Tiền Tệ Là Gì? Các Chức Năng Của Tiền Tệ - Tri Thức Cộng đồng
Có thể bạn quan tâm
Tiền tệ là một phạm trù kinh tế và cũng là một phạm trù lịch sử. Sự xuất hiện của tiền là một phát minh vĩ đại của loài người, nó làm thay đổi bộ mặt của nền KT – XH. Vậy tiền tệ là gì, chức năng của tiền tệ sẽ được giải thích trong bài viết sau đây?
Mục lục
- 1. Sự ra đời của tiền tệ
- 2. Tiền tệ là gì?
- 3. Các chức năng của tiền tệ
- 3.1 Chức năng thước đo giá trị (standard of value)
- 3.2 Chức năng phương tiện trao đổi (Medium of exchange)
- 3.3 Chức năng phương tiện thanh toán (standard of deferred payment)
- 3.4 Chức năng phương tiện tích lũy (store of value or store of purchasing power)
- 3.5 Chức năng tiền tệ thế giới (world currency)
1. Sự ra đời của tiền tệ
Theo Mác, tiền tệ xuất hiện sau một quá trình phát triển lâu dài của trao đổi và các hình thái giá trị. Quá trình phát triển của các hình thái giá trị để đi đến hình thái giá trị diễn ra như sau:
Hình thái trao đổi đơn giản hay ngẫu nhiên
1 tấm bò = 2 cái rìu
Hình thái giá trị tương đối – vật ngang giá chung
Giá trị của bò được biểu hiện ở rìu, còn rìu là cái được dùng làm phương tiện để biểu hiện giá trị của bò. Hàng hoá (bò) mà giá trị của nó được biểu hiện ở một hàng hoá khác (rìu) thì gọi là hình thái giá trị tương đối. Còn hàng hoá rìu mà giá trị sử dụng của nó biểu hiện giá trị của hàng hoá khác (bò) gọi là hình thái vật ngang giá chung.
– Hình thái giá trị toàn bộ hay mở rộng xuất hiện sau lần phân công lao động lần thứ nhất – bộ lạc du mục tách rời khỏi toàn bộ lạc đòi hỏi có sự trao đổi bằng nhiều hàng hoá khác nhưng vẫn trực tiếp. Lúc này giá trị của vật không chỉ biểu hiện thông qua giá trị sử dụng của một vật mà còn biểu hiện thông qua giá trị sử dụng của nhiều hàng hoá khác
Ví dụ: 1 con gà = 10 kg thóc / 1 cái rìu/1 m vải / 0,1 chỉ vàng (chưa cố định)
– Hình thái giá trị chung khi sự phân công lao động lần thứ 2, thủ công nghiệp tách rời khỏi nông nghiệp -> SX HH phát triển thì hình thức trao đổi trực tiếp bộc lộ những nhược điểm của nó , đòi hỏi phải có một loại hàng hoá đặc biệt giữ vai trò vật ngang giá chung của quá trình trao đổi
Ví dụ: 10 kg thóc
2 con gà = 1 m vải (vật ngang giá nhưng chưa cố định)
0,1 chỉ vàng
– Hình thái tiền tệ khi vật ngang giá chung cố định ở một thứ hàng hoá, đó là kim loại (kẽm, đồng, sắt, bạc, vàng.) chỉ đến lúc này thì hình thái tiền tệ mới được xác lập và vàng với tư cách là vật ngang giá chung và đã trở thành tiền tệ, gọi là kim tệ. Vì vậy, vàng – tiền tệ được coi là một HH đặc biệt.
Kết luận:
– Tiền tệ là một phạm trù kinh tế và cũng là một phạm trù lịch sử. Sự xuất hiện của tiền là một phát minh vĩ đại của loài người, nó làm thay đổi bộ mặt của nền KT – XH
– Sự ra đời và tồn tại của tiền tệ gắn liền với sự ra đời và tồn tại của sản xuất và trao đổi HH. Và trong quá trình này nó xuất hiện vật ngang giá chung.
– Vàng – tiền tệ được coi là một hàng hoá đặc biệt.
2. Tiền tệ là gì?
Tiền tệ là một phạm trù lịch sử, nó là sản phẩm tự phát của nền kinh tế hàng hóa, sản phẩm của sự phát triển các hình thái giá trị. Đồng thời cũng là sản phẩm của sự phát triển mâu thuẫn giữa lao động và phân công lao động xã hội trong sản xuất hàng hóa. Sự ra đời và phát triển của tiền tệ gắn liền với sự ra đời và phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hóa.
