Tiền Tệ Là Gì? Chức Năng Và điều Cần Biết Về Chính Sách Tiền Tệ
Có thể bạn quan tâm
Tiền tệ là gì ?
Quan điểm của Trường phái Trọng thương
Tiền tệ đồng nghĩa với sự giàu có. Một quốc gia muốn làm giàu thì phải tích lũy thật nhiều tiền.
Quan điểm của Trường phái Trọng nông
Tiền tệ chỉ là một thứ hư tưởng. Tiền chỉ có tác dụng như một chất nhờn bôi trơn hoạt động của guồng máy kinh tế. Bản thân guồng máy đó không hề chịu bất cứ tác động nào của tiền tệ.
Quan điểm của N. Gregory Mankiw
Tiền tệ là một khối lượng tài sản có thể sử dụng ngay để tiến hành giao dịch.
Quan điểm của Frederic S. Mishkin
Tiền tệ là bất cứ cái gì được chấp nhận chung trong việc thanh toán để lấy hàng hóa và dịch vụ hoặc trong việc hoàn trả các món nợ.
Bản chất của Tiền tệ
Tiền được xem là bất cứ cái gì được chấp nhận chung trong thanh toán để đổi lấy hàng hoá, dịch vụ hoặc để hoàn trả các khoản nợ.
Định nghĩa này chỉ đưa ra các tiêu chí để nhận biết một vật có phải là tiền tệ hay không. Tuy nhiên nó chưa giải thích được tại sao vật đó lại được chọn làm tiền tệ. Để giải thích được điều này phải tìm hiểu bản chất của tiền.
Về bản chất, tiền là vật trung gian môi giới trong trao đổi hàng hoá, dịch vụ, là phương tiện giúp cho quá trình trao đổi được thực hiện dễ dàng hơn.
Bản chất của tiền được thể hiện rõ hơn qua hai thuộc tính sau của nó.
Giá trị của Tiền tệ
Là khả năng thoả mãn nhu cầu trao đổi của xã hội, nhu cầu sử dụng làm vật trung gian trong trao đổi. Như vậy người ta sẽ chỉ cần nắm giữ tiền khi có nhu cầu trao đổi. Giá trị sử dụng của một loại tiền là do xã hội quy định: chừng nào xã hội còn thừa nhận nó thực hiện tốt vai trò tiền (tức là vai trò vật trung gian môi giới trong trao đổi) thì chừng đó giá trị sử dụng của nó với tư cách là tiền tệ còn tồn tại. Đây chính là lời giải thích cho sự xuất hiện cũng như biến mất của các dạng tiền tệ trong lịch sử.
Giá trị Sử dụng của Tiền tệ
Giá trị sử dụng của tiền tệ được thể hiện qua khái niệm “sức mua tiền tệ”, đó là khả năng đổi được nhiều hay ít hàng hoá khác trong trao đổi. Tuy nhiên khái niệm sức mua tiền tệ không được xem xét dưới góc độ sức mua đối với từng hàng hoá nhất định mà xét trên phương diện toàn thể các hàng hoá trên thị trường.
Lịch sử Tiền tệ
Các loại Tiền tệ
- Tiền Pháp định
- Tiền Hàng hóa
- Tiền Kỹ thuật số
Phân biệt Tiền với Của cải và Thu nhập
Của cải (Wealth)
Là giá trị ròng của tài sản sở hữu tính bằng tiền tại một thời điểm nhất định. chú ý rằng, của cải là đại lượng tích tụ (như lượng nước trong một hồ nước).
Của cải của một hộ gia đình gồm có những tài sản hữu hình như nhà cửa, đất đai, ô tô và các hàng hóa tiêu sử dụng bền vững khác và các khoản có được tài chính như tiền mặt, tài khoản tiết kiệm, trái phiếu và chứng khoán.
Mọi giá trị được xem như tài sản có, còn những khoản nợ được gọi là tài sản nợ. Sự chênh lệch giữa tổng tài sản có và tổng tài sản nợ được gọi là của cải hay tài sản ròng.
