Tiến độ Dự án đường Cao Tốc Dầu Giây Liên Khương (Đà Lạt)

Nằm trong dự án đường cao tốc Dầu Giây - Đà Lạt, đoạn cao tốc Dầu Giây Liên Khương đang được Bộ GTVT gấp rút thống nhất kế hoạch kêu gọi vốn và triển khai xây dựng. Khi hoàn thành, đoạn cao tốc này sẽ góp phần tạo nên thế mạnh về giao thông, phát triển kinh tế - du lịch cho vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.

Mới đây, ngày 7/4/2023 UBND tỉnh Lâm Đồng thông báo rằng dự án cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc sẽ khởi đầu vào tháng 9/2023 và dự kiến hoàn thành vào tháng 6/2026. Cùng tìm hiểu sơ lược về cao tốc Dầu Giây - Liên Khương trong bài viết dưới đây nhé!

Tổng quan tuyến cao tốc Dầu Giây Liên Khương

Tên dự án Đường cao tốc Dầu Giây - Liên Khương (Ký hiệu tuyến: CT14)
Chiều dài khoảng 200,3km
Điểm đầu nút giao Dầu Giây, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai
Điểm cuối nút giao sân bay Liên Khương (nối với đoạn Liên Khương - Prenn)
Tổng vốn đầu tư 65.000 tỷ đồng

Đường cao tốc Dầu Giây Liên Khương là đoạn cao tốc thuộc dự án cao tốc Dầu Giây Đà Lạt (gồm đoạn cao tốc Liên Khương - Prenn dài 19,2km đã hoàn thành năm 2008). Dự án đường cao tốc Dầu Giây Liên Khương có chiều dài 200,3km được quy hoạch xây dựng theo tiêu chuẩn đường cao tốc loại A, vận tốc thiết kế là 80–120 km/h. Dự án có tổng vốn đầu tư (xây dựng và giải phóng mặt bằng) là 65.000 tỷ đồng được huy động dưới hình thức BOT và nguồn vốn từ cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản.

Quy hoạch cao tốc Dầu Giây Liên Khương

Cao tốc được triển khai theo 3 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1 (Dầu Giây – Tân Phú): Đoạn Dầu Giây - Tân Phú có chiều dài 60,1 km với tổng diện tích sử dụng đất 460ha, đi qua địa bàn huyện Thống Nhất, Xuân Lộc, Định Quán và Tân Phú. Giai đoạn 1 có tổng vốn đầu tư là khoảng 5.773 tỷ đồng (chưa bao gồm lãi vay) được kêu gọi theo hình thức BOT. Quy mô mặt cắt ngang rộng 25m gồm bốn làn xe, giải phóng mặt bằng theo quy hoạch.
  • Giai đoạn 2 (Tân Phú – Bảo Lộc): Giai đoạn 2 có chiều dài 66,3 km tiếp nối từ Tân Phú - Bảo Lộc đi qua 2 tỉnh Đồng Nai - Lâm Đồng. Giai đoạn này có tổng kinh phí xây dựng lên đến 17.000 tỉ đồng theo hình thức vay vốn từ Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) theo chỉ đạo từ Bộ Giao thông Vận tải.
  • Giai đoạn 3 (Bảo Lộc – Liên Khương): Đoạn cuối cùng của chuỗi cao tốc có tổng chiều dài 73,64 km, được bắt đầu từ TP.Bảo Lộc đến Liên Khương. Tổng vốn đầu tư cho đoạn cao tốc này hơn 13.000 tỉ đồng, trong đó 3.000 tỉ đồng là từ tiền hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách Nhà nước.

Cập nhật tiến độ dự án cao tốc Dầu Giây Liên Khương 2023

Hai tuyến cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc và Bảo Lộc - Liên Khương, với tổng chiều dài 140 km, dự kiến sẽ khởi công trong quý 4/2023. Thông tin này được thông báo trong buổi họp báo do UBND tỉnh Lâm Đồng tổ chức vào ngày 7/4/2023.

Theo ông Phạm S, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, sau khi báo cáo tiền khả thi được phê duyệt (dự kiến vào tháng 9/2023), địa phương sẽ tiến hành tổ chức đấu thầu và nỗ lực để khởi công trong năm nay. Đây là hai dự án quan trọng nhất từng được triển khai tại tỉnh Lâm Đồng.

