Tiến Hành Thí Nghiệm Xà Phòng Hóa Chất Béo
Có thể bạn quan tâm
Tiến hành thí nghiệm xà phòng hóa chất béo:
Bước 1: Cho vào bát sử nhỏ khoảng 2 ml dầu dừa và 6 ml dung dịch NaOH 40%.
Bước 2: Đun sôi nhẹ hỗn hợp, liên tục khuấy đều bằng đũa thủy tinh khoảng 30 phút và thỉnh thoảng thêm nước cất để giữ cho thể tích hỗn hợp không đổi rồi để nguội hỗn hợp.
Bước 3: Rót thêm vào hỗn hợp 7 - 10 ml dung dịch NaCl bão hòa nóng, khuấy nhẹ rồi để yên hỗn hợp.
Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Sau bước 3, thấy có lớp chất rắn màu trắng nổi lên là glixerol.
B. Thêm dung dịch NaCl bão hòa nóng để làm tăng hiệu suất phản ứng.
C. Ở bước 2, nếu không thêm nước cất, hỗn hợp bị cạn khô thì phản ứng thủy phân không xảy ra.
D. Trong thí nghiệm này, có thể thay dầu dừa bằng dầu nhờn bôi trơn máy.
Đáp án C. Ở bước 2, nếu không thêm nước cất, hỗn hợp bị cạn khô thì phản ứng thủy phân không xảy ra.
Giải thích
Dầu dừa chứa các chất béo không no như triolein, trilinolein,... khi đun sôi với dung dịch NaOH xảy ra phản ứng xà phòng hóa (thủy phân chất béo):
(RCOO)₃C₃H₅ + 3NaOH → 3RCOONa + C₃H₅(OH)₃
Sản phẩm thu được gồm muối và glixerol dễ tan trong dung dịch nên sau bước 2 -> chất lỏng đồng nhất.
Ở bước 3: để nguội và cho thêm dung dịch NaCl (muối ăn) bão hòa vào -> làm giảm độ tan của muối natri oleat,... thêm nữa khối lượng riêng của dung dịch lúc này cũng tăng lên
=> các muối hữu cơ (muối natri của các axit béo) bị tách ra khỏi dung dịch, nhẹ hơn dung dịch, tạo chất rắn màu trắng nổi lên trên dung dịch.
=> Các phát biểu A, B sai. D lưu ý dầu bôi trơn máy có thành phần là các hiđrocacbon khác dầu thực vật nên không thể thay thế. Còn đáp án C đúng vì phản ứng thủy phân: thủy là nước, phân là phân cắt, nếu không có nước thì phản ứng thủy phân sao xảy ra.
Phản ứng xà phòng hóa là gì?
Xà phòng hóa là một quá trình mà triglixerit được phản ứng với natri hoặc kali hydroxit (dung dịch kiềm) để tạo ra glycerol và một loại muối axit béo, được gọi là “xà phòng”. Các chất béo trung tính thường là chất béo động vật hoặc dầu thực vật. Khi natri hydroxit được sử dụng, xà phòng cứng được sản xuất. Sử dụng kali hydroxit dẫn đến xà phòng mềm.
Ví dụ:
Lipid có chứa liên kết este axit béo có thể trải qua quá trình thủy phân . Phản ứng này được xúc tác bởi một axit hoặc bazơ mạnh. Xà phòng hóa là sự thủy phân kiềm của các este axit béo. Cơ chế xà phòng hóa là:
- Phân huỷ nucleophin bằng hydroxit
- Tách nhóm
- Vô hiệu hoá phản ứng
Các phản ứng hóa học giữa bất kỳ chất béo và natri hydroxit là một phản ứng xà phòng hóa.
