Tiền Giang - Bách Khoa Địa Lý Việt Nam - Online - Home
Có thể bạn quan tâm
Bách Khoa Địa Lý Việt Nam - Online |
| |
|
Tiền Giang5/16/2013 0 Comments Tiền Giang là một tỉnh ven biển đồng bằng sông Cửu Long, miền Nam Việt Nam. Tiền Giang là tỉnh vừa thuộc Vùng đồng bằng sông Cửu Long, vừa nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, nằm cách thành phố Hồ Chí Minh 70 km về hướng Nam và cách thành phố Cần Thơ 90 km về hướng Bắc[2]. Tiền Giang có đường bờ biển dài 32 km, với địa hình tương đối bằng phẳng, đất phù sa trung tính, ít chua dọc sông Tiền, chiếm khoảng 53% diện tích toàn tỉnh, thích hợp cho nhiều loại giống cây trồng và vật nuôi. Mạng lưới viễn thông Tiền Giang được hiện đại hóa và triển khai đồng loạt trong toàn tỉnh, đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt trong nước và quốc tế. Ngoài ra Tiền Giang
Hành chínhTiền Giang có 10 đơn vị hành chính gồm 1 thành phố loại 2 (được chính phủ công nhận vào năm 2005 và hướng tới đô thị loại I vào năm 2015), 1 thị xã loại IV và 8 huyện[11]. Năm 2009, được quy hoạch gồm 1 thành phố chuẩn loại 2 là TP Mỹ Tho và 1 thị xã là Thị xã Gò Công. Tỉnh Tiền Giang có 169 đơn vị cấp xã[12] gồm 16 phường, 8 thị trấn và 142 xã.[13]
Lịch sửNgười phụ nữ chèo thuyền trên sông nước Mỹ Tho. Thời phong kiếnTrước thế kỷ XVII, đất Tiền Giang thuộc Chân Lạp.Vào đầu thế kỷ XVII, Jayajettha II lên ngôi ở Chân Lạp, để tạo ra một thế lực và liên minh mới đối trọng với nước Xiêm, ông tìm đến chúa Nguyễn qua cuộc hôn nhân với công chúa Ngọc Vạn. Mối quan hệ giữa hai nước ngày càng gắn bó. Khi Batom Reachea trở thành vua Chân Lạp (nhờ sự hỗ trợ của chúa Nguyễn), người Việt được phép đến định cư ở các vùng đất thuộc lãnh thổ nước này[17]. Từ thế kỷ XVII, vùng Tiền Giang được người Việt - từ miền Trung và miền Bắc, trong đó phần lớn là từ vùng Ngũ Quảng - đến khai hoang và định cư. Năm Nhâm Tý (1772), chúa Nguyễn Phước Thuần quyết định thành lập tại Mỹ Tho một đơn vị hành chánh mang tính quân quản là đạo Trường Đồn. Đứng đầu đạo Trường Đồn có một quan võ cấp Cai cơ (hoặc Cai đội), một quan văn cấp Thư ký và lực lượng tinh binh, thuộc binh. Lỵ sở đạo Trường Đồn đặt tại giồng Kiến Định (nay là khu vực thị trấn Tân Hiệp, huyện Châu Thành). Năm Kỷ Hợi (1779), Nguyễn Phúc Ánh làm Nhiếp Quốc chính, cắt bớt địa giới các dinh Phiên Trấn, Trấn Biên và Long Hồ, kết hợp với đạo Trường Đồn để lập dinh Trường Đồn. Đặt các chức Lưu thủ, Ký lục, Cai bạ (toàn các quan văn) cai trị. Lỵ sở dinh Trường Đồn cũng đặt tại giồng Kiến Định như cũ. Dinh Trường Đồn được thành lập trên cơ sở là một “đạo” nên không có “phủ” mà chỉ có một “huyện”, đó là huyện Kiến Khương, gồm các thuộc Kiến Hưng, Kiến Hòa và Kiến Đăng. Tháng giêng năm Canh Tý (1780), Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi chúa. Năm sau, Nguyễn Phúc Ánh đổi tên dinh Trường Đồn thành dinh Trấn Định, dời lỵ sở về thôn Mỹ Chánh (Mỹ Tho). Từ đó, Mỹ Tho trở thành trung tâm chính trị, hành chính, quân sự, văn hoá và kinh tế của một vùng. Đời Gia Long (1802), đơn vị dinh được đổi thành trấn. Lúc bấy giờ ở Nam kỳ có 5 trấn: Biên Hoà, Phiên An, Định Tường, Vĩnh Long và Hà Tiên; lại đặt thêm thành Gia Định thống lĩnh 5 trấn này. Đất Tiền Giang bấy giờ thuộc trấn Định Tường. Trấn Định Tường có phủ Kiến An gồm ba huyện Kiến Hưng, Kiến Hoà và Kiến Đăng. Một góc TP Mỹ Tho bên sông Tiền Năm Đinh Mão (1831), Minh Mạng đổi đơn vị “trấn” thành đơn vị “tỉnh” và bắt đầu xây dựng chế độ phong kiến theo mô hình trung ương tập quyền, xóa bỏ cấp “thành”, đặt ba tỉnh kiêm nhiếp, ba tỉnh phân hạt: tỉnh Gia Định kiêm nhiếp tỉnh Biên Hoà (phân hạt), tỉnh Vĩnh Long kiêm nhiếp tỉnh Định Tường (phân hạt), tỉnh An Giang kiêm nhiếp tỉnh Hà Tiên (phân hạt). Thời Pháp thuộc Thời Pháp thuộc, Pháp bỏ tỉnh và phủ huyện để thành lập các hạt tham biện, đất Tiền Giang thuộc hai tham biện Mỹ Tho và Gò Công. Năm 1899, lại đổi hạt tham biện thành tỉnh. Tỉnh Mỹ Tho có 3 trung tâm hành chính là Châu Thành, Cai Lậy và Chợ Gạo. Sau một thời gian, tỉnh Gò Công bị giải thể, thành lập quận Gò Công cùng với các quận mới là Cai Lậy, An Hoá, Cái Bè, Bến Tranh, Châu Thành, Chợ Gạo đều thuộc tỉnh Mỹ Tho[17] . Thời Việt Nam Cộng hòa đến nayThời Việt Nam Cộng Hoà, chính quyền Sài Gòn thành lập tỉnh Định Tường gồm đất của hai tỉnh Mỹ Tho và Gò Công thời Pháp và thành lập tỉnh Gò Công mới. Trong thời kỳ này, chính quyền cũng đổi tên các quận của tỉnh Mỹ Tho trước đó. Năm 1976, thành lập tỉnh Tiền Giang trên cơ sở hợp nhất hai tỉnh Định Tường và Gò Công trước đó. Trước năm 1994, Tiền Giang có 8 đơn vị hành chánh trực thuộc là: thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò Công, huyện Cái Bè, huyện Cai Lậy, huyện Châu Thành, huyện Chợ Gạo, huyện Gò Công Đông, huyện Gò Công Tây. Ngày 11 tháng 07 năm 1994, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 68/CP[18], về việc thành lập huyện Tân Phước thuộc tỉnh Tiền Giang trên cơ sở tách một phần diện tích và dân số của các huyện Cai Lậy và Châu Thành. Huyện Tân Phước có diện tích là 32.991,44 ha, dân số là 42.031 người. Quang cảnh một bến sông. Ngày 21 tháng 01 năm 2008, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 09/2008/NĐ-CP[20], về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Gò Công Đông và Gò Công Tây để mở rộng thị xã Gò Công và thành lập huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang. Theo đó, thành lập huyện Tân Phú Đông thuộc tỉnh Tiền Giang trên cơ sở điều chỉnh 8.632,88 ha diện tích tự nhiên và 33.296 nhân khẩu của huyện Gò Công Tây (bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên và nhân khẩu của các xã: Tân Thới, Tân Phú, Phú Thạnh, Tân Thạnh); 11.575,43 ha diện tích tự nhiên và 9.630 nhân khẩu của huyện Gò Công Đông (bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên và nhân khẩu của xã Phú Đông và xã Phú Tân)[17] .
