Tiềm Năng, Thực Trạng Phát Triển Du Lịch Cộng đồng Tỉnh Hòa Bình

logo xemtailieu Xemtailieu Tải về Tiềm năng, thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tỉnh hòa bình
  • pdf
  • 99 trang
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC -----------o0o----------- TẠ THỊ HÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TỈNH HÒA BÌNH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Sơn La, năm 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC -----------o0o----------- TẠ THỊ HÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TỈNH HÒA BÌNH Nhóm ngành: XH2b KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngƣời hƣớng dẫn: PGS.TS Đỗ Thúy Mùi Sơn La, năm 2018 LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian nghiên cứu nghiêm túc cùng sự giúp đỡ của thầy, cô giáo trong khoa, tôi đã hoàn thành khóa luận về: “Tiềm năng, thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Hòa Bình”. Tôi xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo, giúp đỡ tận tình của cô giáo PGS.TS Đỗ Thúy Mùi và các thầy, cô giáo trong khoa Địa lý, Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám hiệu trường Đại học Tây Bắc, Ban chủ nhiệm khoa Sử - Địa và các phòng ban Trường Đại Học Sư Phạm thuộc Đại học Tây Bắc đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện khóa luận của mình. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn: Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, Cục Thống kê tỉnh Hòa Bình, đã cho tôi những tư liệu, số liệu cần thiết để hoàn thành khóa luận này. Trong quá trình nghiên cứu, hoàn thành khóa luận do khó khăn về thời gian và năng lực nghiên cứu còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy, cô và các bạn sinh viên để khóa luận được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Sơn La, tháng 5 năm 2018 sinh viên thực hiện Tạ Thị Hà MỤC LỤC MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................................... 2 3. Mục tiêu, nhiệm vụ và giới hạn của đề tài .................................................................. 7 4. Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu ............................................................... 7 5. Những đóng góp chủ yếu của đề tài .......................................................................... 11 6. Cấu trúc đề tài ............................................................................................................ 11 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH CỘNG ĐỒNG ... 12 1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................................... 12 1.1.1. Khái niệm về du lịch và du lịch cộng đồng ......................................................... 12 1.1.1.1. Du lịch .............................................................................................................. 12 1.1.1.2. Du lịch cộng đồng ............................................................................................ 14 1.1.2. Vai trò của du lịch cộng đồng.............................................................................. 18 1.1.3. Điều kiện để phát triển du lịch cộng đồng........................................................... 20 1.1.3.1. Tài nguyên du lịch đa dạng, phong phú và tính đặc trưng cao......................... 20 1.1.3.2. Sự tham gia rộng rãi và hiệu quả của cộng đồng.................................................. 21 1.1.3.3. Cơ chế chính sách tạo môi trường thuận lợi cho việc phát triển du lịch và sự tham gia của cộng đồng ................................................................................................. 22 1.1.3.4. Nguồn cầu của du lịch là nguồn động lực để phát triển DLCĐ của địa phương22 1.1.3.5. Sự hỗ trợ, giúp đỡ của các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước về nhân lực, tài chính và kinh nghiệm phát triển du lịch cộng đồng .................................................... 22 1.1.3.6. Sự liên kết với các doanh nghiệp du lịch trong vấn đề tuyên truyền quảng cáo thu hút khách du lịch ..................................................................................................... 23 1.1.4. Nguyên tắc phát triển du lịch cộng đồng ............................................................. 23 1.1.5. Các loại hình du lịch cộng đồng .......................................................................... 24 1.2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................................ 27 1.2.1. Một số mô hình phát triển du lịch cộng đồng ở Việt Nam .................................. 27 1.2.1.1. Mô hình phát triển du lịch cộng đồng ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long...... 27 1.2.1.2. Mô hình phát triển du lịch cộng đồng ở Hà Giang ........................................... 29 1.2.1.3. Mô hình phát triển du lịch cộng đồng ở Lào Cai ............................................. 29 1.2.2. Một số mô hình phát triển du lịch cộng đồng vùng Tây Bắc .............................. 33 Tiểu kết chương 1 .......................................................................................................... 