Tiêm Vi điểm HA Căng Bóng Da Mặt Có Tác Hại Không?
Có thể bạn quan tâm
Nội dung bài viết
- 1. Tiêm vi điểm HA là gì?
- 2. Hiệu quả của tiêm vi điểm HA?
- 3. Tiêm vi điểm HA có hại không?
- 4. Lưu ý khi tiêm vi điểm HA?
Trong những năm gần đây, tiêm vi điểm HA là phương pháp làm đẹp trở nên rất phổ biến và được ưa chuộng. Bên cạnh những lợi ích mà phương pháp làm đẹp này đem lại. Thì nhiều người còn lo lắng rằng không biết nó có gây nguy hại gì hay không. Trong bài viết này, YouMed sẽ giúp các bạn hiểu được bản chất của phương pháp làm đẹp này.
1. Tiêm vi điểm HA là gì?
Hyaluronic acid hay còn gọi tắt là HA, là một thành phần tự nhiên ở trong cơ thể của chúng ta. HA được tìm thấy ở nhiều nơi trong cơ thể như da, sụn khớp, dây chằng… và thực hiện nhiệm vụ chuyên biệt của nó. Ở da, HA đóng vai trò là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. HA có thể ngậm nước và tăng trọng lượng lên đến 1000 lần. Nhờ vậy da được cung cấp độ ẩm, tạo độ đàn hồi, phòng ngừa nếp nhăn và chảy xệ.
Tiêm vi điểm HA thật chất là tiêm meso, là một kỹ thuật tiêm vi điểm. Khi đó chúng ta sử dụng một lượng Hyaluronic acid (HA) tiêm trực tiếp vào trong da. Khi thực hiện tiêm HA sẽ tạo nhiều điểm nhỏ đều khắp trên da. Tại các điểm này chứa một lượng nhỏ dưỡng chất là Hyaluronic acid. Nhờ đó mà ta cung cấp trực tiếp cho da chất dưỡng ẩm, phát huy tác dụng nhiều hơn so với phương pháp bôi thông thường.
Quy trình tiêm vi điểm HA thực hiện rất đơn giản. Chúng ta chỉ cần sử dụng một cây kim tiêm để tiêm Hyaluronic acid vào trong da. Vì vậy phương pháp này ít gây xâm lấn đến khách hàng và ít gây đau. Ngoài ra phương pháp này đem lại khá hiệu quả và được ứng dụng trong điều trị da và thẩm mỹ.
Có thể bạn quan tâm:
Trước đây, chúng ta chỉ biết tới phương pháp hút mỡ là một phẫu thuật giúp loại bỏ mỡ thừa. Bên cạnh phương pháp này còn có các phương pháp ít xâm lấn hơn đó là tiêm tan mỡ. Vậy tiêm tan mỡ có thật sự có hiệu quả? Nó có tiềm ẩn nguy hiểm gì hay không? Mời bạn đọc tìm hiểu kỹ hơn về phương pháp này với bài viết: “Tiêm tan mỡ: Có thật sự hiệu quả không?“
2. Hiệu quả của tiêm vi điểm HA?
Tiêm HA được kiểm chứng là có hiệu quả trong điều trị trẻ hóa da bao gồm cải thiện độ ẩm, độ đàn hồi, độ sần sùi và độ sáng của làn da. Các nếp nhăn cũng được làm phẳng và được thấy cải thiện rõ sau khi tiêm.
Các hiệu quả kể trên là nhờ vào khả năng ngậm nước tuyệt vời của phân tử HA. Ngoài tác dụng cung cấp độ ẩm sâu, HA còn kích thích các tế bào tổng hợp collagen mới cho da. Khi làn da được cấp ẩm đầy đủ sẽ trông căng bóng một cách tự nhiên. Các thành phần collagen mới được tổng hợp tạo nên độ đàn hồi cho da, nhờ vậy làm phẳng các nếp nhăn nhỏ li ti và phòng ngừa chảy xệ.
Cần lưu ý là thời gian tồn tại của Hyaluronic acid khoảng 6-24 tháng tùy loại. Điều này có nghĩa là bạn có thể cần phải tiêm nhắc lại để duy trì kết quả lâu dài. Thời gian bao lâu tiêm lại tùy thuộc vào loại HA bạn sử dụng. Đối với HA được sử dụng để tiêm căng bóng thường có tác dụng trong vòng 6 tháng.
