồng bao gồm 2 quỹ mở (từ năm 2014), 9 quỹ bảo hiểm liên kết đơn vị (từ năm 2008) và tài sản ủy thác từ tập đoàn cũng như các tổ chức khác.

Theo tôi, nhà đầu tư cá nhân lưu ý khi lựa chọn một đơn vị để ủy thác đầu tư hay đầu tư vào quỹ mở thì hãy tìm hiểu thông tin và lựa chọn một đối tác uy tín và hãy đầu tư càng sớm càng tốt, đầu tư đều đặn, kỷ luật và dài hạn để có kết quả tốt nhất.

Khả Tú

Từ khóa » Chứng Chỉ Quỹ Mở Manulife