1. Cao tốc Dầu Giây Đà Lạt khi nào khởi công?

Tiến độ cao tốc Dầu Giây - Tân Phú: Đối với đoạn cao tốc Dầu Giây - Tân Phú, theo dự kiến đoạn cao tốc này sẽ được triển khai trong năm 2019. Tuy nhiên đến nay vẫn còn nhiều vướn mắc chưa được tháo gỡ, khó khăn về điều kiện vốn. Nên đoạn này hiện trạng chưa thể triển khai. Đối với các dự án thành phần còn lại (đoạn Tân Phú - Bảo Lộc và Bảo Lộc - Liên Khương), do tổng mức đầu tư lớn (khoảng 32.000 tỉ đồng), Bộ GTVT đang tiếp tục xây dựng phương án đầu tư từ nguồn vốn vay ODA hoặc từ ngân sách nhà nước. Bộ GTVT cũng cho biết tuyến cao tốc Dầu Giây - Liên Khương được đề xuất danh mục đầu tư trong giai đoạn 2021 - 2030; riêng đối với đoạn Dầu Giây - Tân Phú sẽ được bố trí vốn ưu tiên đầu tư giai đoạn 2021 - 2025.

Ngày 7/4/2023, UBND tỉnh Lâm Đồng đã chính thức thông báo về dự án quan trọng của cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc. Theo thông tin mới nhất, dự án này sẽ bắt đầu triển khai vào tháng 9-2023.

Theo kế hoạch, dự án dự kiến sẽ hoàn thành vào tháng 6/2026, và sẽ được kết nối với các tuyến cao tốc khác trong khu vực. Mục tiêu của dự án là thúc đẩy phát triển kinh tế và giao thông trong vùng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển và kết nối giữa các địa phương.

Tiến độ đường cao tốc Dầu Giây - Liên Khương

2. Tiến độ cao tốc Dầu Giây – Tân Phú

Dự án xây dựng đường cao tốc Dầu Giây - Tân Phú là một dự án quan trọng được phê duyệt bởi Phó Thủ tướng Lê Văn Thành vào ngày 6/9/2022 theo phương thức PPP. Dự án này có điểm đầu tại xã Xuân Thạnh, huyện Thống Nhất và điểm cuối tại xã Phú Trung, huyện Tân Phú. Tuyến đường đi qua các huyện Thống Nhất, Định Quán, Xuân Lộc và Tân Phú, cũng kết nối với dự án đường cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc.

Dự án có tổng mức đầu tư sơ bộ là 8.365,651 tỷ đồng, trong đó phần vốn nhà đầu tư và doanh nghiệp dự án PPP chiếm khoảng 7.065,651 tỷ đồng, và phần vốn nhà nước tham gia là khoảng 1.300 tỷ đồng. Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã chỉ đạo triển khai các thủ tục pháp lý để khởi công đoạn Dầu Giây - Tân Phú trong quý II/2023 và dự kiến hoàn thành trong năm 2026.

Cao tốc Dầu Giây – Tân Ph
Cao tốc Dầu Giây – Tân Phú

Dự án đã được xem xét và phê duyệt trong các quy định pháp luật. Hội đồng thẩm định liên ngành đã xem xét Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và Bộ GTVT đã trình Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đến Văn phòng Chính phủ. Quyết định chủ trương đầu tư được đưa ra sau khi đảm bảo các điều kiện quy định của Luật Đầu tư theo phương thức PPP và Nghị định số 35/2021/NĐ-CP của Chính phủ.

Trước đó, Bộ GTVT đã kiến nghị Thủ tướng xem xét và phê duyệt dự án này. Ban quản lý dự án Thăng Long đã đề nghị Bộ GTVT phê duyệt chủ trương đầu tư theo phương thức PPP và loại hợp đồng BOT. Dự án sẽ được phân kỳ đầu tư giai đoạn 1 với quy mô bốn làn xe, bề rộng nền đường 17 m và vận tốc thiết kế 100 km/giờ.

Dự án dự kiến có tổng mức đầu tư trên 8.365 tỷ đồng, với vốn nhà nước hơn 1.300 tỷ đồng và vốn nhà đầu tư trên 7.065 tỷ đồng. Mức phí khởi điểm dự kiến là 1.700 đồng/km/xe tiêu chuẩn, dự kiến tăng sau hai năm. Thời gian thu phí hoàn vốn của nhà đầu tư dự kiến là 20 năm ba tháng.

Về tiến độ, dự án dự kiến chuẩn bị giai đoạn 2021-2022, lựa chọn nhà đầu tư giai đoạn 2022-2023, giải phóng mặt bằng và tái định cư giai đoạn 2022-2023, và thi công xây dựng giai đoạn 2023-2025.

