Tiêm Sởi Có Sốt Không? 8 Lưu ý Trước Và Sau Khi Tiêm Phòng

Tiêm vắc xin phòng sởi là lựa chọn hàng đầu để phòng bệnh sởi 1 cách chủ động cho bé. Tuy nhiên mẹ lại băn khoăn trẻ tiêm sởi có sốt khôngVà cần chuẩn bị gì trước khi tiêm phòng sởi? Hãy cùng chuyên gia Dr.Papie giải đáp băn khoăn của mẹ trong bài viết dưới đây!

Mẹ quan tâm: 

  • Trẻ tiêm phế cầu có bị sốt không? 6 lưu ý mẹ cần biết trước và sau khi tiêm phòng cho con
  • Tiêm vacxin 6 trong 1 có bị sốt không? Thông tin chi tiết về mũi tiêm phòng 6 trong 1

Nội dung bài viết

Toggle
  • 1. Trẻ tiêm phòng sởi có bị sốt không?
  • 2. Trẻ tiêm phòng sởi sốt trong bao lâu?
  • 3. Những tác dụng phụ khác có thể gặp khi trẻ tiêm phòng sởi
  • 4. 5 trường hợp không được tiêm phòng sởi – quai bị – rubella
  • 5. Cần chuẩn bị gì trước khi cho trẻ đi tiêm phòng sởi?
  • 6. Chăm sóc trẻ sau khi tiêm phòng sởi để giảm sốt

1. Trẻ tiêm phòng sởi có bị sốt không?

Trẻ tiêm phòng sởi
Khi trẻ đủ 12 tháng tuổi sẽ được tiêm phòng sởi bằng vacxin sởi đơn hoặc hoặc vacxin sởi-quai bị-rubella

Bé tiêm phòng sởi có bị sốt không hay tiêm vacxin sởi quai bị rubella có bị sốt không? Tiêm phòng sởi nói riêng và tiêm phòng nói chung đều có thể khiến trẻ bị sốt, có thể là sốt nhẹ hoặc sốt cao. Đây là tình trạng bình thường, cho thấy cơ thể đáp ứng tốt với miễn dịch. Đa số những trường hợp này sẽ tự khỏi, nhưng có 1 số trường hợp sẽ phải dùng thuốc hạ sốt để điều trị triệu chứng.

Có 2 loại vacxin tiêm phòng sởi cho trẻ bao gồm: Vacxin sởi đơn và vacxin sởi-quai bị- rubella.

Vacxin sởi đơn (MVVAC)

Vacxin sởi – quai bị – rubella (MMR)

  • Chỉ phòng được một bệnh sởi, nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng.
  • Tỉ lệ sốt sau tiêm như nhau 5-15%
  • Phòng được cùng lúc 3 bệnh ( sởi, quai bị, rubella), không nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng.
  • Tùy vào phản ứng của cơ thể, tỉ lệ sốt 5-15%

Có thể bạn quan tâm:

  • Tiêm vacxin 5 trong 1 mũi 2 có sốt không? Những lưu ý trước và sau khi tiêm cho trẻ
  • Hướng dẫn chi tiết cách chăm sóc trẻ bị sốt sau khi tiêm phòng 5 trong 1

2. Trẻ tiêm phòng sởi sốt trong bao lâu?

Vậy trẻ tiêm phòng vacxin sởi đơn hay tiêm phòng sởi quai bị rubella có sốt không? Khoảng 5 – 15% trẻ tiêm phòng sởi sẽ có biểu hiện sốt nhẹ trong khoảng 7 – 12 ngày sau tiêm. Sốt thường kéo dài trong khoảng 1- 2 ngày sẽ khỏi. Nếu thời gian sốt kéo dài trên 3 ngày, mẹ nên đứa bé đến bệnh viện để kiểm tra.

Ngoài biểu hiện sốt nhẹ, 1 số trẻ gặp tình trạng sốt cao sau 3 ngày tiêm phòng. Trường hợp sốt cao sau tiêm là rất hiếm, vì vậy mẹ không nên quá lo lắng. Theo dõi nhiệt độ cơ thể và các phản ứng sau tiêm sẽ giúp mẹ kiểm soát tốt cơn sốt của bé, giúp bé hạ sốt nhanh chóng, tránh biến chứng nguy hiểm.

