Tiêm Vắc Xin Khi Mang Thai, Mẹ Bầu Cần Lưu ý điều Gì? | Medlatec
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ
- Tin tức y khoa
- Tiêm vắc xin khi mang thai, mẹ bầu cần lưu ý điều gì?
- 31/10/2019 | Nên tiêm vắc xin trước khi mang thai những loại nào?
- 24/10/2019 | Tiêm vắc xin trước khi mang bầu và thời gian tiêm phòng thích hợp nhất
- 04/11/2019 | Tầm quan trọng của việc tiêm vắc xin trước khi mang thai
1. Tiêm vắc xin khi mang thai có cần thiết hay không?
Có rất nhiều lý do để khẳng định rằng việc tiêm vắc xin đầy đủ trước và trong khi mang thai là rất cần thiết:
-
Thai phụ nằm trong nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc các bệnh truyền nhiễm bởi khi mang thai, hệ miễn dịch của cơ thể hoạt động kém hơn bình thường. Hệ miễn dịch kém khiến các loại virus dễ dàng xâm nhập và gây bệnh.
-
Nếu thai phụ mắc các bệnh truyền nhiễm trong thời gian mang thai thì khả năng ảnh hưởng tiêu cực đến bào thai rất lớn, thậm chí có thể gây ra chết lưu, sinh non, dị tật bẩm sinh. Thai nhi sẽ phải chịu rất nhiều thiệt thòi nếu thai phụ mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như: sởi, rubella, thủy đậu,...
-
Thai phụ tiêm phòng đầy đủ trước và trong khi mang thai giúp trẻ có được miễn dịch thụ động từ mẹ ngay sau khi chào đời. Thực tế đã cho thấy có một số loại vắc xin có khả năng giúp tăng sức đề kháng cho thai nhi ngay từ trong bụng mẹ. Điều này sẽ bảo vệ trẻ giảm nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm khi chào đời.
-
Theo Bộ Y tế, vắc xin được khuyến cáo tiêm cho phụ nữ trước và trong khi mang thai rất an toàn, không ảnh hưởng đến mẹ và bé nếu tuân đủ đúng các quy định về an toàn tiêm chủng. Vì vậy, các chị em không nên lo lắng, sợ sệt trước những thông tin thiếu căn cứ về việc tiêm vắc xin khi mang thai mà bỏ qua việc tiêm chủng.
Tiêm phòng vắc xin là cách đẩy lùi dịch bệnh hiệu quả nhất
2. Lịch tiêm vắc xin khi mang thai đầy đủ cho mẹ bầu
Để có một thai kỳ khỏe mạnh, mẹ bầu cần thực hiện tiêm chủng trước và trong khi mang thai. Cụ thể như sau:
2.1 Tiêm vắc xin trước khi mang thai
-
Tiêm phòng sởi, quai bị, rubella: Đây là các bệnh lý rất dễ lây qua đường hô hấp. Trong thời gian mang thai, nếu mẹ bầu mắc phải 1 trong 3 bệnh lý này, thai nhi sẽ có nguy cơ bị dị tật, suy dinh dưỡng, thai chết lưu hoặc sinh non,... Vì thế, nếu có ý định mang thai thì các bạn nên tiêm phòng 3 mũi tiêm này trước đó 3 - 6 tháng, tối thiểu là 1 tháng trước khi mang bầu.
-
Tiêm phòng thủy đậu: Mẹ bầu bị thủy đậu sẽ khiến thai nhi có nguy cơ bị thủy đậu bẩm sinh, bị dị tật đầu nhỏ, bại não,… Bởi vậy, đây cũng là mũi tiêm quan trọng trước khi mang thai mà chị em phụ nữ cần lưu ý.
-
Tiêm phòng viêm gan B: Đây là loại vắc xin mẹ bầu có thể tiêm trước hoặc trong khi mang thai đều được. Tuy nhiên, các bác sĩ khuyên nên tiêm trước khi mang bầu để có nền tảng sức khỏe tốt nhất khi mang thai.
-
Tiêm phòng cúm: Cũng giống như viêm gan B, cúm có thể tiêm trước hoặc trong khi mang thai nhưng được khuyến cáo tiêm trước khi mang thai và tiêm nhắc lại hàng năm. Tiêm vắc xin phòng cúm giúp giảm tỷ lệ trẻ sinh ra bị các dị tật về hình thái như sứt môi, hở hàm ếch thậm chí là tim bẩm sinh.
Cúm là nguyên nhân gây ra các dị tật về hình thái như sứt môi, hở hàm ếch
-
Tiêm phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván: Vắc xin này chỉ cần tiêm một mũi duy nhất trong độ tuổi từ 4 - 64 tuổi. Loại vắc xin này nên được tiêm trước khi mang thai để phòng bệnh ho gà sơ sinh cho bé.