Dự án Dầu Giây - Tân Phú đã được trình Thủ tướng Chính phủ để phê duyệt chủ trương đầu tư và đề xuất vào danh mục các dự án đầu tư công. Dự án sẽ sử dụng vốn của Chương trình phục hồi kinh tế bền vững và sẽ được triển khai bởi UBND các tỉnh Lâm Đồng và Đồng Nai trong giai đoạn 2023-2025.

Dự án thành phần 1 cao tốc Dầu Giây Liên Khương: Cao tốc Dầu Giây – Tân Phú
Dự án thành phần 1 cao tốc Dầu Giây Liên Khương: Cao tốc Dầu Giây – Tân Phú

3. Cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc khởi công 9/2023

Ngày 15/05/2023, tỉnh Lâm Đồng sẽ tiến hành cắm mốc trên toàn tuyến cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc để chuẩn bị cho khởi công vào ngày 2/9/2023. Dự án này do liên danh Công ty cổ phần Tập đoàn Đèo Cả, Công ty cổ phần Tập đoàn Hưng Thịnh và Công ty cổ phần Tập đoàn Nam Miền Trung làm chủ đầu tư.

Vào ngày 10/11/2022, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã phê duyệt chủ trương đầu tư dự án xây dựng đường cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc theo hình thức đối tác công tư (PPP).

Dự án cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc có chiều dài khoảng 66km, trong đó 11km đi qua huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai và 55km thuộc tỉnh Lâm Đồng. Dự án có tổng mức đầu tư phân kỳ là 17.200 tỷ đồng, trong đó vốn nhà nước tham gia dự án là 6.500 tỷ đồng và vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư là 1.605 tỷ đồng.

Điểm đầu dự án tại Km 60+100 thuộc xã Phú Trung, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai, và điểm cuối tại Km 126+360 giao với đường Nguyễn Văn Cừ, thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng.

Dự án cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc sẽ có 4 làn xe ô tô và vận tốc thiết kế 80 km/giờ. Dự án đã được UBND tỉnh Lâm Đồng kiến nghị phê duyệt chủ trương đầu tư theo hình thức đối tác công tư. Tổng mức đầu tư của dự án là 16.220 tỷ đồng. Cũng theo đó, dự án khởi công vào tháng 10/2022 và thuộc tuyến cao tốc Dầu Giây - Liên Khương.

Tuyến đường từ xã Phú Trung, huyện Tân Phú đến đường Nguyễn Văn Cừ, thành phố Bảo Lộc dài 66km, trong đó có 55km nằm trong địa phận tỉnh Lâm Đồng và phần còn lại thuộc tỉnh Đồng Nai.

Dự án cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm an ninh quốc phòng của tỉnh Đồng Nai và Lâm Đồng, cũng như khu vực Tây Nguyên.

Ngày 27/06/2022, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã chỉ đạo triển khai các thủ tục pháp lý để khởi công đoạn Tân Phú - Bảo Lộc trong quý II/2023 và dự kiến hoàn thành vào năm 2026.

Ngày 17/03/2021 theo Quyết định số 388/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Hội đồng thẩm định liên ngành tổ chức thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Tân Phú (tỉnh Đồng Nai) – Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng) theo phương thức đối tác công tư

Trước đó, ngày 05/02/2021, Thủ tướng Chính phủ đồng ý về nguyên tắc giao UBND tỉnh Lâm Đồng, là cơ quan có thẩm quyền tổ chức thực hiện dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Tân Phú (Đồng Nai) – Bảo Lộc (Lâm Đồng).

Dự án thành phần 2 cao tốc Dầu Giây Liên Khương: Cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc
Dự án thành phần 2 cao tốc Dầu Giây Liên Khương: Cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc

4. Tiến độ cao tốc Bảo Lộc – Liên Khương

Ngày 15/05/2023, tỉnh Lâm Đồng sẽ tổ chức cắm mốc trên toàn tuyến và hoàn tất các thủ tục cần thiết để khởi công dự kiến vào ngày 2/9/2023. Tổng mức đầu tư của dự án là 19.521 tỷ đồng. HĐND tỉnh Lâm Đồng đã phê duyệt chủ trương đầu tư giai đoạn 1 của dự án vào ngày 21/12/2022.

