Tiền đãi Tiệc Cưới Ai Sẽ Trả? - Webdamcuoi

Tiền đãi tiệc cưới là khoản chi phí lớn nhất trong ngân sách đám cưới. Nó chiếm đến xấp xỉ 50% tổng ngân sách dành cho đám cưới. Vì vậy, nó cũng là mối quan tâm hàng đầu cho các cặp đôi khi quyết định tổ chức đám cưới.

Câu hỏi thường được các cặp đôi đặt ra là ai là người sẽ chi trả khoản tiền đãi tiệc cưới. Hay nói chính xác hơn là nhà trai hay nhà gái sẽ là người phụ trách trả khoản chi phí đãi tiệc. Chúng ta sẽ cùng mổ xẻ vấn đề này bằng những trường hợp cụ thể.

Mục lục

Toggle
  • Nhà trai chi trả toàn bộ tiền đãi tiệc cưới
  • Nhà trai chi trả phần lớn tiền đãi tiệc cưới
  • Nhà trai chi trả cho khách nhà trai, nhà gái chi trả cho khách nhà gái.
  • Đãi tiệc riêng, tiệc nhà trai nhà trai trả, tiệc nhà gái nhà gái trả.
  • Nên áp dụng hình thức nào?

Nhà trai chi trả toàn bộ tiền đãi tiệc cưới

Nhà trai sẽ chi trả toàn bộ tiền đãi tiệc cưới. Đây là trường hợp rất thường hay xảy ra tại Việt Nam. Đây là trường hợp nhà trai và nhà gái sẽ cùng đãi tiệc cưới chung tại cùng 1 địa điểm và thời gian đã thống nhất với nhau.

Trước khi đặt tiệc, nhà trai và nhà gái sẽ tính toán và thống nhất số lượng khách mời của mỗi nhà. Trong đó nhà trai sẽ đãi là bao nhiêu bàn, nhà gái sẽ đãi bao nhiêu bàn. Từ đó sẽ tính được số bàn cần đặt.

Do nhà trai sẽ chi trả toàn bộ chi phí đãi tiệc nên bên nhà trai cũng sẽ là người quyết định chọn nhà hàng nào để đãi tiệc, cũng như thực đơn tiệc cưới gồm những món gì, giá bao nhiêu.

Nhà trai chi trả toàn bộ tiền đãi tiệc thì họ sẽ quyết định nhà hàng và thực đơn tiệc cưới
Nhà trai chi trả toàn bộ tiền đãi tiệc thì họ sẽ quyết định nhà hàng và thực đơn tiệc cưới

Do nhà trai sẽ phải phụ trách trả toàn bộ chi phí tiệc cưới nên họ sẽ thu lại toàn bộ tiền lì xì mà khách dự tiệc đi mừng cho cô dâu. Một phần số tiền này được nhà trai bù đắp cho khoản tiền mà mình đã bỏ ra để chi trả cho tiệc cưới. Còn quà cưới thì sẽ được giữ lại để cho cô dâu và chú rể.

Nhà trai chi trả phần lớn tiền đãi tiệc cưới

Đây là một trường hợp khác với trường hợp nhà trai chi trả toàn bộ tiền đãi tiệc cưới ở chỗ là: nhà trai chỉ trả phần lớn chi phí thôi. Phần còn lại nhà gái sẽ trả.

Cụ thể thì nhà trai sẽ dành cho nhà gái một số bàn tiệc nhất định. Ví dụ như nhà trai dành cho nhà gái 10 bàn tiệc tương đương với 100 khách mời. Nếu số lượng khách mời nhà gái nhiều hơn 100 khách dẫn đến phải tăng thêm số lượng bàn thì số bàn tăng thêm nhà gái sẽ phải chi trả. Chính vì thế chúng ta gọi trường hợp này là trường hợp nhà trai chi trả phần lớn chi phí đãi tiệc cưới.

Về chọn nhà hàng và thực đơn tiệc thì có thể nhà trai sẽ quyết định luôn. Hoặc cũng có thể là có sự thương lượng bàn bạc với bên nhà gái để thống nhất phương án chọn nhà hàng và thực đơn.

Chi phí đãi tiệc cưới luôn là chi phí lớn nhất trong đám cưới
Chi phí đãi tiệc cưới luôn là chi phí lớn nhất trong đám cưới

Về phần tiền mừng thì có 2 giải pháp. Một là nhà trai sẽ thu hết tiền mừng để bù đắp cho số tiền bỏ ra để thanh toán chi phí đãi tiệc. Giải pháp thứ hai là sẽ đem ra 2 thùng đựng tiền, khách mời nhà gái bỏ bên nhà gái và khách mời nhà trai bỏ bên nhà trai. Tiền mừng bên nào bên đó lấy.

Nhà trai chi trả cho khách nhà trai, nhà gái chi trả cho khách nhà gái.

