Tiềm Thức Là Gì? Đặc điểm, Chức Năng Và Cách Vận Dụng Sức Mạnh ...

nhung-yeu-to-hinh-thanh-nen-tiem-thuc

Não bộ được phân chia theo chức năng cơ bản nhất gồm: Ý thức và tiềm thức. Trong khi ý thức được coi là phần nổi của não bộ thì tiềm thức lại chính là phần đằng sau với nhiệm vụ riêng và bí mật riêng.

Bài viết hôm nay sansosanh.com sẽ giúp bạn hiểu rõ tiềm thức là gì cũng như những đặc điểm, chức năng cùng cách vận dụng sức mạnh của tiềm thức. Theo dõi cùng chúng tôi ngay sau đây nhé!

  • Tiềm thức là gì?

Xét nghĩa “tiềm thức” từng từ như sau: “tiềm” nghĩa là tiềm tàng, phần ẩn sâu bên trong và “thức” nghĩa là thức tỉnh, nhận thức.

tiem-thuc-la-gi

Tiềm thức là gì? Tiềm thức - biểu thị các quá trình diễn ra trong tâm lý mà không có kiểm soát nào có nghĩa.

Tiềm thức là một khái niệm được sử dụng nhằm biểu thị những quá trình diễn ra trong tâm lý và chúng được hiển thị trong tâm trí mà không có bất kỳ một sự kiểm soát nào có ý nghĩa. Hay nói cách khác, tiềm thức là khu vực của tâm lý con người chịu trách nhiệm cho việc lưu trữ cũng như phân tích thông tin đến và cho những phản xạ vô điều kiện.

Thuật ngữ tiềm thức cũng được Freud sử dụng trong những tác phẩm đầu tiên của mình về việc tạo ra phân tâm học. Tuy nhiên, sau đó ông đã thay thế thuật ngữ này của mình bằng thể loại Hồi giáo vô thức và nó chủ yếu đề cập đến lĩnh vực nội dung bị xã hội từ chối, bị kìm nén.

Hiểu đơn giản hơn, tiềm thức chính là phần ẩn sâu trong tâm trí mà chúng ta không thể tự nhận biết được hết. Tiềm thức được hình thành bởi những ký ức sâu kín nhất ở một cấp độ mà ý thức không thể nhận biết được và được xem như một tảng băng trôi. 

Tầng sâu tận cùng của tiềm thức có thể là những trải nghiệm từ kiếp trước. Tầng tiếp theo sau đó là các trải nghiệm từ đời bố mẹ. Và tầng trên cùng và là tầng chiếm nhiều nhất trong tiềm thức của bạn là toàn bộ những trải nghiệm trong quá khứ của chính bản thân mỗi người.

  • Đặc điểm của tiềm thức là gì?

Sau khi đã tìm hiểu tiềm thức là gì, chúng ta cùng khám phá một số đặc điểm nổi bật của tiềm thức gồm:

  • Khả năng xử lý mở rộng
  • Trí nhớ dài hạn (bao gồm: thái độ cùng những kinh nghiệm, giá trị và niềm tin trong quá khứ).
  • Khả năng xử lý cùng lúc rất nhiều sự việc.
  • Khả năng di chuyển của sự thôi thúc có thể với vận tốc 160.000 km/h.
  • Khả năng xử lý thông tin trung bình mỗi ngày lên tới 4 tỷ mẩu.

dac-diem-cua-tiem-thuc

Tiềm thức là gì? Tiềm thức có khả năng xử lý 4 tỷ mẩu thông tin mỗi ngày và cùng lúc rất nhiều sự việc.

Làm sao học được phần lớn nguồn sức mạnh trong tiềm thức và sử dụng chúng để phục vụ cho lợi ích của bản thân chính là mục tiêu của chúng ta. Mỗi ngày, mỗi chúng ta cần phải tạo ra được một khoảng trống nhất định cho việc “đăng ký” với tiềm thức tinh thần của bản thân. Một khoảng thời gian yên tĩnh thường nhật, không bị sao lãng bởi những yếu tố bên ngoài sẽ củng cố sự gắn kết giữa chúng ta với chính con người thật sự của mình.

Bằng cách sử dụng một vài thủ thuật sẽ giúp chúng ta có thể kết nối được với tiềm thức. Một vài thủ thuật đó như là: hình dung, khẳng định, cầu nguyện, suy nghĩ hay thiền định, biết đánh giá, biết ơn, biết lỗi và tập trung vào những suy nghĩ tích cực mỗi ngày.

Tiềm thức có khả năng giúp chúng ta đến được những nơi mà chúng ta muốn tới, giúp ta đạt được những mục tiêu trong cuộc sống của mình một cách dễ dàng và nhanh chóng hơn so với ý thức.

Do đó, chúng ta cần biết cách để kết nối và sử dụng sức mạnh, sự lanh lợi cùng vận tốc đáng kinh ngạc của tiềm thức. Có thể bắt đầu sử dụng luật hấp dẫn một cách có chủ ý nhằm hấp dẫn và tạo ra được những kết quả mà chúng ta vẫn luôn mong đợi một cách hiệu quả hơn.

kha-nang-cua-tiem-thuc

Tiềm thức là gì? Tiềm thức có khả năng giúp chúng ta đạt được mục tiêu trong cuộc sống một cách nhanh chóng, tạo ra kết quả luôn mong ước.

  • Những yếu tố căn bản hình thành nên tiềm thức

Những trải nghiệm vui, buồn hay cả những bài học kinh nghiệm,.... sẽ được tổng hợp và giữ lại trong tiềm thức mà điều này ý thức không hề nhận biết được. Đến một thời điểm nào đó, khi ý thức của bạn dường như đã quên tất cả những trải nghiệm đó nhưng bỗng nhiên nó lại biểu hiện ra tính cách và cả hành vi của bạn.

nhung-yeu-to-hinh-thanh-nen-tiem-thuc

Những sự việc có trong tiềm thức và dù ý thức có quên nhưng có một thời điểm nào đó nó sẽ biểu hiện trong suy nghĩ cũng như hành vi của chúng ta.

Tiềm thức chứa đựng những thứ có trong tâm tri của mỗi người, là những thức mà chúng ta không ý thức được, Ví dụ như, bạn hãy thử ngưng đọc những dòng này và thử lắng nghe các âm thanh hiện hữu xung quanh mình, các âm thanh mà bạn đã không hề ý thức được cho tới thời điểm hiện tại.

Một số thức khác có trong tiềm thức mà bạn có thể gây ra những ảnh hưởng trực tiếp tới chúng giống như việc rằng bạn không để ý mình đang bồn chồn cho tới khi có một ai đó nhắc bạn hãy thôi đừng bồn chồn nữa. 

  • Cách thức vận hành của tiềm thức là gì?

Tiềm thức của mỗi người chúng ta được so sánh tương tự như một đứa trẻ 5 tuổi vậy. Những gì mà bạn nhìn, nghe, thấy hay cảm nhận tất cả đều được ghi nhớ lại trong tiềm thức. Tiềm thức ghi nhận toàn bộ thông tin mà ý thức đã nhập vào một cách không chọn lọc và không biến đổi dù là trải nghiệm tích cực cũng như tiêu cực.

Đặc biệt, tiềm thức chuộng màu sắc và hình ảnh hơn là văn bản nên nó ghi nhớ những thông tin mang tính hình ảnh và màu sắc vô cùng nhau. Đơn giản hơn thì tiềm thức chính là sự phiên dịch của ý thức.

Con người chúng ta làm việc với 10% là ý thức và 90% còn lại là tiềm thức. Theo đó, 90% tiềm thức này là cội nguồn để tạo nên sức mạnh giúp bạn có thể bứt phá một cách hiệu quả và đạt được những mục tiêu.

cach-thuc-van-hanh-cua-tiem-thuc

Tìm hiểu cách thức vận hành của tiềm thức là gì?

Theo Vygotsky: “Tiềm thức luôn chiến thắng ý thức”, nghĩa là tiềm thức của con người là yếu tố quyết định đến hành vi của nó.