Vào ngày 21/12/2022, HĐND tỉnh Lâm Đồng đã phê duyệt chủ trương đầu tư giai đoạn 1 theo hình thức đối tác công - tư (PPP). Dự án được chia thành 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 (2022-2025) sẽ xây dựng 4 làn xe, rộng 17m, vận tốc 80km/h. Giai đoạn 2 (sau năm 2030) sẽ mở rộng thành 8 làn xe, rộng gần 25m, vận tốc khai thác 100km/h và có làn dừng khẩn cấp.

Tổng mức đầu tư của giai đoạn 1 là 12.532 tỷ đồng và giai đoạn 2 là khoảng 5.420 tỷ đồng, do liên danh Công ty Cổ phần Tập đoàn T&T và Công ty Cổ phần Tập đoàn Phương Trang (Futa Group) đề xuất triển khai.

Ngày 23/03/2022, UBND tỉnh Lâm Đồng đã gửi tờ trình đề nghị thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi của dự án. Dự án này là thành phần ba trong tuyến cao tốc Dầu Giây - Liên Khương dài 210km, đã được Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư trong giai đoạn 2020-2025.

Cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương có điểm đầu tại đường Nguyễn Văn Cừ, TP Bảo Lộc và điểm cuối tại đường cao tốc Liên Khương - Prenn, huyện Đức Trọng. Dự án được chia làm hai giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 (2022-2025) sẽ xây dựng 4 làn xe, rộng 17m, vận tốc 80km/h.

Giai đoạn 2 (sau năm 2030) sẽ mở rộng thành 8 làn xe, rộng gần 25m, vận tốc khai thác 100km/h và có làn dừng khẩn cấp. Tổng mức đầu tư cho toàn dự án là 16.407 tỷ đồng, với giai đoạn 1 là 12.532 tỷ đồng và giai đoạn 2 khoảng 5.420 tỷ đồng. Dự án này do liên danh T&T Group JSC - FUTA Group - Phương Thành đề xuất triển khai xây dựng.

Trong giai đoạn 1, nhà nước sẽ hỗ trợ 4.000 tỷ đồng, trong đó 1.500 tỷ đồng lấy từ ngân sách địa phương và 2.500 tỷ đồng từ vốn Trung ương. Giai đoạn 2 sẽ được huy động toàn bộ vốn từ nhà đầu tư. Tiến độ thực hiện dự án dự kiến giai đoạn 1 từ năm 2021 – 2025 và giai đoạn 2 từ năm 2035 – 2036. UBND tỉnh Lâm Đồng đang nỗ lực thúc đẩy tiến độ và đặt mục tiêu khởi công tuyến cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương vào tháng 11/2022.

Trước đó, UBND tỉnh Lâm Đồng đã có văn bản vào ngày 20/1/2022 về việc thẩm định và đưa ra ý kiến về hồ sơ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi của dự án theo hình thức đối tác công tư, theo đề nghị từ liên danh nhà đầu tư T&T Group JSC - FUTA Group - Phương Thành. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng cũng đã đóng góp ý kiến quan trọng liên quan đến dự án.

Dự án Cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương có tổng chiều dài khoảng 73,64km và được tính toán để hoàn vốn trong giai đoạn 1 sau 17 năm 7 tháng, giai đoạn 2 sau 10 năm 7 tháng.

Để đảm bảo đầu tư đồng bộ cho tuyến cao tốc Dầu Giây - Liên Khương, UBND tỉnh Lâm Đồng đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép địa phương thực hiện đoạn cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương theo hình thức đối tác công tư (PPP) từ ngày 9/12/2021, và đề xuất đã nhận được sự đồng ý từ Thủ tướng Chính phủ thông qua văn bản số 1554/TTr-CN ngày 10/11/2021.

Dự án thành phần 3 cao tốc Dầu Giây Liên Khương: Cao tốc Bảo Lộc – Liên Khương
Dự án thành phần 3 cao tốc Dầu Giây Liên Khương: Cao tốc Bảo Lộc – Liên Khương

Bản đồ hướng tuyến Cao tốc Dầu Giây Liên Khương

Bản đồ hướng tuyến Cao tốc Dầu Giây - Liên Khương (Nhấn vào hình để xem rõ hơn)

Cao tốc Dầu Giây - Liên Khương mở ra bước đột phá phát triển KT-XH Lâm Đồng

1. Tạo liên kết vùng khu vực Tây Nguyên và Nam Trung Bộ

Khi cao tốc Dầu Giây - Liên Khương được thông hành sẽ tạo liên kết vùng Tây Nguyên và Nam Trung Bộ. Điển hình là đường Trường Sơn Đông là một tuyến đường quan trọng chạy song song với đường Trường Sơn Tây và quốc lộ 1A, đi qua 7 tỉnh của miền Trung và Tây Nguyên. Bắt đầu từ tỉnh Quảng Nam, tuyến đường đi qua Kon Tum, Gia Lai, Bình Định, Phú Yên, Đắk Lắk và Lâm Đồng, trước khi kết thúc tại Đà Lạt.