3. Những tác dụng phụ khác có thể gặp khi trẻ tiêm phòng sởi

Trẻ sốt, quấy khóc sau tiêm phòng sởi
Sau tiêm phòng sởi trẻ thường bị đau ở vết tiêm, sốt nhẹ, quấy khóc. Các phản ứng này thường tự hết sau 2 ngày

Ngoài triệu chứng sốt, trẻ sau tiêm vắc xin phòng sởi có thể gặp các tác dụng phụ khác như:

  • Dễ khóc, dễ ói sau bú
  • Khó ngủ
  • Đau nhẹ và sưng tại vị trí tiêm

Thông thường, các phản ứng này không nghiêm trọng và sẽ tự hết sau khoảng 2 ngày sau tiêm. Để hiểu rõ hơn, mẹ có thể quan sát bảng dưới đây!

Tác dụng phụ

Tần suất gặp

Thời gian xuất hiện

Đau, đỏ, sưng tại vị trí viêm

Hay gặp, đặc biệt ở mũi tiêm đầu.

Thường xuất hiện trong vòng 2 tuần sau khi tiêm

Phát ban

Hiếm gặp, chỉ 2% số trẻ tiêm phòng sởi gặp tình trạng này.

Kéo dài khoảng vài ngày

Trẻ cáu gắt, quấy khóc, mệt mỏi, biếng ăn

Thường gặp

Ngày đầu sau tiêm

Co giật

Hiếm gặp

Sau khoảng 24h bé bắt đầu sốt. Nếu nhiệt độ sốt cao quá mức sẽ gây co giật, thường là >=39.5 độ C

Sốc phản vệ

Hiếm gặp

Xảy ra vài phút đến vài giờ sau khi tiêm. Vậy nên cần theo dõi 30 phút sau tiêm mới được về nhà.

Sau tiêm phòng sởi trẻ có thể gặp một số tác dụng phụ không mong muốn, tuy nhiên đây là mũi tiêm đặc biệt quan trọng với trẻ. Mũi tiêm này giúp trẻ phòng tránh được bệnh sởi – căn bệnh nguy hiểm với các biến chứng như: Viêm phổi, viêm não, viêm tai giữa, loét giác mạc dẫn đến mù lòa,… thậm chí là tử vong.

Vì vậy, ngoài 5 trường hợp nên hoãn tiêm phòng sởi dưới đây, thì mẹ cần cho trẻ tiêm phòng sởi đúng lịch cũng như chăm sóc sau tiêm cho trẻ theo hướng dẫn của bác sĩ.  

4. 5 trường hợp không được tiêm phòng sởi – quai bị – rubella

Bác sĩ khám cho trẻ trước khi tiêm phòng sởi
Trước khi tiêm bác sĩ cần khám toàn thân cho trẻ để xác định xem bé có đủ điều kiện tiêm phòng sởi hay không

Nếu thuộc 5 đối tượng dưới đây, bé có thể sẽ không đáp ứng được tốt vacxin. Trong trường hợp này, mẹ nên hỏi ý kiến của bác sĩ về việc cho bé hoãn tiêm phòng:

  • Trẻ dưới 6 tháng tuổi: Thường mũi tiêm vacxin sởi đơn tiêm cho trẻ từ 9 tháng tuổi, vacxin sởi-quai bị-rubella được tiêm từ 12 tháng tuổi. Nếu có dịch sởi có thể cân nhắc tiêm cho trẻ 6 tháng tuổi. Nhưng trẻ dưới 6 tháng tuổi cần hoãn đến khi đủ tháng tuổi cho phép.
  • Trẻ đang sốt cao (trên 38 độ): Cần hoãn đến khi cơ thể bé ổn định trở về trạng thái bình thường.
  • Trẻ đang suy giảm chức năng một số cơ quan như: Suy hô hấp, suy thận, suy tim… cần chờ đến khi điều trị ổn định mới tiêm phòng sởi để tránh gặp phải những nguy hiểm do phản ứng với vacxin.
  • Trẻ đang mắc các bệnh cấp tính, nhiễm trùng như viêm: phổi, viêm phế quản cấp…
  • Trẻ đang sử dụng thuốc: Trẻ đang sử dụng một số loại thuốc như corticosteroids, kháng sinh, kháng virus có thể sẽ không đáp ứng được miễn dịch tốt nhất.