Tiềm thức của con người sẽ hình thành những thói quen và thống trị của nó. Hay nói cách khác thì tiềm thức của con người chủ yếu nhằm đảm bảo sự tồn tại trong thế giới xung quanh. Ý thức luôn nhận được thông điệp từ tiềm thức tuy nhiên không phải bất cứ khi nào nó cũng hiểu chúng. Trong khi tâm trí tiềm thức điều chỉnh bản năng thì ý thức lại cố gắng biện minh cho họ.

Do đó, tiềm thức của con người điều khiển chính ý thức của họ. Trong trường hợp này, tâm trí vận hành bằng lời nói còn tiềm thức vận hành băng cảm xúc.

  • Chức năng của tiềm thức là gì?

Bảo tồn cơ thể

Một trong những mục tiêu chính của tiềm thức là chính là sự sống còn của cơ thể lý tính của mỗi người. Nó đấu tranh để chống lại bất kể điều gì mà nó coi là hiểm họa đối với sự sống còn. Theo đó, hãy cho tiềm thức của bạn thấy rằng hành vi này có hại đối với cơ thể nếu như bạn muốn từ bỏ hành vi đó được dễ dàng hơn.

Điều khiển cơ thể

Tiềm thức đảm nhiệm toàn bộ những chức năng thể lý cơ bản của con người bao gồm: nhịp tim, thở, hệ miễn dịch,.... Do đó, hãy cố gắng lắng nghe và “hỏi” xem tiềm thức biết những gì về sức khỏe hoàn hảo thay vì bảo với nó rằng sức khỏe hoàn hảo là như thế nào. Và cũng chính từ đó mà bạn biết được cần phải làm những gì để có những điều tốt đẹp đó cho bản thân.

tiem-thuc-giup-bao-ve-co-the

Tiềm thức giúp điều khiển cơ thể.

Giống như một đứa trẻ

Tiềm thức thích phục vị nhưng cần có những hướng dẫn rõ ràng và nó nghe theo sự hướng dẫn của bạn một cách rất sát theo nghĩa đen. Do đó, nếu bạn nói rằng: “Công việc này đúng cơn đau lưng” thì tiềm thức của bạn sẽ tìm cách để đảm bảo rằng bạn đang thực sự đau lưng khi làm việc.

Tiềm thức cũng rất “đạo đức” theo cách đạo đức của một đứa trẻ, nghĩa rằng dựa trên các chuẩn mực đạo đức được dạy, được chấp nhận từ chính cha mẹ bạn và mọi người xung quanh. Vì vậy, nếu như bạn đã được dạy rằng “tình dục thật ghê tởm” thì tiềm thức của bạn sẽ phản ứng lại với những lời dạy đó và thậm chí là ngay cả khi ý thức của bạn đã loại bỏ điều đó.

Giao tiếp thông qua hình thường và cảm xúc

Tiềm thức đã sử dụng cảm xúc để thu hút sự chú ý của bạn. Chẳng hạn như bạn tự nhiên cảm thấy sợ hãi và khi tiềm thức của bạn đã phát hiện ra rằng sự sống của bạn đang bị đe dọa, có thể đúng nhưng cũng có thể sai.

Lưu giữ và tổ chức ký ức

Tiềm thức quyết định tới việc các ký ức của bạn sẽ được lưu giữ ở nơi nào và bằng cách nào. Nó có thể giấu đi những ký ức nào đó và thường là những ký ức về những tổn thương, đau khổ, những ký ức chứa đựng cảm xúc tiêu cực mạnh mẽ cho đến khi nào bạn đa đủ chín chắn để có thể xử lý chúng một cách có ý thức. 

Và khi tiềm thức cảm nhận được rằng bạn đã sẵn sàng mặc dù bạn có nghĩ, một cách có ý thức rằng bạn đã sẵn sàng hay chưa thì nó sẽ gợi lại chúng để bạn có thể đáp lại những ký ức đó.

Không xử lý thể phủ định

Tiềm thức thu hình ảnh hơn so với từ ngữ nên nếu bạn nói rằng “Tôi không muốn trì hoãn công việc” thì tiềm thức ngay lập tức sẽ tạo ra một bức tranh mà trong đó bạn đang trì hoãn công việc. 