Đây là trường hợp ăn đồng chia đủ đầy thực dụng khi cả 2 nhà sẽ đãi tiệc cưới chung. Cụ thể là mỗi nhà sẽ tính ra số lượng khách mời và số lượng bàn tiệc cưới của gia đình bên mình. Sau đó chia theo tỉ lệ phần trăm.

Ví dụ như đãi 50 bàn mà nhà trai 30 bàn, nhà gái 20 bàn thì tỉ lệ sẽ là nhà trai 60%, nhà gái 40%.

Khi thanh toán tiền đãi tiệc cưới thì cứ lấy tổng số tiền phải trả nhân theo tỉ lệ phần trăm của mỗi nhà. Từ đó tính ra được nhà trai sẽ phải trả bao nhiêu tiền, nhà gái sẽ phải trả bao nhiêu tiền.

Ví dụ tổng số tiền phải thanh toán cho tiệc cưới là 100 triệu đồng. Theo tỉ lệ thì nhà trai sẽ phải trả 60 triệu và nhà gái phải trả 40 triệu.

Số tiền mừng đám cưới cũng sẽ được phân chia theo nhà trai và nhà gái. Họ sẽ đặt 2 thùng tiền nhà trai và nhà gái riêng. Tiền mừng khách bên nào thì bên đó lấy.

Thùng tiền cưới riêng của nhà trai và nhà gái
Thùng tiền cưới riêng của nhà trai và nhà gái

Về quyết định chọn nhà hàng và thực đơn cũng được 2 bên tham khảo ý kiến và cùng nhau quyết định chứ không phải một nhà quyết định hết.

Đãi tiệc riêng, tiệc nhà trai nhà trai trả, tiệc nhà gái nhà gái trả.

Có những đám cưới mà đãi tiệc 2 lần. Lần đầu tổ chức tại bên nhà gái, lần thứ 2 tổ chức bên nhà trai. Đây là những đám cưới mà cô dâu, chú rể là những người ở 2 tỉnh khác nhau. Thậm chí là 2 người ở 2 miền khá xa nhau như là người ở miền Bắc, người ở miền Nam. Chính vì sự khác biệt về địa lý nên bắt buộc họ phải đãi tiệc cưới 2 lần để người thân và bạn bè có thể tham dự và chia vui với họ.

Nhà trai và nhà gái có thể đãi tiệc cưới riêng và tự trả chi phí cho tiệc của mình
Nhà trai và nhà gái có thể đãi tiệc cưới riêng và tự trả chi phí cho tiệc của mình

Theo cách đãi tiệc này thì nhà trai sẽ đãi tiệc cưới tại khu vực nhà trai. Khách mời đa số là bà con, họ hàng, bạn bè của bên nhà trai. Tương tự như vậy, nhà gái cũng sẽ đãi tiệc cưới tại khu vực nhà gái. Khách mời bên tiệc nhà gái là bà con, họ hàng và bạn bè của bên nhà gái.

Với hình thức đãi tiệc như vậy thì tiệc của nhà nào thì nhà đó trả. Tiền mừng cưới của tiệc nhà nào thì nhà đó sẽ lấy để trang trải chi phí đãi tiệc.

Nên áp dụng hình thức nào?

Như vậy chúng ta đã điểm qua một vài trường hợp điển hình nhất ai sẽ phải trả tiền tiệc cưới. Để tiệc cưới được tổ chức trọn vẹn và êm xui thì trước khi đặt tiệc và chọn nhà hàng, bên nhà trai và nhà gái nên cùng ngồi lại với nhau bàn bạc.

Vấn đề đãi tiệc, trả tiền tiệc cưới và thu về khoản tiền mừng là vấn đề khá tế nhị. Nhiều đám cưới sui gia trở thành oan gia, trở mặt với nhau cũng chỉ vì những vấn đề này. Việc bàn bạc và thống nhất được với nhau giữa 2 gia đình sui gia trong vấn đề tiệc cưới là điều cần thiết. Thống nhất để tránh những tranh cãi đáng tiếc có thể xảy ra sau khi đãi tiệc.

Nếu nhà trai hoặc nhà gái là gia đình có khả năng tài chính hùng mạnh có khả năng chi trả hết toàn bộ chi phí tiệc của cả hai nhà thì rất tốt. Còn không thì nên quyết định rõ ràng tiền tiệc sẽ do ai trả, tiền mừng đám cưới ai sẽ thu về.

>>> Xem thêm: 9 cách tiết kiệm chi phí khi thuê xe hoa

9 cách tiết kiệm chi phí thuê xe hoa đơn giản nhất

>>> Xem thêm: Những sắc màu đặc trưng trong đám cưới của người miền Tây

Những sắc màu đặc trưng trong đám cưới người miền Tây
ai trả tiền tiệc cưới, chi phí đãi tiệc cưới, chi phí tiệc cưới, đãi tiệc cưới, tiền đãi tiệc cưới

Từ khóa » đám Cưới đãi 10 Bàn