Tiêm Vắc-xin Rubella Khi Không Biết đã Mang Thai, Có ảnh Hướng ...

  • Đối tác Hot
  • RSS
  • Đăng ký
  • Đăng nhập
Bcare.vn
  • Bệnh viện
  • Phòng khám
  • Bác sĩ
  • Gói khám
  • Tin sức khoẻ
    • Thông Tin Sức Khỏe
    • Cẩm nang tiêm chủng
  • Tra cứu
    • Tra cứu bệnh
    • Tra cứu thuốc
    • Tra cứu từ điển y khoa
    • Tra cứu phẫu thuật
    • Tra cứu xét nghiệm y khoa
    • Tra cứu thảo dược
  • Đối tác Hot
  • RSS
Đăng nhập
  1. Trang chủ
  2. Kiến thức tiêm chủng
  3. Tiêm vắc-xin Rubella khi không biết đã mang thai, có ảnh hướng đến thai nhi?

Mục lục:

  • Nội dung chính
  • 1. Rubella là bệnh gì?
  • 2. Khi Mang thai bị Rubella có nguy hiểm không?
  • 3. Nên tiêm vắc-xin Rubella thời điểm nào?
  • 4. Có thai mà vẫn tiêm phòng Rubella, có sao không?
Tiêm vắc-xin Rubella khi không biết đã mang thai, có ảnh hướng đến thai nhi?

Rubella là một bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm cho phụ nữ có thai và sự phát triển của thai nhi.

Bệnh do virus gây nên, hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tiêm vắc-xin là biện pháp phòng bệnh rubella tốt nhất.

Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp các chị em tiêm phòng rubella trong khi đang có thai mà không biết, vậy có bầu rồi vẫn tiêm vắc-xin rubella có ảnh hưởng đến thai nhi hay không?.

Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

1. Rubella là bệnh gì?

Rubella hay còn gọi là bệnh Sởi Đức là một bệnh truyền nhiễm do virus gây nên, bệnh lây truyền qua đường hô hấp và có thể lây truyền từ mẹ sang con qua nhau thai.

Bệnh biểu hiện với triệu chứng: Sốt nhẹ từ một đến ba ngày; Phát ban toàn thân, ban dạng dát sẩn mọc không theo trình tự không để lại vết thâm sau khi bay (phân biệt với bệnh sởi); nổi hạch nhiều nơi; đau mỏi người, đau cơ khớp. Bệnh được chẩn đoán xác định bằng xét nghiệm tìm kháng thể kháng Rubella trong máu.

Bệnh thường diễn biến lành tính, nhưng có thể gây một số biến chứng như viêm Não - màng não, xuất huyết giảm tiểu cầu...

Đặc biệt nhiễm rubella ở phụ nữ có thai, nhất là trong 18 tuần đầu thai kỳ, có thể gây dị tật thai sẩy thai, thai lưu, đẻ non và các tổn thương nặng nề cho thai Nhi (hội chứng rubella bẩm sinh).

2. Khi Mang thai bị Rubella có nguy hiểm không?

Phụ nữ có thai nhiễm rubella có biểu hiện lâm sàng giống như người nhiễm rubella khác. Tỷ lệ lây nhiễm cho thai nhi: trong tháng đầu từ 81% đến 90%, tháng thứ hai từ 60% đến 70%, tháng thứ ba từ 35% đến 50%. Sau tuần thai thứ 20, tỷ lệ này giảm dần xuống còn 5% đến 15%. Hậu quả: sẩy thai, thai lưu, đẻ non hoặc dị tật đối với thai nhi.

Để chẩn đoán xác định trẻ sơ sinh có bị rubella bẩm sinh hay không, cần Xét nghiệm máu cuống rốn của trẻ để tìm kháng thể IgG và IgM kháng Rubella.

3. Nên tiêm vắc-xin Rubella thời điểm nào?

Do tính chất nguy hiểm của bệnh đối với thai nhi, biện pháp phòng bệnh tốt nhất là tiêm phòng vắc-xin Rubella trước khi có thai. Theo Khuyến cáo của Cục Y tế dự phòng Bộ Y tế: “Phụ nữ nên tiêm phòng rubella trước khi có thai ít nhất 3 tháng”.

Cần phải tiêm phòng vắc-xin Rubella trước khi Mang thai ít nhất ba tháng bởi vắc-xin Rubella là vắc-xin sống - giảm độc lực có nghĩa là trong vắc-xin chứa virus Rubella đã bị làm cho yếu đi, sau khi tiêm vắc-xin, cơ thể cần có thời gian để sản sinh ra kháng thể miễn dịch và thải trừ kháng nguyên virus ra khỏi cơ thể.