Điều đó nhằ mục đích giúp bạn mường tượng ra cho việc đổi bức tranh đó từ trạng thái tiêu cực (rằng bức tranh bạn đã từng trì hoãn) sang trạng thái tích cực (bạn hành động, không trì hoãn) cần thêm một bước nữa. Do đó, tốt hơn hết hãy bảo vệ tiềm thức của mình rằng “Hãy bắt tay vào việc ngay lúc này!”.

vai-tro-cua-tiem-thuc

Tiềm thức là gì? Tìm hiểu vai trò của tiềm thức. Tiềm thức giúp con người tạo dựng các mối liên kết.

Tạo ra những liên kết và học hỏi nhanh hơn

Tiềm thức luôn ở trạng thái cảnh giác cao độ để có thể bảo vệ bạn, đặc biệt luôn làm việc cũng như cố gắng rút ra các bài học từ mỗi trải nghiệm. Ví dụ, nếu ở trường bạn đã từng trải qua một điều tồi tệ, tiềm thức của bạn rất có thể sẽ lựa chọn tống tất cả những trải nghiệm học tập của bản thân vào mục “chuyện này sẽ chẳng có gì vui vẻ cả”.

Theo đó, tiềm thức sẽ cảnh bảo bạn bằng những hình ảnh như sự căng thẳng lo lắng, đổ mồ hôi tay bất kể khi nào bạn học một cái gì đó,.... Trong khi nếu bạn giỏi thể thao thì tiềm thức của bạn sẽ nhớ ra rằng “thể thao đồng nghĩa với sự thành công của bạn”. Từ đó mà bạn sẽ cảm thấy tràn trề năng lượng, cảm xúc tích cực có liên quan đến các hoạt động thể chất.

  • Bí mật về sức mạnh của tiềm thức

Tiềm thức là gì và chức năng của tiềm thức ra sao thì chúng ta đều đã biết ở trên. Tiềm thức đóng vai trò to lớn và đồ hơn vô số lần so với ý thức của mỗi người. Vậy sức mạnh của tiềm thức như thế nào? Sức mạnh về tiềm thức của con người luôn là điều gì đó bí mật là tại vì sao? Cùng tìm hiểu những bí mật về sức mạnh của tiềm thức sau đây.

Ký ức của mỗi người là luôn thay đổi

Ký ức trong bộ não của con người sẽ giống như từng đoạn video nhỏ vậy và chúng được “lưu trữ” trong bộ nhớ. Những ký ức khi bị lưu giữ quá lâu sẽ có khả năng thay đổi và bộ não khi đó chỉ lưu giữ những ký ức gần đây nhất.

bi-mat-ve-tiem-thuc

Bí mật về tiềm thức là gì? Tiềm thức giới hạn số lượng bạn bè của mỗi người.

Bạn bè không phải là vô hạn về số lượng

Theo thống kê, phần lớn mỗi người trong chúng ta chỉ có khoảng vài trăm người bạn thật sự cho dù rằng bạn có đến hàng trăm, hàng ngàn hay hàng nghìn bạn bè trên mạng xã hội, vài chục nghìn lượt theo dõi. Tiềm thức của một người sẽ chỉ cho phép bạn nhận thấy và ghi nhớ được những người bạn thật sự của mình mà thôi.

Chúng ta thường cảm thấy vui vẻ khi bận rộn

Ví dụ: Khi bạn phải đứng chờ đợi một người tại một địa điểm trong vòng 20 phút bạn sẽ cảm thấy lâu hơn rất nhiều so với việc đang di chuyển trên xe tới điểm hẹn trong 20 phút. Mặc dù khoảng thời gian là như nhau nhưng vì bộ não của chúng ta thực sự “không thích thú” khi quá rảnh rỗi và không làm gì.

Và khi cơ thể bạn hoạt động thì bạn cũng sẽ có cảm giá như mình đang tiến đến mục tiêu gần hơn. Từ đó mà não tiết ra một loại hormone hạnh phúc và điều này sẽ khiến bạn cảm thấy vui vẻ.