35 Chƣơng 2: TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TỈNH HÒA BÌNH ............................................................................................................................. 36 2. Tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Hòa Bình ............................................ 36 2.1 Vị trí địa lí................................................................................................................ 36 2.2 Tài nguyên du lịch ................................................................................................... 36 2.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên ................................................................................. 36 2.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn ............................................................................... 40 2.3 Các điều kiện kinh tế - xã hội khác ......................................................................... 50 2.3.1. Cơ sở hạ tầng ....................................................................................................... 50 2.3.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật ........................................................................................ 51 Tiểu kết chương 2 .......................................................................................................... 53 Chƣơng 3: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TỈNH HÒA BÌNH........................................................................................... 54 3.1. Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Hòa Bình ......................................... 54 3.1.1. Đánh giá chung về sự phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Hòa Bình .................... 54 3.1.2.1. Bản Lác (xã Chiềng Châu - huyện Mai Châu - tỉnh Hòa Bình) ....................... 55 3.1.2.2. Bản Giang Mỗ (xã Bình Thanh - huyện Cao Phong - tỉnh Hòa Bình) ........................ 56 3.1.2.3. Xóm Ải (xã Phong Phú - huyện Tân Lạc - tỉnh Hòa Bình) .............................. 58 3.1.2.4. Xã Hiền Lương (huyện Đà Bắc – tỉnh Hòa Bình) ............................................ 60 3.1.3. Thực trạng hoạt động du lịch cộng đồng tỉnh Hòa Bình qua khảo sát thực tế .... 61 3.2. Giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Hòa Bình ........................................... 69 3.2.1. Giải pháp về cơ chế chính sách ........................................................................... 69 3.2.2. Cải thiện xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch................ 70 3.2.3. Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch ................................................ 70 3.2.4. Giải pháp nghiên cứu thị trường, tiếp thị và quảng bá hình ảnh các điểm du lịch cộng đồng tỉnh Hòa Bình ............................................................................................... 71 3.2.5. Giải pháp về vốn đầu tư ....................................................................................... 73 3.2.6. Giải pháp về nguồn nhân lực ............................................................................... 73 3.2.7. Phát triển du lịch trên cơ sở bảo tồn các nguồn tài nguyên, đảm bảo lợi ích kinh tế, xã hội cho cộng đồng dân cư .................................................................................... 76 3.2.8. Đẩy mạnh công tác bảo vệ môi trường cho phát triển du lịch cộng đồng ........... 77 Tiểu kết chương 3 .......................................................................................................... 78 KẾT LUẬN .................................................................................................................. 79 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................... 81 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Dịch là Asian Development Bank (ADB) Ngân hàng Châu Á DLCĐ Du lịch cộng đồng GIS Hệ thống thông tin địa lý International Union for Conservation Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới of Nature and Natural Resources (INCU) Official Development Assistance Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) Netherlands Development Tổ chức phát triển Hà Lan Organization (SNV) TP Thành phố TS Tiến sĩ United Nations Educational Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn Scientific and Cultural Organization hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) World Wide Fund For Nature (WWF) Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ BẢNG, BIỂU ĐỒ TRANG Bảng 2.1. Phân bố dân cư theo huyện ở Hòa Bình năm 2015 41 Hình 3.1. Mức độ đáp ứng về tài nguyên du lịch 62 Bảng 3.2. Mức độ đáp ứng về cơ sở hạ tầng 62 Bảng 3.3. Mức độ đáp ứng về cơ sở nghỉ ngơi, lưu trú 63 Hình 3.4. Mức độ đáp ứng về nguồn lao động 63 Bảng 3.5. Trách nhiệm của chính quyền địa phương 64 Bảng 3.6. Ý thức của người dân địa phương 64 Hình 3.7. Ý thức của khách du lịch 65 Hình 3.8. Mức độ đáp ứng về văn hóa, văn nghệ 66 Bảng 3.9. Tham gian hoạt động của khách cùng với người 66 dân địa phương Hình 3.10. Mức độ đáp ứng về dịch vụ ăn uống 67 Bảng 3.11. Mức độ đáp ứng về dịch vụ nghỉ ngơi 