Tiến Về Hà Nội – Wikipedia Tiếng Việt

"Tiến về Hà Nội"
Bài hát của Văn Cao
Ngôn ngữTiếng Việt
Công bố1954
Thể loạiHành khúc, nhạc đỏ
Sáng tácVăn Cao
Thông tin bài hát ở Việt Nam
Năm sáng tác1949

"Tiến về Hà Nội" là một sáng tác nổi bật của nhạc sĩ Văn Cao. Bài hát là lời reo vui của ngày quân giải phóng Việt Nam từ năm cửa ô tiến về tiếp quản Thủ đô. Được sáng tác vào năm 1949, "Tiến về Hà Nội" được xem là ca khúc "kì lạ" nhất viết về ngày này, tức là ra đời trước 5 năm khi sự kiện diễn ra. Với lời ca hào hùng, khí thế và sôi nổi, ngày nay, bài hát vẫn thường vang lên, nhất là trong những dịp kỷ niệm ngày mùng 10 tháng 10, cũng như trở thành một "khúc ca khải hoàn" của người Hà Nội.[1][2][3]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Hoàn cảnh ra đời

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 19 tháng 8 năm 1945, Tổng khởi nghĩa tháng Tám thắng lợi ở Hà Nội dưới sự lãnh đạo của Mặt trận Việt Minh đã giành chính quyền từ tay phát xít Nhật. Tuy nhiên, chỉ sau một tháng, vào ngày 23 tháng 9, với danh nghĩa giải giáp quân Nhật và cùng với sự giúp đỡ của quân Anh, quân Pháp nổ súng tái chiếm miền Nam. Tại Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra "Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến" ngày 19 tháng 12 năm 1946. Tháng 10 năm 1947, thực dân Pháp phát động cuộc tấn công lên căn cứ địa Việt Bắc. Tuy nhiên, chỉ sau 75 ngày đêm, Pháp lệnh rút quân vì không đạt được mục tiêu chiến dịch, lại bị thiệt hại nặng và có nguy cơ bị bao vây tiêu diệt.[4]

Cuối năm 1948, nhạc sĩ Văn Cao cùng với nhà văn Nguyễn Đình Thi và hoạ sĩ Tô Ngọc Vân công tác tại Chi hội Văn nghệ Liên khu 3. Vì lúc đó đang là "thời kì cầm cự", chiến tranh có thể kéo dài nên ông cùng gia đình đi bộ về đến chợ Đại ở huyện Ứng Hòa, Sơn Tây, hành trình ấy mất gần một tháng. Đây từng được xem là "thủ phủ" của các văn nghệ sĩ trong thời kì chống Pháp.[5]

Khoảng giữa năm 1949, các văn nghệ sĩ trong đó có nhạc sĩ Văn Cao tham dự một buổi họp tại vùng căn cứ địa Việt Bắc. Họ được giao nhiệm vụ "nhanh chóng viết những ca khúc động viên bộ đội và nhân dân chiến đấu". Văn Cao lúc đó đã hứa hẹn với người lãnh đạo sẽ viết một ca khúc về Hà Nội: "Riêng về nhiệm vụ công tác của tôi là phải sáng tác một bài hát cho Hà Nội. Tôi còn nhớ trong một buổi họp chi bộ ở Liên khu 3 tôi đã hứa với các đồng chí Khuất Duy Tiến và đồng chí Lê Quang Đạo là tôi sẽ viết một ca khúc về Hà Nội".[6] Chỉ trong hai tuần lễ, nhạc sĩ đã viết xong ca khúc "Tiến về Hà Nội", khi ấy đang là mùa xuân, tức ra đời trước 5 năm trước khi Quân đội Nhân dân Việt Nam tiếp quản Hà Nội.[7] Bài hát sau đó được Khuất Duy Tiến, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội lúc đó, cho in lên tờ báo Thủ đô.[8][9] Ngoài ra, trong thời gian này, nhạc sĩ còn sáng tác bài "Tổng phản công" nhưng do ca khúc "Tiến về Hà Nội" tạo tiếng vang lớn nên bài hát ít được nhắc tới.

Tiếp nhận

[sửa | sửa mã nguồn]

Cuối năm 1949, quân Pháp mở trận càn lớn ở Hà Nam Ninh, rồi đánh lên Hòa Bình khiến cho toàn bộ văn khu 3, trong đó có cả nhạc sĩ Văn Cao, phải rút lui. Ông cùng với một số người khác di chuyển sang Thái Bình. Cũng tại đây đầu năm 1950, nhạc sĩ Tạ Phước đã dàn dựng bài "Tiến về Hà Nội", cổ vũ quân đội và người dân. Tuy nhiên, lúc đó chiến tranh vẫn còn khốc liệt, bài hát dường như chưa thích hợp với bối cảnh lịch sử nên "bị cất vào kho".[10][11][12] Dù vậy, ca khúc vẫn được các văn nghệ sĩ và người dân học thuộc và truyền miệng.[3]