Thu nhập (InCome)
Là lượng tiền kiếm được trong một đơn vị thời gian. Thu nhập là một đại lượng lưu chuyển trong một tổ chức thời gian như dòng chảy của một con sông.
Các Chức năng của Tiền tệ
Tiền tệ có Chức năng là Thước đo Giá trị (Standard Of Value)
Tiền tệ thực hiện chức năng thước đo giá trị khi tiền tệ đo lường và biểu hiện giá trị của các hàng hóa khác.
Chúng ta đo lường các giá trị của hàng hóa và dịch vụ bằng tiền giống như chúng ta đo khối lượng bằng kilogram hoặc đo khoảng cách bằng kilo mét. Để thấy vì sao chức năng này lại quan trọng, chúng ta nhìn vào nền kinh tế đổi chác, trong đó tiền không thực hiện chức năng này.
Nếu nền kinh tế chỉ có ba mặt hàng, ví dụ: vải, gạo, muối thì chỉ có ba giá để có thể trao đổi thứ này với thứ khác: giá của một mét vải tính bằng bao nhiêu kilogram gạo, giá của một mét vải tính bằng bao nhiêu kilogram muối và giá của một kilogram gạo tính bằng bao nhiêu kilogram muối.
Nếu có mười mặt hàng, chúng ta sẽ có 45 giá để trao đổi mặt hàng này với mặt hàng khác, với 100 mặt hàng chúng ta có đến 4950 giá, với 1000 mặt hàng có 499.500 giá.
Công thức cho chúng ta biết số giá ta cần khi có N mặt hàng :
N(N -1)/N
Chức năng là Phương tiện Trao đổi (Medium Of Exchange)
Tiền tệ thực hiện chức năng phương tiện trao đổi khi tiền tệ môi giới cho quá trình trao đổi hàng hóa.
Khi tiền xuất hiện, hình thái trao đổi trực tiếp bằng hiện vật dần dần nhường chỗ cho hình thái trao đổi gián tiếp thực hiện thông qua trung gian của tiền tệ. Hình thái trao đổi này trở thành phương tiện và động lực thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng nhanh chóng, buôn bán trở nên dễ dàng, sản xuất thuận lợi. Có thể ví tiền như một chất nhớt bôi trơn guồng máy sản xuất và lưu thông hàng hóa. Khi mức độ tiền tệ hóa ngày càng cao thì hoạt động giao lưu kinh tế càng được diễn ra thuận lợi, trôi chảy.
Nghiệp vụ trao đổi gián tiếp thực hiện qua trung gian của tiền tệ, gồm hai vế:
– Vế thứ nhất : bán hàng để lấy tiền : Hàng – Tiền
– Vế thứ hai : dùng tiền để mua hàng : Tiền – Hàng
Nhưng thỉnh thoảng hai vế này không đi liền với nhau. Tiền tệ là phương tiện làm trung gian trao đổi dần dần trở thành mục tiêu trong các cuộc trao đổi và được ưa chuộng.
Chức năng Phương tiện Thanh toán (Standard Of Deferred Payment)
Quá trình lưu thông hàng hóa phát triển, ngoài quan hệ hàng hóa – tiền tệ, còn phát sinh những nhu cầu vay mượn, thuế khoán, nộp địa tô…bằng tiền. Trong những trường hợp này, tiền tệ chấp nhận chức năng thanh toán.
Như vậy, khi thực hiện chức năng phương tiện thanh toán, tiền tệ không còn là môi giới của trao đổi hàng hóa, mà là khâu bổ sung cho quá trình trao đổi, tức là tiền tệ vận động tách rời sự vận động của hàng hóa.
Tiền tệ khi thực hiện chức năng làm phương tiện chi trả đã tạo ra khả năng làm cho số lượng tiền mặt cần thiết cho lưu thông giảm đi tương đối vì sự mua bán chịu, thực hiện thanh toán bù trừ lẫn nhau.
