Tiến độ Thi Công Dự án Cao Tốc Dầu Giây - Tân Phú Năm 2022
Có thể bạn quan tâm
Theo phương án mới nhất, dự án Cao tốc Dầu Giây – Tân Phú đây là đoạn thiết yếu thuộc dự án cao tốc Dầu Giây - Liên Khương (Đà Lạt), sẽ được Bộ Giao thông vận tải ưu tiên đầu tư trước, với tổng mức đầu tư hơn 6.6 ngàn tỷ đồng với chiều dài 60km.
Tiến độ thi công dự án Cao tốc Dầu Giây - Tân Phú
Vừa qua Ban quản lý dự án Thăng Long đã trình lên Bộ Giao thông vận tải Báo cáo nghiên cứu về tính tiền khả thi dự án thành phần 1 đoạn Dầu Giây - Tân Phú giai đoạn 1. Theo đó, nếu Báo cáo về dự án Cao tốc Dầu Giây - Tân Phú được phê duyệt thì quý IV/2021 - Quý I/2022 sẽ tổ chức lựa chọn Nhà đầu tư (gồm thành lập doanh nghiệp dự án và ký kết hợp đồng dự án). Dự án khởi công vào Quý IV/2022, hoàn thành và đưa vào sử dụng Quý I/2025.
Bên cạnh đó, về phía các đơn vị tư vấn và thiết kế của dự án cao tốc Dầu Giây - Tân Phú đang tiến hành song song các công việc liên quan như thủ tục về pháp lý, giải phóng mặt bằng... để kịp thời cập nhật tình hình về quy hoạch sử dụng đất qua đó đề ra các phương án tiến hành thực hiện dự án.
Tổng quan dự án Cao tốc Dầu Giây - Tân Phú
Theo Ban quản lý dự án Thăng Long, Dự án đường cao tốc Dầu Giây - Tân Phú là đoạn đầu nằm trong Dự án đường cao tốc Dầu Giây - Liên Khương (Đà Lạt), được triển khai theo phương thức đầu tư PPP (hợp động BOT) và sẽ được ưu tiên triển khai sớm nhất. Đồng thời, trước đó Bộ Giao thông vận tải đã giao cho Ban quản lý dự án Thăng Long tiến hành tổ chức và báo cáo tiền khả thi các dự án thành phần thuộc dự án Cao tốc Dầu Giây - Tân Phú.
Chiều dài, quy mô và tổng mức đầu tư của dự án Cao tốc Dầu Giây - Tân Phú là bao nhiêu?
Theo thông tin từ Ban quản lý dự án Thăng Long, Dự án Cao tốc Dầu Giây - Tân Phú có chiều dài tuyến đường khoảng 59,6km. Khi hoàn chỉnh Dầu Giây - Tân Phú có quy mô 4 làn xe và vận tốc thiết kế 100km/h, đạt tiêu chuẩn đường bộ cao tốc loại A.
Trong đó, theo phân kỳ giai đoạn 1, Cao tốc Dầu Giây - Tân Phú có quy mô 4 làn xe, chiều rộng nền mặt đường 17m và vận tốc thiết kế 80km/h. Dự kiến tổng mức đầu tư bao gồm lãi vay trong thời gian xây dựng là hơn 6,6 ngàn tỷ đồng.
Dự án Cao tốc Dầu Giây - Tân Phú đi qua địa phận nào của tỉnh Đồng Nai?
Dự án đường cao tốc Dầu Giây - Tân Phú có điểm đầu giao với Quốc lộ 1 trùng với điểm cuối cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây và điểm cuối giao cắt với Quốc lộ 20 (thuộc địa bàn xã Phú Trung, huyện Tân Phú, Đồng Nai). Cao tốc Dầu Giây - Tân Phú đi qua bốn huyện của tỉnh Đồng Nai là: Thống Nhất (64 ha), Định Quán (160 ha), Xuân Lộc (16 ha) và Tân Phú chiếm diện tích lớn nhất (220 ha).
Nguồn vốn để thực hiện Cao tốc Dầu Giây - Tân Phú
Theo như đề xuất của các cơ quan chức năng liên quan của dự án, nguồn vốn thực hiện dự án được đề xuất theo hình thức PPP, loại hợp đồng BOT. Trong đó, với hình thức đầu tư này, nhà đầu tư huy động vốn chủ sở hữu và vốn vay để thực hiện đầu tư xây dựng các công trình dự án và thu hồi vốn thông qua thu phí sử dụng đường bộ. Trong đó 1,3 ngàn tỷ đồng là nguồn hỗ trợ kinh phí từ Nhà nước.
