Tiêm - Truyền Tĩnh Mạch: Những Tai Biến, Biến Cố Và Xử Lý
Có thể bạn quan tâm
Chuyển đến nội dung
Nội dung bài viết
- 1. Tắc kim:
- 2. Phồng nơi tiêm:
- 3.Bệnh nhân bị shock hoặc bị ngất:
- 4. Tắc mạch: vô cùng nguy hiểm!
- 5. Đâm nhầm vào động mạch:
- 6. Gây hoại tử:
- 7. Nhiễm khuẩn toàn thân:
- 8. Nhiễm khuẩn lây:
1. Tắc kim:
– Khi đâm trúng vào tĩnh mạch máu chảy vào trong bơm tiêm nhưng bị đông lại ngay ở đầu mũi kim gây tắc kim tiêm không bơm thuốc vào được thì phải rút kim ra thay kim khác và tiêm lại. – Tắc do lưu kim luồn: dùng bơm tiêm nước muối (có thể dùng thêm bơm tiêm heparin) để rút cục máu đông ra. Tránh nóng vội bơm ngược vào sẽ đẩy cục máu đông lớn vào gây tắc mạch máu (nguy hiểm nhất là mạch tim, mạch não).2. Phồng nơi tiêm:
Khi đâm tiêm vào trúng tĩnh mạch máu trào vào bơm tiêm nhưng khi bơm thuốc vào thì lại phồng lên vì mũi vát của kim nằm ngửa trong nửa ngoài tĩnh mạch (xuyên mạch) hoặc bị vỡ tĩnh mạch. + Xử trí: – Không cố điều chỉnh mũi kim gây phù thêm, rút bỏ kim và đặt lại kim khác. – Hướng dẫn bệnh nhân chườm lạnh tại nơi phù để giảm đau, sau đó chườm ấm để làm tan máu tụ và giúp thuốc tan nhanh. – Khi tiêm xong dặn bệnh nhân chườm ấm để chỗ máu tụ hoặc thuốc tan nhanh.3.Bệnh nhân bị shock hoặc bị ngất:
– Do bn sợ hãi hoặc shock thuốc. * Do shock thuốc: xử trí ngay theo phác đồ chống shock. * Do bệnh nhân sợ hãi: cho bn nằm nghỉ tại chỗ, ủ ấm, động viên bệnh nhân. Theo dõi thêm tình trạng bn 15 – 30p sau tiêm.4. Tắc mạch: vô cùng nguy hiểm!
a. Bọt khí trong dây truyền dịch hoặc bơm tiêm có thể xuất hiện do: – Loại thuốc gây sinh khí. – Cắm dây truyền dịch vào chai khi chưa kéo khóa. – Xả dịch cho dịch chảy vào dây truyền tốc độ không đều. – Bóp cho dịch chảy vào bầu đếm giọt quá ít < 2/3 bầu mà lại xả dịch quá nhanh. b. Xử trí: * Đối với dây truyền dịch: – Kéo khóa dây truyền khi cắm dây vào chai. – Với những thuốc kháng sinh tạo bọt khí, cần lắc trộn nhẹ nhàng giúp bọt khí tan hết từ từ rồi mới cắm dây truyền vào. – Bóp bầu đếm giọt dứt khoát, sao cho mức dịch là 2/3 bầu. – Thao tác xả dịch: mở dịch chảy tốc độ nhanh vừa, dịch trong dây truyền đi tốc độ đều đặn, cho đến khi hết dây. + Nếu có xuất hiện khí trong dây truyền: – Lượng ít, bọt lăn tăn và nằm phía gần bầu đếm giọt: căng dây, búng nhẹ nhàng, dứt khoát để cho bọt khí tan hoặc di chuyển về phía bầu dịch. – Lượng ít, bọt lăn tăn và nằm gần phía đầu kim truyền dịch: xả dịch từ từ cho đuổi hết bọt khí đó ra ngoài. – Lượng khí nhiều, đoạn khí nằm gần đầu kim: có thể đuổi khí bằng xả dịch hoặc dùng bơm tiêm hút ra cho hết lượng khí, sau đó bơm trả lượng dịch lại vào chai dịch truyền. Tuy nhiên, thao tác rút khí và bơm trả dịch lại bằng bơm tiêm cần phải đảm bảo vô trùng hoàn toàn. – Lượng khí nhiều, đoạn khí nằm giữa hoặc gần bầu đếm giọt: không thể áp dụng xả dịch, nhất là đối với những loại dịch pha kháng sinh hoặc kháng sinh, hay dịch cao phân tử như máu/dextran 70… vì sẽ làm phí mất lượng thuốc cần truyền => truyền không đủ lượng dịch thuốc theo y lệnh => ảnh hưởng kết quả điều trị. Khi