Tiền Tệ Có Mấy Chức Năng Cơ Bản Theo Quy định?

Tiền tệ là phương tiện trao đổi hàng hóa và dịch vụ được chấp nhận thanh toán trong một khu vực nhất định hoặc giữa một nhóm người cụ thể. Thông thường sẽ được phát hành bởi một cơ quan nhà nước như ngân hàng trung ương. Giá trị của tiền tệ không đến từ vật chất tạo ra nó mà nhưng theo giá trị mà nó đại diện tùy theo nền kinh tế và nhà phát hành. Vậy Tiền tệ có mấy chức năng cơ bản? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé.

Tiền tệ có mấy chức năng cơ bản?

Chức năng của tiền tệ là phương tiện thanh toán, phương tiện lưu thông, phương tiện cất trữ, thước đo giá trị, tiền tệ thế giới. Mỗi một chức năng của tiền tệ đều có vai trò đối với sự vận hành của thị trường. Tiền tệ Có 5 chức năng, cụ thể là

Thước đo giá trị

Tiền tệ được dùng để biểu hiện và đo lường giá trị của các hàng hoá. Muốn đo lường giá trị của các hàng hoá, bản thân tiền tệ cũng phải có giá trị. Vì vậy, tiền tệ làm chức năng thước đo giá trị phải là tiền vàng.

Để đo lường giá trị hàng hoá không cần thiết phải là tiền mặt. Chỉ cần so sánh với lượng vàng nào đó trong tưởng tưởng của mình. Vì sao có thể làm được như vậy, vì giữa giá trị của vàng và giá trị của hàng hoá trong thực tế đã có một tỷ lệ nhất định. Cơ sở của tỷ lệ đó là thời gian lao động xã hội cần thiết hao phí để sản xuất ra hàng hoá đó.

Phương tiện lưu thông

Tiền là một phương tiện để môi giới trong khi trao đổi hàng hóa, khi tiền tệ có chức năng này thì tiền tệ phải là tiền mặt. Theo đó, hàng hóa để trao đổi hàng hóa mà lấy tiền làm môi giới thì gọi là lưu thông hàng hóa.

Phương tiện cất trữ

Làm phương tiện cất trữ, tức là tiền được rút khỏi lưu thông đi vào cất trữ.

Để làm chức năng phương tiện cất trữ, tiền phải có đủ giá trị, tức là tiền vàng, bạc. Chức năng cất trữ làm cho tiền trong lưu thông thích ứng một cách tự phát với nhu cầu tiền cần thiết cho lưu thông. Nếu sản xuất tăng, lượng hàng hoá nhiều thì tiền cất trữ được đưa vào lưu thông. Ngược lại, nếu sản xuất giảm lượng hàng hoá lại ít thì một phần tiền rút khỏi lưu thông đi vào cất trữ.

Phương tiện thanh toán

Tiền tệ được dùng làm phương tiện thanh toán; tiền được dùng để trả nợ, nộp thuế, trả tiền mua chịu hàng…

Chức năng của tiền tệ có thể làm phương tiện thanh toán; bằng tiền mặt, séc, chuyển khoản, thẻ tín dụng… Khi sản xuất và trao đổi hàng hoá phát triển đến một trình độ nào đó tất yếu nảy sinh việc mua bán chịu. Trong việc mua bán chịu người mua trở thành con nợ, ngươi bán trở thành chủ nợ. Khi hệ thống chủ nợ và con nợ phát triển rộng rãi. Và đến kỳ thanh toán, nếu một khâu nào đó không thanh toán. Điều này sẽ gây khó khăn cho các khâu khác, phá vỡ hệ thống; khả năng khủng hoảng kinh tế tăng lên.

Tiền tệ thế giới

Khi quan hệ buôn bán giữa các quốc gia với nhau xuất hiện; thì tiền tệ làm chức năng tiền tệ thế giới. Điều đó có nghĩa là thanh toán quốc tế giữa các nước với nhau. Làm chức năng tiền tệ thế giới phải là tiền vàng; hoặc tiền tín dụng được thừa nhận thanh toán quốc tế. Việc đổi tiền của một quốc gia này thành tiền của một quốc gia khác; được tiến hành theo tỷ giá hối đoái. Đó là giá cả đồng tiền của một quốc gia này so với đồng tiền của quốc gia khác.