Theo Mac, tiền tệ là một thứ hàng hoá đặc biệt, được tách ra khỏi thế giới hàng hoá, dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của tất cả các loại hàng hoá khác. Nó trực tiếp thể hiện lao động xã hội và biểu hiện quan hệ sản xuất giữa những người sản xuất hàng hóa.
Theo các nhà kinh tế hiện đại: Tiền được định nghĩa là bất cứ cái gì được chấp nhận chung trong việc thanh toán để nhận hàng hoá, dịch vụ hoặc trong việc trả nợ.
Tham khảo: Cơ sở lý luận về kiểm toán chu trình mua vào và thanh toán3. Các chức năng của tiền tệ
3.1 Chức năng thước đo giá trị (standard of value)
Tiền tệ thực hiện chức năng thước đo giá trị khi tiền tệ đo lường và biểu hiện giá trị của các hàng hóa khác.
Chúng ta đo lường các giá trị của hàng hóa và dịch vụ bằng tiền giống như chúng ta đo khối lượng bằng kilogram hoặc đo khoảng cách bằng kilomét. Để thấy vì sao chức năng này lại quan trọng, chúng ta nhìn vào nền kinh tế đổi chác, trong đó tiền không thực hiện chức năng này.
Nếu nền kinh tế chỉ có ba mặt hàng, ví dụ: vải, gạo, muối thì chỉ có ba giá để có thể trao đổi thứ này với thứ khác: giá của một mét vải tính bằng bao nhiêu kiliogram gạo, giá của một mét vải tính bằng bao nhiêu kilogram muối và giá của một kilogram gạo tính bằng bao nhiêu kilogram muối. Nếu có mười mặt hàng, chúng ta sẽ có 45 giá để trao đổi mặt hàng này với mặt hàng khác, với 100 mặt hàng chúng ta có đến 4950 giá, với 1000 mặt hàng có 499.500 giá.
Công thức cho chúng ta biết số giá ta cần khi có N mặt hàng: N(N -1)/N
3.2 Chức năng phương tiện trao đổi (Medium of exchange)
Tiền tệ thực hiện chức năng phương tiện trao đổi khi tiền tệ môi giới cho quá trình trao đổi hàng hóa.
Khi tiền tệ xuất hiện, hình thái trao đổi trực tiếp bằng hiện vật dần dần nhường chỗ cho hình thái trao đổi gián tiếp thực hiện thông qua trung gian của tiền tệ. Hình thái trao đổi này trở thành phương tiện và động lực thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng nhanh chóng, buôn bán trở nên dễ dàng, sản xuất thuận lợi. Có thể ví tiền tệ như một chất nhớt bôi trơn guồng máy sản xuất và lưu thông hàng hóa. Khi mức dộ tiền tệ hóa ngày càng cao thì hoạt động giao lưu kinh tế càng được diễn ra thuận lợi, trôi chảy.
Nghiệp vụ trao đổi giá tiếp thực hiện qua trung gian của tiền tệ, gồm hai vế:
– Vế thứ nhất: bán hàng để lấy tiền: H-T
– Vế thứ hai : dùng tiền để mua hàng T – H
Nhưng thỉnh thoảng hai vế này không di liền với nhau. Tiền tệ là phương tiện làm trung gian trao đổi dần dần trở thành mục tiêu trong các cuộc trao đổi và được ưa chuộng.
3.3 Chức năng phương tiện thanh toán (standard of deferred payment)
Quá trình lưu thông hàng hóa phát triển, ngoài quan hệ hàng hóa – tiền tệ, còn phát sinh những nhu cầu vay mượn, thuế khóa, nộp địa tô…bằng tiền. Trong những trường hợp này, tiền tệ chấp nhận chức năng thanh toán.
Như vậy, khi thực hiện chức năng phương tiện thanh toán, tiền tệ không còn là môi giới của trao đổi hàng hóa, mà là khâu bổ sung cho quá trình trao đổi, tức là tiền tệ vận động tách rời sự vận động của hàng hóa.
Tiền tệ khi thực hiện chức năng làm phương tiện chi trả đã tạo ra khả năng làm cho số lượng tiền mặt cần thiết cho lưu thông giảm đi tương đối vì sự mua bán chịu, thực hiện thanh toán bù trừ lẫn nhau.