Não bộ không có năng suất lớn như bạn vẫn nghĩ

Theo một số nghiên cứu chỉ ra rằng bộ não của chúng ta không thường chỉ cho phép nhớ 3 -4 điều cùng một lúc và thời gian để ghi nhớ cũng không quá 30 giây. Do đó, nếu bộ não không có ấn tượng, đặc biệt lại liên tục được làm mới thông tin thì bạn sẽ quên đi những gì mình vừa nhìn thấy một cách nhanh chóng.

bi-mat-ve-tiem-thuc-la-gi

Bí mật về tiềm thức là gì? Hãy để trống một khoảng thời gian mỗi ngày cho việc mơ màng giúp não bộ giảm căng thẳng và thêm sáng tạo.

Luôn có một khoảng thời gian trống mỗi ngày để bạn mơ màng

Nhiều nhà khoa học đã cho biết, con người chúng ta thường dành ra ít nhất 30% mỗi ngày để mơ màng và đôi khi còn lên tới 70%. Tuy nhiên, không phải là điều gì tiêu cực bởi mơ màng cũng có thể giúp não bộ giảm căng thẳng, mệt mỏi và sáng tạo ra rất nhiều điều mới mẻ.

Mỗi người đều có nhiều sự lựa chọn

Tiềm thức cho phép mỗi chúng ta có rất nhiều sự lựa chọn nhất có thể. Và bạn có thể xem xét đâu là món đồ phù hợp mà bản thân cần nhất trong quá trình lựa chọn.

Quyết định đôi khi được đưa ra một cách vô thức

Đối với những người có tính cẩn thận thì thường sẽ nghĩ bản thân khi quyết định đưa ra đều đã được tính toán rất kỹ lưỡng. Tuy nhiên, trên thực tế thì lại khác, có rất nhiều quyết định trong một ngày được chúng ta đưa ra một cách vô thức. Đơn giản, vì cũng có những việc mà chúng ta không nghĩ, không suy tính mà cứ làm thôi.

Lí do là vì cứ mỗi một giây trôi qua đi thì não bộ phải “đón tiếp” vô số những đơn vị dữ liệu xung quanh. Tuy nhiên, nếu dữ liệu nào cũng yêu cầu não phải vận hành thì sẽ vô cùng mất “sức” đúng không nào. Do đó, đa phần các công việc hàng ngày đều sẽ được tiến hành như đã được lập trình một cách tự động và không cần suy nghĩ.

Đôi khi, sự nhạy bén nhanh nhạy này lại chính là yếu tố khiến chúng ta hoài nghi về những quyết định của mình. Ví dụ: Bạn ra khỏi nhà nhưng khi đang đi được nửa đường thì bạn chợt nhớ ra rằng không biết mình đã tắt điều hòa, tắt bếp hay đã khóa cửa hay chưa,....

bi-mat-cua-suc-manh-tiem-thuc

Bí mật của sức mạnh tiềm thức là gì? Tiềm thức không quá đa nhiệm như chúng ta từng nghĩ về nó.

Tiềm thức không quá đa nhiệm 

Theo nghiên cứu của những nhà khoa học, tiềm thức chỉ cho phép bạn thực hiện thực sự hiệu quả duy nhất 1 việc tại một khoảng thời gian xác định. Ví dụ: Khi bạn vừa đọc sách vừa nói chuyện hay vừa viết bài vừa xem tivi,... thì chắc chắn rằng rất có thể bạn sẽ mắc phải một sai lầm nào đó khi thực hiện cùng lúc 2 công việc.

Tuy nhiên, nếu thực hiện cùng lúc 2 hoạt động nhưng một hoạt động bạn lại thực hiện trong vô thức thì bạn vẫn có thể hoàn thành tốt cùng lúc 2 công việc này.

Sau khi biết được tiềm thức là gì cũng như nắm được những bí mật của nó thì chắc rằng bạn đã hiểu rằng vì sao tiềm thức có thể dẫn chúng ta đến bất cứ đâu để giúp bạn đạt được điều mà bản thân mong muốn. Vậy cách vận dụng sức mạnh của tiềm thức ra sao, mời các bạn theo dõi nội dung này ngay tại phần tiếp theo đây của bài viết!