67 Hình 3.12. Mức độ đáp ứng về môi trường địa phươn 68 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Du lịch được coi là ngành “công nghiệp không ống khói”, “con gà đẻ trứng vàng”, vì thế trong chiến lược phát triển kinh tế, Đảng và Nhà nước cũng đã định hướng phát triển mạnh ngành kinh tế du lịch, coi du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của cả nước, nhất là đối với các tỉnh miền núi. Trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hoạt động du lịch không chỉ đem lại lợi nhuận về kinh tế mà còn có ý nghĩa sâu sắc về xã hội và môi trường. Nhận thức được vai trò quan trọng của ngành du lịch, Đảng và nhà nước ta đã có Chiến lược phát triển du lịch tầm nhìn năm 2020 nhằm đưa nước ta trở thành một điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách quốc tế. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã nêu: “Liên kết chặt chẽ các ngành liên quan đến hoạt động du lịch để đầu tư phát triển một số khu du lịch tổng hợp và trọng điểm, đưa ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn”. Du lịch cộng đồng (DLCĐ) là loại hình du lịch xuất hiện muộn hơn, nhưng hiện nay đang phát triển mạnh và mang lại hiệu quả kinh tế cao ở nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam, DLCĐ xuất hiện từ năm 1997, trải qua gần hai thập kỉ, DLCĐ đã có những bước phát triển đáng kể, mở ra những triển vọng mới cho ngành du lịch Việt Nam. DLCĐ cũng giúp cho nhiều bản làng miền núi, vùng nông thôn khó khăn phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo. Hòa Bình có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch nhất là du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng. Phong cảnh núi non hùng vĩ, khí hậu trong lành, mát mẻ. Đồng bào dân tộc có nhiều ngành nghề mang những nét đặc trưng riêng, rất thích hợp cho du khách có thể trải nghiệm với những công việc lý thú của đồng bào địa phương. Hòa Bình còn có nhiều dân tộc, mỗi dân tộc lại có phong tục, tập quán, có truyền thống, có nhiều lễ hội riêng, đồng bào thân thiện, thật thà, hiếu khách, đây cũng là một lợi thế để khách du lịch có thể “ba cùng” với người dân địa phương. Tiềm năng để phát triển du lịch rất lớn, nhưng Hòa Bình chưa khai thác được những tiềm năng này. Nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế chính, hiệu quả sản xuất không cao, đồng bào dân tộc vẫn nghèo, trình độ dân trí vẫn thấp. Phát triển du lịch cộng đồng sẽ giúp cho Hòa Bình có thể khai thác những lợi thế để phát triển kinh tế, đồng thời học hỏi từ du khách những kinh nghiệm để có thể nâng cao trình độ của mình. 1 Phát triển du lịch cộng đồng ở Hòa Bình không chỉ có ý nghĩa về kinh tế mà còn có ý nghĩa lớn về xã hội và môi trường. Người dân nơi đây có cơ hội có thêm nguồn thu nhập từ các hoạt động du lịch, có thêm công ăn việc làm, giảm bớt sự chênh lệch về thu nhập, về văn hoá xã hội so với vùng đồng bằng. Đặc biệt hơn, chú trọng phát triển du lịch cộng đồng góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và bảo tồn, giữ gìn bản sắc văn hoá các dân tộc của tỉnh. Muốn phát triển DLCĐ, khai thác có hiệu quả hơn những tiềm năng vốn có cần phải đánh giá một cách đầy đủ những tiềm năng và thực trạng phát triển, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp để phát triển một cách bền vững, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho du khách đến tham quan, tìm hiểu. Đề tài “Tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Hòa Bình” sẽ giải quyết được các vấn đề đó. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2.1. Trên thế giới Du lịch cộng đồng (DLCĐ) đươ ̣c khởi xướng đầ u tiên ở các nước thuô ̣c Châu Âu và Châu Mỹ t ừ những năm đầu thập kỷ 80 của thế kỷ XX, phổ biế n nh ất phải kể đến các quốc gia như Canada , Hungari, Hà Lan ... Du lịch cộng đồng gắn với nhiều hoạt động như tham quan, khám phá phong cảnh thiên nhiên núi rừng, sông nước, trải nghiệm ở các làng nghề, các bản làng để tìm hiểu phong tục, tập quán của các dân tộc, trong đó tiêu biểu nhất là loại hình homestay – hình thức khách du lịch đến nhà người dân địa phương để cùng ăn, cùng nghỉ, cùng tham gia công việc hàng ngày, tham gia các hoạt động văn hoá, văn nghệ với địa phương. DLCĐ mang lại nhiều lợi ích kinh tế, xã hội, môi trường, bởi thế, đã có nhiều công trình nghiên cứu về du lịch và du lịch cộng đồng. Một số tác giả nghiên cứu với các công trình tiêu biểu như: .Andersen D.L., A Window to the Natural World: The Design of Ecotourism Facilities in Lindberg, K. And Hawkins, D.E. (eds), Ecotourism: A Guide for Planners and Managers, the E cotourism Society, North Bennington, Vermont, 1993, 116 -133; Barker.,M 1983. Traditional landscape and Mass Tourism in the Alps. The Geogr. Review, Vol.4, 395-415; Burgess, J., “Softly Minimising the Impact of Ecotourism in Tasmania”, in Ecotourism: Incorporating the Global Classroom, Bureau of Tourism Research, Canberra, 1991 89-93; Inskeep, E. Quy hoạch du lịch khu vực và quốc gia: Phương pháp luận và các ví dụ nghiên cứu. 2 Năm du lịch sinh thái quốc tế 2002 đã nhấn mạnh mục tiêu của du lịch sinh thái là phải tính đến lợi ích của người dân bản địa. Từ đó lý thuyết về du lịch dựa vào cộng đồng đã