Tiền Việt Nam Được In Ở Đâu? - Tiền Đầy Ví

Trong cuộc sống không thể thiếu sự hiện diện của tiền. Nhưng bạn có biết Tiền Việt Nam được in ở đâu không, trong nước hay nước ngoài? Cùng tìm hiểu nhé.

Có khi nào đang xài tiền mà bạn thắc mắc tiền Việt Nam được in ở đâu không? Và tại sao chính phủ Việt Nam không in thật nhiều tiền để phát cho dân chúng? Như vậy sẽ giải quyết được nhiều vấn đề về đói nghèo và kinh tế, không phải tốt hơn sao? Hôm nay, Tiendayvi.com sẽ cùng bạn đi tìm câu trả lời cho vấn đề này.

Tiền Việt Nam được in ở đâu?

Thật ra, các thông tin về địa chỉ in tiền Việt Nam luôn được bảo mật. Nơi in tiền của bất kỳ quốc gia nào luôn là nơi “nội bất xuất, ngoại bất nhập” vì lý do an ninh.

Chính vì vậy, thắc mắc tiền Việt Nam được in ở đâu là thắc mắc chung của rất nhiều người Việt. Những thông tin mập mờ về Tiền khiến nhiều người nghĩ Việt Nam không thể nào in được tiền. Nhiều người đồn đoán tiền Việt Nam được in ở nước ngoài. Có thể là Thụy Sỹ (quốc gia trung lập), có thể là Úc hoặc Trung Quốc - những cố máy in tiền hàng đầu thế giới.

Sở dĩ có những tư tưởng như vậy vì việc in tiền đòi hỏi công nghệ cao. Đặc biệt với dòng tiền polymer tinh xảo thì ai cũng nghĩ Việt Nam không thể in được.

Tiền Việt Nam được in ở đâu?
Tiền Việt Nam được in ở đâu?

Thực tế, Tiền Việt Nam được in ở Ngân hàng nhà nước Việt Nam. Tuy nhiên việc in tiền không phải đặt tại trụ sở in tiền, mà đặt tại nhà máy In tiền Quốc gia. Nhà máy này tọa lạc ở đường Phạm Văn Đồng, Hà Nội.

Nhà máy này được thành lập năm 2010, hoạt động dưới sự chỉ đạo và điều phối của Ngân hàng nhà nước Việt Nam.

Bật mí thêm cho các bạn, nhà máy in tiền Việt Nam đầu tiên không phải ở Hà Nội mà ở Lạc Thủy- Hòa Bình. Nhà máy này hoạt động từ năm 1946, 1 năm sau khi nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Việt Nam ra đời. Tuy nhiên chỉ 1 năm sau, nhà máy đã ngưng hoạt động và bây giờ thì nó đã trở thành một di tích lịch sử khá thú vị, được rất nhiều du khách ghé thăm khi đến Hòa Bình.

Nhà máy in tiền đầu tiên của Việt Nam
Nhà máy in tiền đầu tiên của Việt Nam

Đặc điểm của quá trình in tiền Việt Nam

Không nói đến các mệnh giá tiền giấy, nước ta đã hoàn thiện công nghệ in tiền giấy từ những năm 2000. Tính riêng loại tiền polymer, thì không phải là loại tiền mà ngân hàng nhà nước sáng tạo ra.

Vào năm 1995, chất liệu polymer đã được nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng để in tiền. Sau đó đến đầu năm 2001, nước ta đã cử người sang Úc và Singapore để học hỏi kinh nghiệm in tiền polymer. Sau đó đến năm 2003 thì tiền polymer đã chính thức được sử dụng rộng rãi toàn quốc, thay có các mệnh giá tiền từ 10.000đ trở lên.

Tiền polymer được học hỏi từ kinh nghiệm nước ngoài

Cho đến thời điểm hiện tại, nhà máy in tiền quốc gia Việt Nam đã có đầy đủ hệ thống máy móc tối tân, công nghệ in ấn hiện đại. Nguồn nguyên liệu và mực in được nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài. Còn vấn đề in ấn, chúng ta đã hoàn toàn tự chủ được mà không cần nhờ đến hỗ trợ công nghệ nước bạn nữa.

Trên thế giới, nhiều quốc gia vẫn chưa đảm bảo được công nghệ lẫn máy móc in tiền. Vì vậy có những địa chỉ in tiền lớn nằm ở Trung Quốc, Anh, Đức, Mỹ, Úc… nhận đặt hàng in tiền theo yêu cầu. Thế mới biết Việt Nam cũng đã rất nỗ lực để có thể tự chủ hoàn toàn công nghệ in tiền, đảm bảo nhu cầu phục vụ trong nước mà không cần tốn tiền thuê các nhà máy in tiền trên thế giới.

Đánh giá chất lượng tiền Việt Nam được in từ nhà máy in tiền

Hiện nay, nước ta duy trì sử dụng song song 3 mệnh giá tiền: tiền xu (mặc dù hiếm thấy trên thị trường nhưng vẫn chưa có công bố bãi bỏ tiền xu), tiền giấy và tiền polymer. Trong đó, tiền polymer được đánh giá là có công nghệ in ấn hiện đại nhất. Đây cũng là loại tiền được sử dụng rộng rãi.

