Tiêm Phòng Uốn Ván Cho Bà Bầu: Những điều Mẹ Cần Biết

Uốn ván là bệnh nhiễm khuẩn nguy hiểm với nguy cơ gây tử vong cho trẻ lên đến 95%. Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu là điều cần thiết để bảo vệ mẹ và bé khỏi căn bệnh nguy hiểm này.

Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu khi nào? Tiêm bao nhiêu mũi? Tại sao phải tiêm? Lịch tiêm phòng uốn ván cho bà bầu mang thai lần 2 có khác với lần đầu không? Đây đều là những thắc mắc phổ biến. Thực tế, nguy cơ mắc bệnh uốn ván trong thai kỳ là một vấn đề đáng lo ngại bởi sự lây truyền từ mẹ sang con có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho thai nhi. Những chia sẻ dưới đây của Hello Bacsi sẽ phần nào giúp bạn có lời giải đáp cho những câu hỏi trên.

Tại sao phải tiêm phòng uốn ván cho bà bầu?

Uốn ván là bệnh nguy hiểm đến tính mạng do trực khuẩn Clostridium gây ra. Vi khuẩn này có thể dễ dàng đi vào cơ thể qua các vết thương hở. Khi đã tấn công vào da, chúng sẽ sản xuất ra một loại độc tố có tên là tetenospasmin đi vào trong máu. Độc tố này sẽ tấn công vào hệ thần kinh và dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Trực khuẩn uốn ván có ở khắp mọi nơi trong môi trường sống. Không những vậy, khả năng sinh tồn của chúng cũng rất mạnh, dù đun sôi, tiệt trùng trong thời gian dài cũng không thể loại bỏ triệt để.

Phụ nữ mang thai là đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh uốn ván qua vết thương hở ngoài da, khi chuyển dạ sinh nở… Trẻ sơ sinh có thể mắc bệnh uốn ván từ mẹ hoặc hoặc lúc được cắt dây rốn nếu các dụng cụ cắt rốn chưa được tiệt trùng kỹ.

Uốn ván là bệnh có tỷ lệ tử vong cao, ở trẻ sơ sinh, tỷ lệ này có thể lên đến 95%. Do đó, tiêm phòng uốn ván trong thai kỳ là việc làm cần thiết để giúp cơ thể mẹ tránh lây nhiễm và mắc bệnh khi chuyển dạ. Ngoài ra, việc tiêm phòng cũng hỗ trợ cho bé, giúp hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm uốn ván sau sinh.

Thời điểm bà bầu nên tiêm phòng uốn ván?

tiêm phòng uốn ván cho bà bầu

Dưới đây là lịch tiêm phòng uốn ván cho bà bầu theo Thông tư 38/2017/TT-BYT của Bộ Y tế. Phụ nữ mang thai trước khi tiêm phòng cần đi khám và thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Nếu bạn chưa từng tiêm, chưa tiêm đủ 3 mũi hoặc không rõ tiền sử tiêm thì cần tiêm vắc xin phòng uốn ván theo lộ trình:

  • Lần 1: Tiêm càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, do 3 tháng đầu thai kỳ chưa ổn định nên đa phần các bác sĩ sẽ khuyên mẹ nên tiêm vào 3 tháng giữa hoặc từ khoảng tuần 20 trở đi.
  • Lần 2: Sau lần 1 ít nhất 1 tháng
  • Lần 3: Tiêm sau lần 2 ít nhất 6 tháng hoặc tiêm ở lần mang thai thứ 2
  • Lần 4: Tiêm sau lần 3 ít nhất 1 năm hoặc vào lần mang thai sau
  • Lần 5: Tiêm sau lần 4 ít nhất 1 năm hoặc tiêm vào lần mang thai sau.

Còn với việc tiêm phòng uốn ván khi mang thai lần 2, nếu ở thai kỳ trước đã tiêm 2 mũi và thai kỳ sau cách không quá 10 năm thì chỉ cần tiêm một mũi từ tuần thai 20 trở đi. Còn nếu đã tiêm đủ 5 mũi với mũi tiêm cuối dưới 10 năm thì không cần phải tiêm lại do vẫn còn kháng thể bảo vệ. Nếu sau 10 năm thì cần nhắc lại 2 mũi.

Lưu ý khi tiêm phòng uốn ván cho bà bầu

Dưới đây là một số lưu ý cần nhớ khi tiêm phòng uốn ván:

  • Trước khi tiêm, bạn cần đi khám và tuân theo theo hướng dẫn tiêm của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý tiêm. Ngoài ra, bà bầu cũng nên sắp xếp tiêm đủ mũi để đảm bảo hiệu quả.
  • Tác dụng phụ của tiêm phòng uốn ván cho bà bầu có thể là gây sưng đau ở vị trí tiêm. Tuy nhiên, bạn đừng quá lo lắng vì đây là lúc vắc xin bắt đầu hình thành kháng thể bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ nhiễm trùng. Nếu có các dấu hiệu nghiêm trọng, bạn nên đi khám.
  • Ngoài việc tiêm phòng uốn ván, bạn cũng cần phải hết sức lưu ý đến điều kiện tiêm chủng, sinh đẻ sao cho thật vệ sinh, an toàn để ngăn ngừa uốn ván cho cả mẹ và con.

Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu ở đâu cũng là câu hỏi được rất nhiều bà bầu thắc mắc. Để tiêm phòng uốn ván, bà bầu có thể tìm đến các bệnh viện hoặc trung tâm tiêm chủng uy tín trên toàn quốc. Trước khi tiêm, mẹ cần tìm hiểu về các địa điểm tiêm phòng uy tín, chất lượng, có dây chuyền bảo quản vắc xin tốt, đảm bảo cung ứng nguồn vắc xin với chất lượng tốt nhất.

[embed-health-tool-due-date]

Từ khóa » Tiêm Uốn Ván ở đâu