được xây dựng và phát triển ở các nước châu Á, Phi, Nam Mỹ như: Thái Lan, Nêpan, Đài Loan, Hàn Quốc, Bôtxoana, Lêxôthô, Mađagaxca, Môrixơ, Môzămbich, Namibia, Xoadilen, Tandania, Dămbia, Zimbabuê, Nam Phi... Hầu hết các tác giả đều đề cập đến cách thức, giải pháp để phát triển DLCĐ ở một địa phương, một khu vực hay một đất nước nào đó, chứ chưa đi sâu vào định nghĩa, các đặc điểm và nguyên tắc hoạt động... của DLCĐ. Giữa các quốc gia, các nhà nghiên cứu trên thế giới vẫn chưa có sự thống nhất về lý luận của DLCĐ. Một số tác phẩm tiêu biểu có thể kể đến như:, Đề án “Relationship between tourism and community, social, economic and environment cost – benefit of Community based tourism” (2004), và tài liệu hướng dẫn “Community–based tourism Handbook” của tổ chức REST nhấn mạnh đến ý nghĩa của việc phát triển DLCĐ; năm 2001, Viện DLCĐ Thái Lan xuất bản tài liệu “Community –based tourism in Thailand” đề xuất các mô hình phát triển DLCĐ tại đất nước này; Tiến sĩ Micheal J.Hatton cũng đưa ra các nhận định về DLCĐ ở khu vực châu Á Thái Bình Dương qua đề tài “Community– based tourism in the Asia Pacific”. Năm 2003, tại Chitral, Pakistan, được sự hỗ trợ của UNESCO, các nhà khoa học của một số nước Kazactan, Nepan, Pakistan, Iran, Ấn Độ, Butan đã tổ chức hội thảo “Developmen of Cultural And Ecotourism in the Mountainous Regions Of Central and South Asia”. Hội thảo này trao đổi kinh nghiệm xung quanh các vấn đề phát triển du lịch sinh thái và văn hoá tại các vùng núi. Nhiều tổ chức quốc tế đã hỗ trợ cho các dự án phát triển miền núi. Tiêu biểu là dự án phát triển du lịch văn hoá và sinh thái ở vùng núi Trung Á và Himalaya. Dự án này của UNESCO nghiên cứu một khu vực rộng lớn thuộc lãnh thổ của 7 quốc gia là Ấn Độ, Iran, Cadắctan, Nepan, Kirgistan, Pakistan và Tagikixtan;. Dự án chỉ ra những bài học kinh nghiệm trong xây dựng các loại hình du lịch, trong việc nâng cao nhận thức cộng đồng trong phát triển du lịch và bảo vệ di sản văn hoá cũng như bảo vệ môi trường. Như vậy, DLCĐ là một loại hình du lịch đang phát triển ở nhiều nước trên thế giới. Đây là loại hình du lịch gắn với làng bản, gắn với người dân, cùng ăn, cùng ở và cùng tham gia lao động với họ. Điều đó làm cho khách du lịch và chủ gắn bó thân thiện 3 và học hỏi được lẫn nhau. Nhưng để có nhiều khách đến tham quan các bản làng cần phải đầu tư để xây dựng nhà ở, nhất là các công trình vệ sinh, các điều kiện sinh hoạt thường ngày để đáp ứng được những nhu cầu thiết yếu cho người dân, đồng thời cũng phải tạo ra những sản phẩm du lịch độc đáo, đặc trưng của mỗi vùng miền. Có như vậy mới có thể thu hút được nhiều khách du lịch và doanh thu du lịch sẽ cao hơn. 2.2. Ở trong nước Du lịch cộng đồng đã xuất hiện ở nước ta từ năm 1997, xuất phát từ nhu cầu của các du khách nước ngoài muốn tự khám phá và tìm hiểu văn hóa ở Việt Nam. Đến nay, mô hình du lịch này đã lan rộng từ vùng núi Đông Bắc, Tây Nguyên, tới đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long... Song hoạt động DLCĐ theo đúng các nguyên tắc phát triển của nó còn rất hạn chế và thực tế chỉ mới dừng lại ở mức độ mô hình hơn là các sản phẩm đích thực. Nhiều công trình nghiên cứu về du lịch cộng đồng ở Việt Nam, có cả các tác giả trong nước và tác giả nước ngoài. Một số công trình tiêu biểu như: Đỗ Thị Minh Đức, (2007) “Du lịch cộng đồng tại làng cá Vân Đồn, Quảng Ninh”, Tạp chí khoa học trường Đại học Sư phạm Hà Nội số 2; Gray, J.C., Phát triển du lịch sinh thái trên cơ sở cộng đồng, Tuyển tập báo cáo Hội nghị quốc tế về phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam, Huế, 1997 119 - 131; Koeman, A, Du lịch bền vững và du lịch sinh thái, Tuyển tập báo cáo Hội thảo quốc gia về sự tham gia của cộng đồng địa phương trong quản lí khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam, TP Hồ Chí Minh, 1997, 117 – 125; Koeman, A, Du lịch sinh thái trên cơ sở phát triển du lịch bền vững, tuyển tập báo cáo hội thảo Du lịch sinh thái với phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam, Hà Nội, 1998, 36-39; Lê Văn Lanh & MacNeil, D.J.,“Du lịch sinh thái ở Việt Nam, triển vọng cho việc bảo tồn và sự tham gia của cộng đồng địa phương”, Tuyển tập báo cáo hội nghị Quốc gia về các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam, Hà Nội, 1995, 56 -63; Lê Văn Lanh, “Các bước chuẩn bị cho sự tham gia của cộng đồng địa phương vào các dự án du lịch sinh thái ở các khu bảo tồn thiên nhiên”, Tuyển tập báo cáo hội thảo quốc gia của cộng đồng đia phương trong quản lí các khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam, TP Hồ Chí Minh, 1997, 135 – 140; Triraganon, R., Các vấn đề xây dựng phát triển du lịch sinh thái cộng đồng ở Thái Lan, Báo cáo Hội thảo xây dựng chiến lược quốc gia về phát triển du lịch sinh thái tại Việt Nam, Hà Nội, 1993, 23-33. 