  • Cách vận dụng sức mạnh của tiềm thức

Tập trung giao tiếp, hình dung và tưởng tượng

Hãy cho phép bản thân mình mỗi ngày đều được giao tiếp, hình dung tưởng tượng những điều tốt đẹp nhất có liên quan tới những mục tiêu rõ ràng của bản thân trong tâm trí.

Hình ảnh, tự ám thị tràn đầy cảm xúc và lặp đi lặp lại là cách dễ dàng để chúng ta có thể giao tiếp được với tiềm thức của mình. Cảm xúc càng cao đồng nghĩa rằng tiềm thức càng được giao tiếp và thuyết phục mạnh mẽ và hình ảnh càng thu hút thì tiềm thức càng hút nhanh nó về cho bạn.

cach-van-dung-suc-manh-cua-tiem-thuc

Cách để vận dụng sức mạnh tiềm thức của mỗi người.

ần nhớ rằng, dù trong khoảnh khắc nào hay bất kỳ lời nào bạn nói thì có một người luôn luôn lắng nghe bạn đó chính là Tiềm Thức của chính bạn. Có nghĩa, bạn nói ra dù là bất kỳ điều gì thì rất có thể Tiềm Thức bạn nhận diện đó chính là mệnh lệnh yêu cầu Tiềm Thức vận hành từ bạn.

Điều này dẫn tới một việc rằng bạn cần phải chọn lọc những ngôn từ mà bạn định dùng với chính mình hay những hình ảnh mà bạn hình dung, am thanh, bản nhạc mà bạn nghe,..... Tất cả sẽ là những điều mà bạn thu hút về phía bản thân mình. Những lúc mà cảm xúc bạn càng cao cộng hưởng cùng hình ảnh, câu nói đó thì “mệnh lệnh” càng được gắn chặt vào trong Tiềm thức của bạn.

Mỗi ngày dành 30 phút cho mơ mộng điều tích cực

Hãy dành 30 phút mỗi ngày hoặc bất cứ khi nào mà bạn mong muốn được đắm chìm vào những đoạn hội thoại tích cực, những câu nói tuyệt vời, các câu chuyện vĩ đại,... hoặc là những hình ảnh, âm thanh hình dung tưởng tượng xuất chúng về người mà bạn mong muốn trở thành cũng như những viễn cảnh mà bạn mong muốn được hòa nhập vào, những mục tiêu rõ ràng của bản thân.

suc-manh-cua-tiem-thuc

Sức mạnh của tiềm thức là gì? Mơ mộng giúp con người hạnh phúc và mường tượng rõ hơn về mục tiêu của bản thân.

Thói quen này một cách vô thức có thể giúp bạn mường tượng được về mục tiêu của mình một cách rõ ràng hơn và in hằn tất cả những điều mà bạn mong muốn vào tiềm thức.

Qua đó mà bạn sẽ tiết kiệm được thời gian và tối ưu được nguồn lực, giúp bạn nhanh đạt được mục tiêu, hiệu quả, xuất chúng và có cảm hứng để phấn đầu và làm việc mỗi ngày. Cái mà bạn đang suy nghĩ, lặp đi lặp lại rồi sẽ trở thành cái mà bạn trở thành cũng như cái mà bạn SỞ HỮU nên hãy nghiêm túc thực hành thói quen này nhé.

Đẩy nhanh quá trình rèn luyện mọi kỹ năng

Bất kỳ kỹ năng nào mà bạn muốn rèn luyện hay bất kỳ thói quen nào mà bạn muốn cài đặt, bất kể hành vi hay thái độ nào bạn muốn đẩy nhanh tiến trình,... thì hãy cho phép mình được hình dung tưởng tượng nó trong đầu. Điều này nghĩa là bạn luyện tập nó trước trong tâm trí của mình hàng ngày. Càng luyện tập một cách dễ dàng trong tâm trí thì bạn càng dễ dàng trong việc tạo nó ở bên ngoài cuộc sống thực tại. “Càng tạo ra nó rõ ràng, bạn sẽ hoàn thiện trong tâm trí càng DỄ DÀNG trong việc tạo nó ra ở thực tế” hãy nhớ đến nguyên tắc đơn giản này.