Muốn được chấp nhận làm phương tiện thanh toán, tiền tệ phải có sức mua ổn định, tương đối bền vững theo thời gian, chính sức mua ổn định đã tạo cho người ta niềm tin và sự tín nhiệm tiền tệ.
Chức năng Phương tiện Tích lũy (Store of value or store of purchasing power)
Tiền tệ chấp hành chức năng phương tiện tích lũy khi tiền tạm thời rút khỏi lưu thông, trở vào trạng thái tĩnh, chuẩn bị cho nhu cầu chi dùng trong tương lai.
Khi tiền tệ chưa xuất hiện, người ta thường thực hiện tích lũy dưới hình thái hiện vật, hình thái này không tiện lợi vì nó đòi hỏi phải có chỗ rộng rãi, phải tốn nhiều chi phí bảo quản, dễ hư hỏng, khó lưu thông và ít sinh lời.
Khi tiền tệ xuất hiện, người ta dần dần thay thế tích lũy dưới hình thái hiện vật bằng hình thái tích lũy dưới dạng tiền. Hình thái này có nhiều ưu điểm, điểm nổi bật là dễ lưu thông và thanh khoản. Tuy nhiên, tích lũy dưới hình thái tiền có nhược điểm là có thể dễ mất giá khi nền kinh tế có lạm phát. Do vậy, để tiền tệ thực hiện được chức năng phương tiện tích lũy đòi hỏi hệ thống tiền tệ quốc gia phải đảm bảo được sức mua.
Chức năng Tiền tệ Thế giới (World Currency)
Tiền tệ thực hiện chức năng tiền tệ thế giới khi tiền tệ thực hiện bốn chức năng thước đo giá trị, phương tiện trao đổi, phương tiện thanh toán, phương tiện tích lũy ở phạm vi ngoài quốc gia, nói cách khác là đồng tiền của một nước thực hiện chức năng tiền tệ thế giới khi tiền của quốc gia đó được nhiều nước trên thế giới tin dùng và sử dụng như chính đồng tiền của nước họ.
Tóm lại, điều kiện quan trọng nhất để cho một vật được sử dụng làm tiền tệ thực hiện các chức năng: thước đo giá trị, phương tiện trao đổi, phương tiện thanh toán, phương tiện tích lũy, tiền tệ thế giới là chúng phải có sức mua ổn định, bền vững, tạo được niềm tin và sự tín nhiệm của dân chúng.
Quá trình Phát triển của Tiền tệ
Chính sách tiền tệ (Monetary policy)
Đề cập đến các hành động do ngân hàng trung ương của một quốc gia thực hiện nhằm kiểm soát cung tiền nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế vĩ mô nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững.
Chính sách tiền tệ bao gồm quá trình soạn thảo, công bố và thực hiện kế hoạch hành động của ngân hàng trung ương, hội đồng tiền tệ hoặc cơ quan tiền tệ có thẩm quyền khác của một quốc gia kiểm soát lượng tiền trong nền kinh tế và và các kênh cung cấp tiền mới. Những điều này đạt được bằng các hành động như sửa đổi lãi suất, mua hoặc bán trái phiếu chính phủ, điều tiết tỷ giá hối đoái và thay đổi lượng tiền mà các ngân hàng cần để duy trì làm dự trữ.
Về cơ bản, chính sách tiền tệ thực hiện 6 mục tiêu cơ bản sau:
- Thực hiện chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kết hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý.
- Đảm bảo khả năng thanh toán của các tổ chức tín dụng, linh hoạt điều hành lãi suất và tỷ giá hợp lý.
- Bảo đảm giá trị đồng Việt Nam, tiếp tục hạn chế tình trạng đô la hóa, vàng hóa.
- Sản xuất, tiếp tục thực hiện các chương trình kết nối vốn vay ngân hàng với các chính sách kinh tế, chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo hướng tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên.
- Đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu và cơ cấu lại tổ chức tín dụng, đảm bảo thực hiện đúng lộ trình Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
- Tăng cường phối hợp với các chính sách kinh tế vĩ mô khác.
Công cụ của Chính sách Tiền tệ là gì ?