Theo quy hoạch, đường Trường Sơn Đông sẽ trở thành trục giao thông quan trọng, liên kết vùng, giúp rút ngắn thời gian di chuyển từ Đà Lạt đến các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên. Dự kiến, đường này sẽ hoàn thành trước năm 2023.

Ngoài ra, theo Quyết định số 1848/QĐ-TTg của Chính phủ ngày 27/12/2018, đường ĐT725 sẽ được nâng cấp và mở rộng một số đoạn (khoảng 6 km) trong tổng chiều dài 140 km từ thành phố Đà Lạt đến huyện Đạ Tẻh, trở thành một phần của tuyến quốc lộ Trường Sơn Đông theo hướng phát triển quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Lâm Đồng đến năm 2035, và nhìn xa hơn là đến năm 2050.

Trong kế hoạch quy hoạch mạng lưới đường bộ giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2050, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 1454/QĐ-TTg ngày 01/9/2021, một số tuyến cao tốc liên kết sẽ được xây dựng, bao gồm đường cao tốc Đà Lạt - Nha Trang, Đà Lạt - Phan Thiết và Liên Khương - Buôn Ma Thuột, nhằm tăng cường kết nối trong khu vực miền Trung và Tây Nguyên.

Với tầm nhìn dài hạn, dự án đường cao tốc Dầu Giây - Liên Khương sẽ kết nối với các dự án trên, đóng vai trò là một đòn bẩy thúc đẩy sự gắn kết vùng, đồng thời tạo đột phá về quốc phòng, an ninh và đưa kinh tế - xã hội lên một tầm cao mới.

Cao tốc Dầu Giây Liên Khương phát triển KTXH khu vực Tây Nguyên và Nam Trung Bộ
Cao tốc Dầu Giây Liên Khương phát triển KTXH khu vực Tây Nguyên và Nam Trung Bộ

2. Rút ngắn khoảng cách, phát triển du lịch vùng Tây Nguyên

Cao tốc Dầu Giây - Liên Khương được đánh giá là tuyến đường có ý nghĩa vô cùng quan trọng không chỉ về mặt kết nối giao thông mà còn thúc đầy nền kinh tế vùng phát triển. Khi đường cao tốc hoàn chỉnh sẽ nối đạo cao tốc Liên Khương - Đà lạt, giảm tải cho quốc lộ 20, đồng thời kết nối hoàn chỉnh, đồng bộ với hệ thống mạng lưới đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây (hệ thống cao tốc xuyên Việt). Bên cạnh đó, thời gian di chuyển từ TP.HCM lên Bảo Lộc được rút ngắn chỉ còn khoảng 2 giờ; và từ Đà Lạt xuống Bảo Lộc cũng chỉ mất 1 giờ đồng hồ. Như vậy, thời gian di chuyển đã được giảm một nửa so với di chuyển trên quốc lộ 20 như hiện nay. Điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc vận chuyển và cung cấp thực phẩm tươi từ Đà Lạt xuống Đồng Nai và chợ đầu mối mỗi ngày. Ngoài ra, tuyến cao tốc còn là động lực phát triển kinh tế cho 2 vùng kinh tế Đông Nam bộ và Tây nguyên. Khi dự án đi vào khai thác sẽ kết nối giao thông vùng, tăng khả năng thu hút lượng khách du lịch từ tp HCM và các tỉnh phía Nam. Đồng thời thúc đẩy tam giác du lịch, trao đổi kinh tế với các thành phố lớn như Nha Trang - Đà Lạt - TP.HCM.

Cao tốc Dầu Giây Liên Khương rút ngắn khoảng cách, phát triển du lịch vùng Tây Nguyê
Cao tốc Dầu Giây Liên Khương rút ngắn khoảng cách, phát triển du lịch vùng Tây Nguyên

Tiến độ đền bù, giải phóng mặt bằng cao tốc Dầu Giây Liên Khương

Động thái đền bù, giải phóng mặt bằng trên tuyến cao tốc Dầu Giây - Liên Khương đang là một khía cạnh quan trọng cần được quan tâm. Để đảm bảo tiến độ xây dựng và tiến trình đền bù, giải phóng mặt bằng, các thủ tục liên quan cần được triển khai song song.