4 Các công trình nghiên cứu đã đề cập đến du lịch cộng đồng ở một số địa bàn cụ thể, trên cơ sở đó giúp cho chúng ta có cách nhìn mới về một ngành mới và có nhiều lợi ích về kinh tế, xã hội và môi trường. Nhận thức được ý nghĩa và vai trò quan trọng của hoạt động DLCĐ đối với bảo tồn và xóa đói giảm nghèo, các cấp quản lý Nhà nước cũng như các tổ chức phi Chính phủ vì cộng đồng đã nỗ lực vạch ra các định hướng, xây dựng các dự án, kêu gọi đầu tư, đào tạo nhân lực... để người dân có thể tự vận hành loại hình du lịch này tại địa phương mình. Cho đến thời điểm này, khái niệm về DLCĐ vẫn chưa được thống nhất và đề cập trong bất kỳ văn bản quy định pháp lý nào. Điều đó cũng gây ảnh hưởng đến việc đề ra các chính sách cụ thể phát triển DLCĐ ở các vùng miền. Cơ sở lý luận và thực tiễn về DLCĐ ở nước ta hầu như được tích hợp, hoàn thiện dần thông qua những cuộc hội thảo chia sẻ kinh nghiệm và các đề tài nghiên cứu phát triển DLCĐ cho một địa phương cụ thể của các nhà khoa học, các chuyên gia trong và ngoài nước. Trong số này có thể kể đến một số tài liệu như: “Hội thảo chia sẻ bài học kinh nghiệm phát triển DLCĐ ở Việt Nam” (2003), “Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm phát triển DLCĐ tại Sapa” (2004), “Hội thảo quan hệ công chúng về DLCĐ: Kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn Việt Nam” (2006), đề tài nghiên cứu “Phát triển DLCĐ ở chùa Hương – Hà Tây” (2004) của Viện nghiên cứu và phát triển du lịch, đề tài “Nghiên cứu mô hình DLCĐ” (2006) của Khoa Du lịch, Viện Đại học Mở Hà Nội, đề tài “Tiềm năng du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng dọc tuyến đường Hồ Chí Minh trong cảnh quan trung Trường Sơn” được phối hợp nghiên cứu bởi tổ chức SNV, WWF, khoa Môi trường – Đại học Khoa học Huế và khoa Du lịch – Đại học Kinh tế Huế. Trong bài viết “Du lịch cộng đồng – lý thuyết và vận dụng” (2006), TS. Võ Quế cũng đã tổng hợp lý thuyết và nghiên cứu về mô hình phát triển DLCĐ, song hiện nay tài liệu này không được phổ biến. Ngoài ra, để hỗ trợ cho công tác quản lý hoạt động DLCĐ từ cấp dự án đến cấp quốc gia, tổ chức SNV tại Việt Nam cũng như Tổng cục du lịch Việt Nam đã cho biên dịch “Bộ công cụ quản lý và giám sát du lịch cộng đồng” (2007) và “Du lịch và phát triển cộng đồng ở châu Á” (2009). Đây vừa là tài liệu hướng dẫn thực hành, đồng thời cũng góp phần làm dày thêm hệ thống l ý thuyết về DLCĐ đang còn rất hạn chế ở nước ta. Ở các tỉnh miền Tây Bắc, đã có một số công trình, dự án nghiên cứu về DLCĐ, đề cập đến việc xây dựng một số điểm DLCĐ vùng Tây Bắc. Tổng Cục Du lịch Việt 5 Nam, Viện Nghiên cứu phát triển du lịch, các tổ chức Phi chính phủ (Tổ chức phát triển Hà Lan) rất quan tâm đến đầu tư và phát triển du lịch cộng đồng tại các tỉnh miền núi nước ta. Nhiều dự án phát triển DLCĐ được đầu tư tại tỉnh Lào Cai, Hoà Bình, Sơn La... Ở các tỉnh vùng Tây Bắc cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu về DLCĐ. Ở Sơn La, các công trình nghiên cứu về DLCĐ còn rất khiêm tốn, năm 2007, tác giả Nguyễn Đình Phong đã nghiên cứu vấn đề: “Nghiên cứu xây dựng mô hình bản du lịch sinh thái cộng đồng tại xã Chiềng Yên (Mộc Châu) và Mường Do (Phù Yên) tỉnh Sơn La”. Sở Văn hoá thể thao và du lịch cũng có quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Sơn La trong giai đoạn 2007 – 2015 và định hướng đến năm 2020, trong đó, nhiều bản văn hoá được quy hoạch để phát triển du lịch cộng đồng. Năm 2014, tác giả Nguyễn Huy Hoàng cũng đã nghiên cứu và đề xuất xây dựng mô hình phát triển DLCĐ ở bản Dọi và bán Áng huyện Mộc Châu. Năm 2017, TS. Đỗ Thúy Mùi cũng đã nghiên cứu, đánh giá những tiềm năng, thực trạng và giải pháp phát triển DLCĐ ở vùng Tây Bắc trong một công trình nghiên cứu khoa học cấp Bộ. Đề tài cũng đã đánh giá khá đầy đủ những tiềm năng và thực trạng phát triển DLCĐ của các tỉnh trong vùng trong đó có tỉnh Hòa Bình. Năm 2004, tỉnh Điện Biên đã bắt đầu xây dựng mô hình du lịch cộng đồng tại 8 bản văn hoá thuộc huyện Điện Biên và thành phố Điện Biên Phủ theo hình thức Nhà nước và nhân dân cùng làm, trong đó nổi bật là các bản Phiêng Lơi, Him Lam (TP. Điện Biên Phủ) và bản Mển (huyện Điện Biên). Những nghiên cứu thực tiễn trên các địa phương đã chỉ ra rằng DLCĐ phát triển tùy theo từng môi trường chính trị văn hóa xã hội của mỗi vùng miền, mỗi tỉnh thành. Do đó, không có mô hình duy nhất nào phù hợp cho tất cả các tỉnh của khu vực. Mỗi tỉnh đều có thế mạnh riêng về tự nhiên, về kinh tế xã hội nên có thể có những mô hình du lịch cộng đồng khác nhau, có thể có khu vực xây dựng mô hình du lịch cộng đồng gắn với việc làm ruộng nước (TP. Điện Biên Phủ, Điện Biên), có thể có mô hình gắn với trồng hoa, cây cảnh, hái chè, chăn nuôi bò sữa (Mộc Châu – Sơn La), Bình Thuận (Thuận Châu – Sơn La), Trồng rừng Co Mạ (Thuận Châu – Sơn La), nuôi cá lồng, đánh bắt cá trên hồ thuỷ điện Hoà Bình, Sơn La..., du lịch làng nghề dệt thổ cẩm, đan lát... Như vậy, mỗi tỉnh thành đều có thế mạnh riêng để phát triển du lịch cộng đồng. Đối với Hòa Bình cũng có một số công trình đánh giá nghiên cứu tiềm năng, giải pháp phát triển hay xây dựng các mô hình phát triển du 6 lịch dựa vào cộng đồng. Tuy nhiên, mỗi công trình được đánh giá ở những khía cạnh và các thời gian nghiên cứu khác nhau. Cần phải nghiên cứu nhiều chiều và ở các khoảng thời gian khác nhau để không ngừng cập nhật và đánh giá đầy đủ, khoa học và phù hợp với thực tiễn. 3. Mục tiêu, nhiệm vụ và giới hạn của đề tài 3.1. Mục tiêu Trên cơ sở lý luận chung về du lịch, du lịch cộng đồng, đề tài phân