Theo Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010, Thống đốc quyết định sử dụng các chính sách tiền tệ quốc gia bao gồm tái cấp vốn, lãi suất, tỷ giá hối đoái, dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở cùng các công cụ và biện pháp khác theo quy định của pháp luật.
- Tái cấp vốn
Tái cấp vốn là một hình thức tín dụng của Ngân hàng Nhà nước nhằm cung cấp các khoản vay ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho các tổ chức tín dụng. Ngân hàng Nhà nước quy định và thực hiện việc tái cấp vốn cho các tổ chức tín dụng dưới các hình thức cho vay cầm cố giấy tờ có giá, chiết khấu giấy tờ có giá, và các hình thức tái cấp vốn khác.
- Lãi suất
Ngân hàng Nhà nước công bố lãi suất tái cấp vốn, lãi suất cơ bản và các lãi suất khác để thực hiện chính sách tiền tệ, chống cho vay nặng lãi. Trong trường hợp thị trường tiền tệ có những diễn biến bất ngờ, Ngân hàng Nhà nước quy định cơ chế điều hành lãi suất trong quan hệ cho vay giữa các tổ chức tín dụng với khách hàng và các hoạt động cấp tín dụng khác.
- Tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam được xác định trên cơ sở cung cầu ngoại tệ của thị trường và có sự điều tiết của Nhà nước. Ngân hàng Nhà nước thực hiện các công việc công bố tỷ giá hối đoái, quyết định chế độ tỷ giá hối đoái và cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái.
- Dự trữ bắt buộc
Dự trữ bắt buộc là số tiền tổ chức tín dụng phải gửi tại Ngân hàng Nhà nước để thi hành chính sách tiền tệ quốc gia. Ngân hàng Nhà nước quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với từng loại hình tổ chức tín dụng và từng loại tiền gửi tại tổ chức tín dụng để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia. Ngân hàng Nhà nước quy định việc trả lãi tiền gửi dự trữ bắt buộc, tiền gửi vượt mức đối với từng loại hình tổ chức tín dụng đối với từng loại tiền gửi.
- Nghiệp vụ thị trường mở
Ngân hàng Nhà nước thực hiện nghiệp vụ thị trường mở thông qua việc mua, bán giấy tờ có giá với các tổ chức tín dụng và quy định các loại giấy tờ có giá được giao dịch thông qua nghiệp vụ thị trường mở.
Tiền tệ được đo lường trong nền Kinh tế như thế nào ?
Chính xác có bao nhiêu tiền đang lưu thông trên thị trường? Để rõ ràng hơn cho mục đích đo lường, chúng tôi xin chia tiền thành ba loại:
– M1 – Nhóm này bao gồm tất cả các mệnh giá tiền giấy, tiền xu; tiền gửi không kỳ hạn; séc du lịch. Loại tiền này là loại tiền nhỏ nhất trong số ba về cơ bản nó là tiền được sử dụng để mua mọi thứ và thực hiện thanh toán hàng ngày.
– M2 – Với tiêu chí rộng hơn, danh mục M2 nghĩa là đem tất cả số tiền trong M1 bỏ vào tất cả các khoản tiền gửi có liên quan đến thời gian, tiền gửi tài khoản tiết kiệm và các quỹ thị trường tiền tệ. Loại này đại diện cho tiền có thể dễ dàng chuyển thành tiền mặt.
– M3 – Loại tiền lớn nhất, M3 kết hợp tất cả tiền trong định nghĩa M2 và thêm vào tất cả các khoản tiền gửi có kỳ hạn lớn, các quỹ thị trường tiền tệ (money market funds), các thỏa thuận mua lại ngắn hạn, cùng với các tài sản lỏng khác lớn hơn.
3 loại này thể hiện toàn bộ nguồn tiền của một quốc gia hoặc tổng số tiền trong một nền kinh tế.
