Tiêm Phòng Ung Thư Cổ Tử Cung (HPV) Và Những điều Cần Biết
Có thể bạn quan tâm
Nhân viên y tế Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ đang thực hiện tiêm phòng vắc-xin HPV
Ung thư cổ tử cung là căn bệnh thường gặp đứng thứ 3 ở phụ nữ Việt Nam trong độ tuổi từ 15 – 44 tuổi. 80% phụ nữ bị nhiễm HPV ít nhất 1 lần trong đời. Mỗi ngày có 7 phụ nữ tử vong vì ung thư cổ tử cung, 14 trường hợp mới được chẩn đoán mắc bệnh. Không phải ai nhiễm HPV cũng sẽ bị ung thư cổ tử cung, tuy nhiên, có hơn 90% các trường hợp ung thư cổ tử cung phát hiện do virus HPV gây ra.
Virus HPV có thể tồn tại âm thầm và phát triển trong cơ thể mà không tạo ra bất kỳ triệu chứng nào. Biện pháp phòng ngừa tối ưu đến 90% ung thư cổ tử cung chính là tiêm vắc xin phòng chống virus HPV đối với bé gái và phụ nữ từ 9-26 tuổi.
Nội dung chính
- 1 Vắc-xin phòng HPV là gì?
- 2 Các con đường lây truyền HPV
- 3 Có nên tiêm vắc xin phòng ung thư cổ tử cung?
- 4 Bị nhiễm HPV có tiêm phòng được không?
- 5 Tiêm phòng ung thư cổ tử cung bao lâu thì được mang thai?
- 6 Bị sùi mào gà có tiêm vắc xin HPV được không?
- 7 BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Vắc-xin phòng HPV là gì?
Vắc-xin phòng HPV là vắc-xin giúp phòng bệnh ung thư cổ tử cung và u nhú bộ phận sinh dục, sùi mào gà do virus sinh u nhú ở người HPV (Human Papilloma Virus) gây ra; nhiễm ở những tế bào biểu mô da và niêm mạc, có liên quan đến bất thường cổ tử cung (gồm tổn thương tiền ung thư, ung thư), mụn cóc và bệnh đa u nhú đường hô hấp tái diễn. HPV cũng có liên quan đến những ung thư khác như ung thư tế bào gai của hậu môn, âm hộ, âm đạo, dương vật, ung thư vùng đầu và cổ.
Các con đường lây truyền HPV
– Virus HPV chủ yếu lây truyền qua đường tình dục: Tiếp xúc da với da, niêm mạc miệng, hầu họng hoặc tiếp xúc với dương vật, tử cung, âm đạo, hậu môn của những người bị nhiễm. Hôn hay chạm vào bộ phận sinh dục của đối tác bằng miệng cũng có thể lây truyền virus HPV.
– Ngoài ra, virus này còn có thể lây truyền không qua đường tình dục như dụng cụ cắt móng tay, kim bấm sinh thiết, đồ lót…
– HPV cũng có thể lây truyền dọc từ mẹ sang con trong lúc sinh và gây ra đa bướu gai đường hô hấp cho trẻ sơ sinh.
Có hơn 140 tuýp Papillomavirus (HPV) được phát hiện ở người. Khoảng 40 loại có thể nhiễm vào vùng sinh dục như âm hộ, âm đạo, cổ tử cung, trực tràng, hậu môn, dương vật và bìu cũng như miệng và cổ họng.
Nhiễm trùng HPV từ đường sinh dục là rất phổ biến.Hầu hết những người có quan hệ tình dục đều bị nhiễm virus tại một số thời điểm trong cuộc sống của họ.Đa phần những người bị nhiễm virus không có triệu chứng bất thường vì vậy họ không biết mình bị nhiễm bệnh.
Có nên tiêm vắc xin phòng ung thư cổ tử cung?
Cho đến nay, tiêm vắc xin là biện pháp hiệu quả nhất để chị em chủ động phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này. Vắc xin phòng HPV khá an toàn và có thể đem lại hiệu quả cao trong việc bảo vệ trẻ em, phụ nữ và nam giới tránh khỏi những căn bệnh liên quan đến virus HPV.
Bác sĩ khuyến cáo trẻ em trong độ tuổi 9-26 tuổi nên tiêm loại vắc xin này để đảm bảo rằng trẻ được bảo vệ trước khi phơi nhiễm loại virus này.
Tiêm vắc xin phòng chống virus HPV là biện pháp phòng ngừa tối ưu đến 90% ung thư cổ tử cung
Bị nhiễm HPV có tiêm phòng được không?
Vắc xin phòng ung thư cổ tử cung vẫn có tác dụng khi tiêm cho những người đã từng quan hệ tình dục, thậm chí đã từng nhiễm virus HPV. Bởi trên thực tế, virus HPV rất dễ tái nhiễm – tức là sau khi cơ thể đào thải virus vẫn có thể nhiễm lại chúng. Miễn dịch tự nhiên của cơ thể không đủ để phòng được tái nhiễm, nhưng vắc xin lại có thể làm được điều này.
