Tiền Giấy Mệnh Giá 30 đồng Bất Chấp ... - Bảo Tàng Lịch Sử Quốc Gia

Thứ Năm, 26/12/2024
  • Tiếng Việt
  • English
  • French
Bảo tàng Lịch sử Quốc giaBảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

Toggle navigation
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Lời giới thiệu
    • Hình thành phát triển
    • Bộ máy tổ chức
    • Sơ đồ tổ chức
    • Hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ
      • Công tác trưng bày
        • Trưng bày thường xuyên
        • Trưng bày chuyên đề
        • Trưng bày ngoài trời
        • Trưng bày lưu động
      • Công tác nghiên cứu khoa học và xuất bản
      • Công tác đào tạo
      • Công tác nghiên cứu, sưu tầm
      • Công tác quản lý hiện vật
      • Công tác bảo quản
      • Công tác giáo dục, công chúng
      • Công tác truyền thông
      • Công tác Tư liệu, thư viện
      • Công tác Đối ngoại
      • Công tác Kỹ thuật
      • Công tác Bảo vệ
  • Tin tức
    • Hoạt động bảo tàng
    • CLB Em yêu lịch sử
    • Tin trong nước
    • Tin nước ngoài
  • Trưng bày
    • Trưng bày thường xuyên
    • Trưng bày chuyên đề
      • Chuyên đề sẽ diễn ra
      • Chuyên đề đang diễn ra
      • Chuyên đề đã diễn ra
    • Tham quan 3D
  • Nghiên cứu
    • Kiến thức Lịch sử - Văn hóa
    • Theo dòng lịch sử
    • Nhân vật lịch sử
    • Thông tin khoa học
    • Khảo cổ học
      • Khảo cổ học Việt nam
      • Khảo cổ học Nước ngoài
    • Chuyên khảo
    • Ấn phẩm
      • Ấn phẩm
      • Thông báo khoa học
  • Dự án BTLSQG
    • Thông tin chung
    • Tiến độ dự án
    • Dự án khác
  • Thông tin hữu ích
    • Đến với Bảo tàng
    • Giờ mở cửa
    • Vé và lệ phí
    • Tham quan
    • Nội quy
  • Hỗ trợ
    • CLB Em yêu Lịch sử
    • CLB Tình nguyện viên
    • CLB Những người bạn BT
    • Tài trợ
    • Dịch vụ
    • Museum shop
    • Tiện ích

Tiền giấy mệnh giá 30 đồng bất chấp quy luật kinh tế

  1. Trang chủ
  2. Nghiên cứu
  3. Kiến thức Lịch sử - Văn hóa
24/08/2021 18:02 6902 Điểm: 4/5 (1 đánh giá)Hai lần được in và phát hành, tuy nhiên tiền giấy 30 đồng sau đó không được tiếp tục in nữa.Tờ 30 đồng seri chữ nhỏ

Hai lần in và phát hành

Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, bộ tiền phát hành năm 1978 là bộ tiền đầu tiên đơn vị này phát hành trong phạm vi cả nước, mở ra một trang mới trong lịch sử tiền tệ Việt Nam. Trước đó, dù hệ thống ngân hàng hai miền Nam - Bắc đã được hợp nhất vào tháng 7.1976, nhưng mỗi miền vẫn tạm thời lưu hành đồng tiền riêng. Bộ tiền năm 1978 này gồm cả tiền kim loại và tiền giấy. Về tiền giấy, bộ tiền phát hành gồm các tờ có mệnh giá: 5 hào, 1 đồng, 5 đồng, 10 đồng, 20 đồng và 50 đồng.Sách Lịch sử đồng tiền Việt Nam cho biết: Sau đợt phát hành năm 1978, tới năm 1980, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành bổ sung 4 loại tiền giấy: 2 đồng, 10 đồng, 30 đồng và 100 đồng. Như vậy, đợt phát hành năm 1980 có tiền giấy 30 đồng. Tiền giấy 30 đồng này có kích thước 144 x 71 mm, màu tím hồng. Trong tư liệu ảnh có hình tiền giấy 30 đồng, seri chữ lớn in vào năm 1980 và tiền giấy 30 đồng seri chữ nhỏ in vào năm 1980.Cũng theo sách Lịch sử đồng tiền Việt Nam, tới năm 1985, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có đợt phát hành tiền tiếp theo. Đợt này có điểm đặc biệt là Hội đồng Bộ trưởng ra quyết định cho phép Ngân hàng Nhà nước đổi tiền theo tỷ lệ 10 đồng tiền Ngân hàng Nhà nước cũ bằng 1 đồng tiền Ngân hàng Nhà nước mới. Đợt đổi tiền này bắt đầu từ 14.9.1985, là một phần trong cuộc tổng điều chỉnh giá, lương, tiền nhằm mục đích điều chỉnh và ổn định sức mua của đồng tiền.Lần thu đổi tiền này chỉ thực hiện với các loại tiền có mệnh giá từ 20 đồng trở lên và chỉ phát hành tiền giấy, không phát hành tiền kim loại. Các mệnh giá tiền gồm: 5 hào, 1 đồng, 3 đồng, 5 đồng, 10 đồng, 20 đồng, 30 đồng, 50 đồng, 100 đồng, 500 đồng.Như vậy, ở đợt phát hành tiền năm 1985, Việt Nam tiếp tục có tiền giấy 30 đồng. Tờ tiền này kích thước 150 x 75 mm, màu xanh - hồng. Mặt trước in mệnh giá ba mươi đồng và số 30. Mặt sau in hình ảnh chợ Bến Thành.