Vì vậy với doanh thu từ việc thu phí các phương tiện giao thông, giai đoạn 1 với quy mô 17m, cao tốc Dầu Giây - Tân Phú đảm bảo khả năng hoàn vốn cho các nhà đầu tư trong khoảng thời gian dưới 15 năm và 6 tháng khi đi vào khai thác và sử dụng.
Mục đích, ý nghĩa của dự án cao tốc Dầu Giây - Tân Phú
Theo đánh giá của các chuyên gia việc đầu tư và xây dựng cao tốc Dầu Giây - Tân Phú có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy liên kết vùng, thay đổi bộ mặt về hạ tầng giao thông của khu vực.
Trước hết, cao tốc Dầu Giây - Tân Phú, đây là điểm đầu tiên của dự án Cao tốc Dầu Giây - Liên Khương và cũng là điểm cuối của tuyến cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây, kết nối cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu. Từ đây đã tạo điều kiện thuận lợi giúp kết nối các tỉnh TP. Hồ Chí Minh, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tỉnh Lâm Đồng.
Khi dự án cao tốc Dầu Giây - Tân Phú đi vào hoạt động sẽ giúp rút ngắn khoảng cách di chuyển, vận chuyển hàng hóa một cách nhanh chóng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, kết nối phát triển du lịch, gia tăng tiềm năng về thị trường bất động sản nơi tuyến đường này đi qua...
Dự án cao tốc Dầu Giây – Liên Khương có tổng chiều dài 200,3km, đi qua 2 tỉnh đồng nai và Lâm Đồng. Với tổng mức đầu tư 65 ngàn tỷ đồng, nguồn vốn được huy động theo hình thức BOT và nguồn vốn từ cơ quan hợp tác Nhật Bản.Cao tốc Dầu Giây – Liên Khương được triển khai với 3 dự án thành phần đó là: cao tốc Dầu Giây - Tân Phú, cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc, cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương. Trong đó:
+ Giai đoạn 1: Cao tốc Dầu Giây - Tân Phú đoạn đầu của dự án cao tốc Dầu Giây – Liên Khương, được Bộ Giao thông vận tải ưu tiên triển khai sớm. Với chiều dài khoảng 60 km. Đi qua 4 huyện của tỉnh Đồng Nai là: Thống, Xuân Lộc, Ðịnh Quán, Tân Phú.
+ Giai đoạn 2: Cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc đây là đoạn giữa của chuỗi dự án cao tốc, đi qua địa bàn tỉnh Đồng Nai và tỉnh Lâm Đồng, với chiều dài tuyến đường 67km, tổng kinh phí xây dựng dự kiến 17 nghìn tỷ đồng.
+ Giai đoạn 3: Cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương là đoạn cuối của chuỗi cao tốc, chiều dài 73km, tổng mức đầu tư 13 nghìn tỷ đồng, trong đó ngân sách nhà nước hỗ trợ 3 nghìn tỷ đồng.
Từ khóa » Bản đồ Hướng Tuyến Cao Tốc Dầu Giây - Liên Khương
-
BẢN ĐỒ QUY HOẠCH ĐƯỜNG CAO TỐC DẦU GIÂY - ĐÀ LẠT
-
Bản đồ Quy Hoạch Cao Tốc Bảo Lộc (Dầu Dây-Đà Lạt) Mới Nhất
-
Cao Tốc Dầu Giây – Liên Khương | Thông Tin Dự án Năm 2022
-
Bản đồ Quy Hoạch Cao Tốc Bảo Lộc (Dầu Dây - Đà Lạt) Mới Nhất
-
KHỞI CÔNG CAO TỐC DẦU GIÂY – LIÊN KHƯƠNG ĐÀ LẠT
-
Phấn đấu Khởi Công 2 đoạn Cao Tốc Dầu Giây - Liên Khương Theo ...
-
3 điểm Cần Biết Về Tuyến Cao Tốc Dầu Giây Liên Khương
-
Khởi Công Cao Tốc Dầu Giây Liên Khương [Update Tiến độ 2021]
-
Cao Tốc Dầu Giây - Liên Khương: Tạo đột Phá Phát Triển Kinh Tế
-
Tiến độ Dự án đường Cao Tốc Dầu Giây Liên Khương (Đà Lạt)
-
Thông Tin Mới Dự án Cao Tốc Tân Phú - Bảo Lộc Năm 2022
-
Cập Nhật đường Cao Tốc Dầu Giây - Liên Khương Đà Lạt 2022
-
Update Tiến độ Cao Tốc Dầu Giây Liên Khương Đà Lạt 2021