4. Có thai mà vẫn tiêm phòng Rubella, có sao không?

Rất nhiều trường hợp chị em có thai nhưng không biết mình mang thai mà vẫn đi tiêm Rubella hoặc sau khi tiêm vắc-xin Rubella chưa qua 3 tháng mà đã mang thai. Khi rơi vào những trường hợp này, tất cả chị em đều vô cùng lo lắng, không biết liệu thai nhi có bị ảnh hưởng hay không?

Theo Quan điểm của Tổ chức Y tế thế giới (WHO position paper): "Không ghi nhận trường hợp mắc hội chứng Rubella bẩm sinh đối với trên 1.000 trường hợp phụ nữ mang thai vô tình tiêm vắc-xin Rubella mà họ không biết đang có thai, ở giai đoạn đầu thai kỳ. Việc thận trọng tránh tiêm vắc-xin Rubella cho phụ nữ có thai vì đây là vắc-xin sống giảm độc lực và theo lý thuyết có thể gây dị tật bẩm sinh cho trẻ mặc dù nguy cơ này chưa được chứng minh đầy đủ.

Một nghiên cứu của Mỹ từ năm 2001-2008, ghi nhận từ các chiến dịch tiêm vắc-xin Rubella đại trà cho phụ nữ tuổi sinh đẻ tại 6 quốc gia Argentina, Brazil, Costa Rica, Ecuador, El Salvador, and Paraguay và sau đó phát hiện 30.139 trường hợp đã hoặc đang mang thai trong 1 tháng sau khi tiêm. Trên cơ sở đánh giá Huyết thanh học 2.894 (10%) phụ nữ được phân loại là nhạy cảm tại thời điểm tiêm vắc-xin và 1.980 (90%) trẻ sinh sống từ các bà mẹ này, phát hiện 70 (3.5%) trẻ bị nhiễm rubella, nhưng không có trẻ nào dị tật bẩm sinh.

Dựa theo phân tích thống kê từ nguồn dữ liệu trên cho thấy "nguy cơ lý thuyết tối đa gây ra dị tật bẩm sinh sau khi tiêm vắc-xin Rubella cho phụ nữ mang thai là 0,2% (2/1000)". Vì vậy, khuyến cáo của nhà sản xuất là chỉ nên có thai sau 3 tháng chích ngừa vắc-xin Sởi-Quai bị-Rubella”.

Theo tài liệu “Safety of Immunization during Pregnancy A review of the evidence” (Tiêm chủng an toàn khi mang thai - xem xét các bằng chứng) của Tổ chức y tế Thế giới WHO: Tỷ lệ mắc hội chứng Rubella bẩm sinh sau khi tiêm vắc-xin vô ý của phụ nữ mang thai được đánh giá thông qua các cơ quan đăng ký Rubella ở Hoa Kỳ và Châu Âu (ví dụ: Đức, Thụy Điển và Vương quốc Anh), dữ liệu kết hợp từ các cơ quan đăng ký đã được Ủy ban cố vấn thực hành tiêm chủng (ACIP) của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) xem xét, trong số 680 trẻ sinh ra sống với phụ nữ tiêm vắc-xin Rubella trong thai kỳ, không có trẻ nào mắc hội chứng Rubella bẩm sinh. Điều tương tự cũng xảy ra trong một nghiên cứu từ Đại học Toronto Canada, với 94 phụ nữ tiêm vắc -trong thai kỳ.

Như vậy, với các số liệu từ các nghiên cứu cho thấy rằng việc tiêm phòng Rubella khi mang thai có nguy cơ thấp hoặc không ảnh hưởng gì đến thai nhi. Do vậy, các bà mẹ có tiêm vắc-xin khi mang thai không cần quá lo lắng hoặc đình chỉ thai nghén ngay lập tức mà nên theo dõi thai định kỳ, tầm soát dị tật thai nhi để đưa ra quyết định đúng đắn.

Rubella là một bệnh lý nguy hiểm đối với phụ nữ có thai, tỷ lệ gây dị tật thai, sảy thai, Thai chết lưu cao. Chị em có kế hoạch có con nên tiêm phòng Rubella trước khi mang thai ít nhất 3 tháng, sau khi tiêm phòng nên có biện pháp tránh thai phù hợp. Nếu tiêm phòng Rubella khi đang mang thai, chị em không nên lo lắng quá mức, mà cần có sự tư vấn, giám sát sàng lọc dị tật thai từ các chuyên khoa sản khoa.

Mọi thắc mắc các bạn có thể đặt câu hỏi bác sĩ, phòng khám và bệnh viện trên nền tảng bcare.vn để được giải đáp

Đặt lịch khám bác sĩ, phòng khám, bệnh viện trên Bcare

Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy Đã kiểm duyệt nội dung Chủ đề: sản phụ khoa vacxin vacxin sởi - quai bị - rubella tiêm chủng phụ nữ mang thai tiêm phòng trước khi mang thai lịch tiêm phòng tiêm phòng cho bà bầu vacxin rubella tiêm phòng rubella

Từ khóa » Tiêm Vacxin Rubella Khi Mang Thai