Trái quy luật và vận động thay đổi tư duy

Tờ tiền 30 đồng của Việt Nam là một tờ tiền hiếm và đặc biệt. Thông thường, các đồng tiền có quy tắc mệnh giá là 1 - 2 - 5. Có nghĩa là các tờ tiền sẽ có mệnh giá 1 - 2 - 5 - 10 - 20 - 50 đồng... Điều này giúp nời tiêu dùng tiền có thể tạo ra những tổng tiền mong muốn với phép tính tối ưu nhất. Việc sử dụng quy tắc này cũng sẽ góp phần giảm thiểu chi phí in tiền, nhưng ở Việt Nam, tiền 30 đồng còn được phát hành tới 2 lần.Về tiền giấy 30 đồng này, cuốn Lịch sử đồng tiền Việt Nam chỉ cung cấp thông tin hình dáng, năm phát hành và không có bình luận đặc biệt gì. Tuy nhiên, thông tin trong cuốn sách cho biết, vào đợt in bổ sung tiền năm 1987, các tờ tiền được in đều có mệnh giá lớn hơn nhiều lần so với các tờ tiền năm 1985. Theo đó, sau đợt đổi tiền tháng 8.1985, lạm phát tăng nhanh, ngân sách thiếu hụt, tiền mặt thiếu trầm trọng. “Lượng tiền phát hành vào lưu thông rất lớn. Thống kê cho thấy, năm 1986, một năm sau ngày đổi tiền, mức tiền phát hành vào lưu thông bằng 4,7 lần năm 1985; năm 1987 bằng 3,6 lần năm 1986; và năm 1988 bằng 5,3 lần năm 1987, dẫn đến việc phải phát hành bổ sung 1987 - 2000”, sách viết.Có thể thấy, cả 2 lần phát hành tờ tiền 30 đồng này đều trong hoàn cảnh đất nước còn nghèo. Lúc này, cả nước đang chật vật với kinh tế kế hoạch, tư duy duy ý chí trong kinh tế. Những quan điểm cởi trói kinh tế bao cấp cũng đã xuất hiện, song không phải ở đâu cũng được ủng hộ.Cuốn Tư duy kinh tế Việt Nam: Chặng đường gian nan và ngoạn mục 1975 - 1989 của nhà nghiên cứu Đặng Phong cũng chỉ ra những biến động trong thời kỳ của 2 lần in tiền 30 đồng này. Theo đó, vào những năm 1979 - 1980 có phong trào phá rào với chủ trương bung ra, cởi trói cho sản xuất. Việc này tuy có tháo gỡ được khó khăn, hé mở hướng đi mới, nhưng theo ông Đặng Phong, “đã gọi là phá rào thì ít nhiều đều vi phạm tính kỷ cương nói chung và khó tránh khỏi những hiện tượng lộn xộn mất trật tự”.Tới năm 1983, cởi trói và phá rào dẫn tới tình trạng vô tổ chức trong các quan hệ kinh tế. Sau đó, việc lập lại trật tự thời kỳ 1983 - 1984 được ông đánh giá là một bước lùi về tư duy. “Tranh mua, tranh bán tất nhiên đẩy giá lên. Đẩy giá lên thì khả năng thu mua của nhà nước lại thấp xuống. Ngân sách thiếu hụt, phải phát hành thêm tiền và lạm phát lại tăng cao... Tất cả những diễn biến trên làm cho những ý tưởng đột phá, cải cách bắt đầu bị đặt những câu hỏi về hướng đi. Những quan điểm bảo thủ, cũ kỹ lại có căn cứ để thực hiện việc siết lại bằng những kỷ cương kinh tế truyền thống”, ông Phong phân tích.