đó, cần áp dụng pp dùng bơm tiêm hút dịch ra cho đến khi lấy được hết toàn bộ lượng khí (tùy vào vị trí đoạn khí mà dùng bơm tiêm lớn hay nhỏ) rồi bơm trả dịch vào chai. Thao tác này đòi hỏi đảm bảo vô trùng hoàn toàn. * Đối với bơm tiêm: – Đuổi khí bằng cách kéo nòng, để bơm tiêm đứng thẳng ngang tầm mắt rồi đẩy nòng lên, ép khí ra ngoài từ từ. – Khí lăn tăn nhỏ, có thể kéo nòng và chờ khí tụ về phía đầu kim rồi đẩy nòng ép khí ra. Nếu lượng khí lăn tăn nhiều, kéo nòng về tạo khoảng trống, rồi lắc nghiêng nhẹ nhàng cho bọt khí tan đều (thao tác giống như lắc nhẹ ống máu). KHÔNG búng vào bơm tiêm để đuổi khí vì lực búng có thể trở thành yếu tố làm tạo thêm bọt khí. => Xử trí khi bn shock do khí vào lòng mạch gây TTTM: – Xác định nguồn khí xâm nhập vào TM. – Ngăn khí vào thêm (kéo khóa dây truyền). – Tư thế nằm nghiêng sang trái, và tư thế Trendelenburg. Khi cần phải thực hiện CPR thì tiến hành ở tư thế đầu thấp. – Cung cấp oxy 100%. – Hồi sinh tim phổi. – Bù dịch, vận mạch, thở máy.5. Đâm nhầm vào động mạch:
– Dấu hiệu: máu trào vào bơm tiêm hoặc dây truyền ồ ạt và theo nhịp tim đập, máu đỏ tươi, bệnh nhân đau buốt tại vị trí tiêm. Nếu bn có đặt huyết áp động mạch XL thì sẽ thấy được chỉ số này cao lên khi tiêm nhầm thuốc vào line của ĐMXL. – Xử trí: a. Giữ nguyên đường truyền đó, nếu đường truyền còn thông, dùng nước muối sinh lý duy trì. Kiểm tra khí máu, áp lực mạch máu… b. Đánh giá và nhận biết sự tiến triển của tổn thương. c. Dùng kháng đông theo y lệnh. d. Tăng cường máu lưu thông, giảm đau và nâng cao chi tổn thương.6. Gây hoại tử:
Do tiêm chệch ra ngoài những thuốc chống chỉ định của tiêm dưới da và tiêm bắp thịt như calci clorur… – Phát hiện: Chỗ tiêm nóng, đỏ, đau, lúc đầu cứng sau mềm nhũn giống ổ áp xe. – Xử trí: chườm ấm tại chỗ. • Lúc hoại tử: Băng mỏng giữ khỏi nhiễm khuẩn thêm, có thể phải chích nếu ổ hoại tử lớn.7. Nhiễm khuẩn toàn thân:
Do không đảm bảo vô trùng khi thực hiện mũi tiêm. Có thể dẫn đến nhiễm khuẩn huyết.8. Nhiễm khuẩn lây:
– Nhiễm virus VgB. – Nhiễm HIV.Để lại một bình luận Hủy
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Bình luận *
Tên *
Email *
Trang web
Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.
CÁC KHÓA HỌC LIÊN QUANCÁC KHÓA SẮP KHAI GIẢNG- Tìm đường
- Chat Zalo
- Gọi điện
- Messenger
- Đăng ký tư vấn
Từ khóa » Tai Biến Khi Tiêm Tĩnh Mạch
-
Các Phản ứng Có Thể Gặp Khi Tiêm Tĩnh Mạch | Vinmec
-
Cách Xử Lý Tai Biến Khi Tiêm Tĩnh Mạch? - HAKAWA
-
Tiêm Tĩnh Mạch
-
[PPT] VỊ TRÍ TIÊM TĨNH MẠCH
-
Tai Biến, Tử Vong Vì Lạm Dụng Thuốc Tiêm, Dịch Truyền
-
Xử Trí Phản ứng Bất Lợi Thường Gặp Khi Dùng Thuốc Tiêm
-
[PDF] Tai Biến Trong Tiêm Truyền
-
[PDF] Quy Trình Kỹ Thuật Tiêm Tĩnh Mạch - Bệnh Viện Nhi Thái Bình
-
Truyền Tĩnh Mạch: Những Biến Cố, Tai Biến Và Cách Xử Trí
-
TIÊM TRUYỀN TĨNH MẠCH: BIẾN CỐ, TAI... - Tủ Sách Điều Dưỡng
-
Tiêm Tĩnh Mạch: Chỉ định Khi Nào? - Bệnh Viện Vinmec
-
Đưa Thuốc Vào Cơ Thể Người Bệnh
-
Truyền Dịch Là Gì? Chỉ định, Kỹ Thuật, Theo Dõi Và Tai Biến Khi Truyền
-
[DOC] Tài Liệu đào Tạo: Tĩnh Mạch Trị Liệu