Tiền tệ có mấy chức năng cơ bản theo quy định?
Tiền tệ có mấy chức năng cơ bản?

Chức năng phương tiện lưu thông của tiền tệ

Tiền tệ ngày nay có rất nhiều chức năng; tuy nhiên có thể thấy chức năng lưu thông là một trong những chức năng quan trọng; và cơ bản nhất của tiền tệ trên thị trường. Nếu không có chức năng này thì tiền tệ sẽ không còn như bản chất của nó là để định giá hàng hoá, dịch vụ.

+ Tiền là một phương tiện để môi giới, là vật trung gian thứ 3 để các bên tham gia trao đổi hàng hóa; khi tiền tệ có chức năng này thì tiền tệ phải là tiền mặt.

+ Ở trong một thời kỳ nhất định, việc lưu thông hàng hóa cần phải có lượng tiền cần thiết đảm bảo cho sự lưu thông, quy luật lưu thông tiền tệ chính là căn cứ để xác định số lượng tiền đó.

Công thức:

T= (Gh * H)/N= G/N

Trong đó: T là số lượng tiền tệ cần để lưu thông

H là số lượng về hàng hóa được lưu thông ở trên thị trường

Gh là giá trung bình của một loại hàng hóa nhất định

G là hàng hóa đó có tổng giá cả là bao nhiêu?

N là các đồng tiền cùng loại có số vòng lưu thông?

Thông tin liên hệ.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Tiền tệ có mấy chức năng cơ bản”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ tạm ngừng doanh nghiệp; thông báo giải thể công ty cổ phần; cách lấy giấy chứng nhận độc thân, đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Mời bạn xem thêm

  • Đăng ký tên thương hiệu nhanh chóng năm 2022
  • Cách mua bảo hiểm y tế online như thế nào?
  • Người điều khiển giao thông gồm những thành phần nào?
  • Dịch vụ tư vấn soạn thảo hợp đồng cho thuê đất
  • Dịch vụ làm thủ tục tặng cho Nhà đất

Câu hỏi thường gặp

Ví dụ về chức năng thước đo giá trị của tiền tệ?

 Ở Hoa Kỳ thì tiêu chuẩn giá của 1 đồng đô la là hàm lượng vàng: 0,83333 grỞ nước Pháp thì 1 đồng Franc hàm lượng vàng: 0,170000 grKhi tiền tệ được dùng là làm tiêu chuẩn giá cả sẽ hoàn toàn không giống với chức năng của nó khi làm thước đo giá trị, cụ thể là:+ Khi tiền tệ là thước đo giá trị thì dùng để đo lường về giá trị của hàng hóa khác+ Khi tiền tệ là tiêu chuẩn của giá cả thì tiền tệ dùng để đo lường bản thân của kim loại để làm tiền tệ

Giá trị sử dụng của tiền tệ là gì?

Giá trị sử dụng của tiền tệ là khả năng thoả mãn nhu cầu trao đổi của xã hội, nhu cầu sử dụng làm vật trung gian trong trao đổi. Như vậy người ta sẽ chỉ cần nắm giữ tiền khi có nhu cầu trao đổi. Giá trị sử dụng của một loại tiền tệ là do xã hội qui định: chừng nào xã hội còn thừa nhận nó thực hiện tốt vai trò tiền tệ (tức là vai trò vật trung gian môi giới trong trao đổi) thì chừng đó giá trị sử dụng của nó với tư cách là tiền tệ còn tồn tại. Đây chính là lời giải thích cho sự xuất hiện cũng như biến mất của các dạng tiền tệ trong lịch sử.

5/5 - (1 bình chọn)

Từ khóa » Tiền Tệ Có Chức Năng Nào