Ngày 10 tháng 10 năm 1954, quân đội Việt Nam từ chiến khu tiếp quản Thủ đô, "Tiến về Hà Nội" mới được biết đến. Nhưng chính Văn Cao lại không có mặt ở Hà Nội để chứng kiến. Khi ấy Văn Cao đang theo phái đoàn văn hóa sang thăm Liên Xô và Trung Quốc, do ông Trần Huy Liệu làm trưởng đoàn.[13] Về sau, ông kể: "Tiếc là ngày Hà Nội đón đoàn quân chiến thắng trở về tôi vì bận đi công tác nên không có mặt trong giờ phút thiêng liêng đó để được chứng kiến một cảnh tượng tưng bừng và náo nhiệt chưa từng có với rừng người tay cầm cờ hoa vẫy chào đoàn quân tiến vào thủ đô, trong tiếng loa phóng thanh của bài hát Tiến về Hà Nội".[14][15]

Năm 2017, Cục Nghệ thuật biểu diễn cập nhật danh sách 324 bài hát được cấp phép lưu hành, biểu diễn nhưng một số sáng tác đã được phổ biến rộng rãi trong quần chúng của nhạc sĩ Văn Cao, gồm cả "Tiến về Hà Nội" không có trong danh sách. Điều này đã gây ra bức xúc, tranh cãi, sau đó Cục đã phải đính chính lại rằng đây là các ca khúc được phổ biến rộng rãi chứ không phải cấp phép mới.[16][17][18][19]

Xem thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Văn Cao
  • Chiến tranh Đông Dương
  • Người Hà Nội
  • Tiến về Sài Gòn