Triglixerit + NaOH (hoặc KOH) → Glycerol + 3 phân tử xà phòng
Câu hỏi liên quan
1. Xà phòng hóa hoàn toàn m gam hỗn họp E gồm các triglixerit bằng dung dịch NaOH, thu được glixerol và hỗn hợp X gồm ba muối \(C_{17}H_xCOONa\), \(C_{15}H_{31}COONa\), \(C_{17}H_yCOONa\) có tỉ lệ mol tương ứng là 3 : 4 : 5. Hiđro hóa hoàn toàn m gam E, thu được 68,96 gam hỗn họp Y. Nếu đốt cháy hoàn toàn m gam E thì cần vừa đủ 6,14 mol O₂. Giá trị của m là
A. 68,40.
B. 60,20.
C. 68,80.
D. 68,84.
Đáp án: A. 68,40
Xem giải thích đáp án câu 1 tại đây: Xà phòng hóa hoàn toàn m gam hỗn hợp E gồm các triglixerit
2. Tác dụng của NaCl trong phản ứng xà phòng hóa là gì?
Trả lời:
Sau phản ứng xà phòng hóa, sản phẩm tạo thành là glycerol và Sodium stearate, cả hai chất đều tan được trong nước, do glycerol tạo được liên kết hydro với nước, còn sodium stearate là chất điện ly. Người ta cho dung dịch NaCl bão hòa vào để tách muối của axit béo ra khỏi hỗn hợp, với cách này xà phòng tách ra và nổi lên trên. Đây là một phương pháp tách glycerol được ứng dụng thực tế trong sản xuất xà phòng.
Nguyên nhân là do NaCl bão hòa có tỉ khối lớn hơn xà phòng và việc thay đổi môi trường điện ly, độ phân ly sodium stearate sẽ giảm, hòa tan rất ít trong môi trường. Sodium stearate tách khỏi hỗn hợp glycerol, nước và NaCl và nổi lên trên.
3. Cho este hai chức, mạch hở X (C7H10O4) tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH, đun nóng, thu được ancol Y (no, hai chức) và hai muối của hai axit cacboxylic Z và T (\(M_Z\) < \(M_T\)). Chất Y không hòa tan được Cu(OH)2 trong môi trường kiềm. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Axit Z có phản ứng tráng bạc.
B. Oxi hóa Y bằng CuO dư, đun nóng, thu được anđehit hai chức.
C. Axit T có đồng phân hình học.
D. Có một công thức cấu tạo thỏa mãn tính chất của X.
Đáp án C. Axit T có đồng phân hình học.
Phát biểu sai là Axit T có đồng phân hình học
Xem giải thích đáp án câu 3 tại đây : Cho este hai chức, mạch hở X C7H10O4 tác dụng với NaOH
Trên đây là phương pháp giải bài tập về tiến hành thí nghiệm xà phòng hóa chất béo và các dạng bài tập liên quan. Ngoài tài liệu giải Hóa 12, các em có thể tham khảo các môn học khác trên Đọc Tài Liệu để ôn luyện toàn diện. Chúc các em học tốt!
Từ khóa » Phản ứng Xà Phòng Hóa Thí Nghiệm
-
Giải Thí Nghiệm 2 Bài 8: Thực Hành Điều Chế, Tính Chất Hóa Học Của ...
-
Phản ứng XÀ PHÒNG HÓA Làm Xà Bông Quá đơn Giản Mr ...
-
Thí Nghiệm 2: Phản ứng Xà Phòng Hoá - Khóa Học
-
[CHUẨN NHẤT] Quá Trình Phản ứng Xà Phòng Hóa Là Gì? - TopLoigiai
-
Phản ứng Xà Phòng Hóa Thí Nghiệm
-
Kiến Thức Phản ứng Xà Phòng Hóa: Lý Thuyết Và Bài Tập ứng Dụng
-
Giáo án Thí Nghiệm Phản ứng Xà Phòng Hóa - 123doc
-
Thí Nghiệm 2: Phản ứng Xà Phòng Hoá... - Thầy Lê Phạm Thành
-
Phản ứng Xà Phòng Hóa: Lý Thuyết Và Bài Tập ứng Dụng - TIP HAY
-
Tiến Hành Thí Nghiệm Phản ứng Xà Phòng Hoá Theo Các Bước Sau ...
-
Tiến Hành Thí Nghiệm Phản ứng Xà Phòng Hóa Theo Các Bước Sau đây
-
Tiến Hành Thí Nghiệm Phản ứng Xà Phòng Hóa Theo Các Bước Sau đây:
-
Phản ứng Xà Phòng Hóa Là Gì? Định Nghĩa, Khái Niệm - LaGi.Wiki
-
Thí Nghiệm Xà Phòng Hóa Chất Béo Hiện Tượng