Tiền Lương Tư Bản Chủ Nghĩa Là Gì?

Tiền lương tư bản chủ nghĩa là gì?Bản chất tiền lương tư bản chủ nghĩaMua tài khoản Hoatieu Pro để trải nghiệm website Hoatieu.vn KHÔNG quảng cáo & Tải tất cả các File chỉ từ 69.000đ. Tìm hiểu thêm Mua ngay Từ 69.000đ

Tiền lương tư bản chủ nghĩa là gì? Bản chất tiền lương tư bản chủ nghĩa là gì?

Thế nào là tiền lương tư bản chủ nghĩa?

  • 1. Tiền lương tư bản chủ nghĩa là gì?
  • 2. Bản chất tiền lương tư bản chủ nghĩa
  • 3. Tiền công danh nghĩa và tiền công thực tế
    • 3.1 Tiền công danh nghĩa
    • 3.2 Tiền công thực tế

1. Tiền lương tư bản chủ nghĩa là gì?

Tiền lương tư bản chủ nghĩa hay còn gọi là tiền công tư bản chủ nghĩa được định nghĩa như sau:

Công nhân làm việc cho nhà tư bản một thời gian nào đó thì nhận được số tiền trả công nhất định. Tiền trả công đó gọi là tiền lương. Số lượng tiền lương nhiều hay ít được xác định theo thời gian lao động hoặc lượng sản phẩm sản xuất ra.

Hiện tượng đó làm cho người ta lầm tưởng rằng, tiền lương là giá cả lao động.

Tuy nhiên tiền lương tư bản chủ nghĩa không phải là giá trị hay giá cả của lao động, mà chỉ là giá trị hay giá cả của hàng hóa sức lao động.

2. Bản chất tiền lương tư bản chủ nghĩa

Tiền lương tư bản chủ nghĩa là gì?

Tiền lương tư bản chủ nghĩa có bản chất thế nào?

Tiền lương tư bản chủ nghĩa không phải là giá trị hay giá cả của lao động. Vì lao động không phải là hàng hoá và không thể là đối tượng mua bán.

Vì:

- Nếu lao động là hàng hoá thì nó phải có trước, phải được vật hoá trong một hình thức cụ thể nào đó. Tiền để cho lao động có thể “vật hoá” được là phải có tư liệu sản xuất. Nhưng nếu người lao động có tư liệu sản xuất thì họ sẽ bán hàng hoá do mình sản xuất, chứ không bán “lao động”. Người công nhân không thể bán cái mình không có.

- Việc thừa nhận lao động là hàng hoá dẫn tới một trong hai mâu thuẫn về lý luấn sau đây: Nếu lao động là hàng hoá và được trao đổi ngang giá, thì nhà tư bản không thu được giá trị thặng dư- điều này phủ nhận sự tồn tại thực tế của quy luật giá trị thặng dư trong chủ nghĩa tư bản. Còn nếu hàng hoá được trao đổi không ngang giá để có giá trị thặng dư cho nhà tư bản, thì sẽ phủ nhận quy luật giá trị.

- Nếu lao động là hàng hoá thì hàng hoá đó cũng phải có giá trị. Nhưng thước đo nội tại của giá trị là lao động. Như vậy, giá trị của lao động đo bằng lao động. Đó là một điều luẩn quẩn vô nghĩa.

=> Lao động không phải là hàng hoá, cái mà công nhân bán và nhà tư bản mua không phải là lao động mà chính là sức lao động.

=> Tiền lương mà nhà tư bản trả cho công nhân là giá cả của sức lao động. Vậy bản chất của tiền lương chủ nghĩa tư bản là biểu hiện ra bề ngoài như là giá trị hay giá cả của lao động.

3. Tiền công danh nghĩa và tiền công thực tế

3.1 Tiền công danh nghĩa

Tiền công danh nghĩa là số tiền mà người công nhân nhận được do bán sức lao động của mình cho nhà tư bản. Tiền công được sử dụng để tái sản xuất sức lao động, nên tiền công danh nghĩa phải được chuyển hoá thành tiền công thực tế.

Tiền công danh nghĩa không vạch rõ được đầy đủ mức sống của công nhân. Tiền công danh nghĩa là giá cả sức lao động, nên nó có thể tăng lên hay giảm xuống tuỳ theo sự biến động của quan hệ cung – cầu về hàng hoá sức lao động trên thị trường. Trong một thời gian nào đó, nếu tiền công danh nghĩa không thay đổi, nhưng giá cả tư liệu tiêu dùng và dịch vụ tăng lên hoặc giảm xuống, thì tiền công thực tế sẽ giảm xoống hay tăng lên.

3.2 Tiền công thực tế

Tiền công thực tế là tiền công được biểu hiện bằng số lượng hàng hoá tiêu dùng và dịch vụ mà công nhân mua được bằng tiền công danh nghĩa của mình.

C. Mác đã chỉ rõ tính quy luật của sự vận động tiền công trong chủ nghĩa tư bản như sau: trong quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản, tiền công danh nghĩa có xu hướng tăng lên, nhưng mức tăng của nó nhiều khi không theo kịp với mức tăng giá cả tư liệu tiêu dùng và dịch vụ, khi đó tiền công thực tế của công nhân có xu hướng hạ thấp.

Sự hạ thấp của tiền công thực tế chỉ diễn ra như một xu hướng, vì có những nhân tố chống lại sự hạ thấp tiền công. Một mặt, đó là cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân đòi tăng tiền công. Mặt khác, trong điều kiện của chủ nghĩa tư bản ngày nay, do sự tác động của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ nên nhu cầu về sức lao động có chất lượng cao ngày càng tăng đã buộc giai cấp tư sản phải cải tiến tổ chức lao động cũng như kích thích người lao động bằng lợi ích vật chất. Đó cũng là một nhân tố cản trở xu hướng hạ thấp tiền công.

Trên đây Hoatieu.vn đã trả lời câu hỏi Tiền lương tư bản chủ nghĩa là gì?

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Các bài viết liên quan:

  • Em có nhận xét gì về ý kiến trẻ em học nhiều để làm gì chứ, làm ra nhiều tiền là tốt nhất?
  • Liên hệ trách nhiệm bản thân để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc ở địa phương
  • Tại sao sâu bướm phá hoại mùa màng trong khi bướm trưởng thành không gây hại?
  • Giải thích sự tạo thành giọt nước đọng trên lá cây vào ban đêm
  • Đi làm Căn cước công dân mặc áo gì?
  • Chụp ảnh căn cước công dân (CCCD) có được để mái không?
  • Nhuộm tóc, trang điểm đậm, để tóc mái khi làm căn cước công dân được không?

Từ khóa » Tiền Tư Bản Chủ Nghĩa Là Gì