Tiền đang hoạt động (Active Money)
Danh mục M1 bao gồm những gì được gọi là tiền hoạt động (active money) – tức là tổng giá trị tiền xu và tiền giấy trong lưu thông. Số tiền đang hoạt động dao động theo mùa, hàng tháng, hàng tuần và hàng ngày. Tại Hoa Kỳ, Ngân hàng Dự trữ Liên bang phân phối tiền mới cho Bộ Tài chính Hoa Kỳ. Các ngân hàng cho các khách hàng vay tiền là tiền hoạt động khi nó được lưu hành.
Nhu cầu tiền mặt biến động tương ứng với tổng số tiền hoạt động liên tục dao động.
Cách tạo ra tiền
Bây giờ chúng ta sẽ nói về lý do và làm thế nào tiền đại diện cho nền kinh tế. Ngân hàng trung ương của một quốc gia có thể ảnh hưởng và thao túng nguồn cung tiền của quốc gia.
Hãy xem xét một ví dụ đơn giản về cách thực hiện điều này. Nếu nó muốn tăng số tiền trong lưu thông, ngân hàng trung ương tất nhiên chỉ cần in thêm tiền. Một cách khác để ngân hàng trung ương tăng cung tiền là mua chứng khoán thu nhập cố định của chính phủ trên thị trường.
Đặc lợi phát hành Tiền tệ
Lợi ích mà ngân hàng trung ương (hoặc cơ quan chính phủ có quyền phát hành tiền) có được nhờ phát hành tiền được gọi là đặc lợi phát hành tiền tệ. Đây là phần giá trị chênh lệch giữa giá trị danh nghĩa (hay giá trị quy định) căn cứ vào con số của tờ bạc hoặc đồng xu và chi phí sản xuất, đưa vào lưu thông cũng như thu hồi các đồng tiền đó. Thông qua việc nắm toàn quyền nguồn cung tiền, chính phủ có thể đánh thuế người dân bằng cách tăng cung tiền để có thêm vốn thực hiện các mục đích của mình và dẫn tới lạm phát.
Các đơn vị Tiền tệ Quốc tế
Một số đơn vị tiền tệ quốc gia của những nền kinh tế phát triển của thế giới hoặc của khu vực được sử dụng nhiều và do đó chiếm tỷ trọng lớn trong quan hệ thương mại và tài chính quốc tế như Dollar Mỹ, Euro, Yên Nhật, Bảng Anh.
Các đơn vị Tiền tệ Kế toán
Một số đơn vị tiền tệ không thực tế xuất hiện trong lưu thông mà chỉ được dùng cho mục đích tính toán để thuận tiện trong quan hệ tài chính, thương mại quốc tế còn khi thanh toán phải được quy đổi ra các đơn vị tiền tệ lưu thông, trong đó phổ biến là:
- Quyền rút vốn đặc biệt – SDR: có mã ISO là XDR, đây là đơn vị tiền được Quỹ tiền tệ quốc tế, một số tổ chức quốc tế sử dụng, nó cũng được dùng để tính toán cước phí bưu chính, viễn thông quốc tế. XDR gồm một giỏ các loại tiền phổ biến trong thương mại và tài chính quốc tế và hiện nay gồm EUR, USD, JPY, GBP với quyền số và giá trị được Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) tính toán 5 năm một lần. IMF cũng công bố tỷ giá của XDR so với USD hàng ngày để phục vụ cho thanh toán.
- Franc Poincaré: được sử dụng chủ yếu trong các quy định quốc tế liên quan đến trách nhiệm vật chất (ví dụ: Công ước Warszawa về trách nhiệm của các hãng hàng không quốc tế trong vận chuyển người, hành lý, hàng hóa bằng máy bay). Nó được định nghĩa là 65,5 mg vàng 900 phần nghìn. Tuy nhiên loại đơn vị tiền kế toán này ngày nay hầu như đã được thay thế bởi XDR.