Có những quan ngại rằng dự án cao tốc Dầu Giây - Liên Khương có thể gặp khó khăn trong việc đáp ứng tiến độ, gây ảnh hưởng đến tiến trình đền bù, giải phóng mặt bằng. Đến nay, vẫn chưa có sự rõ ràng về hướng tuyến và các mốc thời gian cụ thể cho việc giải phóng mặt bằng. Vì vậy, để đảm bảo sự thuận lợi trong quá trình tái định cư và ổn định cuộc sống cho cư dân địa phương, dự án cần được duy trì trong tiến độ tốt nhất.

Phối cảnh dự án cao tốc Dầu Giây - Liên Khương

Cử tri Đà Lạt mong sớm hoàn thành cao tốc Dầu Giây - Liên Khương

Ngày 11/5, ông Phan Đình Trạc, Bí thư Trung ương Đảng và các đại biểu Quốc hội khóa XV tỉnh Lâm Đồng đã tiếp xúc với cử tri phường 9 (TP.Đà Lạt) trước kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV để lắng nghe ý kiến và kiến nghị của cử tri.

Trong buổi tiếp xúc, cử tri TP.Đà Lạt đã đề cập đến nhiều vấn đề quan trọng như quy hoạch, phát triển cơ sở hạ tầng, an ninh nguồn nước, chính sách tiền lương và đặc biệt là vấn đề giao thông và phương án chống ùn tắc. Họ kêu gọi sự quan tâm và hỗ trợ từ Trung ương để đẩy nhanh tiến độ xây dựng cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc và Bảo Lộc - Liên Khương, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho du khách khi tham quan và du lịch đến Đà Lạt.

Theo ông Nguyễn Phan Lũy, một cử tri TP.Đà Lạt, cơ sở hạ tầng đô thị, đặc biệt là giao thông, đã có những tiến bộ đáng kể trong vài năm qua, tuy nhiên, việc hoàn thành các dự án cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc và Bảo Lộc - Liên Khương trong thời gian tới sẽ tạo ra nhiều tiện ích mới.

Khi bốn con đường cao tốc này hoàn thành, thời gian di chuyển từ TP.HCM đến Đà Lạt sẽ giảm xuống còn hơn 3 tiếng, so với hơn 6 tiếng như hiện nay. Điều này sẽ góp phần phát triển kinh tế, đặc biệt là trong lĩnh vực du lịch và dịch vụ, cung cấp nguồn rau và hoa - những nguồn lợi quan trọng của TP.Đà Lạt.

Ngoài ra, một số cử tri khác đã nhấn mạnh về việc quan tâm đến công tác cán bộ, chế độ tiền lương, phòng chống tham nhũng và tiêu cực, cũng như cân nhắc sự cân bằng giữa lợi ích kinh tế và bảo tồn cảnh quan, khí hậu của Đà Lạt.

Ông Phan Đình Trạc và các đại biểu Quốc hội đã ghi nhận và lắng nghe ý kiến của cử tri, và ông khẳng định rằng việc phát triển hạ tầng là vô cùng quan trọng không chỉ đối với Đà Lạt mà còn cả quốc gia. Địa phương cần có tầm nhìn quy hoạch dài hạn để phát triển hạ tầng giao thông mà vẫn giữ được quỹ đất.

Hình ảnh thực tế cao tốc Dầu Giây Liên Khương
Hình ảnh thực tế cao tốc Dầu Giây Liên Khương

Trong quá trình phát triển, không chỉ quan tâm đến lợi ích ngắn hạn mà còn phải bảo vệ lợi ích lâu dài, bằng cách bảo tồn rừng thông, kiến trúc cổ và cảnh quan thiên nhiên. Đồng thời, cần xem xét việc xây dựng thêm các hồ chứa nước để đảm bảo an ninh nguồn nước và duy trì khí hậu trong lành của Đà Lạt.

Còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết Giáp Thìn 2024? Đếm ngược Tết 2024

Nguồn: Invert.vn

Đăng ký theo dõi kênh Bất Động Sản Invert để nhận thông tin các dự án mới nhất.

Từ khóa » Bản đồ Dự án Cao Tốc Dầu Giây Liên Khương