Hãy đưa cho tiềm thức vấn đề mà bạn cần giải quyết

Tiềm thức chạy tự động bởi thế dù gặp bất kỳ câu hỏi nào hay vấn đề gì mà bạn mong tìm được câu trả lời, hãy cho phép bản thân được suy nghĩ đến nó và lặp đi lặp lại câu hỏi, vấn đề đó trong đầu. Hãy dồn ý thức cho tiềm thức thật nhiều cảm xúc, thật nhiều thời gian sau đó thôi không nghĩ về nó nữa. Khi đó, việc tin tưởng và thư giãn sẽ giúp tiềm thức tự động vận hành và mang lại những câu trả lời cho bạn.

Thông thường, đối với một số bài toán bất kỳ nào đó có câu hỏi, vấn đề mà bạn cần giải quyết, trước khi ngủ hay trong bất kỳ thời điểm nào đó trong ngày, hãy dồn toàn bộ năng lượng để viết thật nhiều thông tin ra và nghĩ thật nhiều về những phương pháp giải quyết.

Não chúng ta sẽ tự động sắp xếp và liên kết những thông tin đó lại với nhau và tìm ra câu trả lời cho bản thân. Sau cả một quá trình dài bạn đã nỗ lực suy nghĩ về điều đó thì hãy buông bỏ nó đi. Bạn cần thư giãn và đừng dùng ý thức của bản thân để tiếp tục nghĩ về nó, xen lẫn quá trình mà tiềm thức xử lý nữa. Bạn cần cho phép tiềm thức được vận hành tự động và tin tưởng rằng nó sẽ giúp bạn xử lý được những vấn đề đó.

Áp dụng hiệu ứng Domino cho tiềm thức

hieu-ung-domino-cua-tiem-thuc

Tiềm thức là gì? Tìm hiểu về hiệu ứng Domino trong tiềm thức.

Hãy cho phép bản thân nghĩ về bất kỳ điều gì mà bạn muốn bởi mỗi một suy nghĩ của bạn chính là một hạt giống, một nguyên nhân tạo ra kết quả. Đặc biệt, cái hay là kết quả này lại chính là nguyên nhân để tạo ra kết quả khác nên chỉ một suy nghĩ thôi cũng có thể đủ để tạo ra một hiệu ứng dây chuyền Domino suy nghĩ.

Cơ thể hay bộ não các tế bào của chúng ta đặc tính là một cơ thể sinh học đồng bộ. Do đó, chỉ một điểm đau thôi thì toàn bộ cơ thể cũng sẽ cảm thấy điều đó. Tương tự như thế, khi một tác nhân năng lượng nào đó tác động tới phần này thì những phần còn lại cũng sẽ có các phản ứng lại.

Kết quả của các tác nhân ban đầu này lại là những tác nhân mới tạo ra các kết quả mới. Cứ tiếp nối như thế, cứ mỗi một suy nghĩ của bạn lại là một tác nhân năng lượng thì đồng nghĩa việc bạn đã kích hoạt cả một hệ thống tác nhân khác. Điều này tạo ra vô vàn những kết quả và “vô vàn kết quả” đó lại chính là vô vàn “tác nhân” có tác động tiếp tục và tiếp tục như thế tạo ra Hiệu ứng Domino trong suy nghĩ.

Do đó, mọi sự kiện xảy ra trong cuộc đời của bạn đều do tự bản thân của bạn đã gieo hạt giống suy nghĩ từ trước đó một cách có ý thức hoặc vô ý thức. Vậy nên bạn hãy thực sự cẩn thận trong việc chọn lọc suy nghĩ của bản thân. Trừ những yếu tố không thể kiểm soát ra, tất cả những yếu tố có thể kiểm soát được thì bạn phải thực sự lèo lái nó, định hướng tập trung, chọn lọc điều tích cực, hạnh phúc để phục vụ cho những mục tiêu của bản thân.