- ECU (viết tắt của cụm từ tiếng Anh “European Currency Unit”): là đơn vị tiền kế toán được xây dựng trên cơ sở giỏ tiền của các nước thuộc Cộng đồng châu Âu có mã ISO là XEU trước khi nó được thay thế bằng đồng Euro (mã ISO là EUR) với tỷ lệ 1:1. Tuy nhiên việc thay thế này đã nảy sinh một số rắc rối khi có tranh tụng pháp lý ở ngoài Cộng đồng châu Âu về việc đồng EUR có phải là đồng tiền thay thế XEU hay không.
- Ngoài các đơn vị tiền kế toán khá phổ biến trong thương mại và tài chính quốc tế nêu trên, trong ngành hàng không dân dụng thế giới, một đơn vị tiền kế toán là NUC (viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Neutral Unit of Currency”) được sử dụng để tính cước phí vận chuyển hàng không. Tỷ giá của nó so với USD luôn là 1.
Một số đơn vị Tiền tệ đang được xem xét để chính thức hoá
- Đơn vị tiền tệ châu Á (ACU): một loại tiền kế toán khởi đầu do diễn đàn ASEAN+3 (gồm các nước thành viên ASEAN cộng với Trung quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc) đề xướng với bản chất là một giỏ tiền tệ tương tự như ECU của Cộng đồng châu Âu. Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đang tiếp tục nghiên cứu để biến dự án này thành hiện thực trong một tương lai gần.
- Eco: là đồng tiền chung của các nước thuộc Khu vực tiền tệ Tây Phi nằm trong Cộng đồng kinh tế các nước Tây Phi dự kiến áp dụng từ 2009.
- Shilling Đông Phi: là loại tiền tệ mà các nước thuộc Cộng đồng Đông Phi dự kiến áp dụng làm đồng tiền chung vào cuối năm 2009
- Khaleeji: là đồng tiền chung mà những quốc gia thuộc Hội đồng Hợp tác các nước Ả-rập vùng Vịnh dự kiến áp dụng vào năm 2010
- Các nước thuộc Cộng đồng Ca-ri-bê cũng đang có dự án xây dựng đồng tiền chung và theo kế hoạch sẽ ra đời trong khoảng từ năm 2010 đến 2015 nhưng chưa đưa ra tên gọi.
- Bitcoin: Là một loại tiền mã hóa điển hình
Thị trường Ngoại hối
Thị trường ngoại hối là thị trường mà ở đó tiền tệ của các nước khác nhau được đem ra trao đổi với nhau, chính tại thị trường này tỷ giá hối đoái được xác định. Các thị trường bán buôn được tổ chức tại các trung tâm tài chính, tiền quốc tế như: New York, Tokyo, London, Zurich, Hong kong, Singapore… Ở mức độ bán lẻ nó được rất nhiều ngân hàng thương mại, công ty chuyên doanh ngoại hối thực hiện. Tại thị trường này, cung và cầu cũng quyết định giá cả của ngoại hối hay chính là tỷ giá hối đoái.
Khủng hoảng Tiền tệ
Hiện chưa có một định nghĩa được chấp nhận rộng rãi nhưng nhìn chung khủng hoảng tiền tệ được dùng để chỉ hiện tượng giá trị đối ngoại của đơn vị tiền quốc gia bị suy giảm (nói cách khác là mất giá so với ngoại tệ) một cách nghiêm trọng và nhanh chóng. Chính phủ trở nên vô cùng khó khăn khi kiểm soát tỷ giá hối đoái và khi ngân hàng trung ương cố gắng can thiệp tỷ giá để bảo vệ giá trị của tiền thì dự trữ ngoại hối của quốc gia bị mất đi ở quy mô lớn. Đã có một số mô hình khủng hoảng tiền tệ được nghiên cứu, một trong số đó là những nhà đầu cơ tấn công vào tiền tệ của một quốc gia và khi họ có nhiều tiền hơn ngân hàng trung ương của quốc gia đó thì khủng hoảng tiền tệ sẽ xảy ra.
Tiền tệ là thước đo Giá trị
- Do tiền tệ là một loại để biểu hiện, đồng thời đo lường các loại hàng hóa có giá trị như thế nào? Cho nên khi dùng tiền tệ để đo được giá trị của các loại hàng hóa thì bản thân là tiền tệ cần phải có giá trị trước. Theo đó, tiền cũng có chức năng để nâng thước đo giá trị phải là tiền vàng.