Muốn được chấp nhận làm phương tiện thanh toán, tiền tệ phải có sức mua ổn định, tương đối bền vững theo thời gian, chính sức mua ổn định đã tạo cho người ta niềm tin và sự tín nhiệm tiền tệ.
3.4 Chức năng phương tiện tích lũy (store of value or store of purchasing power)
Tiền tệ chấp hành chức năng phương tiện tích lũy khi tiền tệ tạm thời rút khỏi lưu thông, trở vào trạng thái tĩnh, chuẩn bị cho nhu cầu chi dùng trong tương lai.
Khi tiền tệ chưa xuất hiện, người ta thường thực hiện tích lũy dưới hình thái hiện vật, hình thái này không tiện lợi vì nó đòi hỏi phải có chỗ rộng rãi, phải tốn nhiều chi phí bảo quản, dễ hư hỏng, khó lưu thông và it sinh lời.
Khi tiền tệ xuất hiện, người ta dần dần thay thế tích lũy dưới hình thái hiện vật bằng hình thái tích lũy dưới dạng tiền tệ. Hình thái này có nhiều ưu điểm, điểm nổi bật là dễ lưu thông và thanh khoản. Tuy nhiên, tích lũy dưới hình thái tiền tệ có nhược điểm là có thể dễ mất giá khi nền kinh tế có lạm phát. Do vậy, để tiền tệ thực hiện được chức năng phương tiện tích lũy đòi hỏi hệ thống tiền tệ quốc gia phải đảm bảo được sức mua.
Nếu bạn gặp khó khăn khi viết luận văn chất lượng hãy liên hệ với đội ngũ Tri Thức Cộng Đồng để được hỗ trợ sử dụng dịch vụ LÀM LUẬN VĂN THUÊ của chúng tôi.3.5 Chức năng tiền tệ thế giới (world currency)
Tiền tệ thực hiện chức năng tiền tệ thế giới khi tiền tệ thực hiện bốn chức năng thước đo giá trị, phương tiện trao đổi, phương tiện thanh toán, phương tiện tích lũy ở phạm vi ngoài quốc gia, nói cách khác là đồng tiền của một nước thực hiện chức năng tiền tệ thế giới khi tiền của quốc gia đó được nhiều nước trên thế giới tin dùng và sử dụng như chính đồng tiền của nước họ.
Tóm lại, điều kiện quan trọng nhất để cho một vật được sử dụng làm tiền tệ thực hiện các chức năng: thước đo giá trị, phương tiện trao đổi, phương tiện thanh toán, phương tiện tích lũy, tiền tệ thế giới là chúng phải có sức mua ổn định, bền vững, tạo được niềm tin và sự tín nhiệm của dân chúng.
Từ khóa » Chức Năng Cơ Bản Của Tiền Tệ Là Gì
-
Tiền Tệ Là Gì ? Các Chức Năng Của Tiền Tệ Trong Nền Kinh Tế Thị Trường ?
-
Chức Năng Của Tiền Tệ Là Gì? - Luật Hoàng Phi
-
05 Chức Năng Cơ Bản Của Tiền Tệ
-
Chức Năng Cơ Bản Nhất Của Tiền Là Gì? - TopLoigiai
-
Các Chức Năng Của Tiền Tệ Trong Kinh Tế Thị Trường 2022
-
Tiền Tệ Là Gì? Phân Tích Bản Chất Và Các Chức Năng Của Tiền Tệ?
-
Tiền Tệ Là Gì? Các Chức Năng Của Tiền Tệ Trong Tài Chính Doanh Nghiệp
-
Tiền Là Gì? Bản Chất, Chức Năng Của Tiền Thế Nào?
-
Chức Năng Của Tiền Tệ
-
Chức Năng Của Tiền Tệ-Chức Năng Nào Là Cơ Bản Nhất- Vì Sao Docx
-
Chức Năng Nào Của Tiền Tệ Là Chức Năng Cơ Bản Nhất Và Vì Sao?
-
Các Chức Năng Của Tiền Tệ? - Lênin
-
Tiền Tệ Là Gì? Chức Năng Và điều Cần Biết Về Chính Sách Tiền Tệ
-
Các Chức Năng Của Tiền Tệ Và Quy Luật Lưu Thông Tiền Tệ