tích, đánh giá những tiềm năng, thực trạng và đề xuất định hướng, giải pháp để phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Hòa Bình. 3.2. Nhiệm vụ Để thực hiện mục tiêu trên, đề tài tập trung thực hiện các nhiệm vụ sau: - Tổng quan những vấn đề cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịch và DLCĐ. - Đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển DLCĐ tỉnh Hòa Bình. - Đề xuất định hướng và giải pháp để phát triển DLCĐ tỉnh Hòa Bình. 3.3. Giới hạn của đề tài - Về nội dung: Đề tài tổng quan có chọn lọc những vấn đề lí luận và thực tiễn về DLCĐ, nghiên cứu tiềm năng, thực trạng phát triển và đề xuất giải pháp phát triển DLCĐ tỉnh Hòa Bình. - Về không gian: Giới hạn nghiên cứu của đề tài là tỉnh Hòa Bình, đặc biệt chú trọng tới một số điểm DLCĐ như: bản Lác (xã Chiềng Châu - huyện Mai Châu - tỉnh Hòa Bình), bản Giang Mỗ (xã Bình Thanh - huyện Cao Phong - tỉnh Hòa Bình), xóm Ải (xã Phong Phú - huyện Tân Lạc - tỉnh Hòa Bình), xã Hiền Lương (huyện Đà Bắc tỉnh Hòa Bình). - Về thời gian: Đề tài nghiên cứu chủ yếu về sự phát triển DLCĐ tỉnh Hòa Bình từ năm 2005 đến năm 2015 và đề xuất giải pháp đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. 4. Các quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Các quan điểm 4.1.1. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ Quan điểm tổng hợp lãnh thổ là hệ thống xã hội được tạo thành bởi các thành tố: tự nhiên, lịch sử, văn hóa. Vì vậy, nghiên cứu, đánh giá các nguồn lực du lịch thường được nhìn nhận trong mối quan hệ về mặt không gian hay lãnh thổ nhất định để đạt được những giá trị đồng bộ về mặt kinh tế - xã hội và môi trường. 7 Mỗi điểm, tuyến, cụm du lịch bao gồm nhiều thành phần, tính chất phân bố trong không gian của các điểm du lịch là mối quan hệ giữa chúng được gắn kết với nhau bởi các tuyến du lịch cùng trải dài trên một không gian cụ thể và trên các lãnh thổ nhất định. Để mang lại hiệu quả tổ chức, kinh doanh du lịch, cần tìm ra sự khác biệt trong từng đơn vị lãnh thổ và mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa các yếu tố trong cùng một lãnh thổ cũng như mối quan hệ với các lãnh thổ khác. Bởi vậy, khi nghiên cứu DLCĐ tỉnh Hòa Bình cần phải phân tích mối quan hệ của Hòa Bình với các điểm và tuyến du lịch có liên quan. 4.1.2. Quan điểm lịch sử Quan điểm này cần được quán triệt khi nghiên cứu du lịch cộng đồng tỉnh Hòa Bình. Áp dụng quan điểm lịch sử trong nghiên cứu hệ thống lãnh thổ để tìm hiểu nguồn gốc phát sinh, các quá trình diễn biến thời gian và không gian trên từng địa bàn cụ thể. Trên cơ sở hiểu rõ những sự kiện lịch sử, lịch sử hình thành phát triển của mỗi địa phương, mỗi điểm du lịch để dự báo những chiến lược khai thác du lịch phù hợp với xu thế phát triển chung của Việt Nam và vùng Tây Bắc. Trên địa bàn tỉnh Hòa Bình có nhiều di tích lịch sử ghi dấu những năm tháng hào hùng của dân tộc trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. Quán triệt quan điểm lịch sử để nghiên cứu, tìm hiểu những di tích lịch sử để khai thác tốt hơn cho mục đích DLCĐ. 4.1.3. Quan điểm phát triển bền vững Quan điểm này được xuyên suốt trong nội dung đề tài. Bởi vì, du lịch là một ngành kinh doanh, kinh doanh các danh lam thắng cảnh của đất nước. Việc kinh doanh này dẫn đến việc gia tăng thiệt hại về môi trường như ô nhiễm không khí, nước, tiếng ồn, tài nguyên du lịch có thể bị xâm phạm, do đó phải tính đến hậu quả lâu dài sẽ nảy sinh trong tương lai. Chính vì thế, khi nghiên cứu đề tài phải tính đến hậu quả xấu để có giải pháp khắc phục. Nghiên cứu phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch cộng đồng cần đáp ứng nhu cầu của thế hệ hiện tại nhưng không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu hiện tại của thế hệ tương lai, đảm bảo các mục tiêu, nguyên tắc phát triển bền vững. 4.1.4. Quan điểm thực tiễn Quan điểm này được vận dụng để đánh giá đặc điểm, hiện trạng sử dụng lãnh thổ cũng như trong việc đề xuất các định hướng sử dụng tài nguyên lãnh thổ với những khuyến nghị và giải pháp có tính khả thi. Tất cả các giải pháp đưa ra đều được xuất 8 phát từ thực tiễn. Không thể đánh giá cũng như đưa ra giải pháp nếu như không xuất phát từ thực tiễn. Thực tiễn phát triển DLCĐ tỉnh Hòa Bình còn tồn tại nhiều hạn chế. Nhiều điểm du lịch khai thác chưa hiệu quả, chưa đảm bảo sự phát triển bền vững. Nhiều điểm du lịch của tỉnh khá hấp dẫn nhưng không thuận tiện đường giao thông, hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật còn kém nên chưa có nhiều doanh thu… Khi nghiên cứu việc phát triển du lịch của tỉnh cần xuất phát từ những cơ sở thực tiễn đó. Đề xuất những định hướng, giải pháp phù hợp với thực tiễn của tỉnh và phù hợp với từng huyện. 4.2. Các phương pháp nghiên cứu 4.2.1. Phương pháp phân tích tổng hợp Phương pháp này được thực hiện trong đề tài thông qua việc tổng hợp các nguồn tài liệu, số liệu, các kết quả điều tra xã hội học cùng các khảo sát thực tế, phân tích để thấy được thực trạng phát triển du lịch cộng đồng của tỉnh Hòa Bình. Qua đó cho phép xác định tính động lực, thấy được sự ảnh hưởng qua lại giữa phát triển du lịch với công tác bảo tồn, với cộng đồng địa phương. 4.2.2. Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu Phương pháp này thực hiện nhằm nghiên cứu, xử lí các tài liệu trong phòng dựa trên cơ sở các số liệu, tư liệu, tài liệu từ các nguồn khác nhau và từ thực tế. Tổng quan tài liệu có được cho phép kế thừa các nghiên cứu có trước, sử dụng các thông tin đã được kiểm nghiệm, cập nhật những vấn đề trong và ngoài nước. Vì thế, đây là phương pháp thường được sử dụng trước tiên và khá phổ biến, đóng vai trò cơ sở, điều kiện cần thiết để phục vụ trong các đề tài nghiên cứu khoa học. Dựa trên nguồn tài liệu thu thập được, tiến hành phân tích, so sánh, tổng hợp nhằm: khái quát được cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịch cộng đồng; đánh giá chính xác nguồn lực và thực trạng phát triển DLCĐ ở tỉnh Hoà Bình. 4.2.3. Phương pháp điều tra xã hội học Phương pháp này nhằm mục đích thu nhận số liệu, sự suy nghĩ, quan điểm... trên một số lượng đối tượng nào đó về một vấn đề liên quan đến du lịch để có thể phán đoán, tìm ra nguyên nhân, tính phổ biến hoặc biện pháp nhằm giải quyết vấn đề đã đặt ra. Các thông tin thu thập qua điều tra giúp các nhà nghiên cứu tổng hợp được các ý kiến, các quan điểm đa dạng từ du khách, ở các điểm du lịch cộng đồng của các tỉnh một cách khách quan mà quan sát của một người không thể có được. Cùng với phương pháp 9 khảo sát thực địa, phương pháp điều tra xã hội học có ý nghĩa quan trọng trong việc phân tích các hiện tượng thực tế. Trong quá trình điều tra, người nghiên cứu xác định: - Đối tượng điều tra: Các khách du lịch đến các bản du lịch cộng đồng ở tỉnh. Điều tra ở bốn bản có số lượng khách đông nhất. - Mục đích điều tra: Điều tra để thu thập ý kiến của du khách về mức độ đáp ứng về tài nguyên du lịch, về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật, về chất lượng phục vụ của nguồn lao động; đánh giá về mức độ tham gia phát triển DLCĐ của chính quyền địa phương, của người dân, của khách du lịch, trách nhiệm của doanh nghiệp du lịch; đánh giá về mức độ phục vụ của khách du lịch ở các điểm DLCĐ về văn hóa, văn nghệ, về tham gia hoạt động cùng với người dân địa phương, việc phục vụ ăn uống, nghỉ ngơi, môi trường của địa phương. Tất cả những kết quả thu thập được để phân tích, đánh giá, từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp với thực tiễn hơn. - Phương pháp điều tra: Điều tra được thực hiện trên các phiếu in sẵn. Các nội dung điều tra được biên soạn theo mục đích nghiên cứu, đánh giá. Các nhóm tác giả đi thực địa và điều tra cụ thể 200 khách ở 4 điểm đại diện của tỉnh. Do thời gian người nghiên cứu đi ít gặp các đoàn tham quan nên phần lớn các phiếu điều tra (phụ lục) đều gửi các nhà kinh doanh du lịch lấy hộ, sau khi thu thập đủ số lượng được lấy về để thống kê, xử lý. Ngoài điều tra bảng hỏi là chủ yếu, trong các đợt thực địa, nhóm tác giả còn tham khảo ý kiến của các cấp chính quyền địa phương, của già làng trưởng bản và các hộ kinh doanh du lịch. Trên cơ sở những thông tin đó, nhóm tác giả đề xuất các giải pháp phù hợp với thực tiễn của địa phương hơn. - Xử lý kết quả điều tra: tác giả sử dụng phương pháp thống kê toán học, tính toán tỷ lệ % các nội dung điều tra để có những kết luận chính xác về các nội dung điều tra. 4.2.4. Phương pháp thống kê Đề tài nghiên cứu, đánh giá về thực trạng phát triển du lịch cộng đồng ở tỉnh Hòa Bình nên có khá nhiều nguồn số liệu về khách du lịch, về doanh thu du lịch. Các số liệu thu thập được, tác giả phải phân tích, chọn lọc để phục vụ cho mục đích nghiên cứu. Những tài liệu, số liệu luôn được cập nhật, đảm bảo cơ sở cho việc xử lý, phân tích, đánh giá các vấn đề cho nội dung nghiên cứu của đề tài. Tác giả đã thống kê việc đánh giá của 200 khách du lịch ở tỉnh để phân tích, xử lý số liệu. Trên cơ sở các đánh giá của khách du lịch để đề xuất những giải pháp phù hợp hơn. 10 4.2.5. Phương pháp nghiên cứu thực địa Phương pháp nghiên cứu thực địa được sử dụng rộng rãi trong Địa lý du lịch để tích lũy tài liệu thực tế về sự hình thành, phát triển và đặc điểm của tổ chức lãnh thổ du lịch. Đây là phương pháp quan trọng trong nghiên cứu DLCĐ, có mối liên hệ chặt chẽ với các phương pháp khác, không chỉ riêng với phương pháp điều tra xã hội học. Phương pháp này được tác giả thực hiện kết hợp với phương pháp điều tra xã hội học. Với phương cách này, các thông tin thực tế qua quan sát, nghe và trao đổi càng thêm phong phú. Thông qua việc nghiên cứu trước bản đồ và các văn bản, tài liệu đã thu thập được tạo điều kiện dễ dàng để đối chiếu, phân tích, so sánh giữa sách vở và thực tế. Trên cơ sở đó, chỉnh sửa, bổ sung, đánh giá chính xác hơn tiềm năng và thực trạng hoạt động DLCĐ ở Hòa Bình. 4.2.6. Phương pháp bản đồ - GIS: Bản đồ không chỉ là phương tiện phản ánh những đặc điểm không gian về nguồn tài nguyên, các luồng khách, cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch hoặc các thuộc tính riêng của hệ thống lãnh thổ nghỉ ngơi du lịch (tính ổn định, tính thích hợp...), mà còn là một cơ sở để nhận những thông tin mới và vạch ra tính quy luật hoạt động của toàn bộ hệ thống. Tính hệ thống của đối tượng mà Địa lý du lịch nghiên cứu đòi hỏi phải sử dụng các mô hình bản đồ, phân tích liên hợp các xêri bản đồ. Đề tài đã xây dựng 03 bản đồ phục vụ cho tỉnh Hòa Bình. Các bản đồ cũng thể hiện được một phần nội dung nghiên cứu. 5. Những đóng góp chủ yếu của đề tài Đề tài hoàn thành sẽ có một số đóng góp sau đây: - Tổng quan và cập nhật được một số vấn đề lý luận và thực tiễn về du lịch và du lịch cộng đồng. - Đánh giá được tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Hòa Bình. - Đề xuất định hướng và giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Hòa Bình. 6. Cấu trúc đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, đề tài bao gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịch cộng đồng. Chương 2: Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Hòa Bình. Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Hòa Bình. 11 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH CỘNG ĐỒNG 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Khái niệm về du lịch và du lịch cộng đồng 1.1.1.1. Du lịch Trước thế kỉ XIX, du lịch được coi là một đặc quyền của tầng lớp giàu có, quý tộc và người ta coi đây là một hiện tượng cá biệt trong đời sống kinh tế - xã hội. Du lịch được coi là một hiện tượng xã hội, góp phần làm phong phú hơn cuộc sống của con người. Đó là hiện tượng con người rời khỏi nơi cư trú thường xuyên để đến một nơi xa lạ vì nhiều mục đích khác nhau trừ mục đích tìm kiếm việc làm mà trong thời gian đó họ phải tiêu tiền do họ kiếm được. Du lịch được xác định là một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng, mang nội dung văn hóa sâu sắc có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao. Phát triển du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng của nhân dân và du khách quốc tế, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, bảo vệ môi trường và giữ vững an ninh quốc phòng. Ngày nay, du lịch đã trở thành hoạt động khá phổ biến trên phạm vi toàn thế giới, nó đóng vai trò như một ngành kinh tế chiến lược của nhiều quốc gia, mang lại giá trị kinh tế cao, góp phần cải thiện đời sống và tạo ra công ăn việc làm cho con người thông qua khả năng liên kết nhiều ngành kinh tế. Có rất nhiều khái niệm, định nghĩa về thuật ngữ “Du lịch” dưới nhiều góc độ khác nhau, nhưng ý nghĩa chung nhất du lịch chính là liên quan đến chuyến đi của con người rời khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình trong một khoảng thời gian nhất định, nhằm đáp ứng các nhu cầu về tham quan, tìm hiểu, nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí… Ở nước Anh, du lịch xuất phát từ tiếng “To tour” có nghĩa là cuộc dạo chơi. Trong tiếng Pháp bắt nguồn từ tiếng “Le tour” là cuộc dạo chơi dã ngoại. Còn theo nhà sử học Trần Quốc Vượng thì du có nghĩa là chơi, lịch có nghĩa là lịch lãm, hiểu biết, từng trải… Du lịch được hiểu là việc đi chơi nhằm tăng thêm hiểu biết, kiến thức. Năm 1925, khi tổ chức Liên hiệp Quốc tế Tổ chức các cơ quan Lữ hành IUOTO (International of Union Official Travel Organization) thành lập tại Hà Lan, khái niệm 12 về “Du lịch” luôn luôn được tranh luận. Và theo tổ chức này: “Du lịch được hiểu là hành động du hành đến một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không phải để làm ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc để kiếm tiền sinh sống”.[20] I.I. Pirôginic, 1985 thì đã khái niệm: “Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi liên quan với sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần nâng cao trình độ nhận thức văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hóa”.Trích trong [10] Năm 1963, với mục đích quốc tế hóa, tại hội nghị liên hợp quốc tế về du lịch ở Rôma, các chuyên gia đã đưa ra định nghĩa về du lịch: “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước của họ nhằm mục đích hòa bình. Nơi họ đến lưu trú không phải nơi làm việc của họ”. Trích trong [10] Theo Giáo sư Hunziken và giáo sư Krapf (người Thụy Sĩ) đã đưa ra khái niệm: “Du lịch là tổng thể các hiện tượng và mối quan hệ nảy sinh từ việc đi lại và lưu trú của những người ngoài địa phương, những người không có mục đích định cư và không liên quan đến bất cứ hoạt động kiếm tiền nào”. Trích trong [10] Tổ chức du lịch thế giới đã định nghĩa: “Du lịch bao gồm tất cả những người du hành, tạm trú trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn, cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm ở bên ngoài môi trường sống định cư, nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích là làm tiền. Du lịch cũng là một dạng nghỉ ngơi năng động trong môi trường sống khác hẳn nơi định cư”. Trích trong [10] Về tầm quan trọng, nội dung và nội hàm của hoạt động du lịch có lẽ đầy đủ và hàm xúc nhất là khái niệm trong tuyên bố Ô-sa-ca của hội nghị Bộ trưởng Du lịch thế giới: “Du lịch là con đẻ của hòa bình, là phương tiện củng cố hòa bình, là phương tiện cân bằng cán cân thanh toán quốc tế”. Đảng và Nhà nước ta đã chỉ rõ: “Du lịch là một ngành kinh tế liên ngành, mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao”. Quan niệm này được thể chế thành luật. Luật du lịch được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua tại kì họp thứ VII 13 Tải về bản full

Từ khóa » Khóa Luận Tốt Nghiệp Du Lịch Cộng đồng