Tiền polymer có công nghệ in hiện đại nhất, chất lượng bền bỉ nhất hiện nay
Tiền polymer có công nghệ in hiện đại nhất, chất lượng bền bỉ nhất hiện nay

Tiền polymer có các mệnh giá sau: 10.000đ, 20.000đ, 50.000đ, 100.000đ, 200.000đ, 500.000đ. So với tiền giấy truyền thống, thì rõ ràng tiền polymer có nhiều ưu điểm hơn hẳn:

  • Đẹp, giá trị thẩm mỹ cao: chất liệu tốt, màu sắc đẹp, thiết kế ấn tượng và hài hòa đã khiến cho 6 mệnh giá tiền polymer trên đây luôn được ưa chuộng sử dụng. Không chỉ vì chúng có mệnh giá lớn hơn tiền giấy, nhưng so với các mệnh giá tiền giấy cũ tương đương thì rõ ràng tiền in với chất liệu polymer đẹp hơn hẳn.
  • Tương thích với các loại máy đếm tiền, tuyển chọn tiền hay máy ATM. Tiền giấy thường nhàu nhĩ, bị gấp khúc, khó duỗi thẳng. Các hạn chế này được cải thiện triệt để với polymer. Vì vậy, việc sử dụng tiền cũng dễ dàng và thuận tiện hơn.
  • Độ bền cao: So với tiền giấy, thì tiền polymer rõ ràng có độ bền cao hơn hẳn. Chúng không thấm nước, khó bị biến đổi do thời tiết, ít nhăn khi vò. Nó bền hơn tiền giấy từ 4-5 lần.
  • An toàn với người sử dụng: Lớp vecni phủ lên trên tiền giấy có công dụng chống ẩm, khó bám bẩn khi sử dụng và thậm chí khi bám bẩn có thể dùng nước và xà bông để rửa. Vì vậy, tiền polymer được xem là sạch hơn tiền giấy, an toàn hơn cho sức khỏe con người cũng như đảm bảo mọi điều kiện sử dụng dù là trong nước.
  • Khả năng chống tiền giả cao hơn. So với tiền giấy, kỹ năng và công nghệ in tiền polymer phức tạp hơn, đòi hỏi công nghệ ưu tú hơn. Chính vì vậy, tiền polymer rất khó để làm giả. Điều này sẽ góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ được lợi ích người dùng cũng như ổn định nền kinh tế Việt Nam. Tiền thật có độ láng mịn, tiền giả thường bị nhám bề mặt rất dễ nhận biết.

Vì sao nhà nước chỉ in hạn chế một lượng tiền nhất định?

Đây chắc chắn là một trong những vấn đề mà nhiều người quan tâm. Vì sao nhà nước không in thật nhiều tiền, trong khi nước ta còn nghèo? Khi in thật nhiều tiền để phát cho dân chúng, mọi người sẽ có tiền để trao đổi mua bán, xây nhà cửa, đảm bảo kinh tế. Kỳ thực bức tranh không hoàn mỹ như mọi người tưởng tượng.

Sở dĩ nhà nước Việt Nam không in tiền quá mức cho phép, vì những nguyên nhân sau:

  • Đảm bảo giá trị của đồng tiền Việt. Việc in tiền bừa bãi sẽ tránh lạm phát. Khi lạm phát tăng lên thì đời sống người dân nghèo càng khó khăn, cách biệt xã hội càng lớn.
  • Thúc đẩy kinh tế phát triển, thúc đẩy việc tạo ra hàng hóa và dùng tiền để trao đổi hàng hóa. Từ đó kinh tế mới phát triển

Thử nghĩ, nếu ngân hàng in tiền phát cho người dân, tâm lý có sẵn tiền sẽ khiến nông dân chây ỳ sản xuất, ngư dân không cần ra biển đánh bắt cá, các công ty không cần nỗ lực sản xuất kinh doanh. Giá trị tiền mang lại chỉ có ý nghĩa tức thời, về lâu dài sẽ không đảm bảo cho tình hình phát triển của xã hội.

Lưu ý để không nhầm tiền giả thành tiền thật

Như đã nói, tiền polymer rất khó in giả. Tuy nhiên không phải là không có tiền giả đang lưu thông trên thị trường. Vì vậy, nếu nghi ngờ mình đang bị lừa dùng tiền giả, thì bạn cần phải kiểm chứng lại theo các mẹo sau:

  • Dùng tay vò mạnh tiền rồi bung ra. Tiền thật sẽ có độ đàn hồi cao và bung ra nhanh chóng, không bị nát hoặc có nếp gấp. Tiền giả không thể có được độ đàn hồi tốt như thế.
  • Soi đồng tiền dưới ánh sáng để nhìn các hình chìm được in chìm liền lạc và ăn khớp với nhau
  • Các chi tiết trên tờ tiền như quốc huy, chân dung Bác Hồ, mệnh giá tiền, các dòng chữ trên tờ tiền sẽ được in nổi, vì vậy sờ vào sẽ thấy nhám ở các phần này.
Lưu ý phân biệt tiền thật giả
Lưu ý phân biệt tiền thật giả

Nhìn chung, kỹ thuật in tiền giả dù tinh vi đến đâu cũng sẽ bộc lộ những khuyết điểm. Vì công nghệ in tiền là cơ mật quốc gia không thể nào tiết lộ ra bên ngoài.

Còn rất nhiều vấn đề thú vị về tiền mà chúng ta còn chưa khám phá ra. Với bài viết này, chúng tôi đã cùng bạn tìm hiểu tiền Việt Nam được in ở đâu. Hy vọng qua bài viết này mọi người sẽ có một điểm nhìn mới về tiền, sử dụng tiền thông minh và nhận biết được tiền giả chính xác nhất.

Từ khóa » Tiền được In ở đâu