Làm chủ tiềm thức bản thân

lam-chu-tiem-thuc-ban-than

Tiềm thức là gì? Làm chủ tiềm thức giúp bạn đạt được kết quả như mong ước.

Cảm xúc và sự lặp đi lặp lại là 2 thành tố quan trọng và nó quyết định tới mức độ liệu bạn có giao tiếp hiệu quả với tiềm thức hay không. Vì vậy, việc nhuốm cảm xúc mạnh vào tự ám thị điều tích cực là một trong các phương pháp lập trình lại tư duy của bạn một cách hiệu quả. Tuy nhiên, nếu như cảm xúc đó là một trong những cảm xúc ghen ghét, chán nản, giận dữ, chửi rủa,.... thì nó cũng có thể trở nên tiêu cực.

Trong việc thể hiện cảm xúc của bản thân cũng như những thói quen mà bạn vẫn lặp đi lặp lại mỗi ngày hãy thực sự chọn lọc nó một cách kỹ càng. Bởi cảm xúc đồng hành được với sự lặp đi lặp lại là một vũ khí vô địch giúp chúng ta có thể lập trình lại tiềm thức của bản thân. 

Việc lặp đi lặp lại giúp ta tạo ra được nhiều mối liên kết sâu hơn, bền chặt và suôn mượt hơn. Đặc biệt, điều này còn giúp bạn có thể bẻ gãy được liên kết cũ tốt hơn và trường kỳ hơn.

Tiềm thức cũng giống như “Nước chảy đá mòn vậy”, nước càng chảy đá càng mòn và việc bạn lặp đi lặp lại nhiều thì nó càng dễ bị thuyết phục và từ đó tạo ra các liên kết mới phục vụ yêu cầu của bạn. Vì vậy, bạn cần chọn lọc chủ đích giao tiếp tốt và tiếp đó ứng dụng cảm xúc rồi lặp đi lặp lại chắc chắn sẽ tạo ra được kết quả như bạn mong muốn.

Tạo môi trường tốt để nuôi dưỡng tiềm thức

Tiềm thức của chúng ta chịu tác động của rất nhiều yếu tố xâm nhập một cách tự động từ bên ngoài mà chúng ta không hề hay biết. Nếu để ý, có lẽ bạn sẽ nhận thấy rằng đôi khi bạn nói ra một câu nói nào đó hay bạn cư xử với một thái độ, hành vi mà chính bạn lại thấy nó khá quen. 

Hóa ra là từ chính quá trình bạn giao tiếp với bạn bè, những người xung quanh hay xem video, đọc thông tin trên báo chí,.... và trong vô thức bạn đã học nó rồi tạo ra hành động ngay tức khắc.

Do đó, bạn cần chọn lọc bạn bè cũng như những cuộc giao tiếp, đặc biệt chọn lọc môi trường bởi một cách có ý thức, vô thức toàn bộ những thông tin nó sẽ xâm nhập vào ỷ trong tư duy và nó hình thành nên tâm thức. Và chúng ta có thể hiểu chúng như một chương trình chạy tự động bên trong con người bạn vậy.

moi-truong-nuoi-duong-tiem-thuc

Tiềm thức là gì? Chọn lọc một môi trường sinh sống, giao tiếp,.... thuận lợi để phát triển sức mạnh của tiềm thức.

Lời Kết

Sau khi biết được tiềm thức là gì, nắm được những bí mật cũng như vận dụng sức mạnh của nó, chắc chắn bạn đã hiểu được vì sao tiềm thức lại có thể đưa chúng ta tới bất cứ đâu và giúp bạn đạt được những mục tiêu, điều mong ước của bản thân. Đặc biệt, so với ý thức đôi khi tiềm thức còn hoạt động có hiệu quả hơn nên bạn hoàn toàn có thể kết nối, vận dụng sức mạnh của tiềm thức để mang lại hiệu quả mà mình mong muốn.

Hy vọng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn nhận thấy khả năng tiềm ẩn trong chính con người mình và vận dụng nó thật tốt nhé!

Từ khóa » Tiềm Thức Là J