Sau đó, tờ tiền 30 đồng cũng đã không còn được tiếp tục in nữa.

https://thanhnien.vn/Chia sẻ:

Bài nổi bật

Khát vọng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước di nguyện cuối cùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trước lúc Người “đi xa” (Phần 2 và hết)

Khát vọng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước di nguyện cuối cùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trước lúc Người “đi xa” (Phần 2 và hết)

  • 12/07/2019 08:46
  • 6720

Nền độc lập dân tộc tồn tại không được bao lâu, thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta một lần nữa. Ngày 23 tháng 9 năm 1945, chúng nổ súng đánh chiếm Nam Bộ sau đó mở rộng ra cả nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng quyết định phát động cuộc kháng chiến toàn quốc.

Khát vọng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước di nguyện cuối cùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trước lúc Người “đi xa” (Phần 1)

Khát vọng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước di nguyện cuối cùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trước lúc Người “đi xa” (Phần 1)

Thành cổ Nam bộ: Dấu tích thành Gia Định

Thành cổ Nam bộ: Dấu tích thành Gia Định

Trung tâm Lưu trữ quốc gia I ngày ấy trong tôi...

Trung tâm Lưu trữ quốc gia I ngày ấy trong tôi...

Bác Hồ trong trái tim nhân loại

Bác Hồ trong trái tim nhân loại

Bác Hồ nâng cao đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên bằng “Thuốc đắng dã tật”

Bác Hồ nâng cao đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên bằng “Thuốc đắng dã tật”

Bài viết khác

Những chuyện kỳ thú đồng tiền Việt Nam: Đồng tiền 'xẻ dọc Trường Sơn'

Những chuyện kỳ thú đồng tiền Việt Nam: Đồng tiền 'xẻ dọc Trường Sơn'

  • 23/08/2021 14:07
  • 1691

Phiếu bách hóa Trường Sơn, sau là tiền giấy Trường Sơn, đã tồn tại suốt trong thời kỳ 1966 - 1975 cùng nhiều chiến sĩ “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”.

Đồng tiền vàng lịch sử của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Đồng tiền vàng lịch sử của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Những chuyện kỳ thú đồng tiền Việt Nam: Sức sống mãnh liệt của tiền thời Tây Sơn

Những chuyện kỳ thú đồng tiền Việt Nam: Sức sống mãnh liệt của tiền thời Tây Sơn

Những chuyện kỳ thú đồng tiền Việt Nam: Tiền thưởng khắc thơ và hộ mệnh thời Nguyễn

Những chuyện kỳ thú đồng tiền Việt Nam: Tiền thưởng khắc thơ và hộ mệnh thời Nguyễn

Những chuyện kỳ thú đồng tiền Việt Nam: Đồng bạc hoa xòe nổi tiếng

Những chuyện kỳ thú đồng tiền Việt Nam: Đồng bạc hoa xòe nổi tiếng

Những chuyện kỳ thú đồng tiền Việt Nam: Tiền giấy 'không yêu dân' của Hồ Quý Ly

Những chuyện kỳ thú đồng tiền Việt Nam: Tiền giấy 'không yêu dân' của Hồ Quý Ly

Mở chồng báo cũ: 'Nhi đồng họa bản', tờ báo giáo dục trẻ em

Mở chồng báo cũ: 'Nhi đồng họa bản', tờ báo giáo dục trẻ em

Mở chồng báo cũ: ‘Đàn bà mới’, tờ báo tân tiến của phụ nữ

Mở chồng báo cũ: ‘Đàn bà mới’, tờ báo tân tiến của phụ nữ

Mở chồng báo cũ: Thông loại khóa trình, tờ báo ế của Trương Vĩnh Ký

Mở chồng báo cũ: Thông loại khóa trình, tờ báo ế của Trương Vĩnh Ký

Học Bác Hồ làm báo chuyên nghiệp

Học Bác Hồ làm báo chuyên nghiệp

Từ khóa » Tờ Tiền Ba Mươi đồng