Giáo dục & Y tếCháo Cá Lóc rau đắng, một đặc sản ở Tiền Giang Giáo dụcHệ thống giáo dục của tỉnh Tiền Giang bao gồm đầy đủ các cấp học như mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông. Đến 30 tháng 09 năm 2008, tỉnh Tiền Giang có 384 trường học ở các cấp phổ thông, đứng thứ 7 ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long[28]. Tiền Giang có các trường tiêu biểu như : Trường Đại học Tiền Giang, Trường Cao đẳng Y tế Tiền Giang, Trường Cao đẳng Nông nghiệp Nam Bộ, Trường Trung học Bưu điện, Trường Cao đẳng nghề, Trường Trung cấp Văn hoá nghệ thuật... Y tế Năm 2008, tỉnh Tiền Giang có 201 cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc Sở Y tế. Trong đó có 13 bệnh viện, 16 phòng khám đa khoa khu vực và 169 trạm y tế phường xã tổng số với 757 bác sĩ, 805 y sĩ, 907 y tá, 387 nữ hộ sinh, 60 dược sĩ cao cấp, 617 dược sĩ trung cấp và 96 dược tá[29]. , Đầu năm 2010, ngành y tế Tiền Giang có trên 4.000 y bác sĩ, toàn tỉnh có 159/169 trạm y tế có bác sĩ, 164 trạm y tế đạt chuẩn quốc gia về y tế xã, cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật y tế từ tỉnh đến cơ sở được đầu tư và ngày càng chuẩn hoá, ứng dụng kỹ thuật hiện đại giúp nâng cao chất lượng khám chữa bệnh[30]. Năm 2009, tỉnh có thêm 13 xã đã chuẩn quốc gia về y tế, nâng tổng số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế là 164/169 xã, đạt tỷ lệ 97,04%[31].Giao thôngThị trấn Cai Lậy, huyện Cai Lậy Tình hình trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh còn nhiều phức tạp tập trung ở những nơi đông dân cư. Tính đến tháng 6 năm 2012, Giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh xảy ra 124 vụ tai nạn, so cùng kỳ giảm 16 vụ. Số người chết 131 người so cùng kỳ giảm 17 người. Số người bị thương 74 người, so cùng kỳ giảm 7 người. Vi phạm trật tự an toàn giao thông 76.413 vụ so cùng kỳ tăng 15.749 vụ. Đã xử lý tạm giữ phương tiện 10.340 vụ, tước giấy phép lái xe 3.737 vụ, phạt tiền 66.073 vụ với số tiền phạt 25.810 triệu đồng. Giao thông đường thủy xảy ra 3 vụ tai nạn, so cùng kỳ tăng 1 vụ. Thiệt hại tài sản 707 triệu đồng. Vi phạm giao thông đường thủy từ đầu năm đến nay 7.950 vụ so cùng kỳ giảm 1.341 vụ. Đã xử lý lập biên bản tạm giữ giấy tờ 1.427 vụ, phạt tiền 6.523 vụ với số tiền phạt 3.079 triệu đồng[27].Văn hóa & Du lịchTiền Giang là tỉnh có nhiều tiềm năng về du lịch. Hàng năm, lượng du khách đến hàng năm đều tăng. Trong năm 2009, lượng khách tham quan Tiền Giang vẫn đạt 866.400 lượt người. Thế mạnh của du lịch chủ yếu nhờ vào các di tích văn hóa lịch sử và sinh thái như di tích văn hóa Óc Eo, Gò Thành từ thế kỷ I đến thế kỷ VI sau công nguyên), di tích lịch sử Rạch Gầm - Xoài Mút, di tích Ấp Bắc, lũy Pháo Đài, và nhiều lăng mộ, đền chùa: lăng Trương Định , lăng Hoàng Gia, lăng Tứ Kiệt, chùa Vĩnh Tràng, chùa Bửu Lâm, chùa Sắc Tứ… các điểm du lịch sinh thái mới được tôn tạo như vườn cây ăn quả ở cù lao Thới Sơn, Ngũ Hiệp, Trại rắn Đồng Tâm, khu sinh thái Đồng Tháp Mười, biển Gò Công[2] ... Trong 6 tháng đầu năm 2012, Số khách tham quan du lịch đạt 519,7 ngàn lượt khách, tăng 5,2% so cùng kỳ, trong đó khách quốc tế là 271,7 ngàn lượt khách, đạt 50,7% kế hoạch và giảm 1,5% so cùng kỳ. Tổng doanh thu du lịch thực hiện được 1.475,4 tỷ đồng, tăng 18,3% so cùng kỳ, trong đó doanh thu du lịch lữ hành chiếm 1,7%[32].Chú giải
Leave a Reply. |
Từ khóa » Tỉnh Tiền Giang Có Giáp Biển Không
-
Tỉnh Tiền Giang - Bộ Kế Hoạch Và Đầu Tư
-
Tiền Giang – Wikipedia Tiếng Việt
-
Tỉnh Tiền Giang - Vụ Kế Hoạch
-
Https://.vn/chi-tiet-tin/?/gioi-thieu...
-
Tiền Giang ở đâu, Có Bao Nhiêu Huyện, Có Giáp Biển Không ?
-
Thông Tin Tiền Giang - Các Tỉnh Miền Tây
-
Sơ Lược Tỉnh Tiền Giang - Vnnuke
-
Giới Thiệu Khái Quát Tỉnh Tiền Giang - Địa Lý Việt Nam
-
Tiền Giang - .vn
-
Tiền Giang ở đâu? Thuộc Miền Nào? Có Bao Nhiêu Huyện?
-
Tiền Giang Thuộc Miền Nào? - Luật Hoàng Phi
-
Tiền Giang Còn Có Tiềm Năng To Lớn Là Du Lịch Sinh Thái Biển | Điểm đến
-
Tiền Giang - Wiki Là Gì