5. Cần chuẩn bị gì trước khi cho trẻ đi tiêm phòng sởi?

Cho trẻ ăn trước khi tiêm phòng sởi
Trước khi tiêm mẹ nên cho bé ăn vừa đủ tránh để trẻ ăn quá no hoặc để trẻ đói đi tiêm

Để việc tiêm phòng sởi cho trẻ được diễn ra thuận lợi, mẹ cần lưu ý một số bước chăm sóc trẻ dưới đây:

  • Không nên để trẻ bú quá no, hoặc đói trước khi đi đi tiêm bởi quá đói có thể gây hạ đường huyết khi tiêm, quá no có thể bị nôn trớ.
  • Tắm rửa sạch sẽ cho trẻ trước tiêm để để tránh nhiễm trùng tại vị trí tiêm phòng.
  • Lựa chọn cơ sở uy tín để đưa bé đi tiêm: Vacxin sởi – quai bị – rubella cần đảm bảo rõ nguồn gốc xuất xứ và hạn dùng. Vacxin không đảm bảo không chỉ không có tác dụng mà còn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng cho trẻ khi tiêm.
  • Thông báo với các bộ y tế nếu trẻ đang gặp tình trạng sức khỏe: Ho, sốt, các bệnh khác…
  • Thông báo về bất cứ loại thuốc nào con đang dùng: kháng sinh, thuốc ức chế miễn dịch…

6. Chăm sóc trẻ sau khi tiêm phòng sởi để giảm sốt

Chăm sóc trẻ bị sốt sau tiêm phòng sởi
Sau tiêm phòng sởi mẹ cần theo dõi cơ thể trẻ thường xuyên tránh xảy ra sốt cao, co giật

Sau khi tiêm phòng, cách chăm sóc trẻ là rất quan trọng để cơ thể bé nhanh ổn định, nhanh giảm sốt. Mẹ lưu ý 6 điều sau:

  • Cho trẻ ở lại nơi tiêm phòng ít nhất 30 phút sau tiêm để theo dõi: Tránh trường hợp bị sốc phản vệ hoặc có bất thường nào đó. Nên chắc chắn cơ thể bé ổn định trước khi ra về.
  • Theo dõi cơ thể bé liên tục trong 3 ngày đầu tiên: 3 ngày đầu là thời gian trẻ gặp các tác dụng phụ và sốt sau tiêm nhiều nhất. Các triệu chứng này có thể đến bất kỳ lúc nào, việc theo dõi liên tục sẽ giúp mẹ phát hiện kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm. Mẹ nên:
  • Đo thân nhiệt của trẻ khoảng 1 – 2h/lần: Nếu thấy trẻ có dấu hiệu sốt nhẹ, mẹ nên sử dụng khăn hạ sốt chuyên dụng để hạ sốt từ từ và an toàn cho trẻ. Nếu bé có biểu hiện sốt cao trên 38.5 độ, mẹ nên kết hợp với thuốc hạ sốt để trẻ hạ sốt nhanh, tránh biến chứng nguy hiểm.
  • Theo dõi vị trí bị tiêm: Nếu có biểu hiện bất thường ở vị trí tiêm như sưng tấy, lở loét, bé quấy khóc nhiều, mẹ nên hỏi ý kiến của bác sĩ vì có thể bé bị viêm nhiễm.
  • Quan sát các biểu hiện khác của bé: Nếu thấy có các biểu hiện bất thường, đặc biệt là co giật thì mẹ cần báo với bác sĩ hoặc đưa trẻ đến trung tâm y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.

Xem chi tiết: Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh sau khi tiêm phòng

Như vậy trẻ tiêm ngừa sởi có sốt không hay trẻ tiêm vacxin sởi quai bị rubella có bị sốt không? Sau tiêm phòng sởi bé có thể bị sốt nhưng mẹ không nên quá lo lắng. Chuẩn bị kỹ càng trước khi tiêm cũng như chăm sóc đúng cách sau tiêm là cách tốt nhất mà mẹ nên làm để tránh tác dụng phụ không mong muốn cho bé.

Ngoài băn khoăn về trẻ tiêm sởi có sốt không? Mẹ có thể gửi các băn khoăn khác đến chuyên gia Dr.Papie qua hotline 0911225336 hoặc để lại bình luận bên dưới để được giải đáp nhanh chóng, chính xác nhất!

Từ khóa » Chích Ngừa Sởi Có Nguy Hiểm Không