3. Tiêm vi điểm HA có hại không?
Phương pháp làm đẹp bằng tiêm HA ít xâm lấn và ít gây tổn thương da, vì vậy nó khá an toàn. Tiêm HA hoàn toàn không gây ra những nguy hiểm nghiêm trọng cho khách hàng ngoài việc chúng ta có thể gặp phải một vài tác dụng phụ sau:
- Kích ứng
Hyaluronic acid sử dụng để tiêm được tổng hợp bằng phương pháp sinh học từ nhiều nguồn khác nhau. Vì là một phân tử tổng hợp nên có khả năng gây phản ứng kích ứng, dị ứng da hay dị ứng với cơ địa nhạy cảm. Triệu chứng kích ứng là cảm giác châm chích, đỏ da hay ngứa sau khi tiêm. Để phòng ngừa tác dụng này thì cần sử dụng các loại thuốc hay dưỡng chất có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Ngoài ra bạn cần thông báo với bác sĩ điều trị nếu bạn có cơ địa dễ dị ứng.
- Sưng, bầm da
Bầm máu có thể xảy ra sau khi tiêm nhưng thường rất nhẹ. Tác dụng phụ này là do kim tiêm chạm phải các mạch máu nhỏ dưới da. Vết bầm có thể tự hết tự nhiên hoặc dùng thuốc để vết bầm máu nhanh tan hơn.
- Nhiễm trùng
Việc tiêm HA sẽ tạo nhiều vết hở trên da nên làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Để phòng ngừa nhiễm trùng xảy ra, nên thực hiện tiêm tại cơ sở uy tín và đảm bảo nguyên tắc vô khuẩn khi tiêm.
4. Lưu ý khi tiêm vi điểm HA?
Để hạn chế những rủi ro có thể xảy ra, không nên thực hiện tiêm HA cho các đối tượng sau đây:
- Da đang bị nhiễm trùng sẽ tăng nguy cơ bị nhiễm khuẩn nặng hơn khi tạo các vết thương hở trên da. Tốt nhất, bạn nên điều trị cho da khỏi hẳn rồi hãy thực hiện điều trị.
- Bệnh lý máu khó đông, rối loạn đông máu sẽ làm tăng thời gian chảy máu tại các điểm tiêm. Chảy máu sau tiêm sẽ khó cầm nếu khách hàng có bệnh lý rối loạn đông máu.
- Phụ nữ mang thai và đang cho cho con bú không nên thực hiện phương pháp xâm lấn mặc dù là xâm lấn tối thiểu. Ngoài ra các sản phẩm sử dụng chưa có bằng chứng rõ ràng không qua sữa mẹ.
Tiêm HA giúp cải thiện làn da nhưng nó không ngăn chặn quá trình lão hóa tự nhiên. Bên cạnh đó, bạn cần thực hiện các biện pháp bảo vệ da khác như chống nắng, bổ sung dinh dưỡng để làm chậm sự lão hóa theo thời gian.
Tiêm vi điểm HA là phương pháp điều trị trẻ hóa da có hiệu quả. Hơn nữa, đây là một kỹ thuật an toàn, không có tác hại nghiêm trọng. Tuy nhiên, việc thực hiện một quy trình chuẩn giúp đem lại hiệu quả cao và ngăn ngừa tác dụng phụ có thể xảy ra.
Có thể bạn quan tâm: “5 bí quyết ngăn ngừa lão hóa da“
Bác sĩ: Võ Thị Ngọc Hiền
Từ khóa » Cấy Ha Căng Bóng Da
-
CẤY HA CĂNG BÓNG DA - Dolly Beauty
-
CẤY HA (HYALURONIC ACID) CĂNG BÓNG DA - Thẩm Mỹ Diamond
-
Tiêm Căng Bóng Da Duy Trì được Bao Lâu? - Vinmec
-
Tiêm HA Trẻ Hóa, Căng Bóng Da Duy Trì Bao Lâu?Giá Bao Nhiêu?
-
Bạn Biết Gì Về Tiêm HA (Hyaluronic Acid) - Xu Hướng Trẻ Hóa Da đang ...
-
Trước Khi Tiêm HA Căng Bóng Da Mặt, Không Thể Không đọc Những ...
-
Tiêm Căng Bóng Da Là Gì? Được Bao Lâu? Giá Bao Nhiêu Tiền?
-
Tiêm Căng Bóng Da Mặt Có Hại Không? Ai Cũng "Nên Đọc" 1 Lần
-
Tiêm Căng Bóng Da Có Hại Không Và Những Sự Thật ít Ai Biết
-
Cấy HA Căng Bóng Da Bằng Công Nghệ Vital Injector
-
Tiêm Căng Bóng Da Mặt Bằng HA (Hyaluronic Acid) - ThammyS.VN
-
Cấy Tinh Chất HA Làm Căng Bóng Da Có Tốt Không? - Thẩm Mỹ Beauty S
-
Sự Thật Về Phương Pháp Cấy Căng Bóng Da - Lavish Aesthetic Clinic
-
Tiêm HA Căng Bóng Da Là Gì? Duy Trì được Bao Lâu? - Dr Hoàng Tuấn