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ B.T (10 tháng 10 năm 2018). “"Tiến về Hà Nội" – Khúc ca cho ngày giải phóng”. ANTV. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2020.
  2. ^ An Nhi (10 tháng 10 năm 2019). “Những giai điệu Hà Nội ngày trở về”. Hà Nội mới. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 12 năm 2019. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2020.
  3. ^ a b Café sáng với VTV3 (9 tháng 10 năm 2015). “Tiến về Hà Nội - Giai điệu quen thuộc trong ngày Giải phóng thủ đô”. Báo điện tử VTV News. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 22 tháng 9 năm 2020.
  4. ^ “Công tác tư tưởng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954)”. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2020.
  5. ^ Hà Tùng Long (10 tháng 10 năm 2016). “"Tiến về Hà Nội" - ca khúc "kỳ lạ" nhất viết về ngày Giải phóng Thủ đô”. Báo Dân trí. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 10 năm 2016. Truy cập ngày 5 tháng 5 năm 2020.
  6. ^ Quốc Tiệp (ngày 10 tháng 10 năm 2018). “"Tiến về Hà Nội" - bản hào hùng ca tiên đoán trước lịch sử”. Tạp chí Người đưa tin. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 22 tháng 9 năm 2020.
  7. ^ Hải Vân (10 tháng 10 năm 2019). “'Tiến về Hà Nội' - Bài hát 'tiên tri' ngày Giải phóng Thủ đô 10/10”. Tạp chí Thời Đại. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2020.
  8. ^ Đại tá, TS Nguyễn Thành Hữu (6 tháng 10 năm 2015). “"Tiến về Hà Nội"- Bản hùng ca chiến thắng”. Báo Pháp luật. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 5 tháng 5 năm 2020.
  9. ^ “Bài hát "Tiến về Hà Nội" được sáng tác tại Chợ Đại, Ứng Hòa”. Hà Nội mới. 9 tháng 10 năm 2011. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 9 năm 2019. Truy cập ngày 5 tháng 5 năm 2020.
  10. ^ Như Quỳnh (5 tháng 10 năm 2019). “Gợi nhớ ngày Giải phóng Thủ đô qua từng giai điệu ký ức”. An ninh Thủ đô. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 5 tháng 5 năm 2020.
  11. ^ Đinh Thị Thuận (14 tháng 9 năm 2014). “"Tiến về Hà Nội" và lời dự báo ngày chiến thắng”. Báo Tin tức. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 11 năm 2016. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2020.
  12. ^ Hữu Thu (29 tháng 9 năm 2014). “Ngày giải phóng Thủ đô và ca khúc "Tiến về Hà Nội"”. Cổng giao tiếp điện tử Hà Nội. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2020.
  13. ^ Ngô Vĩnh Bình (11 tháng 10 năm 2018). “"Tiến về Hà Nội": Khúc ca khải hoàn của người Hà Nội”. Sự thật và nhân chứng. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 3 năm 2019. Truy cập ngày 5 tháng 5 năm 2020.
  14. ^ “Bài hát "Tiến về Hà Nội" của nhạc sĩ Văn Cao”. Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam. 10 tháng 10 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2020.
  15. ^ “Điều tiếc nuối nhất của tác giả ca khúc "Tiến về Hà Nội"”. Báo Tiền phong. 10 tháng 10 năm 2014. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2020.
  16. ^ Dũ Cát (12 tháng 4 năm 2017). “Không sáng tác nào của nhạc sĩ Văn Cao được Cục NTBD cấp phép phổ biến!”. An ninh thủ đô. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2020.
  17. ^ Đào Bích (13 tháng 4 năm 2017). “Con trai NS Văn Cao bức xúc khi ca khúc của cha không được cấp phép”. Báo điện tử Đài Tiếng nói Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2020.
  18. ^ “Danh mục các bài hát phổ biến – Văn Cao”. Cục Nghệ thuật biểu diễn. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2020.
  19. ^ News, V. T. C. (21 tháng 5 năm 2017). “Ồn ào việc cấp phép 300 ca khúc nhạc đỏ, Cục Nghệ thuật biểu diễn lên tiếng”. Báo điện tử VTC News. Truy cập ngày 30 tháng 3 năm 2024.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Bản nhạc bài "Tiến về Hà Nội"
  • "Tiến về Hà Nội" do ca sĩ Lan Anh biểu diễn
  • Video tóm tắt hoàn cảnh ra đời bài hát "Tiến về Hà Nội"
  • x
  • t
  • s
Văn Cao
Tình ca (bài hát)Anh em khá cầm tay · Bến xuân  · Buồn tàn thu · Cung đàn xưa · Đêm sơn cước · Đêm xuân · Làng tôi · Mùa xuân đầu tiên · Ngày mai · Ngày mùa · Suối mơ · Thiên Thai · Thu cô liêu · Tình ca trung du · Trương Chi
Hùng ca (bài hát)Hải quân Việt Nam hành khúc · Bắc Sơn · Ca ngợi Hồ Chủ tịch · Chiến sĩ Việt Nam · Dưới ngọn cờ giải phóng · Gò Đống Đa · Gió núi · Hò kéo gỗ Bạch Đằng Giang · Không quân Việt Nam hành khúc · Ta đi làm con suối · Thăng Long hành khúc ca · Tiến về Hà Nội · Tiến quân ca · Trường ca Sông Lô · Người Công an thân yêu
Nhạc khíSông tuyến  · Hàng dừa xa  · Biển đêm  · Dưới cờ giải phóng  · Anh bộ đội Cụ Hồ  · Đường dây qua bản  · Hải Phòng mở ra biển lớn
Thơ (tập thơ) · Ai về Kinh Bắc · Một đêm đàn lạnh trên sông Huế · Anh có nghe không · Ba biến khúc tuổi 65 · Chiếc xe xác qua phường Dạ Lạc · Khuôn mặt em · Những ngày báo hiệu mùa xuân · Năm buổi sáng không có trong sự thật · Đôi bạn · Những người trên cửa biển (trường ca)
Bài viết, tiểu luậnMột vài ý nghĩ về thơ (1957)  · Tại sao tôi viết “Tiến quân ca” (1976)
Hội họa (tranh nổi bật)Chân dung bà Băng  · Chân dung Đặng Thai Mai  · Chân dung nhà cách mạng Nguyễn Hữu Tiến  · Cô gái dậy thì  · Cô gái và đàn dương cầm  · Sám hối nửa đêm  · Cuộc khiêu vũ của những người tự tử  · Dân công miền núi  · Thái Hà ấp đêm mưa  · Cổng làng  · Phố Nguyễn Du  · Chợ vùng cao  · Thanh niên vùng cao  · Lớn lên trong kháng chiến  · Cây đàn đỏ
Tác phẩm vềVăn CaoVan Cao's Meditation (tác phẩm khí nhạc cho piano của Robert Ashley, 1992)  · Văn Cao - Giấc mơ một đời người (phim tài liệu ca nhạc của đạo diễn Đinh Anh Dũng, 1992)  · Văn Cao - Buổi sáng có trong sự thật (phim tài liệu ca nhạc của đạo diễn Đinh Anh Dũng, 1995)  · Văn Cao - Người đi dọc biển (tiểu thuyết chân dung của Nguyễn Thụy Kha, 2011)
Vinh danh, ghi nhậnVăn Cao (đường/phố Hà Nội)
Chủ đề liên quanLịch sử Việt Nam thế kỷ 20  · Thơ hiện đại Việt Nam  · Hội họa Việt Nam thế kỷ 20 (Mỹ thuật hiện đại Việt Nam)  · Âm nhạc Việt Nam thế kỷ 20  · Trào lưu âm nhạc lãng mạn Việt Nam  · Nhạc tiền chiến  · Nhạc trữ tình  · Nhạc cách mạng  · Nhóm Đồng Vọng  · Phạm Duy  · Vũ Quý  · Việt Minh  · Kháng chiến chống Pháp  · Sự kiện Nhân Văn - Giai Phẩm
Văn Cao ở Wikiquote * Thể loại Thể loại
Cổng thông tin:
  • Âm nhạc Việt Nam
  • icon Lịch sử Việt Nam

Từ khóa » Tiến Vê Hà Nội