Bên cạnh đó, HPV có nhiều type khác nhau. Việc bạn đã từng bị nhiễm một tuýp HPV nào trước đây thì vẫn nên tiêm phòng vắc xin để được bảo vệ tránh lây nhiễm những tuýp HPV khác.
Tiêm phòng ung thư cổ tử cung bao lâu thì được mang thai?
Khi có dự định lập gia đình, phụ nữ cần chủ động tiêm vắc xin phòng bệnh ung thư cổ tử cung sớm. Nếu có thai khi đang tiêm vắc xin thì sẽ tạm hoãn lịch tiêm, hoàn tất lịch tiêm tiếp tục sau khi sinh con.
Bị sùi mào gà có tiêm vắc xin HPV được không?
Bệnh sùi mào gà là tình trạng xuất hiện những mụn cóc ở bộ phận sinh dục.Bệnh sùi mào gà là một trong những bệnh phổ biến lây truyền qua đường tình dục, gây ra bởi virus human papilloma (HPV). Virus này có thể gây bệnh sùi mào gà cũng như bệnh ung thư cổ tử cung.
Tiêm vắc xin không đem lại tác dụng tương đương thuốc đặc hiệu điều trị bệnh sùi mào gà, mụn cóc sinh dục, ung thư cổ tử cung, âm hộ, âm đạo, hậu môn. Do đó, nếu đã bị bệnh sùi mào gà, người bệnh nên khám chuyên khoa da liễu, làm xét nghiệm PCR HPV; nếu chưa nhiễm các tuýp này thì có thể tiêm phòng.
Trong trường hợp người bệnh đã được chẩn đoán mắc bệnh sùi mào gà, và đang điều trị bệnh sùi mào gà theo đơn thuốc của bác sĩ thì có thể tiêm vắc xin phòng ngừa tái phát và hỗ trợ điều trị bệnh sùi mào gà theo hướng dẫn của các bác sĩ.
Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ với cơ sở vật chất hiện đại, đồng bộ, dịch vụ tiêm chủng Vắc-xin an toàn, đầy đủ các loại vắc-xin (có nguồn gốc rõ ràng, kiểm nhập và bảo quản chặt chẽ) dành cho trẻ em và người lớn với chi phí hợp lý, đảm bảo phục vụ nhu cầu của người dân.
Tiêm phòng vắc-xin phòng ung thư cổ tử cung (HPV) tại Bệnh viện, người dân sẽ được bác sĩ thăm khám và tư vấn cụ thể (miễn phí), quy trình tiêm và xử trí sau tiêm nhanh chóng, chất lượng.
Mọi thông tin chi tiết về tiêm chủng quý vị vui lòng liên hệ tổng đài CSKH: 0210 655 9999 – 0210 220 8888 hoặc đến trực tiếp Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ để được tư vấn, đăng ký tiêm chủng.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Từ khóa » Tiêm Hpv Rồi Có Bị Sùi Mào Gà Không
-
Đã Tiêm Phòng HPV Thì Có Nguy Cơ Mắc Sùi Mào Gà Không? - VNVC
-
Tại Sao Tôi đã Tiêm HPV Nhưng Vẫn Mắc Sùi Mào Gà?
-
Sau Tiêm Phòng HPV Xét Nghiệm Sùi Mào Gà Có Ra Kết Quả Chính Xác ...
-
Đã Từng Bị Sùi Mào Gà Liệu Có Nên Tiêm HPV Không? Nếu ... - Vinmec
-
Sùi Mào Gà ở Nữ Và Những điều Bạn Chưa Biết - Hello Bacsi
-
Nhóm đối Tượng Không Nên Tiêm Phòng HPV - YouMed
-
Bệnh Sùi Mào Gà: Làm Cách Nào để Tránh Nhiễm Sùi Mào Gà?
-
Quan Hệ Rồi Có Tiêm HPV được Không? - Bác Sĩ Lê Phương Tuấn
-
Tiêm HPV Rồi Có Bị Sùi Mào Gà Nữa Không? - Phòng Khám Phụ Khoa
-
Người Bị Sùi Mào Gà Có Tiêm Phòng HPV được Không ?
-
[Giải đáp] Bị Sùi Mào Gà Có Tiêm Phòng HPV được Không? - Genk STF
-
Sùi Mào Gà ở Nữ: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, điều Trị Và Phòng Ngừa
-
[PDF] 18 Cách Trị Sùi Mào Gà ở Nam, Nữ, Hậu Môn, Vùng Kín Tại Nhà
-
Tiêm Phòng Hpv Rồi Có Bị Sùi Mào Gà Không?