2.2 Tiêm vắc xin trong khi mang thai
Trong thời gian mang thai, các chuyên gia khuyến cáo thai phụ cần phải tiêm vắc xin uốn ván để phòng bệnh uốn ván cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, phác đồ tiêm phòng uốn ván có sự thay đổi tùy vào số lần mang thai. Cụ thể như sau:
-
Trường hợp thai phụ mang thai lần đầu: Thai phụ có thai lần đầu nên tiêm phòng 2 mũi uốn ván trong thai kỳ. Mũi đầu tiên có thể tiêm từ tuần 22, tối thiểu 1 tháng sau tiêm nhắc lại mũi thứ 2. Hai mũi uốn ván này cần phải đảm bảo tiêm xong trước ngày dự kiến sinh 1 tháng. Tốt nhất nên hoàn thành xong trước tuần thứ 32.
-
Trường hợp thai phụ mang thai lần sau: Những lần có thai tiếp theo, thai phụ chỉ cần tiêm 1 mũi vắc xin uốn ván nếu như lần mang thai trước đã tiêm đủ 2 mũi.
Thai phụ cần phải tiêm uốn ván đầy đủ trong thai kỳ
3. Tiêm vắc xin khi mang thai, mẹ bầu cần lưu ý điều gì?
Tiêm vắc xin khi mang thai mẹ bầu cần lưu ý một số vấn đề sau để tránh gây hại hoặc có tâm lý hoang mang ảnh hưởng xấu đến thai nhi:
-
Theo khuyến cáo, không nên tiêm vắc xin virus sống cho phụ nữ mang thai bởi đây là vắc xin được tạo ra bằng cách sử dụng các chủng virus sống, có thể nguy hại cho thai nhi. Vì vậy, phụ nữ cần tiêm vắc xin này trước khi có kế hoạch mang bầu.
-
Sau khi tiêm phòng uốn ván, thai phụ có thể xuất hiện hiện tượng sốt nhẹ, sưng đau tại vị trí tiêm thậm chí đau cả bắp tay. Điều này là hoàn toàn bình thường, thai phụ không cần quá lo lắng. Hiện tượng sốt nhẹ, người mệt mỏi và đau bắp tay này sẽ giảm sau tiêm một vài ngày.
Sau khi tiêm phòng cúm có thể xảy ra hiện tượng giả cúm như hắt hơi, sổ mũi
-
Với vắc xin phòng cúm, sau khi tiêm có thể xảy ra hiện tượng giả cúm như hắt hơi, sổ mũi kéo dài khoảng 1 - 2 ngày sau tiêm. Hiện tượng giả cúm này sẽ tự khỏi mà không cần dùng thuốc.
-
Những trường hợp tiêm phòng xong bị sốt, thai phụ có thể tiến hành hạ sốt bằng các phương pháp tự nhiên như: lau người bằng khăn ấm, bổ sung thêm rau xanh, hoa quả giàu vitamin C vào chế độ ăn.
-
Nếu xảy ra một số bất thường như sốt kéo dài, sưng tấy lâu, tiêu chảy,… thai phụ tuyệt đối không sử dụng thuốc tùy tiện và nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
Để đảm bảo quá trình chủng ngừa an toàn, hiệu quả, thai phụ nên chọn các trung tâm tiêm chủng hoặc bệnh viện lớn, uy tín để thực hiện tiêm chủng. Với hệ thống máy móc xét nghiệm hiện đại hàng đầu Việt Nam, tuân thủ quy định của Bộ Y tế về nguồn gốc xuất xứ các loại thuốc, bảo quản trên dây chuyền lạnh theo tiêu chuẩn nghiêm ngặt, sàng lọc trước tiêm chủng, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là địa chỉ đáng tin cậy, đáp ứng nhanh chóng, chính xác nhu cầu của khách hàng, mang đến chất lượng tiêm chủng cũng như chất lượng dịch vụ tốt nhất.
Từ khoá: viêm gan B tiêm vắc xin vắc xin Tiêm vắc xin khi mang thaiBình luận ()
Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.Tin cùng chuyên mục
Thứ Năm, 19 tháng 12, 2024Sau khi tiêm viêm não Nhật Bản có sốt không và cách xử tr...
Tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản là biện pháp phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm căn bệnh này hiệu quả nhất. Tuy nhiên, sau khi tiêm viêm não Nhật Bản có sốt không, có gặp tác dụng phụ không và nếu sốt thì phải xử trí như thế nào, luôn là vấn đề được quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ trả lời những băn khoăn đó để bạn biết cách xử trí khi bị sốt sau khi tiêm vắc xin này. Thứ Tư, 18 tháng 12, 2024Viêm màng não mô cầu ACYW giá bao nhiêu?
Hiện nay, cách phòng ngừa viêm não mô cầu hiệu quả nhất chính là tiêm vắc xin. Để biết vắc xin viêm màng não mô cầu cầu ACYW giá bao nhiêu, cần phải tiêm mấy mũi mới có hiệu quả và phải lưu ý điều gì khi đưa trẻ đi tiêm, mời các bậc cha mẹ theo dõi bài viết sau. Chủ Nhật, 15 tháng 12, 2024Vắc xin HPV 9 chủng giá bao nhiêu? Hiệu quả bảo vệ như th...