- Khi đo lường được giá trị hàng hóa thì không nhất thiết tiền phải là tiền mặt, mà trong đó chỉ cần thực hiện việc so sánh với một lượng vàng trong ý tưởng nào đó. Bởi vì, giá trị của hàng hóa và giá trị của vàng trong thực tế đã có một mức tỷ lệ là nhất định. Trong đó, từ cơ sở tỷ lệ chính là thời gian lao động mà xã hội cần thiết để hao phí trong sản xuất ra loại hàng hóa đó.
- Giá trị của hàng hóa được thể hiện bằng tiền thì gọi là giá cả của hàng hóa. Như vậy, chúng ta hiểu rằng giá cả là một hình thức mà giá trị hàng hóa thể hiện bằng tiền.
Giá cả phải chịu ảnh hưởng từ các yếu tố như sau gồm :
- Giá trị của tiền
- Giá trị của hàng hóa
- Mối quan hệ giữa cung và cầu về hàng hóa
Tiền làm được với chức năng là Thước đo Giá trị thì Tiền tệ
Tiền tệ là thước đo giá trị thì dùng để đo lường về giá trị của hàng hóa khác.
Tiền tệ là tiêu chuẩn của giá cả.
Tiền tệ là Phương tiện Lưu thông
Tiền là một phương tiện để môi giới trong khi trao đổi hàng hóa, khi tiền tệ có chức năng này thì tiền tệ phải là tiền mặt. Theo đó, hàng hóa để trao đổi hàng hóa mà lấy tiền làm môi giới thì gọi là lưu thông hàng hóa.
Công thức về lưu thông hàng hóa chính là :
H – T – H, cụ thể khi tiền để làm môi giới trong việc trao đổi hàng hóa sẽ làm cho việc mua – bán được tách rời nhau xét theo không gian và thời gian. Như vậy, khi mà hoạt động mua và bán có thể là tác nhân của khủng hoảng kinh tế.
Ở trong một thời kỳ nhất định, việc lưu thông hàng hóa cần phải có lượng tiền cần thiết đảm bảo cho sự lưu thông, quy luật lưu thông tiền tệ chính là căn cứ để xác định số lượng tiền đó.
Theo YSedu
Được tài trợ bởi Chứng khoán Yuanta
Từ khóa » Tiền Tệ Có Mấy Chức Năng đó Là Những Chức Năng Nào
-
Tiền Tệ Là Gì ? Các Chức Năng Của Tiền Tệ Trong Nền Kinh Tế Thị Trường ?
-
Tiền Tệ Là Gì? Các Chức Năng Của Tiền Tệ - Tri Thức Cộng đồng
-
Các Chức Năng Của Tiền Tệ Trong Kinh Tế Thị Trường 2022
-
Chức Năng Của Tiền Tệ Là Gì? - Luật Hoàng Phi
-
Tiền Tệ Có Mấy Chức Năng Cơ Bản Theo Quy định?
-
Các Chức Năng Của Tiền Tệ? - Lênin
-
5 Chức Năng Của Tiền Tệ Có Ví Dụ Và Hình ảnh Minh Họa Cụ Thể
-
Tiền Tệ Có Mấy Chức Năng? - Khóa Học
-
Các Chức Năng Của Tiền Tệ
-
Tiền Tệ Là Gì? Phân Tích Bản Chất Và Các Chức Năng Của Tiền Tệ?
-
Tiền Tệ Có Mấy Chức Năng? Phân Tích Các Chức Năng Của Tiền Tệ
-
Phân Tích Các Chức Năng Của Tiền Tệ. Em đã Vận Dụng được Những ...
-
Các Chức Năng Của Tiền Tệ Và Quy Luật Lưu Thông Tiền Tệ
-
Tiền Tệ Có Mấy Chức Năng? Đó Là Những Chức Năng Nào? - Can Tu