Hiện nay, có nhiều loại vắc xin HPV khác nhau, trong đó vắc xin HPV 9 chủng được đánh giá có khả năng bảo vệ toàn diện nhất. Vậy vắc xin HPV 9 chủng giá bao nhiêu? Thông tin giải đáp chi tiết thắc mắc này sẽ có trong bài viết dưới đây. Thứ Tư, 11 tháng 12, 2024Tiêm phòng ung thư cổ tử cung: Độ tuổi nào hiệu quả nhất?
Tiêm phòng ung thư cổ tử cung là biện pháp hữu hiệu trong việc bảo vệ sức khỏe trước mối đe dọa của bệnh lý nguy hiểm này. Vậy độ tuổi nào được khuyến cáo nên thực hiện tiêm phòng ung thư cổ tử cung? Lời giải đáp cho thắc mắc trên sẽ được cung cấp trong bài viết dưới đây. Thứ Tư, 11 tháng 12, 202445 tuổi có tiêm phòng HPV được không và lời giải đáp chi...
Tiêm phòng vắc xin là biện pháp phòng ngừa mối đe dọa do virus HPV gây ra hàng đầu hiện nay. Bên cạnh những thông tin về vai trò, đối tượng và lưu ý khi tiêm, nhiều người thắc mắc 45 tuổi có tiêm phòng HPV được không? Hãy cùng tìm hiểu lời giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây! Hotline 1900565656Liên hệ ngay với số hotline của MEDLATEC để được phục vụ và sử dụng các dịch vụ khám, chữa bệnh hiện đại & cao cấp nhất.
Liên hệ với chúng tôiĐăng ký khám và tư vấn
Tại nhà Tại viện Đăng kýLựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!
Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà
Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý. Đặt lịch Đặt lịchĐặt lịch thăm khám tại MEDLATEC
Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người. Đặt lịch Đặt lịchĐăng nhập
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký Số điện thoại / Email Mật khẩu SHOW Lưu tài khoản Quên mật khẩu Đăng nhậpĐăng ký
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập Số điện thoại / Email Mật khẩu SHOW Xác nhận mật khẩu SHOW Đăng ký Bằng việc nhấn nút Đăng ký bạn đã đồng ý với Quy chế hoạt động và Chính sách bảo vệ thông tin của MEDLATEC Gửi lại mã xác thực Tiếp tục Cập nhật thông tin Vào trang chủ ĐóngQuên mật khẩu
Nhập Số điện thoại / Email của bạn để đặt lại mật khẩu. Số điện thoại / Email* Tiếp tụcĐổi mật khẩu thành công
ĐóngTạo mật khẩu mới
Nhập mật khẩu mới Mật khẩu mới SHOW Xác nhận mật khẩu mới SHOW Lưu mật khẩuThông tin cá nhân
Cập nhật chi tiết thông tin cá nhân Họ và tên * Ngày sinh * Giới tính * Chọn giới tính Nam Nữ Số điện thoại * CMND / CCCD * Tỉnh / Thành phố * Chọn tỉnh / Thành phố Quận / Huyện * Chọn Quận / Huyện Phường / Xã * Chọn Phường / Xã Địa chỉ * Hoàn tất Đặt lịch Messenger Để lại lời nhắn 1900565656Từ khóa » Tiêm Uốn Ván Bị đau Bắp Tay
-
Trả Lời: Bà Bầu Tiêm Uốn Ván đau Bắp Tay Không?
-
Sau Chích Ngừa Bị đau Bắp Tay, Phải Làm Sao? | Vinmec
-
Bà Bầu đau Nhức Vết Tiêm Vắc-xin Uốn Ván Có Sao Không? | Vinmec
-
Bí Quyết Giảm đau Bắp Tay Sau Tiêm Vaccine - VnExpress Sức Khỏe
-
Có Mẹ Nào đi Tiêm Phòng Uốn Ván Về Mà Bị Nhức Tay Không?
-
Bắp Tay Mẹ Bầu Bị Sưng Tấy Lên Sau Khi đi Tiêm Mũi Uốn Ván
-
Chỗ Tiêm Uốn Ván Bị Sưng Và Ngứa Có Sao Không? - YouMed
-
Có Mẹ Nào đi Tiêm Phòng Uốn Ván Về Bị đau Chỗ Tiêm Giống Mình ...
-
Tiêm Phòng Uốn Ván Các Mom đi Tiêm Uốn Ván Về Có Bị đau Bắp
-
Những Câu Hỏi Thường Gặp Khi Tiêm Phòng Uốn Ván Cho Bà Bầu
-
Tiêm Phòng Uốn Ván Cho Bà Bầu: Phức Tạp, Nhưng Cần Thiết! - Docosan
-
Thời Gian, địa điểm, Giá Tiêm Phòng Uốn Ván Cho Bà Bầu - VNVC
-
Mẹ Bầu Tiêm Uốn Ván Bị Nhức Tay?
-
Mẹ Bầu Tiêm Uốn Ván Tuần Bao Nhiêu? Cần Lưu ý Gì? - Monkey